xin mấy anh tư vấn dùm em hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây mía

em đang tìm hiểu hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây mía của ISREAL nhưng không rõ về cách thiết kế, chi phí, thời điểm tưới, lượng nước, thời điểm và lượng phân bổ xung vào hệ thống... mấy anh ai đã tường có kinh nghiệm hay hiểu về phương pháp này giúp em với:rolleyes:
 


tưới nhỏ giọt cho mía có 2 loại, 1 để nổi,2 để âm dưới đất bạn muốn tìm hiểu thứ nào.bạn nên để lại email hoặc số phone moi người biết tư vấn cho bạn
 
Không nên làm nhỏ giọt, vì nước chỉ sũng một số nơi thôi .
*
Nên làm phun mưa định kỳ, để ẩm cả một vùng rễ mía .
Các vòi phun đặt theo một sơ đồ và chế độ phun (nhiều ít,
góc độ, và thời gian) theo máy điều khiển đã định sẵn.
*
Hệ thống này có nhược điểm phải có máy tự động điều khiển
chạy bằng điện.
*
*
Loại này có mấy vòi phun quay tròn:
*
g06720art01c.jpg

*
Loại này có nhiều vòi phun cố định:
*
g06720art01d.jpg

*
Loại này có 1 hàng vòi phun nghiêng qua nghiêng lại:
*
g06720art01e.jpg

**
Loại này có 2 hàng vòi phun nghiêng qua nghiêng lại:
*
g06720art01f.jpg

*
Theo nguồn http://extension.missouri.edu/publications/DisplayPub.aspx?P=G6720
*
 
Last edited:
Last edited by a moderator:
em đang tìm hiểu hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây mía của ISREAL nhưng không rõ về cách thiết kế, chi phí, thời điểm tưới, lượng nước, thời điểm và lượng phân bổ xung vào hệ thống... mấy anh ai đã tường có kinh nghiệm hay hiểu về phương pháp này giúp em với:rolleyes:
Gửi bạn trang này xem nó có giúp gì được không:
http://agritech.tnau.ac.in/agriculture/agri_irrigationmgt_sugarcane.html
http://www.tnau.ac.in/tech/swc/fertigation.pdf
 
Hệ thống tưới nhỏ giọt nói chung gồm bộ điều khiển trung tâm, nước qua bộ điều khiển dẫn đến đường ống chính, rồi qua hệ thống ống nhánh. Mỗi ống nhánh phục vụ tưới cho một khu vực. Từ ống nhánh nước sẽ chia ra các ống nhỏ để tưới cho cây.
Để áp dụng tưới nhỏ giọt cho cây mía cần xác định trước khi tiến hành trồng vì sẽ khác với lối trồng truyền thống. Mía được trồng theo hàng đôi cách khoảng 0,4 mét; hàng cách hàng 1,4 mét. Các ống nhỏ sẽ được rãi tưới ở giữa hàng đôi. Phân bón hóa học bổ sung cho mía cũng qua hệ thống này.
Do nguồn vốn đầu tư ban đầu hơi lớn, bạn có thể liên hệ Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông hoặc Trung tâm Khuyến nông địa phương xem có thể xây dựng mô hình thí điểm để được hỗ trợ một phần từ kinh phí sự nghiệp. Các nơi này cũng sẽ hướng dẫn bạn liên hệ với các nhà tư vấn và cung cấp thiết bị hoặc bạn tự liên hệ vì có nhiều đơn vị thực hiện dịch vụ này.
 

Còn phải tính đến chuyện mỗi năm phải nhổ mía thu hoạch,
rồi cày rãnh mía, và đào rãnh mía, rồi trồng hom xuống nữa.
*
Nếu cứ 2 năm mới cày gốc mía lên trồng lại, tức là năm
thứ nhất không nhổ mía thu hoạch, mà chặt mía để gốc lại
cho nảy mầm, thì năng suất chỉ được 70% so với năm đầu thôi.
*
Không biết kế họach tưới ngầm của bạn có làm đảo lộn cách
trồng mía cổ truyền không? Năng suất có thể mất bao nhiêu %?
*
 
Cám ơn bạn httung đã giúp tài-liệu,
Dĩ-nhiên với những đồn-điền lớn thì chọn phương-pháp đem đến hiệu-quả tối-đa cho họ là một vấn-đề sinh-tử, nên họ phải tìm tòi hiệu-chỉnh... Ở đây, tuy chúng ta trồng nhỏ, lại càng phải tìm hiểu để ứng-dụng. Tuy vậy, tài-liệu trên, có nhiều điều tui tuy đã cố gắng, mà vẫn không hiểu rõ lắm về :
- Hom mía
- Cách đặt hom
Bởi có chỗ thì (hình như) hom đặt vòng tròn, và chỗ khác thì 9 hom/1m và chỗ thì 4 hàng.
Nhưng theo thiển-ý, cách trồng trên đất cát khô như trên có những điểm tui để ý, thấy hay :
- Luống sâu và rộng.
- Tưới phân (Fertigation).
- Tưới nhỏ giọt.
- Trồng đất khô, đất cát : Có lẻ tưới nhỏ giọt là phương-pháp hiệu-quả nhất và tiết-kiệm nhất.
Thân.
 
Nếu trồng diện tích Nhỏ thì ngày ngày gánh nước tưới cho khỏe người

Nếu diện tích lớn chưa có ai dùng hệ thống tưới tự động cả.

hệ thống tưới tự động thường dùng cho :

các loại Hoa , Hoa màu mục đích là ---> quản lý được độ ẩm và lượng nước tưới.

ngoài ra thì chẳng ai dùng hệ thống tưới tự động cả , nhưng nếu bạn sang và có tiền thì nên làm

có bao giờ bạn đến vườn Hoa đào Nhật Tân chưa
diện tích cả chục hecta nhưng người dân phải gánh nước sông để tưới.
 
Gia Lai: Trồng mía áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt

Việc tưới nhỏ giọt đã được các nước đã áp dụng, trên trang web của 1 công ty về hệ thống thiết bị nông nghiệp ở TP HCM có video của 1 số nước. Ở Việt Nam cũng đã áp dụng rồi.
Gia Lai: Trồng mía áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt
* Năng suất kỷ lục 150 tấn/ha
18082010160006.bmp
Ông Dương Văn Tân, năm nay trên 60 tuổi là một nông dân sản xuất giỏi ở thôn 2, xã Thành An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Được sự hỗ trợ từ kinh phí sự nghiệp KHCN tỉnh thực hiện mô hình trồng mía theo công nghệ tưới nước nhỏ giọt, gia đình ông đã thu được kết quả cao, năng suất mía đạt kỷ lục 150tấn/ha.

An Khê là vùng trọng điểm sản xuất mía của tỉnh Gia Lai, mía là cây trồng chủ lực. Gia đình ông Tân hiện đang kinh doanh 3 ha mía. Những năm trước đây ông canh tác mía theo phương pháp thông thường, năng suất mía cũng chỉ đạt mức 60 tấn/ha, mặc dù khâu giống và kỹ thuật canh tác lúc nào ông cũng tuân thủ theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nông nghiệp. Đạt được năng suất như vậy là cũng thuộc diện trong những hộ có kinh nghiệm trong sản xuất. Không dừng ở kết quả đó, ông Dương Văn Tân luôn ham muốn học hỏi, phòng Kinh tế thị xã, hay Trạm khuyến nông mở lớp tập huấn kỹ thuật nào ông cũng tham gia. Vì vậy, trong vụ mía 2007-2008, phòng Kinh tế thị xã đã chọn hộ ông Tân thực hiện mô hình "Sản xuất mía theo công nghệ tưới nhỏ giọt". Được chọn làm mô hình, ông Tân mạnh dạn ứng dụng ngay.
Trong 3 ha mía của gia đình, ông Dương Văn Tân bố trí 2 ha để thực hiện mô hình. Tổng vốn đầu tư lên đến 67.139.000 đồng/2ha trồng mía để mua hệ thống tưới và máy bơm, lắp đặt. Trong đó kinh phí sự nghiệp KHCN hỗ trợ 37.500.000 đồng, Nhà máy Đường An Khê đầu tư 14.050.000 đồng, gia đình bỏ ra 15.589.000 đồng. Phương pháp trồng theo hàng đôi với trồng giống mía R579, lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt. Qua bộ phận điều khiển trung tâm, nước được dẫn theo đường ống chính, rồi qua hệ thống ống nhánh.
Mỗi ống nhánh phục vụ tưới một khu vực. Từ ống nhánh nước sẽ phân ra theo các ống nhỏ được rải trên mặt đất giữa mỗi hàng đôi để tưới cho mía. Phân bón hóa học được bổ sung cho mía cũng qua hệ thống này. Năm thứ nhất làm thử nghiệm, sản lượng mía đạt 280 tấn/2ha (NS 140 tấn/ha). Giá mía năm 2008, 400.000 đồng/tấn, gia đình thu được 112.000.000 đồng, trừ chi phí và khấu hao thiết bị còn lãi 80.000.000 đồng. Vụ mía 2008-2009, gia đình ông Tân tiếp tục áp dụng mô hình tiến tiến này. Thật ngạc nhiên năm 2009, gia đình ông thu 300 tấn/2ha mía (đạt 150 tấn/ha). Giá mía năm 2009 cao 600.000 đồng/tấn, tổng thu về 180.000.000 đồng, lãi 130.000.000 đồng. Nếu đem so sánh với trồng mía theo phương pháp thông thường đạt 60 tấn/ha, trừ chi phí thì chỉ có lãi 26.000.000 đồng/ha. Trồng theo phương pháp đầu tư công nghệ tưới nhỏ giọt lãi 65.000.000 đồng/ha. Một con số khá ấn tượng.
Ông Dương Văn Tân phấn khởi: Mặc dù bỏ tiền đầu tư sản xuất mía theo phương pháp tưới nhỏ giọt ban đầu hơi cao, song năng suất lại cao gấp 2,5 lần theo phương pháp thông thường thì đồng vốn bỏ ra cũng xứng đáng. Trong điều kiện thời tiết khô hạn như mấy năm nay, áp dụng công nghệ này mang lại hiệu quả kinh tế cao, tưới nước tiết kiệm khoảng 50% so với tưới tràn, hệ thống vận hành dễ dàng, giảm được phân bón 30%, đất lúc nào cũng ẩm, tơi xốp nên mía cho năng suất cao, chất lượng tốt, cây mía hình như chắc và nặng hơn. Tôi và gia đình rất phấn khởi vì đã được các cấp các ngành quan tâm hỗ trợ khoa học công nghệ nên gia đình tôi mới có được năng suất mía như ngày hôm nay. Sắp tới gia đình tôi sẽ mở rộng mô hình thêm một ha còn lại và giới thiệu để mọi người trong vùng trồng mía để họ làm theo.
Gia đình ông Tân còn có 2 ha sắn cao sản, 5 sào ruộng lúa, 30 con bò cho các hộ gia đình nghèo xung quanh nuôi rẽ; 3 sào ao để nuôi cá và lấy nước tưới cho cây trồng. Tổng thu các khoản, trừ chi phí bình quân trên 200 triệu đồng/năm, nâng bình quân đầu người đạt trên 55 triệu đồng/năm...
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như hộ ông Dương Văn Tân, làm tăng lợi nhuận kinh tế, góp phần sản xuất mía bền vững. Ông Tân đã trở thành một nông dân chuyên nghiệp hóa.
Hương Trà (19/08/2010 09:42)
http://www.baomoi.com/Home/ThiTruong/nongnghiep.vn/Gia-Lai-Trong-mia-ap-dung-cong-nghe-tuoi-nho-giot/4730336.epi
 
Nếu trồng diện tích Nhỏ thì ngày ngày gánh nước tưới cho khỏe người

Nếu diện tích lớn chưa có ai dùng hệ thống tưới tự động cả.

hệ thống tưới tự động thường dùng cho :

các loại Hoa , Hoa màu mục đích là ---> quản lý được độ ẩm và lượng nước tưới.

ngoài ra thì chẳng ai dùng hệ thống tưới tự động cả , nhưng nếu bạn sang và có tiền thì nên làm

có bao giờ bạn đến vườn Hoa đào Nhật Tân chưa
diện tích cả chục hecta nhưng người dân phải gánh nước sông để tưới.

Thưa bạn,
Đọc bài của bạn tui giật mình, tự hỏi : "Bạn nầy vô Diễn-đàn làm gì đây?". Rồi tò-mò xem thêm về bạn, thì thấy bạn "Hốt rác".
Thưa bạn, đã có lần tui có dịp trò chuyện với một người lượm rác, tui có thuật lại mẫu đối-thoại đó trên Diễn-đàn là tui hết sức kính-trọng người đó. Mong rằng bạn cũng đáng kính như người kia.

Tui trồng nhỏ. Cà dưa thì mỗi vụ cũng chỉ 1000 - 1500m2 ngoài trời, và trong nhà kiếng thì không quá 1000m2. Nhưng mà tui phải thưa mạnh với bạn :
- Nếu bạn, hay bất cứ ai có thể gánh nước tưới, thì tui hứa có toàn-thể Diễn-đàn nghe là tui sẽ bỏ nghề-nghệp đang làm, bỏ nhà cửa đang sống, đi theo bạn... hốt rác!

Mía, nếu trồng trên liếp đánh giồng, bụi mía bung ra, hai hàng giao đầu nhau, bạn gánh, xách nước đi vào tưới thì bạn giỏi thiệt đó! Nhưng tui ở đây tuy trồng cà, dưa, trồng nhỏ thôi, cũng phải tưới bằng hệ-thống ống. Bởi chỉ còn đủ chỗ cho bạn xách một cái xô hái trái thôi.
Có một cách tưới khác là tưới tràn giữa 2 hàng liếp, mà như vậy thì cần số lượng nước lớn. Mà phải bón phân thúc bằng cách rãi phân, cuốc dập.
Bạn từ từ đọc thêm ý-kiến của bà con. Tui biết chắc có nhiều cái sẽ làm bạn say mê. Trừ trường-hợp bạn vẫn muốn suốt đời sống với nghề bạn yêu : Hốt rác!

Bạn nào muốn ứng-dụng cách tưới nhỏ giọt, xin cứ mạnh dạn tìm hiểu. Tưởng là tốn kém, mà là trái lại. Nếu bạn trồng 1-2 công trở lên thì nên lắm.
Ngày trước ở VN, tui trồng gần 2 công sắn củ. Tui thuê thêm 1 người phụ-tưới. Người bạn nầy mỗi ngày tưới 350 đôi nước rồi nghỉ; phần tui 200 đôi rồi chỉ cầm kéo đi cắt đọt thôi là đã hết ngày.
Bây giờ, tui tưới nhỏ giọt thì 1 người trồng nhiều gấp 3 người, cây tốt rất đều. Ống tưới mua 1 lần tưới được nhiều năm. Trồng như vậy, trừ chi-phí mà lợi-nhuận xong, chỉ tăng gấp đôi thì kể như là "thất-thu"! Lại nhẹ-nhàng hơn, khỏe hơn...
Đó, bạn thấy không? Tui không biết có gì để nói thêm bây giờ? Người ta đi bộ, đi xe đạp, rồi xe gắn máy... không lẻ bạn rủ tui đừng đi xe nữa, theo bạn đi bộ hay sao?
Tui xin bạn!
 
Last edited:
Thưa bạn,
Đọc bài của bạn tui giật mình, tự hỏi : "Bạn nầy vô Diễn-đàn làm gì đây?". Rồi tò-mò xem thêm về bạn, thì thấy bạn "Hốt rác".
Thưa bạn, đã có lần tui có dịp trò chuyện với một người lượm rác, tui có thuật lại mẫu đối-thoại đó trên Diễn-đàn là tui hết sức kính-trọng người đó. Mong rằng bạn cũng đáng kính như người kia.....

Tui xin bạn!

Bác Thủy Canh nói chí phải. Em không nghĩ là đến thời đại này rồi mà còn có người suy nghĩ lạc hậu quá, bây giờ các nước phát triễn người ta đi bằng tên lửa rồi mà bây giờ còn tính chuyện đi xe đạp nữa sao.
Công nghệ tưới nhỏ giọt có từ rất lâu, và nó đã chứng minh tính hiệu quả, năng suất và kinh tế. Vấn đề này khỏi cần phải bàn nữa, mà bây giờ mình vận dụng nó như thế nào cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế, chứ như bạn CTCG gì đó lại nghĩ ra cách là gánh từng gánh nước để tưới thì không biết có đủ ăn không nữa.
Công nghệ này nó bắt đầu phát triễn ở VN khoảng 2-3 năm, nên còn mới với nhiều người có người không hiểu hết lợi ích của việc áp dụng tưới nhỏ giọt. Ngoài việc tưới tiết kiệm nước và quản lý nước, nó còn rất tốt cho việc bón phân. Cái nổi trội của đường ống nhỏ giọt là lượng nước ra tất cả các lỗ trên đường ống là như nhau, cho dù có chênh lệch về độ dốc của nơi cần tưới. Chính vì thế lượng phân và nước được chia đều cho tất cả các cây, không cây nào nhận nhiều mà cũng không cây nao nhận ít. Nên cây phát triễn rất đồng đều, đồng loạt ==> năng suất và chất lượng được nâng cao và đồng loạt.
Lợi ích như vầy mà không áp dụng còn suy nghĩ thiệt hơn gì nữa. Thực tế cũng đã chứng mình cho việc này, mà hiện tôi cũng đang áp dụng tưới nhỏ giọt cho việc trồng cây của tôi. Nên bác Vanbac0808 nếu có điều kiện cứ mạnh dạng áp dụng bạn sẽ thấy ngay kết quả tốt đẹp.
Nếu có thời gian mình sẽ chia sẽ kinh nghiệm trong việc tưới nhỏ giọt với bạn.
Chúc bạn sớm thực hiện!
 
Thôi mà..
Bác CTCG dường như đang ở 1 vùng sông nước mênh mông, nên không hiểu cái thống khổ cuả người trồng cây,,khi muà nắng đến các con sông khô tới đáy....,, vùng cao nguyên các con suối không còn nước...thành phố HCM nước cúp liên tục và giá nước rất cao
Thế nên họ phải xây bể trữ nước ( Bác tuongsinh) hầu như nhà nào ỏ thành phố cũng phải có bể trữ nước nước quý như thế nên phải tính từng giọt...khi tưới cây

Không những tính từng giọt...mà giọt nước phải được tứơi ...ngầm..dưới mặt đất cả tấc để bộ rễ cây hoàn toàn hấp thụ nước mà không bị ánh nắng mặt trời làm bốc hơi hoặc cỏ dại trên mặt đất tranh giành và phát triển
 
Nên lắm đó bạn tuongsinh,
Ở đây, thấy có bạn, bác botienthi đã dùng cách tưới nầy, chắc-chắn là còn có rất nhiều vị khác nữa. Vậy xin lên tiếng góp lời.
Ứng-dụng thì có nhiều cách. Bạn, tôi cứ biết gì nói nấy. Nhưng phải nói đây là một trong những phương-pháp tưới có thể đánh giá 10/10 trong việc giúp ích nhà nông trên toàn thế-giới :
- Chi-phí rẻ,
- Giảm nhân-lực lớn lao,
- Mà năng-xuất thì bội-thu.
Xin bà con đừng ngần-ngại áp-dụng.
Thân.
 
cái em đang tìm là loại tưới nhỏ giọt cho cây mía đặt âm dưới đất đó mấy bác ai biết xin giúp em

cái mà bạn cần...là vòi tưới phải bằng sành sứ...cắm sâu xuống đất...có cả cảm biến...khi cảm biến nhận ra đất đã khô sẽ tự động mở van tưới nhỏ giọt.. khi đủ ẩm cảm biến sẽ điều khiển khóa van

diễn đàn có nhiều công ty quảng cáo về cách tưới này rồi với đầy đủ hình chụp và chú thích.. bạn phải search để tìm lại mà đọc

Thí dụ hệ thống tưới dưới đây tự động tưới và ngưng khi cần mà không dùng điện


http://agriviet.com/home/showthread.php?t=871

Như chúng ta đã biết , một số vấn đề cây trồng gặp phải liên quan tới nước tưới:
1- Qua các số liệu điều tra sơ bộ hiện trạng trên 90% cây trồng chậu bị chết là do thiếu nước, 10% còn lại là do các nguyên nhân khác.
2- Việc tưới nước cho cây dù thực hiện nhiều lần trong ngày nhưng cây vẫn héo, vì nước chưa kịp hấp thụ trong keo đất đã thoát ra ngoài nên cây thiếu nước.
3- Việc tưới nước làm vấy bẩn môi trường xung quanh.
4- Việc thiếu nước làm hạn chế quá trình trao đổi chất trong cây, dinh dưỡng không được hòa tan nên cây không thể hấp thu được dẫn đến cây vàng úa, rụng lá.
5- Một số trường hợp tưới quá thừa nước gây úng dẫn đến chết cây.
6- Làm sao tưới đủ nước cho cây một khi vắng nhà ?

BLM-TRiBATKhắc phục tất cả các hạn chế trên.

<table id="ncode_imageresizer_warning_1" class="ncode_imageresizer_warning" width="855"><tbody><tr><td class="td1" width="20">
wol_error.gif
</td><td class="td2">This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 950x666.</td></tr></tbody></table>
11.jpg


BLM-TRiBAT là hệ thống tưới nhỏ giọt hoàn toàn tự động của Châu Âu, hoạt động cơ học không dùng điện. Cơ chế hoạt động hệ thống BLM-TRiBAT dựa vào đầu sứ cảm ứng cân bằng độ ẩm đất với môi trường bên trong đầu sứ, sự chênh lệch độ ẩm sẽ làm van mở ra cho nước chảy qua .
Như vậy, hệ thống tưới nhỏ giọt tự động BLM-TRiBAT sử dụng an toàn, tiết kiệm chi phí, thời gian, nước tưới mà vẫn đảm bảo yêu cầu về nước của cây.
Sản phẩm đặc biệt đáp ứng trường hợp khi bạn đi công tác vắng nhà, cây kiểng không người tưới nước, chăm sóc.

6.jpg


Thích hợp cho các vị trí bồn hoa nơi ban công, chậu cây hoặc các vị trí mà bạn gặp khó khăn khi tưới như xa tầm tay, hoặc tưới phun bằng vòi tưới thông dụng làm tóe nước vào tường, nền sỏi trắng… gây nẩm, đóng rêu, trôi đất .v.v… Vậy :


“ Hãy cảm nhận công nghệ theo cách của bạn ”


Để biết thêm chi tiết tư vấn kỹ thuật, chăm sóc cây và sử dụng thử sản phẩm hoàn toàn miễn phí, vui lòng liên hệ :
Điện thoại: 08-3-9971869
Hotline: 0903 - 720 - 350
 
Last edited by a moderator:
Chào bác Thuy-Canh và các bạn.
Mình không phải nghề trồng trọt nhưng hình như cái máu khoái trồng cây nó nhiễm trong người nặng lắm, chỉ có vài trăm m2 mà trồng đủ thứ. Mình thường hay lên mạng xem các đề tài về nghề nông, nói ngay hiểu biết thì nhiều (lung tung) nhưng kinh nghiệm không bao nhiêu, nên có góp ý gì với các bạn (sau này) chẳng qua là kiến thức lượm lặt trên mạng hay đi chơi tình cờ thấy lên đây tám chút, mong sau này hóng hớt góp ý có sai sót gì các bạn niệm tình bỏ qua.
Về cái vụ trồng nhỏ giọt này mình khoái lắm, từ khi có cơ hội nhìn thấy ở nước ngoài, họ trồng cây ăn quả rộng hằng trăm mẫu và tưới theo pp nhỏ giọt.
Sau này có thấy nhà vườn trồng tiêu ở Bình Phước cũng áp dụng cách này.
Còn về trồng mía thông tin trên mạng thì có đó nhưng mình thường thấy (Ở Tây Ninh) người ta trồng mía hàng mẫu mẫu thì không biết áp dụng có được không đây không phải là kỹ thuật mà là vấn đề an toàn cho đường ống nói trắng ra là có bị ăn cắp hay không, cái này chắc còn thì tùy theo hoàn cảnh của nhà vườn mà giải quyết vấn đề chứ kỹ thuật tưới nhỏ giọt áp dụng cho trồng mía lợi lắm.
 
Nếu trồng diện tích Nhỏ thì ngày ngày gánh nước tưới cho khỏe người

Nếu diện tích lớn chưa có ai dùng hệ thống tưới tự động cả.

hệ thống tưới tự động thường dùng cho :

các loại Hoa , Hoa màu mục đích là ---> quản lý được độ ẩm và lượng nước tưới.

ngoài ra thì chẳng ai dùng hệ thống tưới tự động cả , nhưng nếu bạn sang và có tiền thì nên làm

có bao giờ bạn đến vườn Hoa đào Nhật Tân chưa
diện tích cả chục hecta nhưng người dân phải gánh nước sông để tưới.
Giờ này người ta đã đi du lịch lên Sao Hỏa mà bác còn quảy thùng tưới cây thì ...quá hay! phục bác sát đất luôn...???!!!
 
Chào bác Thuy-Canh và các bạn.
Mình không phải nghề trồng trọt nhưng hình như cái máu khoái trồng cây nó nhiễm trong người nặng lắm, chỉ có vài trăm m2 mà trồng đủ thứ. Mình thường hay lên mạng xem các đề tài về nghề nông, nói ngay hiểu biết thì nhiều (lung tung) nhưng kinh nghiệm không bao nhiêu, nên có góp ý gì với các bạn (sau này) chẳng qua là kiến thức lượm lặt trên mạng hay đi chơi tình cờ thấy lên đây tám chút, mong sau này hóng hớt góp ý có sai sót gì các bạn niệm tình bỏ qua.
Về cái vụ trồng nhỏ giọt này mình khoái lắm, từ khi có cơ hội nhìn thấy ở nước ngoài, họ trồng cây ăn quả rộng hằng trăm mẫu và tưới theo pp nhỏ giọt.
Sau này có thấy nhà vườn trồng tiêu ở Bình Phước cũng áp dụng cách này.
Còn về trồng mía thông tin trên mạng thì có đó nhưng mình thường thấy (Ở Tây Ninh) người ta trồng mía hàng mẫu mẫu thì không biết áp dụng có được không đây không phải là kỹ thuật mà là vấn đề an toàn cho đường ống nói trắng ra là có bị ăn cắp hay không, cái này chắc còn thì tùy theo hoàn cảnh của nhà vườn mà giải quyết vấn đề chứ kỹ thuật tưới nhỏ giọt áp dụng cho trồng mía lợi lắm.

Bạn nói đúng.
Đúng là với DT hàng ngàn hecta thì cần phải đầu tư hệ thống tưới rất lớn ==> chí phí cũng lớn, mà đã làm như vậy thì mang tính chuyên nghiệp rồi. Nên vấn đề an toàn và mất cắp đường ống sẽ có giải pháp tối ưu để giải quyết. Với DT lớn như vậy thì mình chưa thấy, chứ với 10-15 hecta thì không có gì là khó. Hiện tại mình cũng đang tưới cho khoảng 5ha rồi, thấy rất là tốt không có vấn đề gì lớn cả. Bạn hãy cứ tự tin đầu tư nếu có điều kiện, chắc chắn bạn sẽ thành công.
 


Back
Top