Cây trong hình ở bài số 1 không phải Xoan Ta.
Lá của nó rõ ràng không phải lá Xoan, mà giống lá Si
hay trồng trước cửa Chùa.
Bạn nghĩ rằng đó là Xoan Ta, thì bạn quá xa rời với
nông thôn Việt Nam. Cây Xoan Ta hầu như trẻ con cũng
biết kia mà. Chỉ có Xoan Đào là cây rừng, thì bà con
ta mới không biết thôi. Tôi là thợ xẻ bậc thợ cả, đã
vác cưa đi mấy tỉnh miền bắc kiếm cơm rồi, xẻ không
biết mấy chục mét khối gỗ Xoan Đào rồi, nhưng chưa hề
trông thấy cây Xoan Đào còn có cả vỏ, đừng nói chuyện
thấy cây Xoan Đào còn đang sống.
*
Lá Xoan Ta được coi là rất nóng, để ủ trái cây
cho chóng chín.
Trái Xoan ta cũng nổi tiếng, trong văn học, để
mô tả khuôn mặt người Việt Nam thường là mặt
trái Xoan. Trái Xoan khi già, trên mặt vỏ có
lốm đốm chấm nhỏ máu sẫm. Khi chín, thì vỏ trái
từ Xanh ngả sang Vàng, rồi vàng sẫm, rồi Nâu,
vẫn có những đốm nhỏ sẫm hơn, gần như đen. Vỏ
trái rất nhẵn bóng, dai, và khó tiêu huỷ, như
bằng nilon vậy. Bên trong vỏ, là thịt trái, có
vị hơi chua lúc xanh, rồi chuyển sang hơi ngọt,
và bờ bột, như trái Táo vậy. Hạt Xoan có vỏ cứng
khía múi rất sâu. Trái Xoan chín rất lâu mới rụng
và cũng rất lâu mới thối rữa vỏ và cùi thịt. Hạt
Xoan chín mùa Thu năm năy, rớt xuống đất mùa Đông,
thối rữa cùi, thì mùa Xuân năm sau, hạt mới nứt
kẽ ra, và nảy mầm lên thành cây. Cây 1 tuổi mới
cao chừng 1 mét, thân nhỏ cỡ ngón tay út.
Làng xóm đồng bằng miền Bắc Việt Nam, không làng
nào không có cây Xoan. Làng xóm trung du, Xoan
mọc hoang đâu đâu cũng có. Đi từ Sơn Tây, Phú Thọ,
Thái Nguyên, Đông Triều, chỉ đứng ờ bến xe đò lướt
mắt nhìn quanh, thế nào cũng nhìn thấy cây Xoan.
Nói thế để biết, tìm hiểu cây Xoan chẳng có gì khó
khăn cả. Cứ hỏi người đang đững cạnh mình ở bến xe
thế nào người đó cũng chỉ cho bạn coi cây Xoan.
*