Thảo luận Xin Giúp:Kỹ Thuật Ủ Phân Bò ( Kinh Doanh) - MÔ Hình Nuôi Trùng Từ Phân Bò

  • Thread starter anhtien285
  • Ngày gửi
Kính gửi toàn thể Các chuyên gia trong ngành, Những nông dân co kỹ thuật kinh nghiệm trong ủ phân.

Hiện nay tôi đang có nhu cầu muốn tìm hiểu về kỹ thuật và kinh nghiệm về ủ phân bò để kinh doanh. Nguồn phân tươi trung bình 1 ngày 1 tấn từ trang trại bò thịt. Do chưa có kinh nghiệm trong việc ủ phân nên kính mong được quan tâm giúp đỡ.

Bước đầu sẽ tập ủ với số lượng nhỏ để lấy kinh nghiệm và tìm nguồn ra. Sau đó là ủ số lượng lớn. Có thể sẽ làm thêm về nuôi trùng quế.

Mong được quan tâm giúp đỡ.
 


Kính gửi toàn thể Các chuyên gia trong ngành, Những nông dân co kỹ thuật kinh nghiệm trong ủ phân.

Hiện nay tôi đang có nhu cầu muốn tìm hiểu về kỹ thuật và kinh nghiệm về ủ phân bò để kinh doanh. Nguồn phân tươi trung bình 1 ngày 1 tấn từ trang trại bò thịt. Do chưa có kinh nghiệm trong việc ủ phân nên kính mong được quan tâm giúp đỡ.

Bước đầu sẽ tập ủ với số lượng nhỏ để lấy kinh nghiệm và tìm nguồn ra. Sau đó là ủ số lượng lớn. Có thể sẽ làm thêm về nuôi trùng quế.

Mong được quan tâm giúp đỡ.
bạn có ý định kinh doanh phân bò thô chưa ủ,hay đến bình thuận mở một tiệm kinh doanh đi. quê mình trồng thanh long mà nguồn phân bón chính là phân bò nên giá phân cao mà sức tiêu thụ củng lớn
 
bạn có ý định kinh doanh phân bò thô chưa ủ,hay đến bình thuận mở một tiệm kinh doanh đi. quê mình trồng thanh long mà nguồn phân bón chính là phân bò nên giá phân cao mà sức tiêu thụ củng lớn
Vâng hiện tại mình đang muốn ủ phân để bán, thị trường hướng tới của mình là Bình Thuận vì ở đây trồng Thăng Long.
Cho hỏi cây Thăng Long như Minh Tam nói là bón bằng phân bò chỉ cần phơi khô hay phân bò sau ủ
 
Phơi khô thì diện tích đâu để phơi 1 tấn
mỗi ngày? Lại còn công phơi ra, cất vào?
So với ủ và nuôi trùn quế, thì phơi khô
là cách nhanh gọn nhất, ít diện tích nhất.

Ủ cũng lâu lắm. Phân bò ủ tốt cũng phải
vài tuần lễ. Nếu mỗi ngày một tấn, thì diện
tích ủ cũng khủng. Phải làm lò ủ liên tục.
Xây một cái lò hình trụ, đường kính mấy mét
chiều cao chục mét. Đổ phân bò lên trên.
Lấy phân bò đã ủ ra ở bên dưới.

Tốt nhất là làm trại nuôi trùn quế. Một
đầu phân vào, 2 đầu ra: trùn quế và phân
trùn quế. Mỗi ngày 1 tấn đầu vào, thì đầu
ra chắc cũng khủng tiền, chỉ cần bán trùn
với giá 1/3 giá thị trường thôi. Người ta
thổi phồng giá lên vì không có giun mà bán,
nhưng khi có nhiều, thì giá phải xuống.
Phân đã qua trùn quế thì là ủ rồi, bón được
ngay, nên ra khỏi xưởng cũng dễ.

Chưa aí có trại trùn quế khủng như thế cả.
Vì vậy, bạn phải tự tìm ra quy mô thích hợp
mà làm thôi. Chẳng khó đâu. Cứ làm, rồi điều
chỉnh. Riết rồi cũng trở nên hoàn thiện.
Chẳng có ai hơn mình được. Khỏi phải hỏi ai
cả. Trái lại, mình còn viết sách kỹ thuật
cho cả thế giới tham khảo nữa.
 
Vâng rất cám ơn anhmytran đã góp ý kiến. Hiện em cũng muốn nuôi trùn quế, phân còn lại bán tươi và phơi khô . Hiện tại kỹ thuật nuôi trun quế có thể tham khảo tốt ở ai . Ơ Đong Nai có trại nào có thể giúp đỡ tham quan học hỏi không ah.
Trân trọng.
 
Việt Nam thì chưa có ai nuôi giun quế
quy mô lớn cả. Mỹ thì đã từng có, nhưng
mấy năm trước thôi. Bây giờ thì dẹp hết
rồi. Tôi nói vậy, vì mấy năm trước, tôi
cũng có ý định nuôi giun, nên theo dõi các
trại có giun bán trên Internet.

Nói gọn lại, thì nuôi giun quế rất dễ. Cái
kỹ thuật khó nhất là thu hoạch. Không biết
Việt Nam thì lấy giun ra thế nào, nhưng Mỹ
có mấy cách, tính từ dở nhất đến tiện nhất
như sau:

1- Sàng lọc giun ra khỏi đống phân và rác.
Cách này tốn công, và giun bị nhàu nát.

2- Cho giun tự bò lên rồi sàng hay nhặt sau.
Cách này phải làm nhiều lò đứng. Cho phân bò
và rau cỏ lên trên. Dưới cùng thì xúc phân
đã bị giun ủ rồi.

3- Cho giun tự bò sang bên rồi sàng hay nhặt
sau. Cách này rải phân về phía trước, lấy phân
đã được giun ủ rồi ở phía sau. Cứ rải vòng
vèo theo máng xây liền một mạch, không có đầu
có đuôi.
 

Dùng chế phẩm vi sinh để ủ phân bò như E.M, Trichoderma... có được cái lợi là bổ sung hệ sinh cho cây trồng, diệt được nấm bệnh gây hại khi ủ...
Cách nuôi trùn quế khá đơn giản, thu hoạch thì thu gom sinh khối trên bề mặt ô nuôi khoảng 15cm, phần còn lại bên dưới là phân trùn để bón cây, có thể lấy sinh khối dọc quanh ô nuôi (sát tường), hoặc có thể lấy xem kẽ, đem sinh khối trải bạc phơi nắng... bác xem trên google hoặc youtube dễ hiểu hơn.
 
chân cảm ơn ý kiến đóng góp của mọi người. Em đang tìm hiểu và nhờ các chuyên gia giúp đỡ.
Trân Trọng
 
Mình đang nuôi trùn ở Trảng Bom, gần thác Giang Điền, hiện đã có 300m2 và đang nhân giống lên chừng 1000m2 để phục vụ chăn nuôi. Hiện mình phải mua phân bò thêm. Hy vọng có thể liên hệ với bạn. Mình tên Ánh 0903079800 hoặc email Tranvananh39@gmail.com
 


Back
Top