Sâu cuốn lá hại lúa luôn là vấn đề nan giải của bà con nông dân, nếu không có biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá hiệu quả sẽ khiến cho năng suất cây lúa bị giảm mạnh, năng suất mùa vụ và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế. Vì vậy bà con nông dân cần thực hiện giải pháp phòng ngừa và quản lý hiệu quả sâu bệnh đầu mùa vụ.
SÂU CUỐN LÁ LÀ GÌ?
Sâu cuốn lá nhỏ, Tên khoa học là Cnaphalocrosis medinalí Guenee; Thuộc Họ: Pyralidae; Bộ: Lepidoptera là sâu hại phổ biến trên lúa.
Sâu thường gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh – chin sữa, tuy nhiên phổ biến nhất là giai đoạn từ đứng cái - trỗ bông. Vụ lúa xuân có 2 lứa gây hại chính là lứa 2 gây hại trên trà sớm và trà trung, lứa 3 gây hại trên trà muộn; vụ lúa mùa có 2 lứa gây hại chính là lứa 5 trên trà sớm và trà trung, lứa 6 trên trà muộn.
ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GÂY HẠI CỦA SÂU CUỐN LÁ:
Hình thái của sâu cuốn lá:
- Sâu trưởng thành (bướm, ngài): Chiều dài thân 8 - 12mm, sải cánh rộng 19 - 23mm, nền cánh màu vàng rơm, bìa cánh có 1 đường viền màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dài và sọc giữa ngắn; khi đậu, bướm xếp cánh thành hình tam giác và khi có tác động chúng bay rất nhanh.
Một bướm cái có thể đẻ đến 300 trứng; trứng được đẻ rải rác hay thành từng nhóm dọc gân chính của lá, mỗi nhóm từ 10 - 12 trứng ở cả hai mặt lá, nhưng mặt trên có nhiều trứng hơn.
- Trứng: Hình bầu dục dài khoảng 0,5mm, màu trắng, chuyển sang màu vàng nhạt khi sắp nở.
- Sâu non: Mới nở màu trắng sữa, có lông nâu phủ khắp mình, đầu màu nâu đen; sâu lớn đẫy sức dài khoảng 19 - 22mm, màu xanh lá mạ, thân chia đốt rất rõ ràng.
- Nhộng: Dài 7 - 10mm màu vàng - nâu đậm.
Vòng đời
Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa trung bình khoảng 30 - 35 ngày, trong đó:
+ Sâu trưởng thành (bướm, ngài): 5 - 10 ngày.
+ Trứng: 3 - 5 ngày.
+ Sâu non: 15 - 28 ngày. Sâu non có 5 - 6 tuổi. Sâu non tuổi 2 - 3 nhả tơ khâu mép lá cuốn lại tạo thành bao để sống nên gây khó khăn trong việc phòng trừ. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại bằng cách ăn mô lá chỉ chừa lại lớp biểu bì màu trắng; ruộng lúa bị hại trông xơ xác, nhìn từ xa thấy bạc trắng, làm giảm khả năng quang hợp, cây lúa sinh trưởng phát triển kém, hạt bị lép lửng nhiều, ảnh hưởng đến năng suất. Một con sâu cuốn lá nhỏ thường gây hại 3 - 5 lá trong một vòng đời và hóa nhộng ngay trong bao lá.
+ Nhộng: 6 - 10 ngày
Đặc điểm gây hại của sâu cuốn lá:
- Bướm thường vũ hóa về ban đêm, từ 9 giờ tối đến sáng hôm sau. Ban ngày bướm ẩn mình trong khóm lúa hoặc cỏ dại; khi bị tác động, bay một đoạn ngắn trên lá lúa.
+ Tất cả những hoạt động như giao phối, đẻ trứng thường diễn ra vào ban đêm.
+ Bướm bị ánh sáng đèn thu hút, nhất là bướm cái. Bướm cái đẻ trứng ở các ruộng lúa hoặc mạ có màu xanh đậm, rậm rạp và thích tập trung nhiều ở những ruộng gần bờ mương, gần nhà ở hoặc đường đi có bóng mát.
- Sâu non mới nở rất nhanh nhẹn, bò khắp trên lá, thân cây và chui vào lá non ăn phần xanh, chừa lại lớp màng trắng mỏng trên lá lúa.
+ Sâu non tuổi 2, bò đến các lá già nhả tơ ở khoảng giữa 2 bìa lá lúa, sợi tơ gặp không khí khô và rút 2 bìa lá lại, mặt trên lá cuốn vào bên trong thành một cái bao theo chiều dọc lá lúa, sâu ẩn trong đó và ăn phần xanh của lá để sinh sống; thường có 1 sâu non trong 1 bao lá.
+ Sâu tuổi lớn có thể gây hại 1 - 2 lá lúa trong một ngày và có khả năng nhả tơ gập lá theo chiều ngang, đôi khi chập 2 - 5 lá cuốn thành 1 bao.
+ Sâu nằm trong bao, ăn phá suốt ngày đêm; có thể di chuyển hẳn ra khỏi bao cũ để gây hại các lá mới. Một con sâu từ khi nở đến khi hóa nhộng có thể gây hại từ 3 - 5 lá.
+ Sâu thường di chuyển vào buổi chiều, nếu trong ngày trời mưa hoặc râm mát, sâu có thể di chuyển bất cứ lúc nào. Sâu non lớn đẫy sức chuyển từ màu xanh sang vàng hồng và có thể hóa nhộng ngay tại nơi sinh sống hoặc chui ra khỏi bao cũ tìm vị trí khác hóa nhộng.
+ Sâu có thể nhả tơ, cắn đứt hai đầu lá và bịt lại thành bao kín để hóa nhộng bên trong. Lá lúa bị sâu gây hại sẽ khô, cây héo, giảm năng suất, nhất là khi sâu gây hại lá đòng và lá công năng.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ:
Biện pháp canh tác kỹ thuật:
Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại gieo trồng và chăm sóc hợp lý cho cây, sử dụng phân bón hiệu quả nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây lúa phát triển khoẻ mạnh cứng cáp hạn chế được sâu bệnh gây hại.
Biện pháp sinh học:
Chú ý bảo vệ hoặc bổ sung thiên địch như ong mắt đỏ Trichogramma sp., nấm… Ký sinh thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng từ các loài ong, nấm, các loài ăn thịt…
Biện pháp hoá học:
Trường hợp sâu cuốn lá phát triển mạnh và mật độ lây lan cao, có xu hướng biến thành dịch bà con nông dân cần can thiệp biện pháp hoá học, thuốc đặc trị tốt nhất. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc đặc trị sâu cuốn lá, bà con khi sử dụng các loại thuốc sinh học cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Trong trường hợp cây lúa sinh trưởng dưới 30 ngày và xuất hiện sâu cuốn lá mật độ nhẹ, bà con cần hạn chế dùng thuốc BVTV tránh làm hại thiện địch, mất cân bằng hệ sinh thái và tiết kiệm chi phí đầu tư.
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ CAO DRONE NÔNG NGHIỆP VÀO PHUN THUỐC TRỪ SÂU:
Việc phun thuốc thủ công trở nên rất khó khăn, phải tiếp xúc với thuốc BVTV gây ảnh hưởng sức khoẻ. Drone nông nghiệp sẽ hoàn toàn tự động, dễ vận hành trên diện tích cần phun, công suất làm việc gấp nhiều lần so với phương pháp thủ công.
Thay vì phải phun tay mất hàng giờ trên 1 hecta thì máy bay phun thuốc hoạt động chỉ trong vài phút đã hoàn thành 1 hecta. Hiệu quả gấp nhiều lần rút ngắn thời gian phòng trừ sâu bệnh, hoạt động cả ngày lẫn đêm đảm bảo thời gian dập dịch nhanh chóng.
Đặc biệt tiết kiệm chi phí thuê nhân công phun thuốc khi sử dụng máy bay phun thuốc sẽ là giải pháp tối ưu cho nông dân. Giá phun trên một diện tích chỉ từ 25.000 -30.000 sào miền Bắc rẻ hơn so với thuê nhân công phải thuê từ 40.000 – 60.000 đồng trên một sào.
Drone Sông Hồng tự hào là đơn vị dịch vụ máy bay phun thuốc uy tín nhất hiện nay, mang đến giải pháp tối ưu tính năng vượt trội trong nông nghiệp.
Để được tư vấn bà con xin vui lòng liên hệ qua hotline 098 564 92 19
Nguồn Dronesonghong
SÂU CUỐN LÁ LÀ GÌ?
Sâu cuốn lá nhỏ, Tên khoa học là Cnaphalocrosis medinalí Guenee; Thuộc Họ: Pyralidae; Bộ: Lepidoptera là sâu hại phổ biến trên lúa.Sâu thường gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh – chin sữa, tuy nhiên phổ biến nhất là giai đoạn từ đứng cái - trỗ bông. Vụ lúa xuân có 2 lứa gây hại chính là lứa 2 gây hại trên trà sớm và trà trung, lứa 3 gây hại trên trà muộn; vụ lúa mùa có 2 lứa gây hại chính là lứa 5 trên trà sớm và trà trung, lứa 6 trên trà muộn.
ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GÂY HẠI CỦA SÂU CUỐN LÁ:
Hình thái của sâu cuốn lá:- Sâu trưởng thành (bướm, ngài): Chiều dài thân 8 - 12mm, sải cánh rộng 19 - 23mm, nền cánh màu vàng rơm, bìa cánh có 1 đường viền màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dài và sọc giữa ngắn; khi đậu, bướm xếp cánh thành hình tam giác và khi có tác động chúng bay rất nhanh.
Một bướm cái có thể đẻ đến 300 trứng; trứng được đẻ rải rác hay thành từng nhóm dọc gân chính của lá, mỗi nhóm từ 10 - 12 trứng ở cả hai mặt lá, nhưng mặt trên có nhiều trứng hơn.
- Trứng: Hình bầu dục dài khoảng 0,5mm, màu trắng, chuyển sang màu vàng nhạt khi sắp nở.
- Sâu non: Mới nở màu trắng sữa, có lông nâu phủ khắp mình, đầu màu nâu đen; sâu lớn đẫy sức dài khoảng 19 - 22mm, màu xanh lá mạ, thân chia đốt rất rõ ràng.
- Nhộng: Dài 7 - 10mm màu vàng - nâu đậm.
Vòng đời
Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa trung bình khoảng 30 - 35 ngày, trong đó:
+ Sâu trưởng thành (bướm, ngài): 5 - 10 ngày.
+ Trứng: 3 - 5 ngày.
+ Sâu non: 15 - 28 ngày. Sâu non có 5 - 6 tuổi. Sâu non tuổi 2 - 3 nhả tơ khâu mép lá cuốn lại tạo thành bao để sống nên gây khó khăn trong việc phòng trừ. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại bằng cách ăn mô lá chỉ chừa lại lớp biểu bì màu trắng; ruộng lúa bị hại trông xơ xác, nhìn từ xa thấy bạc trắng, làm giảm khả năng quang hợp, cây lúa sinh trưởng phát triển kém, hạt bị lép lửng nhiều, ảnh hưởng đến năng suất. Một con sâu cuốn lá nhỏ thường gây hại 3 - 5 lá trong một vòng đời và hóa nhộng ngay trong bao lá.
+ Nhộng: 6 - 10 ngày
Đặc điểm gây hại của sâu cuốn lá:
- Bướm thường vũ hóa về ban đêm, từ 9 giờ tối đến sáng hôm sau. Ban ngày bướm ẩn mình trong khóm lúa hoặc cỏ dại; khi bị tác động, bay một đoạn ngắn trên lá lúa.
+ Tất cả những hoạt động như giao phối, đẻ trứng thường diễn ra vào ban đêm.
+ Bướm bị ánh sáng đèn thu hút, nhất là bướm cái. Bướm cái đẻ trứng ở các ruộng lúa hoặc mạ có màu xanh đậm, rậm rạp và thích tập trung nhiều ở những ruộng gần bờ mương, gần nhà ở hoặc đường đi có bóng mát.
- Sâu non mới nở rất nhanh nhẹn, bò khắp trên lá, thân cây và chui vào lá non ăn phần xanh, chừa lại lớp màng trắng mỏng trên lá lúa.
+ Sâu non tuổi 2, bò đến các lá già nhả tơ ở khoảng giữa 2 bìa lá lúa, sợi tơ gặp không khí khô và rút 2 bìa lá lại, mặt trên lá cuốn vào bên trong thành một cái bao theo chiều dọc lá lúa, sâu ẩn trong đó và ăn phần xanh của lá để sinh sống; thường có 1 sâu non trong 1 bao lá.
+ Sâu tuổi lớn có thể gây hại 1 - 2 lá lúa trong một ngày và có khả năng nhả tơ gập lá theo chiều ngang, đôi khi chập 2 - 5 lá cuốn thành 1 bao.
+ Sâu nằm trong bao, ăn phá suốt ngày đêm; có thể di chuyển hẳn ra khỏi bao cũ để gây hại các lá mới. Một con sâu từ khi nở đến khi hóa nhộng có thể gây hại từ 3 - 5 lá.
+ Sâu thường di chuyển vào buổi chiều, nếu trong ngày trời mưa hoặc râm mát, sâu có thể di chuyển bất cứ lúc nào. Sâu non lớn đẫy sức chuyển từ màu xanh sang vàng hồng và có thể hóa nhộng ngay tại nơi sinh sống hoặc chui ra khỏi bao cũ tìm vị trí khác hóa nhộng.
+ Sâu có thể nhả tơ, cắn đứt hai đầu lá và bịt lại thành bao kín để hóa nhộng bên trong. Lá lúa bị sâu gây hại sẽ khô, cây héo, giảm năng suất, nhất là khi sâu gây hại lá đòng và lá công năng.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ:
Biện pháp canh tác kỹ thuật:Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại gieo trồng và chăm sóc hợp lý cho cây, sử dụng phân bón hiệu quả nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây lúa phát triển khoẻ mạnh cứng cáp hạn chế được sâu bệnh gây hại.
Biện pháp sinh học:
Chú ý bảo vệ hoặc bổ sung thiên địch như ong mắt đỏ Trichogramma sp., nấm… Ký sinh thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng từ các loài ong, nấm, các loài ăn thịt…
Biện pháp hoá học:
Trường hợp sâu cuốn lá phát triển mạnh và mật độ lây lan cao, có xu hướng biến thành dịch bà con nông dân cần can thiệp biện pháp hoá học, thuốc đặc trị tốt nhất. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc đặc trị sâu cuốn lá, bà con khi sử dụng các loại thuốc sinh học cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Trong trường hợp cây lúa sinh trưởng dưới 30 ngày và xuất hiện sâu cuốn lá mật độ nhẹ, bà con cần hạn chế dùng thuốc BVTV tránh làm hại thiện địch, mất cân bằng hệ sinh thái và tiết kiệm chi phí đầu tư.
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ CAO DRONE NÔNG NGHIỆP VÀO PHUN THUỐC TRỪ SÂU:
Việc phun thuốc thủ công trở nên rất khó khăn, phải tiếp xúc với thuốc BVTV gây ảnh hưởng sức khoẻ. Drone nông nghiệp sẽ hoàn toàn tự động, dễ vận hành trên diện tích cần phun, công suất làm việc gấp nhiều lần so với phương pháp thủ công.Thay vì phải phun tay mất hàng giờ trên 1 hecta thì máy bay phun thuốc hoạt động chỉ trong vài phút đã hoàn thành 1 hecta. Hiệu quả gấp nhiều lần rút ngắn thời gian phòng trừ sâu bệnh, hoạt động cả ngày lẫn đêm đảm bảo thời gian dập dịch nhanh chóng.
Đặc biệt tiết kiệm chi phí thuê nhân công phun thuốc khi sử dụng máy bay phun thuốc sẽ là giải pháp tối ưu cho nông dân. Giá phun trên một diện tích chỉ từ 25.000 -30.000 sào miền Bắc rẻ hơn so với thuê nhân công phải thuê từ 40.000 – 60.000 đồng trên một sào.
Drone Sông Hồng tự hào là đơn vị dịch vụ máy bay phun thuốc uy tín nhất hiện nay, mang đến giải pháp tối ưu tính năng vượt trội trong nông nghiệp.
Để được tư vấn bà con xin vui lòng liên hệ qua hotline 098 564 92 19
Nguồn Dronesonghong