Chung tay xây dựng : mô hình thực tế Agriviet

Qua một thời gian tham gia diễn đàn. Tôi thấy các thành viên ngoài việc mua bán ra thì rất quan tâm đến các mô hình thực tế cho hiệu quả cao. Đó cũng vì rất nhiều người không có thời gian và điều kiện để nghiên cứu bài bản nên đi tìm sự chia sẻ trong diễn đàn. Box này nhằm phục vụ cho số đông như vậy bằng những đóng góp của chính thành viên diễn đàn chúng ta.
Tuy nhiên để kiểm chứng những đóng góp có thiết thực hay không thì chưa có.
Vì vậy tôi đưa ra một cơ sở mới toanh. Đó là một khoảnh đất tôi mới "cắn răng" mua được. Và từ bây giờ, trong topic này tôi sẽ coi nó như là của diễn đàn ta.
Tôi sẽ cố gắng mô tả thật kỹ các điều kiện về tự nhiên, vốn liếng và ý định "xử lý". Mong muốn được bà con ta góp ý nêu được ưu nhược điểm, đưa ra phương án hay hơn của tôi đề nghị hoặc bất kể những đóng góp nào để đem lại hiệu quả càng cao càng tốt. Mọi người vừa góp ý, tôi vừa thực hiện. Thực hiện theo phương án nào tôi sẽ thông báo cụ thể đồng thời lý giải (về mặt tạm gọi là "nguyên lý kỹ thuật") trước khi bắt tay vào làm.
Từ đó trở đi diễn biến thế nào, kết quả ra sao tôi sẽ cập nhật để bà con nắm và nếu cần thì cho ý kiến cải tiến, khắc phục những chỗ dở.
Hy vọng rằng quá trình đó sẽ giúp ích được cho tôi và nhiều người quan tâm khác. Hy vọng rằng thành viên của diễn đàn ta coi mô hình này là của mình. Hy vọng rằng khi có dịp đi Bình định, bất cứ thành viên nào ghé lại sẽ cảm thấy như là về nơi mà mình góp phần tạo lập và sẽ được hưởng đúng "không khí" trở về "nhà mình".
Và ngay bây giờ , tôi hy vọng ý tưởng này được mọi người ủng hộ.
 


Last edited:
Cám ơn bác đã chụp hình chia sẽ .
Khi nào có nút Thanks nhất định sẽ Thanks bác .
 


Hôm nay đã lót bạt (chưa gia cố ta luy chân bên ngoài). Đã chằng hai vòng sắt 6 quanh các cây cọc gia cố thành bể:





--------

Cám ơn bác đã chụp hình chia sẽ .
Khi nào có nút Thanks nhất định sẽ Thanks bác .

Hi hi...! Cám ơn bạn! Tôi chỉ mong muốn rằng những điều tôi làm đó có ích gì đó cho mọi người thôi...
 
Last edited:
Cho em hỏi điều này nhưng đừng cười em nha :
Sao anh làm 2 cái ống xả vậy , có thể cho em tác dụng đc ko ?
 
hinh0410.jpg


Đây có phải là bác bo không ạ?
 
Cho em hỏi điều này nhưng đừng cười em nha :
Sao anh làm 2 cái ống xả vậy , có thể cho em tác dụng đc ko ?

Tôi làm hai đường xả là để hai công dụng : Ống xả lớn (90) để xả cặn cho nhanh, mạnh. Còn ống nhỏ 60 thì sẽ nối với các ống của hệ thống tưới vườn. Sau này chỉ việc mở khóa là vừa thay nước cho cá vừa tưới được vườn cho nó..."nhẹ nhàng"

--------

hinh0410.jpg


Đây có phải là bác bo không ạ?

Ô không. Không phải tôi! Tôi đang "bận" chụp hình nên không có trong hình. Đây là bác Sơn, bạn nối khố đồng "chinh chiến" với nhau từ nhỏ tới giờ....
 
Last edited:
Tôi làm hai đường xả là để hai công dụng : Ống xả lớn (90) để xả cặn cho nhanh, mạnh. Còn ống nhỏ 60 thì sẽ nối với các ống của hệ thống tưới vườn. Sau này chỉ việc mở khóa là vừa thay nước cho cá vừa tưới được vườn cho nó..."nhẹ nhàng"

--------



Ô không. Không phải tôi! Tôi đang "bận" chụp hình nên không có trong hình. Đây là bác Sơn, bạn nối khố đồng "chinh chiến" với nhau từ nhỏ tới giờ....
Em ở ngay Quy Nhơn mà trước giờ không để ý. Đe hôm nào em thu xếp qua thăm vườn bác cái nha! Chúc bác thành công!Thân chào.
 
bao lâu thì bao xi măng sẽ bị mục vậy bác?
 

Chúc mừng bác botienthi có bể nổi mới. Bác nghiên cứu xem có thể phủ một lớp màng phủ nông nghiệp để bảo vệ thành bể một thời gian vì tui nghĩ khi bao này ướt thì sẽ dễ bị bể ra. Có thể thay 2 vòng sắt 6 bằng 2 sợi cáp cỡ đó và tăng đơ để căng cáp cho bó sát luôn.
 
Wow. thật đúng là không hổ danh nông dân @. Thật là pro! Chi phí cho cái bể nổi này hết bao nhiêu vậy bác? Dùng vỏ bao xi măng đã là giải pháp tối ưu chưa các bác?
 
Đây là "tác phẩm" tương đối hoàn thành (cơ bản). Đang cho nước vào để thử. Còn một chút "râu ria" để từ từ hoàn thiện.
Dẫu sao cũng là "công trình nhớn" của tôi :



Uploaded with ImageShack.us

Sẽ áp dụng góp ý của bác Tranvi để bảo quản bao xi măng và bạt nhựa lâu dài. Sau đó bạt nhựa và bao xi măng không hở ra ngoài trời tý nào nên tôi nghĩ nó sẽ có tuổi thọ ít ra cũng 3 năm trở lên

--------

bao lâu thì bao xi măng sẽ bị mục vậy bác?
Bình thường thì bao xi măng sẽ bị mục sau khoảng 8 tháng nếu "chịu" đủ nắng mưa thời tiết.
Nhưng nếu được "che chắn kỹ" thì vài năm cũng chưa mục. (đó là kinh nghiệm riêng của tôi thôi)
 
Last edited:
Đây là "tác phẩm" tương đối hoàn thành (cơ bản). Đang cho nước vào để thử. Còn một chút "râu ria" để từ từ hoàn thiện.
Dẫu sao cũng là "công trình nhớn" của tôi :



Uploaded with ImageShack.us
bác bồ !
tôi đang ngưởng mộ công trình của bác,chưa nhìn ra khiếm khuyết,tuy nhiên cũng đấp thêm chút râu ria.2 hàng bao trên dư ra một hàng,bác cố gắng giử mức nước phủ đến bạt cao su và làm thêm hàng rào lưới cao khoảng 5 tất.
-độ cao đến mức cao su là bao nhiêu ?
-bác định thả giống cá gì ?
 
Tôi đã tính thử tiền làm bể như sau:( với bể 60m2)
- Tiền vỏ bao 1000vỏ X 800đ = 800.000đ
- Tiền cát, đất : 4 xe = 28m3 => 2000000đ
- Tiền sắt làm đai gia cố : 360000đ (20kg sắt 6)
- Tiền cọc tre cắm gia cố thành bể = 50cây X 8000 = 400000đ
- Tiền kim khâu bao. Dây chỉ khâu miệng bao = 50000đ
- Tiền bạt nhựa, ống xả : 2500000đ
- Tiền vận chuyển, linh tinh... = 500000đ
- Tiền công : Anh em xúm nhau làm , bồi dưỡng thêm = 2000000
Tổng cộng : 9700000 ~ 10 triệu.

Link: http://agriviet.com/home/threads/34451-nuoi-thuy-san-tren-be-noi/page27#ixzz1eFpiME74

Bây giờ thực tế bị "lở ra" thành 12 triệu 4 trăm ngàn.
Lý do là vào mùa mưa nên thời gian làm việc tăng lên, độ khó tăng hơn. Vì vậy tiền nhân công tăng thêm 1,5 triệu.
Số lượng đất, cát thực tế tăng khủng khiếp do việc tạo độ dốc về tâm hồ và làm ta luy xung quanh bể (5 xe cát, 6 xe đất). Bù vào tiết kiêm được một số khoản nhỏ nên giá thành bể là như vậy.

--------

bác bồ !
tôi đang ngưởng mộ công trình của bác,chưa nhìn ra khiếm khuyết,tuy nhiên cũng đấp thêm chút râu ria.2 hàng bao trên dư ra một hàng,bác cố gắng giử mức nước phủ đến bạt cao su và làm thêm hàng rào lưới cao khoảng 5 tất.
-độ cao đến mức cao su là bao nhiêu ?
-bác định thả giống cá gì ?

Thưa với bác là từ rốn" bể đến hết lớp bạt phủ độ cao là 1,4m. Sở dĩ có hai hàng bao ở trên là do..."dư" số lượng nên tạm cứ đè lên cho nó...hoành tráng, nếu có việc thì sẽ lấy sử dụng sau.
Tôi sẽ luôn cố giữ mực nước cho bằng mức bạt cho khỏi hư bạt.
Trước mắt tôi sẽ vẫn nuôi đợt đầu là cá trê và rô nhằm củng cố kinh nghiệm. Sau khi thu hoạch đợt này và thả xuống hồ câu thì có thể tôi sẽ nuôi cá lóc. Vì trong thực tế cá lóc không bao giờ sợ khó đầu ra cả.
 
Last edited:
Tôi nghĩ anh nên chọn những loại cá nào không có gai như có lóc, cá chình, lươn, cá bóng tượng, ếch...và không nên nuôi những loại cá có gai nhọn và bén như cá trê, cá rô phi, cá diêu hồng...vì có thể sẽ làm cho tấm bạt của anh bị thủng vì những gai nhọn của cá. Nếu bị sự cố này tôi nghĩ xử lý cũng không đơn giản chút nào.

Chỉ góp một ý nhỏ.
 
Tại sao bác không đắp đất cao hơn chút nữa..để bảo vệ mặt ngoài các bao đất ? sau đó trồng cỏ để chống sói mòn do mưa.
bác vẫn chưa tính tới ống thoát nước tràn khi mưa lớn !!

......................
Tôi sẽ luôn cố giữ mực nước cho bằng mức bạt cho khỏi hư bạt.
.........................có thể tôi sẽ nuôi cá lóc. Vì trong thực tế cá lóc không bao giờ sợ khó đầu ra cả.
Cá lóc sẽ phóng lên rất cao để thóat ra ngoài trong những cơn mưa…do đó nếu mực nước cao…mà không có lưới che chắn bao quanh…cá lóc sẽ đi hết sau 1 đêm mưa dầm
 
Tại sao bác không đắp đất cao hơn chút nữa..để bảo vệ mặt ngoài các bao đất ? sau đó trồng cỏ để chống sói mòn do mưa.
bác vẫn chưa tính tới ống thoát nước tràn khi mưa lớn !!

Cá lóc sẽ phóng lên rất cao để thóat ra ngoài trong những cơn mưa…do đó nếu mực nước cao…mà không có lưới che chắn bao quanh…cá lóc sẽ đi hết sau 1 đêm mưa dầm

Vâng! Ống thoát nước tràn là ống 60, gắn ở phần van xả đặt phía ngoài, cách xa chân bể cho khỏi xói.
Còn tôi không đắp đất lên hết phần bao ngoài là để có một mặt phẳng dễ đi lại. Phần còn hở ra chính là phần "râu ria", trước mắt dùng màng phủ nông nghiệp ép vào (cho nó ...rẻ và tôi hình dung cũng...đẹp). Cỏ thì phải trồng rồi.

Còn về phần cá: Do lần trước nuôi trê và rô phi thấy không bị lủng bao vì nước luôn cao, không sợ bị cá rạch. Trong quá trình nuôi chúng thì học hỏi cách làm mồi cho cá lóc. Khi nào nuôi cá lóc thì mới cắm cọc giăng lưới, cũng nhanh thôi. Chình, lươn, bống tượng thì giống khó khăn quá. Vả lại giá trị của chúng cao, trong khi mình còn kém quá nên...nhát. Để vài tháng sau xem sao...
 
tôi nghỉ ống xả tràn bác nên đi chung với ống xả nước thải ,phía ngoài bể trước van khóa bác cho một ngả ba chử T dựng ống 90 bằng mức nước bên trong với mức nước mà bác đã định,nên có nút đậy lại khi cần xả nước thải,phải là ống từ 90 để xả kịp khi mưa to.
vâng cá trê hoặc rô phi không làm rách bạt cao su nhưng khi vệ sinh không nên dùng bàn chải chà cao su vì dể làm tróc lớp nhưa mỏng nước sẻ bị rịn.
 
Còn về phần cá: Do lần trước nuôi trê và rô phi thấy không bị lủng bao vì nước luôn cao, không sợ bị cá rạch. Trong quá trình nuôi chúng thì học hỏi cách làm mồi cho cá lóc. Khi nào nuôi cá lóc thì mới cắm cọc giăng lưới, cũng nhanh thôi. Chình, lươn, bống tượng thì giống khó khăn quá. Vả lại giá trị của chúng cao, trong khi mình còn kém quá nên...nhát. Để vài tháng sau xem sao...

Cá trê thì tôi k rõ lắm, nhưng đối với cá rô phi và diêu hồng, lần trước anh nuôi vì cá chưa đến giai đoạn trưởng thành nên có thể chưa có gì, cá rô phi và diêu hồng tới giai đoạn trưởng thành sẽ bắt cặp và quậy ổ, lúc đó cá sẽ xòe các gai ra và quậy rất mạnh vào các thành hồ để bắt cặp và làm ổ, lúc này mới đáng ngại đó.
 
Bài của Lão Mục đâu có lạc đề gì đâu. Sao Lão lại xóa đi? Ý của Lão rất hay mà, rất có ích cho những người cũng làm bể nổi mà không có nguồn nước suối thiên nhiên như tôi. Tôi chưa kịp cảm ơn vì đang mải nghĩ, rồi có việc phải đi gấp, bây giờ mới về thì Lão đã xóa rồi. Lão có thể đưa lên lại không?
 
Last edited:
là do vẽ sai.. vì cái ống tràn phải để giữa hồ.. mùa mưa thì nó làm nhiệm vụ xả nước thừa. mùa nắng thì nó làm nhiệm vụ đưa nước bơm vào xoay tròn trong không khí để giải nhiệt và trộn thêm không khí cho cá dễ thở..
để khi có thì giờ sẽ vẽ lại
 


Back
Top