Cây cảnh hải đăng

  • Thread starter hoahongvang
  • Ngày gửi
Hạt giống bầu hồ lô, củ cải đỏ:
Agriviet.Com-2013-02-28_19.47.21.jpg

Agriviet.Com-2013-02-28_19.46.55.jpg
 


Agriviet.Com-2013-01-27_11.25.56.jpg


--------

hạt giống hoa thược dược lùn,hướng dương lùn:
Agriviet.Com-2013-03-03_18.55.21.jpg

Agriviet.Com-2013-03-03_18.55.37.jpg
 
Last edited by a moderator:
Vị thuốc cỏ sữa

Cỏ sữa lá lớn có tên khoa học là Euphoria hirta L. thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Là loại cỏ mọc hàng năm, thân mảnh, mọc đứng cao khoảng 40cm có màu đỏ nhạt, có phủ lông màu vàng nhạt. Lá màu xanh hoặc đỏ, hình mác, dài khoảng 2-3 cm, rộng 5-15 mm, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa nhỏ, màu trắng đỏ nhạt. Quả màu nâu nhạt.
Cỏ sữa lá nhỏ có tên khoa học Euphorbia thymifolia Burm, thuộc họ thầu dầu, thường được dùng toàn cây làm thuốc. Cây mọc lan trên mặt đất, thân cành có màu tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc thon dài, dài nhất khoảng 7 mm, lá hơi khía tai bèo. Cả hai loại cỏ sữa nói trên mọc hoang khắp nơi và được dùng để chữa bệnh, nhất là bệnh lỵ.

Cỏ sữa thu hái về mùa hè, rửa sạch, phơi khô để dùng dần làm thuốc. Sở dĩ gọi là “cỏ sữa” bởi vì khi bẻ ngang thân chỗ nào cũng tiết ra một chất nhựa mủ màu trắng đục như sữa. Theo đông y, cỏ sữa có vị hơi đắng, chua, tính mát, hơi có độc, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, giải độc, chống ngứa, thông sữa. Toàn cây đều được dùng làm thuốc.
Người ta dùng lá cây cỏ sữa để cầm máu và điều trị các trường hợp rối loạn đường tiêu hóa, giúp hạ sốt và làm mát cơ thể. Cỏ sữa giúp làm mềm da và làm giảm kích ứng các màng nhày trong cơ thể. Cỏ sữa còn có tác dụng xổ nhẹ. Sau đây là những bài thuốc từ cỏ sữa:
- Chữa nứt môi hoặc viêm lưỡi: Lấy dịch mủ của cây cỏ sữa lá lớn bôi lên môi giúp mau lành các vết nứt nẻ môi.
- Chữa viêm loét, mụn nhọt ngoài da: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ, giã nát đắp lên chỗ tổn thương.
 
Vị thuốc cỏ sữa

Cỏ sữa lá lớn có tên khoa học là Euphoria hirta L. thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Là loại cỏ mọc hàng năm, thân mảnh, mọc đứng cao khoảng 40cm có màu đỏ nhạt, có phủ lông màu vàng nhạt. Lá màu xanh hoặc đỏ, hình mác, dài khoảng 2-3 cm, rộng 5-15 mm, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa nhỏ, màu trắng đỏ nhạt. Quả màu nâu nhạt.
Cỏ sữa lá nhỏ có tên khoa học Euphorbia thymifolia Burm, thuộc họ thầu dầu, thường được dùng toàn cây làm thuốc. Cây mọc lan trên mặt đất, thân cành có màu tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc thon dài, dài nhất khoảng 7 mm, lá hơi khía tai bèo. Cả hai loại cỏ sữa nói trên mọc hoang khắp nơi và được dùng để chữa bệnh, nhất là bệnh lỵ.

Cỏ sữa thu hái về mùa hè, rửa sạch, phơi khô để dùng dần làm thuốc. Sở dĩ gọi là “cỏ sữa” bởi vì khi bẻ ngang thân chỗ nào cũng tiết ra một chất nhựa mủ màu trắng đục như sữa. Theo đông y, cỏ sữa có vị hơi đắng, chua, tính mát, hơi có độc, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, giải độc, chống ngứa, thông sữa. Toàn cây đều được dùng làm thuốc.
Người ta dùng lá cây cỏ sữa để cầm máu và điều trị các trường hợp rối loạn đường tiêu hóa, giúp hạ sốt và làm mát cơ thể. Cỏ sữa giúp làm mềm da và làm giảm kích ứng các màng nhày trong cơ thể. Cỏ sữa còn có tác dụng xổ nhẹ. Sau đây là những bài thuốc từ cỏ sữa:
- Chữa nứt môi hoặc viêm lưỡi: Lấy dịch mủ của cây cỏ sữa lá lớn bôi lên môi giúp mau lành các vết nứt nẻ môi.
- Chữa viêm loét, mụn nhọt ngoài da: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ, giã nát đắp lên chỗ tổn thương.
- Cầm tiêu chảy: Lấy khoảng 12gr thân lá cỏ sữa lá lớn nghiền hoặc xay chung với ít nước uống vào sẽ giúp cầm tiêu chảy và lỵ.
- Chữa các bệnh nhiễm trùng da: Lấy cây cỏ sữa lá lớn phơi khô nghiền thành bột trộn thành khối nhão sau đó đắp lên vết thương hay vết bỏng.
- Chữa lỵ: Cỏ sữa lá to phối hợp với hoàng đằng, nấu thành cao lỏng để uống.
- Chữa viêm da mẩn ngứa: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ giã nát, xoa xát hay nấu nước tắm rửa.
- Chữa ho hen: Cỏ sữa lá to 10 g, lá cây bồng bồng 3 lá, lá dâu 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa lòi dom chảy máu: Cỏ sữa lá nhỏ tươi 80-100 g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Có thể dùng cây khô sắc uống.
- Chữa thiếu sữa: Cỏ sữa tươi 100g, hạt cây gạo 40g, hai thứ sắc kỹ, lấy nước nấu cháo gạo ăn.
- Chữa lỵ: Cỏ sữa lá nhỏ 20-50 g (ở người lớn có thể dùng tới 100-150 g). Sắc uống ngày một thang. Hoặc cỏ sữa lá nhỏ 30 g, rau sam 30 g, sắc uống ngày một thang.
Chú ý: Cỏ sữa có độc nhẹ nên tránh dùng các loại cỏ sữa ở liều cao vì có thể gây kích ứng dạ dày và gây nôn mửa, nên uống cùng lúc khi ăn. Ngoài ra, chất “nhựa mủ” gây độc đối với cá và chuột.

--------

Cây mạch mộ, cây lá hẹ:
4f49a7090cb4d343db2ef57da0b094c0_53797568.201303080513421.jpg
[/url] [/IMG]
 

Last edited by a moderator:
CÂY HOA HIÊN:
Cây có nguồn gốc từ châu Âu hay Nhật Bản, nay được trồng rộng rãi ở vùng núi để làm cảnh và làm rau ăn. Cây thân cỏ, mọc bụi dày, sống lâu năm. Lá xếp 2 dãy trên một mặt phẳng, dài 40/50cm, rộng 0.5 - 1cm, màu xanh bóng, mềm uốn cong ra. Cụm hoa trên cuống chung dài hơn lá, thẳng, cứng, màu xanh bóng. Hoa lớn tập trung thành tán, màu vàng, gốc hơi hợp thành ống, trên chia 6 thùy thon dài, có hương thơm mát. Nhị thò ra ngoài bao hoa. Mùa hoa tháng 5 - 7. Cây mọc khỏe, đẻ nhánh dày có thể trồng bằng tách bụi có đủ rễ và chồi mầm. Cây ưa khí hậu mát lạnh, ẩm ướt, nhưng đủ nắng. Đất trồng cần làm kỹ bón lót đầy đủ. Cây trồng ở chậu bày dọc lối đi hay nơi hàng hiên rất đẹp.
 
sÂM ĐẤT

Cây vừa có tác dụng chữa bệnh và vừa là thực phẩm ( nấu canh ) nấu canh rất ngon . Đặc biệt cây phát triển rất nhanh và có hoa đẹp


Sâm đất, Sâm nam, Sâm rừng, Sâm quy bầu - Boerhavia diffusa L. (B. repens L.), thuộc họ Hoa phấn - Nyctaginaceae.

Mô tả: Cỏ nằm rồi đứng, sống dai. Rễ mập, hình thoi. Thân mọc toả ra sát đất, màu đỏ nhạt. Lá mọc đối, có cuống, phiến xoan tròn dài hay hình bánh bò, mép lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng lục. Cụm hoa chùm mang xim 3 hoa không cuống. Các nhánh hoa có nhiều lông tròn dính vào quần áo. Hoa màu đỏ tía, có 1-2 nhị. Quả hình trụ, phồng ở đầu, có lông dính.

Ra hoa kết quả quanh năm, chủ yếu tháng 4-6.

Bộ phận dùng: Rễ và lá - Radix et Folium Boerhaviae Diffusae.

Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, ở vườn, sân, bờ đường hay bãi cỏ... Thu hái rễ, lá quanh năm, đào rễ (tốt nhất vào mùa thu) và rửa sạch, phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học: Trong rễ có 0,01% một chất alcaloid có hoạt tính là punarnavine; alcaloid tổng số trong rễ là 0,04%; còn có một chất thơm, tinh bột, chất gôm, một chất dầu bay hơi, nitrat kalium.

Tính vị, tác dụng: Rễ có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm long đờm, làm tăng lượng nước tiểu, nhưng với liều cao, có thể gây nôn mửa và làm ra nhiều mồ hôi. Nó có tác dụng vào hệ thần kinh như một tác nhân chống co giật. Lá có tác dụng hoạt huyết, giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng chữa hen suyễn, đau dạ dày, phù thũng, thiếu máu, vàng da, cổ trướng, phù toàn thân, tiểu ít, táo bón thường xuyên, các bệnh về gan và lá lách; còn dùng trị viêm nhiễm bên trong và trị nọc độc rắn. Lá được dùng trị sang độc.

Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có thể tán bột uống. Có thể pha uống như trà (10g trong 1 lít nước sôi) nếu pha rượu thì chỉ dùng liều 2-5g bột rễ trong 1 ngày.
 
HOA ĐỖ QUYÊN:
Cách chăm sóc hoa đỗ quyên

Đỗ quyên là loài hoa có màu sắc đa dạng, được nhiều người ưa chuộng và mua về làm cây cảnh. Hiện đỗ quyên là quốc hoa của Nepal.
> Kỹ thuật trồng cây

Trong bài viết gửi VnExpress về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên, độc giả Hùng Tân cho biết, để nhân giống hoa đỗ quyên người ta thường dùng các phương pháp giâm cành, gieo hạt và chiết. Đối với giâm cành có thể tiến hành vào tháng 5 hoặc tháng 10, chiết vào tháng 4 - 5, còn gieo hạt thì vào vụ xuân. Phương pháp giâm và chiết thì nhanh cho cây thành phẩm hơn so với gieo hạt

Kỹ thuật làm đất

Đất trồng hoa đỗ quyên phải đảm bảo đủ các yếu tố sau: Đất tơi xốp, thoát nước, thông thoáng gió, nhiều mùn, đủ phân bón. Độ pH khoảng từ 4 – 5 là phù hợp nhất.

Cách pha trộn đất trồng hoa đỗ quyên: Lấy 2 phần đất mặt trên núi phong hoá + 1 phần lá rụng + 1 phần phân động vật ăn cỏ, trộn ủ 1 năm. Ngoài ra cũng có thể trộn theo công thức: 3 phần đất tầng mặt + 3 phần phân ngựa + 3 phần lá mục + 1 phần nước giải, trộn đều, phân thành lớp, ủ trong 1 – 2 năm. Chú ý, phải để phân ủ trong nhà có mái che để giảm độ phì do nắng mưa, trước khi dùng thì phải loại bỏ tạp chất.

Kỹ thuật chăm sóc

Kỹ thuật thay chậu: Thay chậu với hoa đỗ quyên là việc làm cần thiết. Cây hoa đỗ quyên cần được thay chậu trong các trường hợp sau: Chuyển cây từ ngoài đất vào chậu. Thứ hai là cây con lớn, bộ rễ đầy chậu đáy chậu có rễ ra ngoài. Cũng cần phải thay chậu sau khi trồng cây 2-3 năm, dinh dưỡng trong chậu đã hết. Có thể tiến hành thay chậu vào vụ xuân hoặc vụ thu (trước khi hoa đã tàn hoặc trước khi cây vào nụ). Khi thay chậu người chăm sóc nên chọn loại chậu có chất liệu và kích thước phù hợp với tuổi cây. Khi thay chậu chú ý bỏ hết đất cũ, cắt bỏ rễ xấu. Sau khi thay chậu cần tưới đẫm nước, nếu thay vào vụ thì cần chú ý giữ ẩm cho cây trong vụ đông.

Kỹ thuật tưới nước: Cây đỗ quyên có bộ rễ rất mạnh nên nó rất sợ hạn và không chịu ngập úng lâu. Nếu hạn hoặc úng quá đều khiến cây sinh trưởng, phát triển kém, lá vàng, hoa rủ. Chính vì vậy, cần căn cứ vào điều kiện thời tiết để có chế độ tưới cho phù hợp. Thời gian tưới tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Vào thời kỳ cây sinh trưởng, ra nụ, hoa cần tưới nước nhiều hơn. Trong những ngày trời hanh khô cần phun nước nhiều xung quanh lá, hoa, chậu và mặt đất để tăng độ ẩm không khí.

Nước dùng tưới cho đỗ quyên tốt nhất là nước tự nhiên, rồi nước sông, ao hồ và cuối cùng là nước máy. Để tăng độ chua cho nước tưới ta có thể cho thêm sunfat sắt hoặc cho thêm dấm ăn.

Kỹ thuật bón phân: Đỗ quyên không phải loại cây phàm ăn, vì vậy cần chú ý khi bón phân. Nếu bón nhiều phân, bón phân quá đặc còn ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Để hoa to và đẹp thì cần bón một lượng phân phù hợp, cách bón phân hợp lý mà theo kinh nghiệm của nhà vườn là: Phân khô bón ít, phân nước pha loãng. Thông thường chỉ bón phân với các cây từ hai năm tuổi trở lên. Đối với cây 2-3 năm tuổi thì chỉ bón từ cuối xuân đầu hè, cứ 10-15 ngày bón một lần phân loãng. Đối với cây từ 4 năm trở lên, mỗi năm bón 2 lần phân khô vào mùa xuân và mùa thu, giữa tháng 6 thì bón một lần phân P, K. Sau tháng 6 thì ngừng bón phân, đến khi tàn, cây mọc cành mới có thể bón nước phân loãng.

Một số chú ý khi bón phân:

- Không nên bón nhiều phân vào mùa hè để tránh vàng lá, rụng lá.

- Mùa hè cây sinh trưởng bình thường và đang bước vào giai đoạn sinh trưởng thực thì có thể bón 1-2 lần Ca3(PO4)2 + Ca(HPO3) thúc đẩy ra nụ hoa. Sau mỗi lần bón phần cần tăng cường tưới nước và xới xáo. Sau mùa đông không cần bón phân.

Phòng trừ sâu hại

- Nhện đỏ gây hại chủ yếu trên hoa. Khi bị nhiễm nhện có thể dùng loại thuốc như DDVP 0,1% phun trừ hoặc dùng nước ngâm lá trúc đào, thanh hao pha loãng để phun.

- Rệp ống gây hại trên lá, cành non và hoa. Đối với loại này cần chú ý việc diệt trứng của chúng qua đông bằng hợp chất lưu huỳnh vôi 5%. Trong thời kỳ rệp gây hại thì có thể dùng thuốc Rogor 0,1%.

- Nhện râu ngắn gây hại trên lá, cành non và phát sinh mạnh vào mùa hè. Có thể dùng Sumithion 0,2% phun diệt.

- Bệnh thối rễ: Bệnh làm cho cây khô héo. Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm lớn. Để hạn chế bệnh cần phải xử lý đất khi thay chậu. Khi phát hiện bệnh cần xử lý cây và đất kịp thời bằng thuốc tím 0,1% hoặc sunfat sắt 2%. Có thể dùng Topxin 0,1% phun vào chậu cũng có hiệu quả.

- Bệnh đốm nâu: Đây là loại bệnh gây hại chính trên cây đỗ quyên và gây hại chủ yếu trên lá, làm ảnh hưởng tới hoa. Để phòng trừ bệnh cần chú ý để cây vào nơi thông thoáng, cần tăng cường bón phân tổng hợp. Khi phát hiện cây nhiễm bệnh cần nhanh chóng phun Boodo 1% để trừ bệnh.

- Bệnh lá vàng do thiếu sắt: Bệnh này thường xuất hiện ở cây trồng trên đất kiềm. Với loại bệnh này thì chỉ cần bổ sung thêm sắt sunfat là được. Có thể bổ sung theo 2 cách là tưới hoặc phun.
 
HOA NHÀI - VỊ THUỐC TUYỆT VỜI:
Hoa nhài là vị thuốc quyến rũ, kích thích tình dục lẫn tăng cường năng lượng cho con người, lại rất dễ chế biến
Không phải thuốc nào cũng bẻ nhỏ, ngâm cho tan
Hoa nhài (Jasmine) còn gọi là hoa lài hay mạt ly, nhài đơn, mạt lợi, tên khoa học là Jasminum Sambac Ait, họ nhài (Oleaceae). Là loài hoa đẹp và có hương thơm thật quyến rũ lại bền lâu.
Nhài có hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây, thường nở vào ban đêm hoặc vào giữa trưa. Hoa nhài có tính bình, hơi hàn, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết... Bộ phận sử dụng làm thuốc là hoa và rễ. Trong hoa nhài chứa chất béo thơm khoảng chừng 0,08%. Rễ tuy độc nhưng được dùng làm thuốc giảm đau.


Hoa nhài có tác dụng tãng cuờng nãng luợng.


Tinh dầu hoa nhài là duợc liệu rất tốt. Ảnh: CTV


Các đặc tính của hoa nhài là liên quan đến mùi đặc biệt của nó, đủ để thuyết phục chúng ta nên thử các sản phẩm sức khỏe liên quan đến hoa nhài.
Dầu được chiết xuất từ hoa nhài rất nổi tiếng và đắt tiền. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đối với cơ thể thì thật là quý giá. Loại thảo dược này có tác dụng loại bỏ sự căng thẳng và trầm cảm, giúp bạn lấy lại sự tự tin. Đặc biệt hoa nhài tươi có chứa một lượng khá cao dầu etheric, có tác dụng tăng cường năng lượng. Ngoài ra, hoa nhài cũng có chứa benzilic acetate, linalcohol, rượu benzilic, indole và jasmon..., tất cả các chất này tạo cho hoa nhài đặc tính kích thích tình dục.
Tác dụng khác của hoa nhài là cải thiện tiêu hóa, bổ trợ trong việc loại bỏ độc tố và giúp giảm cân. Hoa nhài cũng giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, cải thiện lưu thông máu.
Sử dụng hoa nhài đơn giản nhất là uống trà hoa nhài. Trà hoa nhài có thể được sử dụng để điều trị đau đầu, ho và bệnh thấp khớp. Phụ nữ sinh đẻ, dùng dầu hoa nhài cũng rất tốt, là chất khử trùng mạnh mẽ, an thần và thuốc bổ được đề nghị dùng cho trường hợp khó thở, ho và suy nhược thần kinh. Một lượng nhỏ tinh dầu hoa nhài cũng có thể làm dịu cơn đau. Trà hoa nhài có tính chất an thần và nó có thể điều chỉnh lưu thông máu và giảm căng thẳng động mạch. Một tách trà hoa nhài kết hợp với trà xanh là một liều thuốc bổ và có hiệu quả tăng năng lượng.
Có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây cho một số bệnh chứng.
- Chữa mất ngủ: Hoa nhài 6 g, tâm sen 8 g. Hãm hoa nhài và tâm sen với nước sôi, uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục từ 7-10 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt. Hoặc hoa nhài 10 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo đất 10 g, sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần, uống liên tục trong 7 ngày.
- Chữa huyết áp cao: Hoa nhài 10 g, hoa hòe 10 g, kim cúc 6 g, hoa đại 6 g. Sắc với ba bát nước còn một bát, chia uống 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Mỗi liệu trình uống 10 ngày.
- Trị tiêu chảy: Hoa nhài 6 g, chè xanh 10 g, thảo quả 3 g, vỏ dộp ổi 3 g. Cách dùng: 4 thứ trên đem sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống sau các bữa ăn. Uống liên tục trong 3 ngày. Hoặc hoa nhài 10 g, vỏ quả lựu 10 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống trong 4 ngày.
- Chữa chứng hay nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt: Hoa nhài và hoa cúc vàng, mỗi vị 6 g. Cả hai rửa sạch, để ráo đem hãm với nước sôi, uống thay nước chè hằng ngày.
- Nhức mỏi, đau đầu gối: Hoa nhài 50 g, móng giò heo 200 g. Cách nấu: móng giò heo rửa sạch, chặt khúc, ướp gia vị. Hoa nhài đã rửa sạch để ráo. Cho 3 bát nước đun sôi móng giò khoảng 30 phút, cho hoa nhài vào, nêm gia vị vừa đủ bắc ra ngay. Ăn khi canh còn nóng, có thể dùng làm canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3-5 lần. Đơn thuốc này dễ làm nhưng lại hiệu quả cho người hay nhức mỏi, đau đầu gối.
- Giúp thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng: Hoa nhài khô 6 g sắc uống thay nước hằng ngày. Hoặc dùng trà hoa nhài: Hoa nhài khô 1 thìa, cho hoa nhài vào bình trà, rót 300 ml nước sôi để hãm, 5 phút sau trà có mùi thơm có thể uống luôn, người thích ngọt thì cho thêm mật ong hòa đều để nguội uống. Bài thuốc này có công dụng thanh thuần tỉnh não, khai khiếu giải phiền.
- Chữa đi tiểu nhiều: Hoa nhài 5 g, ngân hạnh 3 g, sắc với 3 bát nước trong 1 giờ. Ngày uống 2 lần, uống trong 7 ngày.
- Chữa ho suyễn: Hoa nhài 3 g, đậu phụ 100 g hãm vào nước sôi uống trị được phế ung, ho suyễn, ngực đầy khí suyễn, hô hấp không thuận. Uống liên tục trong 10 ngày.
- Trị chứng phát sốt do ngoại cảm: Hoa nhài 4 g, thảo quả 3 g, chè xanh 10 g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
- Trị rôm sảy: Lá nhài 50 g, lá sài đất 20 g, lá ngải cứu 30 g. Sắc nước uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống liền trong 3-5 ngày.
- Trị mụn nhọt: Hoa nhài 10 g, cam thảo đất 16 g, kim ngân hoa 20 g, bồ công anh 20 g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.
BS HOÀNG XUÂN ĐẠI
 
CÚC GAI - THẦN DƯỢC BẢO VỆ GAN

Truyền thuyết Châu Âu kể rằng, những vân trắng trên mặt lá cúc gai là vết tích dòng sữa trắng óng, mềm mại của Đức mẹ Đồng trinh nhỏ xuống. Vì thế, dòng sữa này có tác dụng dùng để kích sữa cho phụ nữ sau khi sinh. Nhưng khoa học hiện đại khám phá khả năng bảo vệ gan của cúc gai là kỳ diệu nhất!



Bí ẩn loài cây dại

Cây cúc gai (còn gọi là kế sữa, kế thánh, kế đức mẹ...). Cây cúc gai có vị đắng, tính hàn, mọc nơi có khí hậu mát mẻ. Dân gian thường lấy cây giã nước uống hạ nhiệt, cầm máu, trừ lỵ, đắp vào mụn nhọn... Có người hái lá nấu canh, nướng hạt làm đồ uống giống như cafe hoặc trộn vào các loại bánh. Hoa cúc gai rất lạ và đẹp nên còn được nâng niu như một loại cây cảnh quý hiếm.

Tuy nhiên, sự kỳ diệu của cúc gai không chỉ có vậy, khoa học đã vén được tấm màn bí mật về công dụng tuyệt vời của nó trong điều trị các bệnh hiểm nghèo như: gan nhiễm mỡ, suy gan, viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan.

Từ một loại cây hoang dại đến nay cúc gai đã được trồng thu hoạch phục vụ sức khoẻ con người. Trên thế giới có rất nhiều thuốc được chiết xuất từ cây cúc gai như: Milk Thistle, Spark-Milk Thistle, Swanson, Milk Thistle Extract.... Các sản phẩm này có dạng viên nén, viên nhộng, dạng cao nước.

Khả năng của cúc gai

- Ổn định màng tế bào gan, ngăn cản sự xâm nhập của các chất độc vào bên trong gan.

- Tăng tổng hợp protein ở tế bào gan do kích thích hoạt động của RNA polymerase, góp phần giải độc cho gan.

- Thúc đẩy sự phục hồi các tế bào gan đã bị hủy hoại, kích thích sự phát triển của các tế bào gan mới thay thế các tế bào gan đã bị hủy hoại.

- Ức chế sự biến đổi của gan thành các tổ chức xơ, giảm sự hình thành và lắng đọng của các sợi collagen dẫn đến xơ gan.

- Chống peroxyd hóa lipid, tăng khả năng oxi hóa acid béo của gan, làm ổn định các tế bào gây viêm, ức chế phản ứng viêm, giảm các nồng độ enzym gan, làm cải thiện các triệu chứng của bệnh gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan.

- Ngăn cản quá trình oxi hóa LDL cholesterol thành các mảng bám vào thành động mạch là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.
 
Cây giống hoa nhài nhật, sim tím

Nhà vườn HẢI ĐĂNG cung cấp cây giống hoa nhài nhật, sim tím đến bà con
 


Back
Top