Xin hỏi về ong mật

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Vừa rồi, có 1 đàn ong mật không biết vì sao bay vào nhà tôi.

Tôi chưa biết tí gì về ong cả, chỉ biết nó hiền và có thể vạch đàn ra để tìm ong chúa. Tôi cũng chưa bao giờ thấy con ong chúa thế nào, nghe bảo nó to hơn, và bụng màu đen nhánh.

Tôi thử liều mạng xem, mang bảo hiểm cẩn thận rồi vào bươi tìm, nhưng chỉ thấy mấy con đen, to, chắc là ong đực. Loay hoay 1 hồi không thể tìm được ong chúa, đành chịu.

Sẵn có cái thùng gỗ trong nhà, tôi khoan mấy lỗ rồi mang đến vốc từng vốc thả vào thùng, được tầm 2/3 thì đóng nắp thùng lại, thấy số đang bay loạn xạ có xu hướng tìm vào thùng.

Tôi nghĩ là đã có ong chua trong đó, nên mang thùng ra vườn đặt trên chiếc ghế, dưới gốc cây. Một lúc thì số ong trong nhà và số bay theo đều vào hết trong thùng.

Tôi pha 1 thìa mật để vào cái dĩa, đặt ngay trước lỗ cửa thùng, thấy có 1 số con bay ra ăn.


Đến nay đã nữa tháng, chúng vẫn ở đó.

Hàng ngày tôi đều pha mật (mía) cho ăn.


Giờ tôi muốn hỏi anh chị nào biết về ong, nhờ hướng dẫn kỹ cho tôi cách nuôi ong, làm cái thùng ong sao cho hợp lý.

Tôi muốn làm cái mới to hơn, cái đang dùng nhỏ quá.

Vỏ hộp thùng thì đã tìm xem trên mạng.

Cái cầu ong lại không thấy rõ, thấy 4 thanh gỗ đóng lại thành khuôn hình chữ nhật, không thấy rõ ở giữa có tấm ván hay không? Nếu chỉ là 1 thanh gỗ để ong bám vào làm tổ thì sao lại phải đóng thành khuôn?

Sau khi làm xong thùng mới thì làm sao để đưa bầy ong sang?


Chỗ tôi ở rất ít hoa, liệu chúng có ở không? Vì có nghe bảo là phải chọc thủng cánh ong chúa để nó không bay được, nhưng tôi lại không tìm ra ong chúa, hay lại phải 1 lần nữa bới tìm?

Nếu cứ cho nó ăn đường mãi liệu có tốn lắm không? Vì tôi muốn nuôi chơi cho biết, ngoài ra nếu thành công thì cũng có mật dùng trong gia đình.

Tất nhiên lượng mật thu được ít ra thì cũng bằng 1 nữa tiền mua đường cho chúng ăn. Vì như vậy mình sẽ có mật thật, chất lượng không bằng chúng hút nhị hoa tự nhiên nhưng còn hơn mua phải mật giả.


Tôi đã mua 4 chai mật ong nay thành mật mía, và giờ đang cho ong ăn.

Diễn đàn mình sao không thấy ai nói gì đến chuyện con ong cả vậy?

Một lần nữa rất mong anh chị em ai biết giúp tôi với, xin cảm ơn.
 


Nó đã sống ở đấy thì bác tìm con chúa để làm gì . Em có đọc tài liệu về ong lâu rồi ko nhớ rõ lắm . Chỉ nhớ mang máng: Vào mùa hoa nở nhiều . Lượng cầu trong thùng nhiều . Ta chọn cầu có "gì đó" mũ chúa hay cái đỉnh ở cầu để sinh ra ong chúa ấy . Tách ra thùng khác hai cầu ... Bên thùng mới sẽ sinh con chúa và nhân thành hai đàn khác nhau .
 
Đúng như Nuôi Dế nói, đàn ong đã vào thùng rồi, là thành công.
*
Đóng khung cầu ong chỉ để dễ lấy cầu ra quay mật thôi.
Ong tự nhiên không cần khung, vẫn làm cầu ong.
Cầu ong là những mảnh mỏng theo chiều thẳng đứng,
trên đó ong xây những lỗ nhỏ để chứa ong non hay mật.
Cứ 4 ký mật mới làm được 1 ký sáp - là chất liệu làm tổ.
Vậy ngưòi ta làm khung gỗ, ở giữa chăng 1 sợi hay 2 sợi
dây thép cỡ nhỏ, rồi nấu chảy sáp ra mà ép thành tấm mỏng
giữa khung gỗ mà có 2 sợi dây thép ở trong, làm thành
bức tường sáp thẳng đứng. Ong chỉ việc xây tổ trên miếng
sáp mỏng này thôi, đỡ rất nhiều vật liệu.
*
Khi ong có nhiều cầu, và các cầu là ong non, thì nó mới
chứa mật vào các cầu khác. Sau khi các lỗ của cầu đã
đầy mật, nó vỗ cánh quạt cho mật khô đi. Khi mật khô
đủ độ an toàn (mật lỏng sẽ bị mốc hay thối) thì ong bít
miệng lại. Lúc dó, ta lầy khung gỗ ra, trong đó chứa cầu
mật. Lấy dao mỏng và sắc, cắt lớp miệng lỗ, để hở mật ra.
Bỏ cầu đó vào một cái thùng kín, miệng lỗ hướng ra thành
thùng, rồi quay thùng thật nhanh. Mật sẽ văng ra, và lên
thành thùng. Khi ngừng quay, thì mật từ thành thùng sẽ
đọng xuống đáy. Ta lại bê cầu mật lúc này rỗng tuếch,
đặt vào tổ ở chỗ cũ. Ong lại cho mật vào đó. Đến mùa Xuân
và Hè, cứ 1 tuần lễ, có thê quay mật một lần. Kích thước
cầu ong cỡ bằng một tờ giấy thếp. Mỗi tổ tốt có thể có
vài cầu mật, nên mỗi tuần có thể thu 2 ký mật. Người nuôi
ong giỏi, làm cầu to, nhiều cầu, một tổ mỗi tuân lễ có
thể 4 đến 6 ký mật, hơn 5 lít mật.
*
 
Cảm ơn anhmytran cho thông tin.
Nhưng mỗi tổ ong 1 tuần cho 5 lít mật... thì chúng phải ăn rất nhiều nhị hoa, chỗ tôi lại không có hoa, giờ mỗi ngày chỉ cho có mấy thìa mật vậy liệu có đủ cho nó tồn tại không? Rồi đói nó bay mất.
Hay là tăng lượng thức ăn lên dần cho đến khi ăn không hết để biết mức ăn của nó?
Chắc mỗi ngày tốn1 kg đường quá?
 
Hê..Hê..ở đây có nhà khoa học viễn tưởng, chưa học, chưa làm, chưa sờ đụng...còn mắt thì có thể 1 vài lần nhìn thấy ở xa...mà vẫn diễn thuyết như thật...!:anggry:

Kỉ thuật đúc bánh sáp nhân tạo cho ong bán đầy thị trường, bây giờ người ta nuôi ong công nghiệp lâu rồi...!
Diễn như phim "Chưởng"..!:botay:
 
Bây giơ là mùa Thu, rất khó nuôi ong.
Nhà nghề nuôi ong, khi Xuân Hè thì lấy mật,
nhưng mùa Thu thì không lấy mật, mà còn phải
cho ong ăn đường. Không cho ăn đường mía, vì
Ong dễ bị đau bụng đi ỉa lỏng. Cho ăn đường
trắng đắt nhất, hạt to. Bỏ đường vào một cái
đĩa nông, nghiêng đi, và cho mấy thìa nước
mưa đun sôi để nguội vào, sao cho đường có chỗ
tan, có chỗ cao thì còn hạt, không tan hết.
Ong sẽ đậu trên đĩa mà hút nước đường.
*
Người ta còn pha thuốc kháng sinh hay vitamin
vào đường nữa, ví dụ Penexilin, với độ rất thấp
để chữa một số bệnh Ong.
*
Ngoài đường ra, Ong cần phấn hoa thì mới có chất
Đạm (đường chỉ cho năng lượng để bay thôi) để
nuôi giòi ong, và cho Ong Chúa đẻ trứng. Cách
đây nửa thế kỷ, ở Việt Nam đã có kỹ thuật làm bột
đậu nành (đỗ tương) để nuôi Ong khi ít phấn hoa.
Tuy vậy, các kỹ thuật nuôi ong nhân tạo phải là
những người nhiều năm kinh nghiệm. Chỉ đọc sách
kỹ thuật cũng không làm được dâu.
*
Khi tôi còn trẻ, làng xóm tôi có phong trào nuôi
ong, và được chính quyền khuyến khích. Tuy vậy,
số ong mua về nhiều, chết nhiều, còn người thành
công rất ít. Xuân Hè, thì ong ở Hưng Yên ăn mật
và phấn hoa Nhãn, hút mật ở kẽ lá Đay. Bây giờ
không ai trồng Đay, thì nguồn mật bị thiếu hụt
rất đáng kể.
*
Lúc đó có tình trạng bắt bớ và buôn lậu mật ong.
Giá mật trong làng là 1 đồng 1 lít, nặng 1 ký 2,
nhưng giá mật nhà nước bán phân phối (bao cấp) cho
cán bộ là 1 đồng hơn 2 lạng, bằng 1/5 lít. Tuy
vậy, hễ mật ong đưa ra khỏi làng là bị chặn bắt,
không thể bán rẻ ra bên ngoài. Vì thế mật ong bị
ứ đọng trong làng hàng chục tấn.
*
Thời gian cứ trôi. Vật đổi sao dời. Nghề ong ngày
xưa không còn nhộn nhịp như trước. Người tra ra
khỏi làng, đi làm thuê, hay làm đại gia ở đâu, ai
biết?
*
 
Đáng nể bác anhmytran
từ trâu - ngựa - bò - dê rồi ới cua đồng cóc nhái giờ bác lại còn kinh nghiệm cả ong mật
Quả thật bác đa tài
 

Thân chào A.Binh26, chúc a luôn vui với niềm vui đang có,gửi lời chúc SK đến gia đình a,
Tạm thời đàn ong đang gắn bó với anh(chịu ở trong thùng)
Phải chi bạn ở gần ,tôi sẽ giúp bạn,,,,,giờ tôi có 1 số thông tin để bạn hiểu,tham khảo và sài được cái gì là tùy bạn:
1/ Diễn đàn ít nói đến con này cũng phải, vì nghề này không mang lại lợi nhuận, rủi ro cao, vì TG gần đây nông dân VN sử dụng nông dược cho ruộng vườn nhiều ( Ong hút phấn hoa- Chết hàng loạt trước cửa tổ,biểu hiện le lưỡi (vòi kim))
2/ Tất cả mật ngoài thị trường đều không đáng tin cậy ( hơn 98% là mật không thật (trong siêu thị cũng không ngoại lệ))
3/ Bạn không cần phải cho nó ăn thêm gì cả tính ngay tại thời điểm này về sau, vì bản thân đàn ong a đang có là từ đàn ong khác ở gần đó tách bầy sang, Vì đã có tổ trước đó sinh sống và nhân đàn chứng tỏ bầy trước đang sống tốt và dư thừa thức ăn(mật)-( bầy này là bầy 2 ,hoặc bầy 3-Vì nó là ong chúa mới nở nên ong hiền không đánh anh khi a hốt vào thùng gỗ)
4/ Và bạn cũng không nên chọt thủng cánh chúng, vì bạn không biết kỹ thuật thì bạn cũng không giữa chúng được mãi (chọt thủng cánh chúng chỉ làm cho nó chết đi khi đàn ong của bạn tự chia đàn hoặc làm đàn ong yếu đi và chết dần mòn)
5/ Cách người ta phải đưa từng cái bánh tổ ong lên từng cầu riêng biệt là để dể dàng kiểm tra đàn ong,ong chúa (có bệnh,có sống tốt không,và lúc nào ong chia đàn..., và thu mật).cầu ong là khung gỗ hình chữ nhật, có căng 2 sợi dây chì loại nhỏ cách khung ngang 8 cm,và dây cách dây 8 cm.( Mục đích căng 2 sợi dây là để cố định bánh tổ chác chắn,để khi lấy từng bánh tổ ra kiểm tra,hoặc khi quay mật bánh tổ không văng ra khỏi cầu ong, hoặc bạn cắt mật thủ công( vì phần mật ong nằm từ thanh ngay cầu ong trở xuống vài cm rồi đến nhộng ong, rất ít cầu ong tòan mật trong 1 tổ ong)
---------Khái lược nguyên tắc của 1 tổ ong--------------
- Tổ ong sống độc lập, có 1 con ong chúa dẫn đầu,
- Con ong chúa mới nở ( vài tiếng đồng hồ là đã biết bay)sẽ dẫn 1/2 số ong trong tổ bay ra riêng tìm chổ,để làm tổ mới
- Khỏang 10-15 ngày sau ong chúa sẽ ra khỏi tổ,bay lên trời giao phối với nhiều ong đực (ong đực giao phối xong-chết, ong chúa giao phối xong bay về tổ cũ nhờ những con ong trinh thám dẫn đường)
- Khỏang vài ngày sau sẽ đẻ, và đẻ hoài. Trong 1 năm ong chúa đi giao phối 3-5 lần, và cũng có con ong chúa chỉ đi giao phối 1 lần rồi ở suốt trong tổ đẻ.
- Khi ong chúa đẻ, và không có những yếu tố làm hại tổ ong, thì khỏang TG sau đó( 1.5-2.5 tháng ) thì đàn ong mạnh lên, có mật nhiều, có quân nhiều, 6-8 bánh tổ,thì ong chúa sẽ đẻ ong đực.
- Và khi có nhiều bánh tổ, nhiều quân,nhiều mật, nhiều ong đực, thì tổ ong có xu hướng tạo đàn ong mới,ong chúa sẽ tạo 5-10 mũ chúa phía dưới đáy bánh tổ, khỏang 10 ngày sau khi ong chúa đẻ trứng vào mũ chúa thì chúa con nở
- Khi chúa con gần nở( còn 1-3 ngày sẽ nở) thì chúa già sẽ dẫn 1/2 quân bay ra khỏi tổ,đi tìm chổ mới và làm tổ mới (gọi là chia đàn lần 1)
- Ong chúa con nở ra đầu tiên, nếu đàn quân còn đông và còn nhiều mật, thì vài giờ sau sẽ dẫn 1/2 ong trong tổ tiếp tuc tìm chổ mới làm tổ mới( chia đàn lần 2)
- Ong chúa con nở ra tiếp theo( lúc này các mũ chúa dường như nở cùng lúc),nếu quân tiếp tục còn đông, và con ong chúa nào biết bay trước sẽ dẫn 1/2 quân tiếp tuc bay đi tìm chổ và lam tổ mới (chia đàn lần 3).Còn nếu 2 con chúa mới nở chưa biết bay, mà chạy quanh các bánh tổ gặp nhau, sẽ xảy ra chiến tranh giữa 2 chúa, có khi sẽ chết hết(hiếm xảy ra), có khi con còn sống sẽ ở lại tổ cũ luôn, Lúc mà 2 chúa con đánh ,cắn nhau thì các con ong thợ sẽ cắn phá bỏ các mũ chúa còn lại trong tổ
----------------------------------------
Thân chào bạn, chúc cả nhà agriviet sức khỏe để còn cày dài dài,xin cáo
Dạo này mình vào diễn đàn xem là chính , chứ bàn luận thì ôi thôi, cải nhau mệt, không thự tế chút nào,P/S: A.Bình cố gắng lấy được 1 lần mật để hòa vốn chứ, cho ăn đường hoài tổ ong nó khỏe nó mạnh, quân nó đông, mà kỹ thật a chưa tới thì, ong lần lựợt bay đi, tiếc hùi hụi đấy a,tổ ong còn lại thì dần dần sẽ bị ong bướn đẻ trứng vào bánh tổ tạo sâu, và ong bay đi hết đấy, he he,,,
Thankssssssssssssssssssssss
 
nguời ta đóng cầu ong bằng 4 khung gỗ để hạn chế không cho ong làm bánh tổ vượt ra ngoài cầu. người ta căng 2 sợ dây thép là để giữ chân nền chân nền giúp cho ong xây bánh tổ nhanh hơn, mà không bị xiên xẹo chân nền bán ngoài thị trường rất nhiều. mà bạn cũng không cần thiết sử dụng nó vì số lượng của bạn quá ít bạn cứ đóng 4 cái khung gỗ ấy làm cầu, sau đó chằng 2 sợi dây không rỉ để giữ bánh tổ, vì khi đầy mật bánh tổ sẻ rất nặng, không có 2 sợi dây ấy nó sẻ rớt ngay.
nếu bạn ở bến tre cũng không cần cho ong ăn đâu. vì ngoài thiên nhiên chúng sẻ tự tìm được nhiều nguồn mật khác nhau, hơn nữa đối với ong nội thì khả năng này còn tuyệt vời hơn.
bác anhmytran nói sản lượng mật như vậy là đối với ong công nghiệp (ong ngoại) còn đối với ong nội thì không được như vậy đâu.
ngoài ra bạn phải chú ý đến hướng gió, hướng nắng...
chúc bạn thành công.
 
Tôi nói thế là với ong Việt Nam, thời đánh Mỹ.
Lúc ấy làm gì có ong ngoại? Lúc ấy đóng cửa kín
trong nhà, người ta gọi là trong bức màn thép.
Có người gọi là trong bức màn tre.
*
Bà con Hưng Yên đi Việt Bắc, Tam Đảo mua ong.
Mùa Xuân nào cũng đạp xe đạp đi, vì lúc ấy xe
hơi ít lắm. Ví dụ xe hơi Hà Nội - Bắc Kạn mỗi
ngày 2 chuyến. Mua ong mà ngồi đợi xe hơi thì
ong về đến nhà cũng ngắc ngoải. Đạp xe từ Yên
Bái, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Đại Từ,
Tam Đảo tận trong bản làng, về đến nhà mất 2
ngày đêm. Chỉ ngủ vài giờ rồi thức dậy đạp tiếp.
Nhà nước giúp chở, mua gom mấy trăm tổ về, đến
nhà mấy ngày sau thì chết gần hết, không rõ vì
sao. Thế mới nói, người thì thành công, nhưng
người mất vốn thì nhiều hơn.
*
Kỹ thuật mua ong rất dễ. Sau khi đi vào tận
nhà thoả thuận mua cả tổ rồi. Ong Ba vì, Tam
Đảo thì 3 chục đồng 1 tổ. Có nhà bán 3 chục
tổ, làm giàu trông thấy. Ong Yên Bái, Bắc Kạn
có tổ hơn trăm đồng, vì đõ to tướng, gấp 3 tổ
khác, phải đựng vào 3 đõ của mình, về nhà lại
bỏ chung vào với nhau. Tổ to mang về sau khi
ổn định xong thì có năng suất ngay. Tổ nhỏ
thì phải xây dựng đần, nên năng suất tăng dần.
Nuôi ong luôn luôn mua tổ ong rừng về vì đó
là tổ ong trẻ, giồi giào sức sống, mặc dù năm
đầu tiên lời không nhiều.
*
Đến ngày về, thì mới bắt ong vào đõ của mình,
và đạp xe về nay. Đõ của mình làm bằng cót,
mỗi chiều 1 gang tay, dài 2 gang tay. Cắt tầng
ong có cả nhộng, trứng, mật mà bỏ vào, có ong
Thợ ong Chúa bám theo. Làm vào ban chiều và tối
vì lúc ấy ong về hết trong tổ. Về đến nhà, cũng
vào chiều tối, treo các tầng đó vào khung tầng
ong của mình, rồi đặt khung vào trong đõ. Các
khung và đõ đều làm theo tiêu chuẩn của cả làng.
Thợ mộc, thợ thùng, đều làm theo tiêu chuẩn.
Các đồ có thể cho vay mượn, mua bán đều lắp vừa
tổ của mọi người.
*
Trong khi hàng xóm làm giàu vì ong, và sẵn sàng
giúp đỡ, thì người khác vẫn bó tay, không dám
làm, sợ mất vốn. Bạn học của tôi có hơn 3 chục
tổ ong to đặt quanh nhà. Mùa ong (Xuân và Hè)
ngày nào cũng quay mật. Phải mua chum lớn, lúc
ấy rất đắt tiền, về để chứa mật. Mặc dù mật
bán cho nhà nước giá rẻ bèo, nhưng vẫn giàu,
vì nhiều mật, mà không phải bỏ vốn thêm nữa
sau khi đã thu hồi vốn về rồi. Năng suất cao
không phải vì giống ong, mà vì tổ ong to, nhiều
Thợ đi hút mật, có nhiều tầng mật.
*
Vừa rồi tôi có về thăm Hưng yên, nhưng chủ yếu
đi thăm mộ, thắp nhang, không biết tình hình
ong mật ra sao, nhưng có lẽ không còn như xưa,
vì không còn trồng đay nữa. Vả lại, mật ong
nhà giá chỉ bằng 1/3 hay 1/4 giá mật ong rừng,
chất lượng chỉ có đường (đã làm thành mật) nên
bà con coi thường, chỉ bán là chính. Không rõ
thị trường toàn quốc có khan hiêm vì bao cấp
ngăn chặn buôn bán tụ do như xưa không. Ở Mỹ
mật ong cũng đăt lắm, lọ nhỏ bán chục đô, ước
nhẩm một lít cũng ít nhất 4 chục đô. Thấy bày
bán ở cửa hàng, nhưng chưa thấy ai mua cả. Chính
tôi cũng không mua. Mình biết quá rành mà. Đường
trắng ở đây bây giờ tăng giá gấp đôi sau khi
giá xăng tăng lên, một gói đường 2 ký rưõi bán
giá 2 đô rưới hay 3 đô, cần gì phải mua mật ong.
*
À, nói thêm, tổ ong của bà con miền núi, mỗi năm
lấy mật một lần, không được 1 lít. Tổ ong lớn thì
được 3 lít nhưng chỉ có vài người biết nuôi tổ lớn
kỷ lục ấy. Họ không chịu bán những tổ đó. Họ nuôi
theo may rủi, chứ không có kỹ thuật.
*
 
Có một điều mà tôi cứ băn khoăn . Không biết có nên nói ra hay không nữa.

Đó là con ong nó ko chỉ ăn mật đường,hút phấn hoa ... Mà còn ăn cả phân chim nữa ... Nhà tui nuôi chim bồ câu . Phân thải ra nhão nhoẹt ... Cách nhà 300 mét . Có một tay nuôi hơn chục tổ ong mật ...

Ngày nào ong cũng bay đến khu vực chuồng nuôi chim . Chúng đậu vào tầng dư ới cùng của hệ thống lồng chim . Rồi chúng nhởn nha,nhấp nháp phân chim bồ câu và các thứ dịch lỏng do bồ câu phẹt ra .... Nhiều ong lắm đó . Nhìn cảnh đó đảm bảo sẽ rất ngại uống mật ong :blink:
 
Bạn Nuôi Dế cứ mạnh dạn nói đi.
Tôi rất tin lời bạn nói là thật.
*
Tuy rằng sách vở (ngày xưa tôi đọc) nói rằng
ong mật ăn bất cứ cái gì, thì nó cũng đổi ra
mật ong sạch và bổ, nhưng nghe bạn nói thì cũng
hơi ớn.
*
À mà chó ăn cứt, mà tôi ăn thịt Chó chẳng ớn
gì cả nhỉ?
*
 
NGHỀ NUÔI CÀO CÀO, CHÂU CHÂU THƯƠNG PHẨM
DỄ LÀM - THU NHẬP KHẢ QUAN
Anh Thái Văn Thanh mà người dân phường Long Thạnh thị xã Tân Châu tỉnh An Giang quen gọi bằng cái tên thân thiết “Yến Thanh” hay “Thanh dế”.
Anh Thái Văn Thanh hiện nay là Cán bộ Đài truyền thanh phường Long Thạnh thị xã Tân Châu tỉnh An Giang. Là một thanh niên khuyết tật nhưng anh vẫn được bạn bè đồng nghiệp kính nể bởi tính cần cù trong công việc, niềm tin yêu lạc quan trong cuộc sống và một ý chí vươn lên không ngừng. Đặc biệt, để cải thiện kinh tế gia đình, anh đã chọn được những mô hình đạt yêu cầu anh đặt ra: Chi phí thấp, không cần mặt bằng rộng, ít bệnh, thu nhập khá.
Mô hình nuôi Dế của anh đã được báo An Giang đăng 02 kỳ, tuy nuôi Dế cho thu nhập khá nhưng anh vẫn không ngừng tìm thêm mô hình mới, sau thời gian nuôi thử nghiệm một số mô hình. Cuối cùng anh chọn thêm mô hình nuôi Cào Cào Chấu Chấu thương phẩm, bởi đây là mô hình mới và đạt yêu cần anh đặt ra.
Loại Cào Cào Chấu Chấu anh Thanh nuôi là loại màu nâu xám có bông trên cánh, sau gần 02 năm miệt mài nghiên cứu, theo dõi với nhiều lần thất bại, hiện nay, anh Thanh đã cho ấp nở thành công giống Cào Cào này, do thời gian sinh trưởng dài hơn Dế rất nhiều nên anh mới chỉ cung cấp giống cho một số “Mối” quen.
Hiện nay nhu cầu Cào Cào thương phẩm là rất lớn
Một số nghiên cứu đã chứng minh, cào cào, châu chấu, dế mèn, nhộng còn giàu các chất vi lượng, axit amin, protein... ngang hoặc hơn là thịt gà, thịt lợn.
Ở Việt Nam, phong trào ăn côn trùng mới chỉ phát triển trong vài năm trở lại đây, ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi người ta ăn rất "ưa" các món ăn được chế biến từ côn trùng. Thậm chí, người ta còn thu hoạch và phơi khô châu chấu để ăn quanh năm, tất cả những món ăn từ các loài này không gây bất cứ một ảnh hưởng xấu nào tới sức khỏe.
Bạn nào cần có thể liên hệ theo mail: ythanh71@gmail.com hoac thanh.thaivan71@yahoo.com. Số ĐT: 0983.532.691. Tổ 4 khóm Long Thạnh D phường Long Thạnh – thị xã Tân Châu – tỉnh An Giang.

Link: http://agriviet.com/home/threads/10...-cao-mon-dac-san-hoac-nuoi-chim#ixzz2A4zzY5j7
 
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Cảm ơn anh HaiLuaCanTho và các anh chị đã quan tâm.

Anh HaiLuaCanTho nói: “Tạm thời đàn ong đang gắn bó với anh(chịu ở trong thùng)” Nghĩa là nó sẽ bỏ tôi mà ra đi sao, vậy thì buồn quá.

Anh lại nói: Bạn không cần phải cho nó ăn thêm gì cả tính ngay tại thời điểm này về sau, vì bản thân đàn ong a đang có là từ đàn ong khác ở gần đó tách bầy sang, Vì đã có tổ trước đó sinh sống và nhân đàn chứng tỏ bầy trước đang sống tốt và dư thừa thức ăn” Nghĩa là gần đâu quanh chỗ tôi ở có người nuôi ong và ong đang phát triển mạnh nên chia đàn.

Tôi đang sống bên cửa sông Nhật lệ, tôi nghĩ chắc bán kính vài ba km không ai nuôi ong. Nếu có thì về phía Tây cách độ 10 km là nông trường cao su Việt trung có thể có người nuôi.
Có thể nó bay từ đấy về, mà tại sao nó lại bay về phía biển?
Vừa rồi tôi có đi quan sát thử, thì thấy cách tôi tầm 1 km, xen kẻ với rừng phi lao người ta có trồng tràm hoa vàng, và nó đang nở hoa.
Hình như tụi ong của tôi đã lần tìm ra đến đó.

Do không biết làm cầu ong, bửa trước xem trên mạng thấy không rõ, trong thùng ong của tôi, tôi đặt 1 tấm ván dọc ở giữa thùng (chính là cái cầu ong tôi tưởng tượng).


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Ảnh mà tôi đã thấy:
Agriviet.Com-Cau_ong_ma_1.jpg

Agriviet.Com-Cau_ong_ma_2.jpg

Agriviet.Com-Cau_ong_ma_3.jpg

Agriviet.Com-Cau_ong_ma_4.jpg



Nay thấy nó đã làm 3 cầu (vuông góc), nối tấm ván với 1 bên thành thùng gỗ, chứng tỏ nó đã tìm được nguồn thức ăn.


Nuoide nói ong còn ăn cả phân chim bồ câu, vậy thì hay rồi. Vì tôi có nuôi 3 chục cặp chim, khi nào hết hoa cho nó ăn phân chim vậy. Khi đó sản phẩm mật của tôi cũng thơm như thịt chó thôi mà, chỉ lo không có thức ăn nó bỏ đi thôi.

Mấy ngày vừa rồi tôi cũng có tìm đọc được 1 số thông tin về ong, nhưng vẫn chưa thể tưởng tượng ra được mấy vấn đề sau:

1- Cầu ong: dài (ngang) chắc khoảng 5-6 mươi cm, rộng (cao) chắc tầm 3-4 mươi cm. Vậy còn 2 sợi dây kéo ngang (song song với mặt đất) hay dọc (vuông góc với mặt đất)? Và tại sao lại 2 sợi mà không phải là 3 hay 4 sợi?
Theo anh HaiLuaCanTho nói: “căng 2 sợi dây chì loại nhỏ cách khung ngang 8 cm,và dây cách dây 8 cm” thì có phải chiều rộng của cầu là 24 cm, và dây được giăng ngang song song mặt đất không ạ? Rồi đáy cầu cách đáy thùng bao nhiêu? Cầu cách cầu bao nhiêu?

2- Cái lỗ khoan cho ong chui ra vào có đường kinh bao nhiêu là vừa, ở phía trên hay gần đáy thùng? ảnh tôi thấy người ta khoét 1 đường dài gần đáy.

3- Muốn mở nắp thùng để quan sát thì nên mở vào giờ nào trong ngày, vài ngày mở 1 lần có ảnh hưởng gì không? Vì mới nuôi nên tò mò.

4- Khi nhấc cầu ong ra để xem (hoặc lấy mật), nếu lúc đó con chúa đang bám trên cầu thì nó có bay đi không? Con chúa thường nằm vị trí nào trong thùng, vị trí đó có đặc điểm gì để nhận biết?

5- Tôi vốc 1 nắm ong đưa đi xa tầm 1 km để thả ra, giới thiệu điểm có nhiều hoa, liệu nó có biết đường về? Nhân thể huấn luyện bồ câu luôn.

6- Bây giờ coi như ong của tôi đã quen tổ, buổi tối khi đàn ong về đủ, tôi xách cả thùng đi xa 1 km (chổ có hoa), sáng mai chuyện gì sẽ xẩy ra?

Biết là tôi hỏi quá nhiều, nhưng vì tìm trên mạng, họ chỉ nói đến kỹ thuật cho người đã nuôi ong rồi, chứ không có mấy thứ tôi cần như trên, nên tôi rất mong được anh chị em giúp đõ, tôi rất cám ơn.
 
1- Cầu ong làm cỡ bao nhiêu cũng được.
Làm cầu nhỏ thì dễ cho ong, và dễ cho mình
khi thay đổi, ít vỡ gẫy khi mang đi, hay
lấy mật, nhưng tủn mủn và năng suất thấp.
Như tôi đã nói, cỡ bằng khổ tờ giấy cuốn vở
học sinh, chừng 30cm X 20 cm là nhỏ, còn
40cm X 30 cm là to.
*
2- Chăng 2 sợi dây thép, hay 3, hay 4 sợi
cũng được. Trong tự nhiên chẳng có sợi nào.
Vì vậy, chăng càng nhiều càng khác tự nhiên.
Tuy vậy, chăng càng nhiều thì càng chắc, khó
gãy vỡ hơn. Theo kinh nghiệm, người tâ làm 2
đến 3 sợi, thì mình cũng bắt chước. Nếu bạn muốn
truy cầu kỹ thuật đỉnh, thì phải thí nghiệm và
đối chứng, coi bao nhiêu sợi thì năng suất nhất,
khó gãy vỡ nhất, và nhiều yếu tố khác tôi không
biết đến, nhưng khi bạn bắt tay vào thì mới thấy.
*
3- Dây thép chăng theo chiều ngang, tức là song
song với mặt đất. Ong đắp sáp làm tổ từ trên xuống.
Vậy chúng sẽ xây tới dây thép trên cùng trước, và
có thể ngừng ở đó, cũng có thể tới dây thép thứ 2
rồi ngừng, cũng có thể xây đầy khung. Nếu chăng
theo chiều dọc, cũng vẫn được, nhưng đối với ong,
không thành từng chặng có thể tạm dừng nghỉ ngơi
vì mưa nắng hay không nhiều bông nở, vân vân.
Trong thực tế sản xuất, thì người ta đã ép một tấm
sáp mỏng bao trùm các sợi dây thép rồi, nên ong
không cảm thấy khó khăn, và chăng bao nhiếu sợi
cũng không mấy khác nhau. Sáp này lấy ra khi quay
mật, cắt ở miệng lỗ bịt mật bên trong. Vì vậy nó
có màu vàng, đôi khi vàng sẫm, vì chế biến nhiều
lần. Sáp tốt thì màu nhạt. Ong nó làm lần đầu thì
sáp màu trắng. Màu càng trắng thì biểu hiện sức
sống tràn trề của tổ ong. Màu càng vàng thì tổ
càng già, cần thay đi cả tổ.
*
4- Đáy cầu cách đáy thùng cao hơn thân mình con ong,
và nhỏ hơn chiều dài con ong. Ong có thể bò dưới
đáy thùng rồi tới bất cứ cầu nào thì bám đứng lên
mà bò lên cầu ong đó. Hai bên thành cầu cũng phải
cách thành thùng như vậy. Điều đó giúp ong đi lại
dễ dàng, cũng cách nhiệt tốt, không quá nóng lạnh.
Trong hình thì khung gỗ của cầu ở trên khá to. Bà
con Hưng Yên làm khung bằng thanh gỗ khoảng 1 cm.
Khi đặt cầu vào tổ, giữa các cầu, còn có 1 thanh
gỗ nữa khoảng 1 cm, để các cầu khỏi sát quá. Sau
khi đặt xong, miệng lỗ trên các cầu ong phải cách
nhau một khoảng chừng 2 thân con ong, để chúng có
thể bò trên 2 cầu mà không đụng vào nhau, nhưng
cũng có thể bò từ cầu này sang cầu kia dễ dàng.
Khi ong kiếm mật về, nó bò trên mặt cầu và múa để
các con khác coi nữa. Con khác coi điệu múa thì biết
con đang múa đã lấy mật ở phía nào, bao xa, và có
nhiều bông nở không. Vậy khoảng cách giữa mặt các cầu
với nhau cũng rất quan trọng.
*
5- Lỗ cho ong vào phải lớn hơn thân ong, và ở đáy
thùng. Ong sẽ bò trên đáy thùng như đường giao thông
chính đi đến tận các tỉnh lẻ. Số lỗ tuỳ theo số ong.
Tổ lớn, hàng nghìn ong, thì cần chục lỗ. Đôi khi tỏ
ong đã khoan hơn chục lỗ rồi, nhưng nuôi tổ ong bé,
thì có thể bít vài lỗ lại. Mấy tháng sau ong nhiều lên
thì rút miếng bít lỗ ra. Hay cứ để kệ cũng không sao.
Mùa đông thì bít bớt lỗ, mùa hè thì mở thêm lỗ cho thoáng.
*
6 - Nên mở nắp thùng vào chiều tối, nhưng mở lúc nào
cũng được, và mở nhiều lân cũng được. Khi mở, nhớ tắm
gội sạch sẽ cho hết mồ hôi. Súc miệng kỹ. Không được
uống rượu và để rượu rớt ra quần áo. Ong rất ghét mùi
rượu, có lẽ nó sợ hỏng mật, và sẽ đốt người uống rượu.
*
7- Ong Chúa không bay đi, và có thể ở bất cứ ở đâu.
Tuy vậy, nếu coi tất cả các tầng ong, thì sẽ thấy tầng
ong non và trứng, là chỗ Ong Chúa sẽ đẻ vào những lỗ
trống mà nhộng đã cắn cửa chui ra rồi. Tầng ong ví như
khu dân cư, luôn luôn xoay vòng, không ở một chỗ. Vì
vậy hôm nay bạn thấy Ong Chúa ở cầu này, thì mai nó sẽ
ở cầu khác. Các ong đã ra khỏi lỗ thì không bao giờ chui
trở lại nữa, mà suốt đời làm việc phục vụ cho Tổ.
*
9- Nếu mang một vốc ong đi xa, có thể chúng sẽ mất.
Chúng có tài tự đi và tự về, nhưng bị mang đi thì không
chắc tìm được đường về. Để dắt dẫn, bạn phải đặt mồi làm
thành một đường đi, thì chúng mới tự đi được. Cái công
đặt mồi như vậy chẳng bõ số mật kiếm được.
*
10- Nếu mang cả tổ đi xa, thì nên mang sau khi tối mịt,
đàn ong đã về đủ. Sáng mai, trước khi mở cửa tổ, nên
đặt một chùm là trùm lên tổ để ong khỏi bay ra quá nhanh.
Chúng sẽ bay quanh tổ để nhớ chỗ mới và có thể trở về,
không lạc. Sau vài ngày, thì chúng mới yên tâm và làm
mật có năng suất. Người Hưng Yên đi miền núi mua ong về
cũng như vậy. Nghe nói ở các nước tiên tiến, người ta
chở ong hàng trăm thùng đi đến nông trường trồng cây ăn
trái cho ong thụ phấn cũng vậy. Hết mùa nơi này, thì chở
đến mùa nơi khác. Tôi chưa được chính mát thấy. Ong để
môt chỗ thì không đóng cửa tổ, mà luôn luôn mở ngày đêm.
*
 
lổ khoan cho ong chui ra chui vào phải nhỏ hơn ong chúa để tránh tình trạng bốc bay, khoan gần đáy thùng ong, nên làm 1 miếng ván dư ra để ong đậu vào đó dể chui vào, có người họ không khoan mà họ đục mấy đường ở vị trí gần đáy thùng ong đó miễn sao đảm bảo ong ra vào tốt.
ong nhà bác không hẳn là từ các trại nuôi ong chia bầy ra đâu mà có khi nếu bác để ý trong các trụ điện vẫn có tổ ong. ở chỗ tôi có ông vẫn đi bắt ong ở trụ điện về nuôi, kỹ thật thì tôi không biết, cũng đã thử bắt mấy lần mà không được.
bạn không thể bốc 1 vốc ong đem tới nguồn mật rồi bảo chúng hãy về nhà gọi các con ong khác đến lấy mật được, chúng sẻ lạc đường không thể về tổ được. vì con ong sống theo bầy đàn, kiếm mật cũng theo bầy. trước tiên ong trinh thám sẻ đi do thám trước, khi nào tìm được nguồn mật sẻ dẫn các ong thợ đến sau. bác có để ý thấy tổ ong của mình về đêm không dám vào tổ không. đó là những ong thợ không có mật nhưng sợ lạc đường vẫn phải trở về tổ, nhưng không dám vào sợ ong canh tổ cắn chết. mà bạn cũng không cần dùng đến biện pháp ấy, vì bán kính làm mật đối vói ong nội là hơn 10km nên bạn không phải lo.
bạn muốn di chuyển đàn ong đối với ong nội thì phải mang ban đêm, di chuyển 1 khoảng cách xa vị trí củ tầm 1km trở lên, thì ong mới theo về nơi ở mới được. còn với khoảng cách gần bác phải di dời từng chút 1 trong nhiều ngày thì mới được. đó là đối với ong nội ,còn ong ngoại thì dể hơn nhiều, vào ban đêm chúng ta dời tới chỗ nào thì sáng mai chúng sẻ ở chỗ đó.
 
Làm lỗ chui cho ong hình như không sát đáy thì phải . Vì nếu muốn lấy sản phẩm phấn hoa . Lỗ chui ra vào phải có độ cao .Người nuôi phải thiết kế một chiếc máng gạt để hứng phấn hoa nữa . Nằm sát dưới thành thùng thì khó .

Tôi chưa nuôi ong . Nhưng đọc tài liệu cũng lâu lâu rồi . Đọc chỉ hình dung việc lấy phấn hoa là thế . Phải thiết kế hứng phấn hoa,lỗ chui ra vào phải thiết kế ra sao để con ong khi chui vào mà ta thu được phấn nữa . Bác nào biết vụ này có hình ảnh thì post dùm cái . Tại vì cũng hơi tò mò nhưng chưa biết .
 
Chuyện lấy phấn hoa của ong thì tôi không biết.
Tôi thấy ong chui vào tổ thì bám đầy phấn hoa,
nhưng bay ra khỏi tổ thì hết phấn hoa rồi.
Khi ong mang phấn hoa vào tổ, thấy nó to hẳn hơn
lên, nhất là 2 cái chân sau phải bành ra.
*
Tôi không đọc tài liệu nói ong lấy phấn hoa làm gì,
nhưng có nghe nói bà con Hưng Yên phải làm bột đậu
nành cho ong ăn vào mùa đông. Tôi cũng chưa được nhìn
thấy, cũng chưa gặp bà con nào làm bột đậu cho ong
mà hỏi chuyện. Có lẽ người đó không ở gần nhà. Lúc
đó tôi cũng tò mò săn đón chuyện nuôi ong lắm, vì
nếu tôi rành, có thể tôi cũng nuôi ong. Có bà con
gần nhà, cách nhà 3 trăm mét, nuôi ong thì bị chết
gần hết, coi như phá sản, làm tôi không dám nuôi
ong, nhất là lúc ấy mình nghèo, phải đi làm công
ngày ngày.
*
 


Back
Top