Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 


File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 972
Năm xưa thời bao cấp đọc trên báo.. giờ ngỉ trưa Người quản đốc bảo 2 người thợ cơ khí :
máy ngiền đá làm ciment đang trục trặc nên năng xuất không cao...bây giờ là giờ ăn cơm ngỉ trưa...2 đưa chui vào trong cối xay để sửa..đểvào đầu giờ công nhân có cái sản xuất
2 đứa sẽ được ngỉ bù..2 đúa yên tâm chui vào sửa tao ở ngoài trông chừng cho


2 người thợ chui vào và người quản dốc ngồi trông chừng dù nhà máy vắng tanh vì công nhân đi cơm và ngỉ trưa
rồi...chuông điện thoại trong văn phòng quản đốc reo...giám đốc kêu và dặn dò công việc...nên quản đốc không thể dứt máy được

Những người thợ đứng máy xay đá ... vì máy hư nên tranh thủ vào sớm làm sớm để có năng xuất....và họ đóng máy lên.. quản đốc mải nge lệnh giám đốc nên không thấy
và 2 người thợ cơ khí đang sửa trong cối xay..biến thành...nước
Thật khủng khiếp.
 


Hôm qua em vào lại chủ đề sau chục ngày gián đoạn, hình như bác là người viết tới hơn 3 bài trong buổi tối lận, có vẻ như cảm xúc trong bac tràn trề rồi...vở oà. Thật là xúc động vì chúng ta đối thoại qua bàn phím, chưa và chắc không bao giờ gặp nhau ngoài đời thực nhưng tình cảm thì em nghĩ rất thật và không bị chút bụi trần nào làm vẩn đục.
Rất vui và tự hào khi Bác Hoangmaidng hiểu được lòng mình!!!!
(Thật là xúc động vì chúng ta đối thoại qua bàn phím, chưa và chắc không bao giờ gặp nhau ngoài đời thực nhưng tình cảm thì em nghĩ rất thật và không bị chút bụi trần nào làm vẩn đục.)
hảy giử cho được thanh cao để mai này thành viên mới trẻ hơn biết được tấm lòng người đi trước
Được đà e viết tiếp, sáng nay lúc trời đang mưa như trút nước thì có cậu e tuổi nhỏ (nhưng có vỡ - hiện đang điều hành 1 cty du lich) hỏi mưa mấy ngày nữa mới hết. E trả lời luôn là đợt mưa này chiều nay chấm dứt, mai trời hửng lên và kể từ thứ7 này đà nẵng nắng đến cuối tuần sau, tha hồ đón khách du lịch. Các bác trồng mai chuẩn bi phân thuốc đi nhé, bac tran the cho mấy e mai của mình hưởng nhiều nắng nhé.
rất đúng từ chiều nay ĐN hết mưa.Tranh thủ nhờ thằng con đi mua cho bịch nấm Bima chế phẩm sinh học Nấm đối kháng triccho về hòa nước tưới cho mấy em không biết có được không các Bác tư vấn cho ? (học mải bài Bác Mục vẩn không thuộc mong Thầy đừng phạt cho nghe) nếu có 2-3 ngày nắng phải tiếp làm gì đây ? Sao cái CPU giảm thế.
 
Đối với con rất đúng bác ạ, nằm trong viện con chiêm ngiệm, ngiền ngẩm nhiều lắm, thực sự những ngày nằm viện là những ngày cực kỳ... hạnh phúc của con. Ngoài sự quan tâm chăm sóc của gia đình thì điều con trân trọng nhất là tình cảm chân thành, lo lắng kể cả việc thay nhau túc trực ngày đêm của bạn bè ... những lời động viên, khích llệ.. rồi khi đỡ bệnh vào diễn đàn lại đựơc các thành viên thăm hỏi, chia sẻ, chúc phúc... Không thể diễn tả hết ý...XIN CẢM ƠN!

Đúng là con cực kỳ may mắn bác ạ. Vết thương trên đầu lớn nhưng ko nghiêm trọng, bác sỹ điều trị nói chỉ cần lệch xuống 5cm hoặc lực tác động thẳng góc có nghĩa là trực diện mà ko sựợt qua được thì... Còn chấn thương tay thì ko có vấn đề gì lớn. À con nói rõ hơn để bác và các bác trên diễn đàn biết là con bị rủi ro tai nạn trong lúc đang kiểm tra công việc lúc đó khoảng 9g sáng chứ ko phải tai nạn giao thông ạ. Được sơ cứu đúng cách ( nhưng cũng mất rất nhiều máu do vết thương đầu) và đưa vào cấp cứu kịp thời nên cũng nhanh hồi phục.

Đọc bài của các bác trên diễn đàn từ tối qua đến giờ cảm xúc dạt dào tự nhiên nhớ 2 câu thơ của nữ văn sĩ Tôn Nữ Hỹ Khương
'Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời'
Thời gian nằm viện cứ suy nghĩ về 2 câu thơ của cụ Nguyễn Công Trứ các bác ạ:
"Tri túc tiện túc đăi túc hà thời túc
Tri nhàn tiện nhàn đăi ong nhàn hà thời nhàn" nghĩa đại khái là : Biết đủ là đủ, đợi cho đủ thì chẳng bao giờ đủ; biết nhàn là nhàn đợi cho nhàn thì chẳng bao giờ được nhàn.
Mà hình như cụ NCT cũng trích 2 câu này của tiền nhân nào đó khi viết bài thơ 'Ngày tháng thanh nhàn' e cũng ko chắc lắm?
Chúc Bác hoangmaidng mau bình phục và nhiều sức khỏe!
 
..nấm Bima chế phẩm sinh học Nấm đối kháng triccho về hòa nước tưới cho mấy em không biết có được không các Bác tư vấn cho ?

Trichro có đặc điểm là ngừa bịnh giỏi..

Bác nên dùng trichro khi bón phân hữu cơ cho cây có lợi hơn
Vì theo nhịp ngừa diệt tuyến trùng 1 năm ít nhất cũng 3 lần rồi

Sau khi đổ thuốc độc ngừa tuyến trùng vào đất..môi trường đất hầu như chết hết vi sinh..giống như đất chết...

do đó 15 ngày sau khi diệt tuyến trùng, sâu đất, giun dế ...cần phải bổ xung thêm phân chuồng ủ để tái lập lại hệ sinh thái trong môi trường đất *..thì ngay lúc đó mình cho thêm trichro vào 1 lượt..vậy là hợp lí nhất và đỡ... tốn công

*= hệ sinh thái trong đất gồm nhiều sinh thái ..là 1 quần thể vi sinh + nấm ...cộng sinh với nhau tất cả liên quan với nhau khắn khít để cùng tồn tại và cùng phát triển điều đó làm đất phì nhiêu màu mỡ..các sinh thái này liên kết với nhau như những mắt xích...

Vì thế 1 sinh thái bị chết đi sẽ làm cho 1 hệ sinh thái bị suy xụp

Do đó sau khi đổ thuốc độc vào đất..thì sau đó cũng phải gầy lại hệ sinh thái bằng cách bổ xung hữu cơ ủ và trichro là hợp lí nhất rồi
 
Last edited:
Con thì ngâm dynamic + npk 10 ngày rồi cho trichoderma vào rồi tươi. Cách này được không bác. Vì sau khi ngừa tuyết Trung thì con mới cho thêm trichoderma vào phân loãng
 
Bác làm thế nào cũng được, miễn là vài tháng bổ xung cho đất chậu thêm 1 lần..
Kết hợp chung với phân chuồng ủ để bổ xung sau khi ngừa tuyến trùng là đúng bài bản nhất đấy

Trichro với tôi nhận thấy có kết quả rất tốt..trong trường hợp 2 cây bị vàng lá mới đây...vàng ½ cây đến độ mất sắc tố hoàn toàn , lá bị bạc tái (1 cây cúc lai BĐ mua hôm tết * và 1 cây mai giảo nguyên cây mới bứng năm kia trồng với hợp chất: trấu sống + sơ dừa...vì lúc bứng nhà không còn trấu hun )

Nhưng trước đó phải diệt cho sạch mầm bịnh..gồm tưới 1 lần thuốc tím pha loãng...sau đó tưới 2 lần ridomyl mỗi lần cách nhau 1 tuần
Và cuối cùng là tưới trichro để ngừa bịnh tái phát

Kết quả thật mỹ mãn...lá non ra đẹp và khối lá mới ra xanh rì
Bây giờ là đã 5 tháng qua rồi cây xum xuê nhiều nụ với bộ lá xanh đậm đà


* Cây Cúc lai B Đ này...năm tới ăn tết xong dứt khoát phải lấy ra khỏi chậu để xem lại chất trồng và ....đáy chậu
 
Bác làm thế nào cũng được, miễn là vài tháng bổ xung cho đất chậu thêm 1 lần..
Kết hợp chung với phân chuồng ủ để bổ xung sau khi ngừa tuyến trùng là đúng bài bản nhất đấy

Trichro với tôi nhận thấy có kết quả rất tốt..trong trường hợp 2 cây bị vàng lá mới đây...vàng ½ cây đến độ mất sắc tố hoàn toàn , lá bị bạc tái (1 cây cúc lai BĐ mua hôm tết * và 1 cây mai giảo nguyên cây mới bứng năm kia trồng với hợp chất: trấu sống + sơ dừa...vì lúc bứng nhà không còn trấu hun )

Nhưng trước đó phải diệt cho sạch mầm bịnh..gồm tưới 1 lần thuốc tím pha loãng...sau đó tưới 2 lần ridomyl mỗi lần cách nhau 1 tuần
Và cuối cùng là tưới trichro để ngừa bịnh tái phát

Kết quả thật mỹ mãn...lá non ra đẹp và khối lá mới ra xanh rì
Bây giờ là đã 5 tháng qua rồi cây xum xuê nhiều nụ với bộ lá xanh đậm đà


* Cây Cúc lai B Đ này...năm tới ăn tết xong dứt khoát phải lấy ra khỏi chậu để xem lại chất trồng và ....đáy chậu
Con thấy Bác hay dung thuốc pha loãng và có kết quả tốt. Bác cho con hỏi chút. 1ml thuốc tím pha với bao nhiêu lít nước là an toàn cho mai vậy Bác. Con cảm ơn Bác nhiều.
 

Con thấy Bác hay dung thuốc pha loãng và có kết quả tốt. Bác cho con hỏi chút. 1ml thuốc tím pha với bao nhiêu lít nước là an toàn cho mai vậy Bác. Con cảm ơn Bác nhiều.

Các cụ dạy rằng : cây đau nơi đầu cành cuối rễ

Ngĩa là khi cuối rễ (đầu rễ) bị hư thì biểu hiện của nó sẽ ở đầu cành ( ngọn non) bị vàng đi hoặc thui rụi

Khi bị vàng lá... là đầu rễ bị hư thối đấy nguyên nhân là do vi trùng và nấm hại

Thuốc tím pha nhờ nhợ như để ngâm rau rồi tưới để diệt bớt vi trùng
Nếu pha đậm các rễ còn khỏe chưa hư sẽ bị thuốc tím bám đen luôn và mất khả năng trao đổi chất ( không hút nước được nữa)
 
Nếu pha đậm các rễ còn khỏe chưa hư sẽ bị thuốc tím bám đen luôn và mất khả năng trao đổi chất ( không hút nước được nữa)
Dạ. Chính vì vậy nên con mới lo. Nếu pha nồng độ cao sẽ ảnh hưởng đến cây còn loãng quá thì không có tác dụng diệt khuẩn. Vậy 1 ml thuốc tím với mấy lít nước thì hợp lý vậy Bác. Con cảm ơn. Chúc Bác luôn vui khỏe.
 
Tôi chỉ pha bằng mắt...nhìn qua màu sắc...
không dùng cân..vì làm sao mà cân ? bác làm ơn chỉ dùm
Dùng hằng ngày để ngâm rau sống nên quen rồi..
Con mới tìm được cách pha thuốc tím.
Con lấy muỗng lường phân của lọ 501 đầu trâu để lường, một muỗng tương đương 1mg
Về liều lượng con đọc trong đoạn dưới đây.
Cách ước lượng nhu cầu thuốc tím:

Liều lượng thuốc tím sử dụng phụ thuộc vào lượng vật chất hữu cơ trong môi trường nước. Vì vậy, việc ước lượng hàm lượng thuốc tím sử dụng là cực kỳ quan trọng. Nếu không, lượng thuốc tím sẽ phản ứng với vật chất hữu cơ, trở nên trung tính và không đủ độc lực để tiêu diệt mầm bệnh.


Một phương pháp thông thường khi sử dụng thuốc tím là bắt đầu với liều 2 mg/L. Nếu sau khi xử lý thuốc tím, quá trình chuyển màu của nước từ tím sang hồng diễn ra trong vòng 8-12 giờ, nghĩa là lượng thuốc tím sử dụng đã đủ không cần tăng thêm. Tuy nhiên, nếu trong vòng 12 giờ xử lý, màu nước chuyển sang màu nâu, điều này được xác định là chưa đủ liều, do đó có thể thêm 1-2 mg/L nữa. Thời gian xử lý thuốc tím thường được bắt đầu vào sáng sớm để có thể quan sát sự chuyển màu của thuốc tím trong 8-12 giờ.


Một cách khác có thể được sử dụng để xác định lượng thuốc tím cần thiết khi xử lý. Đầu tiên, lấy một cốc nước cất, cho vào 1g thuốc tím (tạm gọi là dung dịch chuẩn). Dùng 5 cốc khác, mỗi cốc lấy 1 lít nước ao. Lần lượt cho vào 5 cốc nước ao: 2, 4, 6, 8, 10 mL dung dịch chuẩn, khuấy đều. Đợi 15 phút, thấy cốc nào còn màu hồng thì lấy số mL của dung dịch chuẩn đã thêm vào cốc đó nhân với 2, ta sẽ được nồng độ (mg/L) thuốc tím cần dùng đối với môi trường nước hiện tại.


Liều dùng:

- Khử mùi và vị nước: liều lượng tối đa 20 mg/L.

- Ở liều lượng 2-4 mg/L có khả năng diệt khuẩn. Liều diệt khuẩn phải dựa vào mức độ chất hữu cơ trong nước. Vì vậy, tốt nhất nên dùng phương pháp ước lượng được mô tả ở phần trên.

- Liều 50 mg/L hoặc cao hơn có khả năng diệt được virút.


Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tím:

- Cần tính toán lượng nước trong ao để tránh lãng phí cũng như là đủ độc lực tiêu diệt mầm bệnh.
- Thuốc tím là chất oxy hóa mạnh, vì vậy khi bảo quản cần tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ cao.
- Thuốc tím có thể diệt tảo trong ao, thiếu oxy có thể diễn ra, thường tăng cường quạt nước sau xử lý.
- Không dùng thuốc tím chung với một số loại thuốc sát trùng khác như formaline, iodine, H2O2,...
- Quá trình xử lý có thể ảnh hưởng đến tôm cá, vì vậy khoảng cách giữa 2 lần xử lý ít nhất là 4 ngày, theo dõi quan sát sức khỏe tôm cá sau khi xử lý.



Nguồn UV.vn

Sử dụng thuốc tím (KMnO4) để rửa rau, bạn nên pha loãng hơn nồng độ dùng cho việc sát trùng. Tỷ lệ không nên quá 0,5 mg/lít nước. Hơn nữa, pha thuốc tím quá đậm đặc, rau cũng dễ giập nát.

Khi ngâm xong, phải rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ lượng thuốc tím còn dư trên rau.


Theo Nấu ngon
 
Các bác lưu ý với thuốc tím (Kali permanganate hay Potassium permanganate (KMnO4)):
Và trước hết Anh @TuanKiem lưu ý tới GRAM(g) và MILIGRAM(mg). 1 muỗng trong lọ 501 có ghi là "...=1 gam"(kiểu ghi nửa tây nửa ta). và không biết nó là "g" hay "mg" nữa vì "1g = 1000mg". Bác nào có cân điện tử xác nhận giùm Em phát.
- Vi khuẩn (Bacteria).
Banerjea (1950) đã nghiên cứu khả năng khử trùng của kali permanganat trên một số
vi sinh vật gây bệnh qua đường nước. Các nghiên cứu Vibrio cholerae, Salm. typhi,
Bact. Flexner. Kết quả chỉ ra rằng liều 20mg/L trong 24h là cần thiết để diệt những mầm bệnh.
- Virus.
Kali permanganat đã được chứng minh có thể diệt được virus với liều 50mg/L
....
Nguồn:

EPA(United States Environmental Protection Agency). Hướng dẫn Hướng dẫn sử dụng thuốc khử trùng thay thế và oxy hóa.

* các bác ngâm rau nên lưu ý tới liều lượng:
Liều lượng có thể gây độc trên người: 100mg/kg (mỗi 100mg trên 1kg cơ thể người). "U.S.National Liberray of Medicine".
* Các nghiên cứu diệt nấm trên thực vật hay trong đất là có nhưng em vẫn chưa tìm ra tài liệu nào tin tưởng(liều lượng tưới vào đất không biết đâu mà lần). Bác nào chuyên sâu giúp một tay.
* Diệt vi khuẩn và virus trong đất có lẽ là khó hơn diệt nấm hại vì nó chỉ là diệt tức thời. quá dễ dàng để nhiễm lại. (cứ tưới nước thì nó lại tràn vào :) )
* Em nghĩ thuốc chuyên dụng cho thực vật và Trichoderma là gần đủ ngừa bệnh cho cây mai nhà ta rồi nhỉ các bác. (xử lý đất bằng tervigo + rydomil gold 68wg sau vài tuần thêm tricho như bác Mục hướng dẫn em thấy ổn rồi). Lắm khi thuốc nhiều quá ra kiểu hạ độc cây thì khổ.
Em mạn phép góp ý một chút. có gì sai sót mong các bác góp ý và bỏ qua.
 
Và trước hết Anh @TuanKiem lưu ý tới GRAM(g) và MILIGRAM(mg). 1 muỗng trong lọ 501 có ghi là "...=1 gam"(kiểu ghi nửa tây nửa ta). và không biết nó là "g" hay "mg" nữa vì "1g = 1000mg". Bác nào có cân điện tử xác nhận giùm Em phát
g ở đây là gr. Dung muỗng đó chi mang tính chất tương đối thôi vì KLR của phân 501 lớn hơn KLR của thuốc tím.
Khoảng ba chục năm qua tôi mua mua rượu từ 1 cửa hàng duy nhất và 1 loại rựợu duy nhất : đế nếp trắng 45 độ...rượu này chính cửa hàng sản xuất lấy có giấy phép đóng trên thùng và số đT của cơ sở
Rất ngon và rất êm ngủ thoải mái thẳng giấc từ 8 giờ tối tới 3 giờ sáng thức dậy khỏe re..
Bác cho con hỏi chút. Rượu này tên thương mại là gì vậy Bác? Con cảm ơn.
Em tự làm nước phù sa để tưới gốc cây cảnh như sau:

TmJ5vad.jpg

Thành phần:
Đất phù sa
Phân chuồng ủ hoai
Nấm trichoderma
Ngâm 3 ngày là dùng. Có ba bể để dùng luần phiên. Tới lịch bón NPK phân loãng (đã ngâm trước) thì cho vào luôn.
Tuyệt vời hơn cả phú sa sông Hồng, sông Mêkông ...
Bác Mục và CAE cho ý kiến. Cảm ơn
TB: sáng dậy tập thể dục xong dùng vòi nước sạch tưới rửa lá, thân sau đó xách nước phù sa tưới cậy thế tập tạ. Hi hi
 
Last edited by a moderator:
g ở đây là gr. Dung muỗng đó chi mang tính chất tương đối thôi vì KLR của phân 501 lớn hơn KLR của thuốc tím.

Bác cho con hỏi chút. Rượu này tên thương mại là gì vậy Bác? Con cảm ơn.
Em tự làm nước phù sa để tưới gốc cây cảnh như sau:

TmJ5vad.jpg

Thành phần:
Đất phù sa
Phân chuồng ủ hoai
Nấm trichoderma
Ngâm 3 ngày là dùng. Có ba bể để dùng luần phiên. Tới lịch bón NPK phân loãng (đã ngâm trước) thì cho vào luôn.
Tuyệt vời hơn cả phú sa sông Hồng, sông Mêkông ...
Bác Mục và CAE cho ý kiến. Cảm ơn
TB: sáng dậy tập thể dục xong dùng vòi nước sạch tưới rửa lá, thân sau đó xách nước phù sa tưới cậy thế tập tạ. Hi hi
Bạn chụp vài hình xem cây phát triễn mạnh ko!? Mình nghĩ là ok!!hi
 
Thành phần:
Đất phù sa
Phân chuồng ủ hoai
Nấm trichoderma
Ngâm 3 ngày là dùng. Có ba bể để dùng luần phiên. Tới lịch bón NPK phân loãng (đã ngâm trước) thì cho vào luôn.
Tuyệt vời hơn cả phú sa sông Hồng, sông Mêkông ...

Tại sao phải tập trung để tưới?
Và tại sao không tưới “nước phù sa” giữa 2 lần tưới phân loãng

Ngĩa là : 15 ngày 1 lần phân loãng..thì ngày thứ 8 tưới nước phù sa

Tập trung ăn 1 lần sẽ không tốt bằng ăn... từ từ

1 heo nặng 100 kg phải ăn 1 ngày 5 kg thực phẩm

Lấy 5 kg thực phẩm cho ăn 1 lần duy nhất / 1ngày sẽ không bằng mỗi lần cho ăn 2k5 và 1 ngày ăn 2 lần : sáng chiều
Ăn 5 kg 2 lần 1 ngày sẽ không bằng chia ra ăn 3 lần sáng trưa chiều mỗi lần 1.7kg thực phẩm

con heo tăng trọng nhanh nhất ở cách cho ăn thứ 3 đó bác à


Bác cho con hỏi chút. Rượu này tên thương mại là gì vậy Bác? Con cảm ơn.

Rượu này của 1 cơ sở sản xuất chả lụa ..giò..chả các loại và sản xuất để cho các của hàng của họ rải rác nhiều nơi..
không bán ra ngoài..họ độc quyền
 
Last edited:
Tại sao phải tập trung để tưới?
Và tại sao không tưới “nước phù sa” giữa 2 lần tưới phân loãng
Dạ. "nước phù sa" này con làm loãng như nước sông mùa lũ nên dùng thùng xách tưới hằng ngày cũng là để tập thể dục luôn, khi nào đến lịch tưới phân NPK loãng thì con mới cho vào luôn nhưng ít hơn pha với nước sạch nên cũng không sợ lạm phân.
Rượu này của 1 cơ sở sản xuất chả lụa ..giò..chả các loại và sản xuất để cho các của hàng của họ rải rác nhiều nơi..
không bán ra ngoài..họ độc quyền
Vậy thì tiếc quá Bác Mục ơi!
Con thích uống tí rượu khi có bữa ăn ngon cũng như khi có bạn bè nhăm nhi nhưng không tin tưởng rượu trên thị trường nên không dám uống. Khi thích thì thường mua Vodka Hà Nội nhưng nghe nói loại này giờ cũng có giã.
 
Last edited by a moderator:
....nên cũng không sợ lạm phân.

Chưa chắc :
cả chục năm trước Có lần tôi thử ngiệm dùng nước tiểu (đã để qua 2 ngày) pha loãng 20 lần ( 1 lon nước tiểu +20 lon nước lã)
Và tưới hàng ngày cho 3 cây mai ...sau tết trong tháng 3 khi lá đã nhiều và trời nắng to :
1 cây mai giaỏ to ghép gốc tứ quý to bằng bắp chuối
2 cây mai giảo ghép gốc mai rừng to
Kết quả sau khoảng 14 ngày :

Cây mai giảo ghép gốc tứ quý phát triển cực mạnh.. đọt non ra vô số và toàn bộ lá xanh tuyệt đẹp
2 cây giảo ghép gốc mai rừng lá đang xanh hóa lốm đốm và cháy từng mảnh nhỏ

Tôi lập tức ngưng ngay...không dùng nước tiểu pha loãng nữa
Nhưng vẫn không cứu được 2 cây này..nó từ từ chết sau đó

Bác đừng tin cái gọi là phân hữu cơ ủ trên thị trường..
Có 1 bác làm tài xế xe tải...báo cáo là : bác được 1 cơ sở sản xuất phân hữu cơ ủ..mướn chở mỗi lần cả xe NPK vào cơ sở sản xuất phân hữu cơ..
Mà chưa lần nào được mướn chở phân gà phân cút hay...phân chuồng
 
Bạn chụp vài hình xem cây phát triễn mạnh ko!? Mình nghĩ là ok!!hi
Mới thử nghiệm được 3 ngày thôi bác sĩ Trần Thế nhưng em tin chắc là hiệu quả hơn khi tưới nước máy để thoáng. Khi có kết quả em post hình.
Cây phôi này mới trồng hơn 1 tháng

21643121004_00f5216224_o.jpg


Bác đừng tin cái gọi là phân hữu cơ ủ trên thị trường..
Dạ.
Phân bò con thu gom xung quanh nhà, còn phân gà, bồ câu, heo rừng là con đang nuôi một ít để có thực phẩm sạch dùng khi cần thiết
22266185085_f4f785821a_o.jpg



Phân con tự ủ và mỗi lần chỉ bỏ một ít cho nó giống nước sông suối thôi Bác.
56233809d7a7e.jpg

5623398cb4cc5.jpg
 
Last edited by a moderator:
g ở đây là gr. Dung muỗng đó chi mang tính chất tương đối thôi vì KLR của phân 501 lớn hơn KLR của thuốc tím.

Bác cho con hỏi chút. Rượu này tên thương mại là gì vậy Bác? Con cảm ơn.
Em tự làm nước phù sa để tưới gốc cây cảnh như sau:

TmJ5vad.jpg

Thành phần:
Đất phù sa
Phân chuồng ủ hoai
Nấm trichoderma
Ngâm 3 ngày là dùng. Có ba bể để dùng luần phiên. Tới lịch bón NPK phân loãng (đã ngâm trước) thì cho vào luôn.
Tuyệt vời hơn cả phú sa sông Hồng, sông Mêkông ...
Bác Mục và CAE cho ý kiến. Cảm ơn
TB: sáng dậy tập thể dục xong dùng vòi nước sạch tưới rửa lá, thân sau đó xách nước phù sa tưới cậy thế tập tạ. Hi hi
Nước phù sa đó là ổn rồi.
Mới thử nghiệm được 3 ngày thôi bác sĩ Trần Thế nhưng em tin chắc là hiệu quả hơn khi tưới nước máy để thoáng. Khi có kết quả em post hình.
Cây phôi này mới trồng hơn 1 tháng

21643121004_00f5216224_o.jpg

Dạ

Dạ.
Phân bò con thu gom xung quanh nhà, còn phân gà, bồ câu, heo rừng là con đang nuôi một ít để có thực phẩm sạch dùng khi cần thiết
22266185085_f4f785821a_o.jpg



Phân con tự ủ và mỗi lần chỉ bỏ một ít cho nó giống nước sông suối thôi Bác.
56233809d7a7e.jpg

5623398cb4cc5.jpg
Giỏi cho bác, nuôi gà kết hợp trồng mai, vô tình bác có thêm ''máy xới đất''
 


Back
Top