Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 


File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 974
Chia sẻ kinh nghiệm bản thân
Chúng ta đã bước qua giai đoạn 3 của quá trình chăm sóc mai, giai đoạn 1 từ đầu năm đến cuối tháng 4 AL là giai đoạn tạo tàng cho mai, giai đoạn 2 từ tháng 5 AL đến cuối tháng 7 là giai đoạn làm nụ cho mai. Giai đoạn 3 từ đầu tháng 8 ÂL đến cuối tháng 10ÂL là giai đoạn bảo vệ lá và nụ của mai.Theo kinh nghiệm của tôi, giai đoạn 3 là giai đoạn gian nan nhất, nấm mốc, tuyến trùng, thời tiết cùng tấn công cây mai. Về nụ mai, năm nay nghe bác Mục phân tích mưa trễ, nắng nóng, cây sẽ làm nụ sớm và trỗ sớm, chỉ những nụ ra vào tháng 8 ÂL là an toàn, nên rằm tháng 7 ÂL tôi đã cắt bỏ toàn bộ nụ của mấy cây mai đất và mai chậu, tôi chỉ có 10 chậu mai và 8 cây mai đất cao khoảng 3m nên công việc cũng dễ dàng, đến hôm nay mùng 9 ÂL tháng 8 các nụ đã ra trở lại, tôi có đến thăm 1 số vườn mai, mai đã trỗ lát đác. Về lá mai, tháng này trở đi mưa nhiều, mưa cả ngày lẫn đêm là kẻ thù của cây mai, sẽ làm đọt mai nhỏ lại, cháy đầu lá non làm nụ mai mau phát triển. Cho nên, khi nghe có bão là tôi lấy nilong che mặt chậu lại, bão xong thì mở ra là an toàn, về nấm mốc, năm nay tôi chỉ dùng Aliett, 10 ngày xịt 1 lần thì thấy lá k bị cháy lốm đốm như mọi năm và thân cây k có rêu mốc, về thuốc trừ sâu, tôi dùng Reasgant có hoạt chất ABemectin xịt 7 ngày 1 lần. Còn phân bón lá thì như bác Mục dặn NPK 20-20-20. Đến thời điểm này thì thấy cây phát triển tốt, tôi dự định đến rằm tháng 8 ÂL tưới thuốc tuyến trùng Tervigo là ok.
 


Chia sẻ kinh nghiệm bản thân
Chúng ta đã bước qua giai đoạn 3 của quá trình chăm sóc mai, giai đoạn 1 từ đầu năm đến cuối tháng 4 AL là giai đoạn tạo tàng cho mai, giai đoạn 2 từ tháng 5 AL đến cuối tháng 7 là giai đoạn làm nụ cho mai. Giai đoạn 3 từ đầu tháng 8 ÂL đến cuối tháng 10ÂL là giai đoạn bảo vệ lá và nụ của mai.Theo kinh nghiệm của tôi, giai đoạn 3 là giai đoạn gian nan nhất, nấm mốc, tuyến trùng, thời tiết cùng tấn công cây mai. Về nụ mai, năm nay nghe bác Mục phân tích mưa trễ, nắng nóng, cây sẽ làm nụ sớm và trỗ sớm, chỉ những nụ ra vào tháng 8 ÂL là an toàn, nên rằm tháng 7 ÂL tôi đã cắt bỏ toàn bộ nụ của mấy cây mai đất và mai chậu, tôi chỉ có 10 chậu mai và 8 cây mai đất cao khoảng 3m nên công việc cũng dễ dàng, đến hôm nay mùng 9 ÂL tháng 8 các nụ đã ra trở lại, tôi có đến thăm 1 số vườn mai, mai đã trỗ lát đác. Về lá mai, tháng này trở đi mưa nhiều, mưa cả ngày lẫn đêm là kẻ thù của cây mai, sẽ làm đọt mai nhỏ lại, cháy đầu lá non làm nụ mai mau phát triển. Cho nên, khi nghe có bão là tôi lấy nilong che mặt chậu lại, bão xong thì mở ra là an toàn, về nấm mốc, năm nay tôi chỉ dùng Aliett, 10 ngày xịt 1 lần thì thấy lá k bị cháy lốm đốm như mọi năm và thân cây k có rêu mốc, về thuốc trừ sâu, tôi dùng Reasgant có hoạt chất ABemectin xịt 7 ngày 1 lần. Còn phân bón lá thì như bác Mục dặn NPK 20-20-20. Đến thời điểm này thì thấy cây phát triển tốt, tôi dự định đến rằm tháng 8 ÂL tưới thuốc tuyến trùng Tervigo là ok.
Tin vui cho các bác là đà nẵng đến quinhon bị cái xoáy thuận thôi (gió nhẹ lắm kịch kim cấp 6) còn cái cơn bão quốc tế thì không có khả năng vào biển đông mà đi về hưóng đài loan , nhật bản. Miền trung chỉ mưa thôi bác, đề phòng lũ quét nếu bác nào ở quãng ngải, bình định do mưa nhiều + thủy điện xã lủ. Chúc các bác cuối tuần zuizẻ và hạnh phúc
 
y9knRt.jpg

iEGCBqm.jpg

sYydYe.jpg

Moi các bác xem dum minh nụ thế này có vừa o? Cam on !!!
 
O sao! Ae dd ai cũng nhiệt huyết với mai hết , biet gì nói nấy o biết nói o biet ! Mong bác thong cam nếu bác co nhiệt huyet với cây mai mời bác mở lai trang 1-8 dd này đọc thắt mắc gì hỏi lai ae dd nhé !!! Chào ...
705 trang, quả là khủng ! Cám ơn Bác đã chỉ điểm :)
 
705 trang, quả là khủng ! Cám ơn Bác đã chỉ điểm :)
Từ từ đọc cũng thú vị lắm bác, tôi lúc rảnh rỗi cũng hay đọc đi đọc lại.. Nhưng trước mắt cứ .."Tóm tắt chăm sóc mai trong chậu" bác đọc 1 trang đầu tiên là đủ nắm những kiến thức căn bản nhất.. để chăm mai và .. chẳng cần "điểm phấn tô son" đã có thể.. "ngạo với nhân gian một tiếng cười" (trích thơ 'cảnh đoạn trường' của tác giả Thái Can trong tuyển 'thi nhân việt nam' bởi Hoài Thanh - Hoài Chân.)
 
Chia sẻ kinh nghiệm bản thân
Chúng ta đã bước qua giai đoạn 3 của quá trình chăm sóc mai, giai đoạn 1 từ đầu năm đến cuối tháng 4 AL là giai đoạn tạo tàng cho mai, giai đoạn 2 từ tháng 5 AL đến cuối tháng 7 là giai đoạn làm nụ cho mai. Giai đoạn 3 từ đầu tháng 8 ÂL đến cuối tháng 10ÂL là giai đoạn bảo vệ lá và nụ của mai.Theo kinh nghiệm của tôi, giai đoạn 3 là giai đoạn gian nan nhất, nấm mốc, tuyến trùng, thời tiết cùng tấn công cây mai. Về nụ mai, năm nay nghe bác Mục phân tích mưa trễ, nắng nóng, cây sẽ làm nụ sớm và trỗ sớm, chỉ những nụ ra vào tháng 8 ÂL là an toàn, nên rằm tháng 7 ÂL tôi đã cắt bỏ toàn bộ nụ của mấy cây mai đất và mai chậu, tôi chỉ có 10 chậu mai và 8 cây mai đất cao khoảng 3m nên công việc cũng dễ dàng, đến hôm nay mùng 9 ÂL tháng 8 các nụ đã ra trở lại, tôi có đến thăm 1 số vườn mai, mai đã trỗ lát đác. Về lá mai, tháng này trở đi mưa nhiều, mưa cả ngày lẫn đêm là kẻ thù của cây mai, sẽ làm đọt mai nhỏ lại, cháy đầu lá non làm nụ mai mau phát triển. Cho nên, khi nghe có bão là tôi lấy nilong che mặt chậu lại, bão xong thì mở ra là an toàn, về nấm mốc, năm nay tôi chỉ dùng Aliett, 10 ngày xịt 1 lần thì thấy lá k bị cháy lốm đốm như mọi năm và thân cây k có rêu mốc, về thuốc trừ sâu, tôi dùng Reasgant có hoạt chất ABemectin xịt 7 ngày 1 lần. Còn phân bón lá thì như bác Mục dặn NPK 20-20-20. Đến thời điểm này thì thấy cây phát triển tốt, tôi dự định đến rằm tháng 8 ÂL tưới thuốc tuyến trùng Tervigo là ok.
Sao o nghe bác nhắc đến phân gốc ! Mời bác trinh bày luôn cho!!!
 
Sao o nghe bác nhắc đến phân gốc ! Mời bác trinh bày luôn cho!!!
Phân loãng mà đi bác, mưa quá thì bón ít phân viên (có nghĩa là sài dynamic 1 nhúm bón gốc mà chả cần cũng được). Đừng hỏi cách sài phân loãng nhé kẻo anh em lại nổi giận vì trên diễn đàn bác Mục đã viết rất nhiều lần..
 

Ca
Phân loãng mà đi bác, mưa quá thì bón ít phân viên (có nghĩa là sài dynamic 1 nhúm bón gốc mà chả cần cũng được). Đừng hỏi cách sài phân loãng nhé kẻo anh em lại nổi giận vì trên diễn đàn bác Mục đã viết rất nhiều lần..
tat nhiên là những ae tham gia dd đều biet tuy nhiên có mot so ae mới biết hoặc những ae theo dõi dd mà o tham gia , bác đi gần cuối đường quẹo ngang sao ae biet đuôc ! Vào loi chia se mong bác thong cam chào thân ái !!!!
 
Bạn hoangmaidng nói đúng đó...nhưng bón góc tỉ lệ loãng 1 chúc cũng được, phải bón vào ngày có nắng, chắt chắn rằng 4 ngày sau cũng phải có nắng .Quan trọng chăm sóc lá. nắm móc .nhện đỏ và bọ trỉ ,phải bảo vệ tuyệt đối đợt lá tháng 7, ...Sao lại nhớ Bác Mục quá...!? nhớ cả Bác Bảy Chạp nửa....!? không biết nàng Mai của Bác Bảy sao rồi ?
 
Ca
tat nhiên là những ae tham gia dd đều biet tuy nhiên có mot so ae mới biết hoặc những ae theo dõi dd mà o tham gia , bác đi gần cuối đường quẹo ngang sao ae biet đuôc ! Vào loi chia se mong bác thong cam chào thân ái !!!!
Chính vì thế hôm qua tôi đã viết cứ trang 1 của chủ đề "tóm tắt chăm sóc mai trong chậu" mà luyện là ok ngay.
.. Tuy nhiên .. vắng bác Mục tự nhiên tôi mất cả hứng thú viết bài, vào dđ chủ yếu đọc lại các bài viết cũ của bác, càng đọc càng thấm và .. nhớ bác..

Đoạn dưới đây là bài viết của bác Mục trong trang 1 của diễn đàn "tóm tắt chăm sóc mai trong chậu":
Chăm sóc mai tháng 7al đến đầu tháng 10al

Tháng 7 là bước vào thu. nụ đã kết xong, 1 số nụ đã lớn do kết từ tháng 4 hoặc 5, những nụ này có thể nở...nếu vài ngày nắng to đất khô rang bất chợt 1 cơn mưa đến cây no nước mưa là 1 số nụ sẽ nở..
bạn nên ngắt bỏ nụ sắp nở đi...cây mạnh sẽ kết nụ khác
Nhớ thêm phân bón loãng cho cây vào 1 buổi sáng mà chắc chắn hôm ấy sẽ nắng to

Chớ bao giờ thêm phân khi thấy buổi sáng âm u..vì không nắng cây không hấp thụ phân..vì lá không quang hợp

Tháng 7 đa số lá đã già..thêm phân để chuẩn bị cho cây phóng 1 đợt ra đọt rất mạnh mẽ..lá non ra rất nhiều, các lá ra từ tháng 7 này sẽ là bộ lá chủ lực để nuôi cây và giữ nụ đến cuối năm
Vì các lá ra từ tháng 3..4 lúc vào tháng 11 sẽ rụng hết vì quá già

Cây nào không ra được đợt lá mạnh mẽ tháng 7 cây đó có nguy cơ nở sớm vì cuối năm lá sẽ tự rụng do quá già ( nhất là năm nhuần)

Phải phun thuốc định kì để đề phòng nhện đỏ làm lá già nhanh

Hoạt chất Abamectin..là thuốc sinh học tốt ít độc với người mà hiệu quả cao với bọ trĩ nhện đỏ và các loại sâu rệp khác

Phun thuốc ngừa nấm bịnh cũng định kì

Chăm sóc mai tháng 10 al đến đầu tháng chạp

Đầu tháng 10 nhớ tưới hoặc rải thuốc ngừa diệt tuyến trùng ( lần cuối cùng)
Diệt tuyến trùng lần 1 lúc sau tết
Lần 2 lúc tháng 5 và lần cuối cùng lúc tháng 10


Tháng 10 tát cả nụ đã to rồi...toàn bộ lá cũng đang già

Phân bón cho các tháng cuối năm này là để duy trì sự sống cho cây mà không cần phải tích trữ thêm..
Vì nếu bón đủ phân như bình thường...cây sẽ tích trữ thêm, rất sung sức và tự nở hoa hết

Nhưng nếu thiếu phân cây sẽ tự rút năng lượng dự trữ để duy trì sự sống.. chống nóng lạnh v..v...kho dự trữ cạn dần...tết sẽ không còn năng lượng để nở hoa..hoặc nở xong cây sẽ chết hoặc suy thành èo luột luôn

Vì thế vẫn phải bón phân từ tháng 10 đến đầu tháng chạp nhưng phải giảm 1 nửa

Cụ thể :
Trong 1mét khối nước ( 1.000 lít) có :
600gram dynamic
300 gram NPK 9 16-16-8
Và tưới phân 15 này 1 lần

Phân bón lá tùy tình hình mà xử dụng...nếu lá non nhiều quá.thì phun 20-20-20
Nếu lá già quá thì dùng 30-10-10 pha loãng gấp 5 lần liều bình thường và phun mỗi ngày 2 lần lúc sáng sớm và lúc chiều tối
Phun 5 ngày liên tục lá già sẽ xanh lại..nếu giảm nắng cho cây tác dụng trẻ hóa lá già còn nhanh hơn nữa đấy
10 đến 15 ngày 1 lần nhớ phun thêm bo + can xi...hoa tết sẽ nở đẹp

Cẩn thận các tháng cuối năm trời lành lạnh không khí sẽ rất khô
Đất bốc hơi nước nhanh do độ ẩm thấp...sáng tưới đẫm chiều có thể đất khô héo lá luôn.
Lá già mà héo khi tưới lại lá sẽ tươi lên rồi sau đó vàng rụng hết

Vì thế phải tưới cả sáng lẫn chiều...đất luôn ẩm sẽ không làm héo lá và mai không bị nở nhiều nếu có mưa... bất tử

Khi thấy trời muốn mưa thì tưới đẫm chậu và ướt hết bộ lá...như thế sẽ hạn chế được cây rút no nước mưa..vì cây no nước mưa sẽ nở hoa đấy,,và có thể nở hết sạch luôn

Sau khi mưa tạnh...phun nước máy để rửa nước mưa cũng sẽ hạn chế được nở hoa...

Đầu tháng chạp...cho cây 1 lần phân loãng 1 nửa như trên...từ đây ngưng phân hoàn toàn...cho đến ngày lặt lá
 
Về phân bón gốc, bác Mục nói rằng: cây mai phải có phân chuồng ủ thì cây mới tốt được và phải được bổ sung thêm bằng phân loãng dynamic và NPK. Từ rằm tháng giêng thì tôi ủ phân chuồng, gồm có 3 bao phân cút, 3 bao trấu sống, 5kg phân lân và 1 bịch nấm tricoderma Điền Trang, tôi trộn phân cút, trấu sống, phân lân cho đều, bỏ bịch nấm tricoderma vào thùng nước 20l quậy cho đều rồi tưới lên đống ủ, trộn đóng ủ sao cho khi bốc bằng tay thì trấu rịn ra nước là được, sau đó cho đống ủ vào tấm bạc rồi phủ kín và để trong mát, khoảng 20 ngày sau thì cho thêm 1 lần tricoderma nữa, làm giống như lần đầu. Sau 4 tháng thì sử dụng được. Tôi chia làm 3 lần, lần thứ nhất vào tháng giêng sau khi tỉa tàng cho cây hoặc khi thay đất tôi lấy 50% trấu ủ trộn với 50%đất mới thì thấy chậu thoát nước cũng tốt, vì ở thành phố tôi không hun trấu được, lần thứ 2 vào đầu tháng 6 ÂL, tôi lấy phân cũ ra khỏi chậu, cào cho đứt rễ rồi cho phân ủ mới vào, lần thứ 3 vào lúc nhặt lá xong chỉ cần ít thôi để cho cây có sức nuôi bông. Ngoài phân chuồng ủ, tôi còn làm phân cá, tôi lấy 10kg cá lau kiếng trộn với 1 bịch phân hủy hầm cầu, cho tất cả vào bình nước lọc có vòi, đậy nấp lại và bịch kín bằng bao nilong , 1 tháng sau thì trộn thêm 1 bịch phân loãng hầm cầu với nước rồi đổ vào cho đầy bình, sau 8 tháng thì sử dụng được, mỗi lần tưới phân loãng thì cứ 20l phân loãng tôi cho 1 chai nước suối phân cá. Lưu ý, nên tưới vào lúc nữa đêm vì cái mùi đặt trưng của phân cá và phân cá chỉ tưới trong giai đoạn 1, bản thân tôi k dám tưới phân cá lên lá vì sự phát tán mùi của nó trong không khí, còn tưới vào chậu thì không sao.
 
tat nhiên là những ae tham gia dd đều biet tuy nhiên có mot so ae mới biết hoặc những ae theo dõi dd mà o tham gia , bác đi gần cuối đường quẹo ngang sao ae biet đuôc ! Vào loi chia se mong bác thong cam chào thân ái !!!!
Về phân bón gốc, bác Mục nói rằng: cây mai phải có phân chuồng ủ thì cây mới tốt được và phải được bổ sung thêm bằng phân loãng dynamic và NPK. Từ rằm tháng giêng thì tôi ủ phân chuồng, gồm có 3 bao phân cút, 3 bao trấu sống, 5kg phân lân và 1 bịch nấm tricoderma Điền Trang, tôi trộn phân cút, trấu sống, phân lân cho đều, bỏ bịch nấm tricoderma vào thùng nước 20l quậy cho đều rồi tưới lên đống ủ, trộn đóng ủ sao cho khi bốc bằng tay thì trấu rịn ra nước là được, sau đó cho đống ủ vào tấm bạc rồi phủ kín và để trong mát, khoảng 20 ngày sau thì cho thêm 1 lần tricoderma nữa, làm giống như lần đầu. Sau 4 tháng thì sử dụng được. Tôi chia làm 3 lần, lần thứ nhất vào tháng giêng sau khi tỉa tàng cho cây hoặc khi thay đất tôi lấy 50% trấu ủ trộn với 50%đất mới thì thấy chậu thoát nước cũng tốt, vì ở thành phố tôi không hun trấu được, lần thứ 2 vào đầu tháng 6 ÂL, tôi lấy phân cũ ra khỏi chậu, cào cho đứt rễ rồi cho phân ủ mới vào, lần thứ 3 vào lúc nhặt lá xong chỉ cần ít thôi để cho cây có sức nuôi bông. Ngoài phân chuồng ủ, tôi còn làm phân cá, tôi lấy 10kg cá lau kiếng trộn với 1 bịch phân hủy hầm cầu, cho tất cả vào bình nước lọc có vòi, đậy nấp lại và bịch kín bằng bao nilong , 1 tháng sau thì trộn thêm 1 bịch phân loãng hầm cầu với nước rồi đổ vào cho đầy bình, sau 8 tháng thì sử dụng được, mỗi lần tưới phân loãng thì cứ 20l phân loãng tôi cho 1 chai nước suối phân cá. Lưu ý, nên tưới vào lúc nữa đêm vì cái mùi đặt trưng của phân cá và phân cá chỉ tưới trong giai đoạn 1, bản thân tôi k dám tưới phân cá lên lá vì sự phát tán mùi của nó trong không khí, còn tưới vào chậu thì không sao.
Đúng là bác dinh cong hoang chăm mai bài bản hết sức ,chắc mai bác pai sung lắm đây !!! Bác ở đầu ạ?bac được nhiều mai o?bac úp vài tấm hình cho ae dd xem , toi đoán mai phải tốt lắm ! Bất kì ai cham mai đúng theo bác mục huong dan chắc ăn phai tốt ....
 
Các bác miền trung ơi..!!

Chuẩn bị có bảo số 4 vào biển đông,có tên gọi quốc tế là Rai
... khả năng ảnh hưởng trực tiếp từ Quảng Trị đến Quãng Ngãi .Các bác nào có kinh nghiệm gì trong phòng chống bảo cho các em mai thì góp ý cho nhau để phòng cây ngả và rụng lá do gió mạnh thì sau bảo hoa sẻ nở đó...
Bác nói đúng, giờ này em mới rảnh rỗi 1 chút để nghiên cứu về thời tiết 1 cách chi tiết..
Tin vui cho các bác là đà nẵng đến quinhon bị cái xoáy thuận thôi (gió nhẹ lắm kịch kim cấp 6)
Cái xoáy thuận (theo quan điểm của em) đúng như bác đã nói mang tên quốc tế là Rai và ..có thể mạnh lên thành bão số 4 và sức gió cỡ cấp 7-8 thôi.. còn cái cơn bão quốc tế mà em đã đề cập hôm trước dự báo vào đai loan có tên là Meranti
còn cái cơn bão quốc tế thì không có khả năng vào biển đông mà đi về hưóng đài loan , nhật bản
thì hiện đã mạnh cấp 15 giật 16-17 nhưng khi vào Đài Loan và tỉnh Phuc Kiến (Trung Quốc) thì chắc giật khoảng cấp 15, 16 thôi... và hoàn toàn có thể vào biển Đông (xác xuất cực thấp) .. nhưng vẫn có thể xảy ra.
Tuy nhiên về lượng mưa tại miền trung thì em giữ nguyên quan điểm đã dự báo như cũ ạ..nên bác nào có nhiều mai lưu tâm việc che chắn và phòng úng rễ nhé... khỏang 2 ngyaf nữa mưa sẽ trút nước đó.
P/S cả buổi tối nay em đọc trên facebook caymaisach nên bài này cũng định viết luôn bên đó nhưng vì tính liên thông va theo trật tự logic nên em vẫn để bài này bên này nhưng sợ nhiều bác ít vào diễn đàn này nên em xin phép copy bài này qua facebook caymaisach để những ai quan tâm có thông tin tham khảo.
Trân trọng
Hôm nay nhân tiện theo đuôi bác Bingngoc dng viết về khả năng có bão số 4 (RAI theo quốc tế - dù theo em thì nó đúng ra chỉ là một vùng thấp mạnh lên thành áp thấp gây mưa lơn thôi..) làm em nhớ lại về cơn bão số 3 mà đã em đã viêt chỗ bác giang thang (Hà Nội) là không lớn lắm.. . Cái xoáy thuận này (khả năng là bão số 4) nó cũng có vùng ảnh hưởng rất rộng từ Quảng Bình tới Qui Nhơn .. gần giống như bão số 3 (từ Quảng Ninh - Thanh Hóa) nhưng khó có thể mạnh lên được..
Tuy nhiên câu chuyện muốn hầu các bác nhân dịp cuối tuần là lại về 1 bài báo mà em tức anh ách, các bác tham khảo link dưới đây nhé:
http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/su-im-lang-cua-bao-3456715.html
Tại sao tôi bảo là tức anh ách? các bác cứ đọc rồi sẽ thấy, tôi chỉ xin copy câu này : "Chiều 18/8, một dải biển Bắc Bộ không thấy bão đâu. Tôi lại cho anh em chạy xuyên từ Ninh Bình tới Đồ Sơn đón gió. Nhưng vẫn không có bão. thì ra nó vào Hà Nội" Các bác để ý những chữ em bôi đậm và in nghiêng nguyên văn lời của một nhà báo tự giới thiệu là : "Tôi phụ trách một phần nội dung của kênh truyền hình duy nhất tại nước ta về thiên tai và thời tiết"
Các bác có nhận thấy sự ngu ngôc trong cách suy luận của nhà báo Lại Trọng Tình chưa? bão không thấy trên cả dãi biển Bác Bộ thì tự nhiện nó "nhảy dù vào Hà Nội" à?
hôm nay hơi có tâm sự dịnh viết thêm nữa nhưng ngại va chạm nên .. thôi. Nhưng dù sao vẫn chưa thỏa mãn với câu nói thể hiện đầy đủ sự "thông minh" của một ngườiquyền to chức trọng: "Dù sao tôi cũng là một biên tập viên của kênh truyền hình chuyên biệt về thiên tai, hiểm họa, tức là chịu trách nhiệm truyền tải thông tin về bão đến cho mọi nhà"??? nhưng ngu ngốc đến mức hỏi cậu nhân viên tổ chức sản xuất bão có to không mà không biết đường vào các trang web của Hải quân Mỹ, Hongkong, Nhật .. để mà tự tham khảo..
Thôi xin các bác em dừng bút ạ kẻo hăng tiết vịt lên viết tùm lum ngại lắm.
P/S: Cám ơn bác Bingngoc dng, cái linhk của bác về giọng ca Khánh Ly làm em mê mệt mấy ngày nay vì nhờ đó em tìm thêm được rất nhiều bản cũ.. thay thế cho thói quen của em là nghe tiếng guitar của Francis Goya và Richard Clayderman mỗi khi lòng .. vô định
 
Các cao nhân cho e hỏi, e vẫn bón phân loãng vào sáng sớm những hôm không có mưa và đều đặn xịt 20-20-20 nhưng sao ko thấy lá ra đọt non mới? chỉ duy nhất có một cây bị nên e tính để thí nó luôn, muốn nở sao thì nở để đầu năm tới tỉa tàn lại cho khít nhưng không đành đoạn nhẫn tâm làm vậy hic. Có nên chăng pha 30-10-10 liều lượng loãng phun lên không? E xin cảm ơn trước
 
Các bác miền trung ơi..!!

Chuẩn bị có bảo số 4 vào biển đông,có tên gọi quốc tế là Rai
... khả năng ảnh hưởng trực tiếp từ Quảng Trị đến Quãng Ngãi .Các bác nào có kinh nghiệm gì trong phòng chống bảo cho các em mai thì góp ý cho nhau để phòng cây ngả và rụng lá do gió mạnh thì sau bảo hoa sẻ nở đó...
để nó đứng hiên ngang thì gió làm hư lá, chằng chống kiểu gì thì cũng có có khả năng lật chậu. Chi bằng trước khi nó zô mình lật chậu cho nằm xuống là giải quyết được 2 cái hoạ: ngã chậu với lực quán tính and giảm sức gió quật làm tơi lá.
 
để nó đứng hiên ngang thì gió làm hư lá, chằng chống kiểu gì thì cũng có có khả năng lật chậu. Chi bằng trước khi nó zô mình lật chậu cho nằm xuống là giải quyết được 2 cái hoạ: ngã chậu với lực quán tính and giảm sức gió quật làm tơi lá.
Ý rất hay! Nhưng chỉ áp dụng cho cay nhỏ,và vừa,còn cay to sao hả bác???

5UqnQr.jpg


nNjO2UM.jpg

Hình 1:thang gieng Hình 2 :thang 8 hiện tại
 
Last edited by a moderator:
Ý rất hay! Nhưng chỉ áp dụng cho cay nhỏ,và vừa,còn cay to sao hả bác???

5UqnQr.jpg


nNjO2UM.jpg

Hình 1:thang gieng Hình 2 :thang 8 hiện tại
bác có cây mai khủng quá. đẹp nữa. cây như của bác mình dùng hết sức xô thì cũng ko lật nỗi cái chậu chứ gì đến bão, xét lực tác động kiểu gì lên tán lá cũng ko ảnh hưởng làm đổ chậu, vậy chỉ còn hư lá với lỏng gốc (Nếu mới trồng), tự thân cây mai cành nhánh đã mảnh khảnh, mềm theo chiều gió nên ko ảnh hưởng, bác nào ở gần biển từng thấy rừng mai trắng chắt hiểu rõ cái gió biển miền trung, hoạ có hư là do va đập giữa cây này với cây khác hoặc các lá xung quanh. cách thứ nhất: dùng bao nilon trùm tán lá, chịu khó làm từng chi cành, ko nên trùm phát hết cả cây, càng nhỏ càng ít tạo lực lên gốc, cách này chỉ áp dụng cây quý số ít, tui đã áp dụng, chỉ có được 3 cây để ăn nói nên sợ. cách 2: vườn bạn tui đã làm cho gần mấy chục gốc bự là để tự nhiên, ko làm gì, chỉ kiểm tra, gia cố mặt đế cho vững. Cảm ơn bác đã cho xem cây mai.
 
@hoangmaidng

hàng năm đến mùa mưa bão mình hay vào mạng tìm đọc thông tin mới về thời tiết ,tự nhiên đâm mê luôn...

..nuế các bác có theo dỏi trang trung tâm khí tượng thuỷ văn TƯ sẻ thấy cái ngộ của mấy ổng :
...Tin không khí lạnh...
bộ phận không khí lạnh thông báo.....không khí lạnh đang di chuyển.......
là sao..?mới đọc thấy ngợ ngợ thế nào ấy ,,không khí lạnh đó có bộ phận nào mà biết thông báo sao.., Các bác nghỉ thế nào về câu ấy...

Vậy Đà nẵng -Quãng nam sẻ bị áp thấp nhiệt đới rồi đó,có khả năng mạnh thành bão nhưng cơn bão sẻ không mạnh lắm phải không bác Hoangmai dng ..

...nhớ cơn bão năm nào đấy vào tháng 9 al lúc này mai đả có nụ lớn, mình không biết gì cứ để mai ngoài trời ,bão vào lá rụng hết chỉ còn vài lá non cây trông xơ xác ,10ngày sau nụ bắt đầu bung rồi nở rộ ,đến tết chỉ còn lá non không còn nụ để nở..không có mai chơi tết phải đi mua em khác..

Cái chống bão cho mai là chống rụng hư lá mai do bão

Nên bây giờ mình hay hỏi ae dđ về cách phòng chống bão cho các em mai để khỏi uổn công chăm cả năm trời...
theo ý mình nếu gặp bão mình phải đưa các em mai nhỏ vào chổ kín gió ,vì gió bão sẻ làm rụng hết lá già cây không giữ nụ nổi, còn với cây lớn thì sao di chuyển khó thì sao ,với cây lớn mình có thể dùng lưới lan loại thưa bao trùm cả cây rồi cột chặt sao đừng cho gảy nhánh sau đó dùng 3 cây tre chống cột sao cho cây khỏi ngã ,như vậy sẻ hạn chế gió bão làm rụng lá và cây cũng không gãy cành hay đổ ngả.Ý này mình lấy từ cách chống bão của các công ty nhà máy lớn có cửa gương nhiều.khi bão họ dùng lưới lổ 2cm găng quanh tường rào cao 4m vậy mà CT họ không hề bị hư hại gì vì lưới sẻ làm giảm sức gió khi đi qua lưới và cái hàng rào lưới ấy cũng khó ngả hơn .Các bác nào ý gì thì xin góp cho...
 
Sáng nay, ngồi uống cafe ngắm mấy cây mai chợt nhớ lại bài giảng hôm qua ở nhà thờ, đại khái như thế này: ông nọ có người con ăn chơi đàng điếm, sau khi có một số tiền người cha chia gia tài, người con bỏ xứ ra đi, ăn chơi lêu lỏng, đến khi hết tiền anh ta không dám trở về nhà mà làm công cho người ta,bị thiếu ăn, thậm chí anh ta thèm cám của heo ăn mà cũng không có, vất vả, khốn khổ, anh ta quyết định quay về xin lỗi cha. Người cha mừng lắm khi thấy anh trở về dù anh lếch thếch như ăn mày. Khi mở đầu bài giảng, ông cha nhà thờ kể một câu chuyện của hai cha con khi đi qua chiếc cầu khỉ. Người con đòi nắm lấy tay cha nhưng người cha nói rằng hãy để cha nắm lấy tay con vì khi gặp khó khăn, hoảng loạn con sẽ buông tay, còn đối với cha, dù có chết cha vẫn giữ tay con, bảo vệ con đến cùng. Mấy hôm nay, ông thầy nghỉ dạy nên anh em tụi tôi cũng được thư giản mấy bữa. Từ ngày học làm theo cách của ổng, vất vả, mệt lắm, có người nói tôi bị khùng, bị mát dây thần kinh, điển hình là vợ tôi chứ ai. Cô ta nói "có ai đời chăm sóc cả năm trời mà mới mùng 6 mùng 7 tết đã đem cây ra cắt trụi lủi, bông còn nhiều quá trời thấy mà xót" "mấy cây mai đất bông nở tung trời chỉ được mấy bữa là cắt sạch còn le que mấy nhánh, lại còn leo lên cây dùng bàn chải chà rửa nữa chứ" " lá mới ra mấy cái mà đã bấm đọt" "mong cho nụ ra nhiều rồi lấy kéo bấm sạch" "trời mua tầm tã, nước đầy chậu mà vẫn ra tưới cây"...Công việc chăm sóc mai nhiều lắm: ủ phân, thay đất, xoay chậu, bấm lá, bấm nụ, tỉa cành, uốn cây...vất vả thiệt, nhưng bù lại cái cảm giác thanh thản tuyệt vời khi buổi sáng uống ly cafe, hút điếu thuốc nhìn mấy em mai đầu năm đua nhau bung lá non, giữa năm là màu xanh tươi mát, sum suê cành lá và cuối năm là màu vàng rực rỡ xen lẫn màu xanh của mấy trái đào tiên, màu đỏ của hoa sứ, hoa huệ, sống đời, ai đi ngang qua cũng dừng chân lại ngỡ ngàng. Tôi thường nói với vợ tôi " thằng khùng của em đó"
 


Back
Top