Dùng phân bón làm dung dịch thủy canh

  • Thread starter chomchom
  • Ngày gửi
Em muốn trồng thủy canh tại nhà, nhưng việc pha chế dung dịch dinh dưỡng phức tạp và cần nhiều hóa chất dụng cụ chuyên dụng. Không biết em có thể sử dụng phân bón để pha dung dịch không?
Mong các bác chỉ dạy em với!!!!!
 


Thành viên: huyphuc1981_nb nói chuyện có xu hướng chính trị. Hình như mắt, tai của thành viên này có vấn đề nên không thấy được nhiều điều từ cuộc sống quanh ta.Mọi lý thuyết đều màu xám, và cây đời vĩnh viễn xanh tươi
 


Thành viên: huyphuc1981_nb nói chuyện có xu hướng chính trị. Hình như mắt, tai của thành viên này có vấn đề nên không thấy được nhiều điều từ cuộc sống quanh ta.Mọi lý thuyết đều màu xám, và cây đời vĩnh viễn xanh tươi

Tìm hoài mà không thấy nút Thank nên viết bài này để cảm ơn thay cho nút thank vậy.
 
huyphuc1981_nb

user-offline.png
Nhà nông tập sự


rất đồng cảm với thành viên này ở đoạn nói về người có cái nick là amylytran gi fo , đọc mấy bài thấy chắc đang ở bên Mỹ chắc cũng khá nhiều tuổi . Nhiều lần định lên tiếng nhưng thôi việc ai người đấy làm , diên đàn là diễn đan nơi chúng ta diễn ai không muốn diễn thì để cho bác ấy diễn . Còn về những điều bác ấy nói chỉ nghe cho vui thôi ( chắc chán là vậy vì nếu ai nghe theo các kinh nghiêm thực tế bác ấy có được thì đã phản bác lâu rồi . Còn kỹ năng google thì thôi khỏi bán " gió " là " gió")
Còn về thủy canh như bạn huyphuc1981_nb chỉ là 1 phần thôi , hơi tiêu cực và ngộ nhận , nhưng nói chung tôi từng có suy nghĩ như bạn nhưng giwof thì khác rồi . Đối với tôi thủy canh là 1 nghệ thuật
 
Đề nghị viết bài chuyên về kỹ thuật... không dính dáng đến chính tri + ton giao', dùng từ ngữ đúng quy đin
 
Last edited by a moderator:
Đọc hết các trang của chủ đề này, nông dân DK thành thật khâm phục về kiến thức của các Bác, đặc biệt là bác huyphuc1981_nb. Trước đây nông dân DK đã từng "thử nghiệm"dung dịch thuỷ canh với Ure, SA, Canmax, nước giếng.... rẻ tiền mà rau vẫn phát triển "vèo vèo". Nay có dịp ghé qua diễn đàn thấy có thêm nhiều kiền thức mới về các loại phân NPK tổng hợp đặc biệt là NitroPhoska. Quả thật đã giúp tôi rất nhiều trong việc đơn giản hoá dung dich thuỷ canh. Một lần nữa xin cảm ơn Bác huyphuc1981.

Cho minh hỏi thêm về : FERTI MAX 12-12-17(Sop) +Te
em thấy loại này cũng OK phải không mấy Bác. Xin moi người cho ý kiến nhá
Cheer!!!!
 
đọc những bài của bác huyphuc1981_nb nói những vấn đề không phải là không có lý, nhưng câu văn hơn khó nghe tí, nhất là mảng rau cỏ này tâm hồn nó cần mềm mại, thiên nhiên tí bác à. những điều bác nêu ra có những điều khá tiêu cực nhưng cũng đáng phải suy nghĩ.
 
đọc những bài của bác huyphuc1981_nb nói những vấn đề không phải là không có lý, nhưng câu văn hơn khó nghe tí, nhất là mảng rau cỏ này tâm hồn nó cần mềm mại, thiên nhiên tí bác à. những điều bác nêu ra có những điều khá tiêu cực nhưng cũng đáng phải suy nghĩ.

À, rau xanh mềm mại nghe hay, tự sướng phải biết, nhưng đậm đặc NO3. NO3 là gốc ni tơ rát rất có hại cho sức khỏe vì nó là chất ô xi hóa mạnh. NO3 là một trong những điểm căn bản để đanh giá nước sạch. Khi có nhiều NO3 trong thức ăn, thì các thành phàn xây dựng nên tế bào, bao gồm từ lõi ADN đến vỏ lipit .... đều bị phá hủy nhanh chóng. Tế bào chết hẳn là còn may, nó dặt dẹo gây ung thư mới là lúc muốn chết mà không chết được. Những tế bào chết nhanh đó được bù bằng những tế bào gốc. Tế bào gốc hao nhanh làm cơ thể nhanh già, các bộ phận cơ thể không được làm mới đầy đủ xuất hiện các u, vết, bao gồm từ những nốt trên da cho đến các mẩu trữ mỡ hay khối u.

Mình không quá khó để biết người ta pha dung dịch trồng rau mầm và thủy canh nóc nhà cho các bà đẻ bằng các công thức kểu Mỹ, toàn cám bã miễn phí trên mạng, bên Mỹ tự do dân chủ nên toàn dân làm khoa học, toàn dan đi dạy đời, như bác anytran mà chúng ta quen mặt. Cái công thức ay đạm đặc NO3 hơn tự nhiên từ hàng chục đến hàng trăm lần.

Cách pha và đanh giá ở trang trước.

Nhìn chung, mình đã được giáo dục từ bé là khổ học khổ luyện chứ không ai sướng học sướng luyện. Kiến thức nó có tính củ chuối của nó, không có kiến thức nào mang tính tự sướng cả. Tính tự sướng của các bà đẻ con cháu các hồng vệ binh trong vẫn dề này sẽ cho một cái nóc nhà toàn rau độc hại đầu độc từ trẻ con sơ sinh đến ông bà già về hưu, nối đời liệt não.




=======================







Đọc hết các trang của chủ đề này, nông dân DK thành thật khâm phục về kiến thức của các Bác, đặc biệt là bác huyphuc1981_nb. Trước đây nông dân DK đã từng "thử nghiệm"dung dịch thuỷ canh với Ure, SA, Canmax, nước giếng.... rẻ tiền mà rau vẫn phát triển "vèo vèo". Nay có dịp ghé qua diễn đàn thấy có thêm nhiều kiền thức mới về các loại phân NPK tổng hợp đặc biệt là NitroPhoska. Quả thật đã giúp tôi rất nhiều trong việc đơn giản hoá dung dich thuỷ canh. Một lần nữa xin cảm ơn Bác huyphuc1981.

Cho minh hỏi thêm về : FERTI MAX 12-12-17(Sop) +Te
em thấy loại này cũng OK phải không mấy Bác. Xin moi người cho ý kiến nhá
Cheer!!!!


Uh, mình chưa thử phân này.

Sự thật, khi chưa tự tay thử thì mình không dám nói chắc cùng bạn. Nhưng néu nói sơ sơ thì có thể thấy thế này, xin phép bạn trước nha nếu quá lời.


MÌnh thấy công thức của phân này, search trên mạng ở đây, thì nó thiếu Mg và S.

Mg và S nhiều khi người ta có thể gọi là bán đa lượng hay đa lượng, không thể gọi là các vi lượng trace element TE. Trong thực tế trồng đất, thì đa số nước ngầm nước ao đã cung đủ những chất này, nên ít được chú ý hơn NPK.

Chán quá, nếu như có K2SO4 thì dễ pha chính xác hơn để thử so tốc độ lớn. K2SO4 được vùng đông Âu dùng rất nhiều, nhưng ở ta các hãng chỉ quảng cáo treo, tức nếu có ai mua số lượng đủ dùng thì họ mới khuân về. Khi không có K2SO4 thì phải cân đối lượng K bằng KNO3, và như thế sẽ nhiều NO3, không đúng yêu cầu của chúng ta. Như đã nói trên, NO3 thì trồng hoa tốt nhưng không nên trồng thức ăn. K2SO4 là SOP sunfate of potash. Chỉ một thời gian nữa chắc phân này sẽ bán lẻ rộng rãi.

Công thức ở trang trước là mình tính ví dụ để đảm bảo định lượng như cái công thức kiểu Mỹ , từ đó lên giá 54k vnd / m3, để so với cái giá mà người ta bán lừa đảo. Trong thực tế, thì S và Mg không tiêu thụ nhiều như NPK nên người ta gọi chúng là bán đa lượng, hoàn toàn có thể cung cấp thêm bằng MgSO4. Lượng lưu huỳnh thiêu thụ nhiều hơn, Mg cây tiêu thụ ít hơn. Nhưng cây không phát triển tốt nhất nếu người ta pha phân theo tỷ lệ tiêu thụ, vì có thứ tiêu thụ dễ mà có thứ khó, pha bao nhiêu thì đành thử. Chắc chắn là chúng ta không cần loại dung dịch làm cây phát triển quá nhanh.


Mình thử dùng NitroPhoska đơn giản là vì cái hàng phân đầu làng trên đường ra đồng ở chỗ mình họ bán NitroPhoska và CaNO3. Trên cái bao nó ghi là NPKS là có lưu huỳnh rồi.

=================






Nhân đây mình tám chín một chút về KNO3, chất này có vai trò đặc biệt trong sự phát triển văn minh. Nó là nòng cốt của thuốc nổ đen cổ truyền, đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp và cho ra đời cách mạng công nghiệp. Cách mạng công nghiệp bắt đầu bằng sản xuất súng. Thuốc nổ đen là một phát minh chung của loài người, nó có từ kinh Cựu Ước và được hoàn thiện trong hàng ngàn năm bởi những vùng khác nhau trên thế giới.

KNO3 là kết hợp của kali và nitre, sau này có tên là xan phết saltpetre. Saltpetre có thể hiểu là muối đá, hay mối Petra. Petra từ tiếng Latin petrae là đá, là tên vùng đất thuộc Jordan ngày nay, là nơi có cái mỏ KNO3 lừng lẫy thời cổ trong văn minh Địa Trung Hải.

Trong tiếng Hán, KNO3 có tên là diễm tiêu, cả hai chữ diễm và tiêu đều là chữ dành riêng chỉ dùng trong từ này, nên nhiều cụ đồ ngày xửa đọc nhầm, tạo thành các tên khác nhau như diêm tiêu, diêm sinh...




Có hai từ được dùng để chỉ nguyên tố Kali là Potassium và Kalium. Bồ tạt Potassium là từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, chỉ loại đất kiềm gốc núi lửa. Người Hy Lạp đã tình cờ biết đến xà phòng trên các đoạn đầu đài và giàn thiêu, mỡ của các phạm nhân chảy xuống một số chỗ thích hợp cho ra xà phòng và con người bắt chước theo đó. Kali là từ gốc Ấn Độ có nghĩa là phân và được truyền vào tiéng Ân-Âu, châu Âu có nước dùng chính thức Kali, có nước dùng chính thức bồ tạt.

Kali trong tiếng Ấn đã bao hàm nghĩa của một nguyên tố, mặc dù người ta không biét đến nguyên tố Kali nguyên chất. Chúng ta có thể hiểu, đó là "nguyên tố phân", "nguyên phân", "tinh phân", đơn giản hơn là phân đã tinh chế.Chúng ta cứ giả sử như là có chuyện Lã Bố hí Điêu Thuyền bên Ấn Độ, thì chưa chắc Điêu Thuyền đã thành công nếu như bụi đồ mi ấy được bón bằng phân do nàng tự chế ra. Loại phân tinh chế không mùi có vai trò như vậy, và nó chế tạo như thế nào thì chúng ta đọc tiếp.

tớ đi chợ đã, hôm nay phải nấu ăn. Cái gì cũng đến tay, sáng chữa đài radio cho thím, chiều chữa cái main PC cho cu em, tối nấu cơm, chi lúc nèo đây.


=============Post típ.

Kali thời cổ có thể có được một cách khá đơn giản là đốt ra tro các thực vật, trong quá trình đốt này các NP sẽ bay đi nhiều hơn là ở lại, còn kali cũng như nnhiều nguyên tố khác như Ca Na ở lại trong tro. Một số thứ cây tro có rất nhiều kali, ví dụ như ở ta có cây cỏ gianh. Cỏ gianh-cỏ tranh, lá mía.... được người thợ khéo đốt sao cho nó cháy ở nhiệt độ cao và chỉ còn tro trắng, hết tro đen, khi đó tỷ lệ các chất khoáng cần thiết sẽ cao, các gốc khó phân hủy như PO4 hay SO3 cũng đã phân hủy đi nhiều. Tro này có rất nhiều thứ và kali chỉ chiếm một phần nhỏ. Sau khi đốt, tro trắng được để nguội rồi cất trữ, đem tro trắng đã cất trữ thuần tính (giảm tính kiềm) pha vào nước và lọc sạch sẽ được một dung dịch có nhiều K và Na CO3. Đấy là một góc độ mà chúng ta nói đến trong này.

Tiếng Trung Đông có từ Alkali cũng chỉ thứ này, chúng ta có thể hiểu từ đó xuất phát từ kali như "the kali" chẳng hạn trong tiếng Anh hay "chất kali" tiếng Việt.



KNO3 không chỉ có K mà còn có NO3. Nitre nghĩa cổ là phân chất nhão tiếng latinh, tiếng Anh là nitre-bed. Các bạn cần hiểu là những gì HP nói ở đây rất khác wiki, HP rất ghét wiki, ví như ớt là do Đại Mỹ chế ra, đến Kim Chi Hàn Xẻng cũng phải đợi Đại Mỹ bán cho ớt mới xuấn hiện. Bạn nào còn dính đến đám liệt não chó dại wiki thì cần hiểu rõ hơn là, ớt ở Viẹt Nam xuất hiện trong câu ca "gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng". Hay, ở Việt Nam có giống chào mào chuyên phát tán hạt ớt, ớt cung cấp nhiều chất khoáng và vitamin cho chào mào, khi ớt hoang chín, nó ngỏng cái quản len trời và đỏ rực lên vẫy gọi chào mào, chào mào sẽ ăn quả ớt và trả công bằng cách gieo hạt ớt đã được đanh thức bằng dịch tiêu hóa nhưng lại không tiêu hóa, gieo lên một bãi phân chào mào rất bổ với hạt ớt nhỏ.

Nitre trong tiéng Latinh là cũng là phân, nhưng là phân N chứ không phải phân K. Nitre-bed là chất phân nhão, nhưng không từ tro, mà từ phân động vật. Chúng ta có thể hình dung ra phương pháp Nga thế này.

Người Nga trộn phân với một ít bã rượu , làm tăng phân hủy các sản phẩm, rồi trộn với tro rơm theo tỷ lệ đong thể tích là 5 phân : 1 tro, nhào rất kỹ bằng cách giã trong cối, rồi đánh đống vào một "thiết bị" ủ.

Thiết bị này có một bức tường gỗ cỡ 10cm, cao 1,5 mét, dài 5 mét, hướng tường hứng vào nguồn gió che đống phân, gió mùa hè ở xứ này thổi đều, mạnh và rất khô. Nền "thiết bị" là gạch, gỗ... chống chảy mất nước. Bí quyết nhà nghề ở chỗ họ có hàng lô các thao tác theo kinh nghiệm. Phía đối diện khuất gió, đống hỗn hợp được đánh thành các bậc đứng. Đống hốn hợp được phủ tranh giữ ẩm. Người ta tưới nước giải, nước ngâm phân ngựa đều đều giữ ẩm. Từng ngày, đống hỗn hợp được đánh chuyển vị trí tới lui, đắp đống lại, rồi thọc các gậy để luôn thông gió đến tận đáy. Các phần hỗn hợp lên men, kiềm hóa, axit hóa và khô đi lại ngâm nước, đảo và ngâm trong các trạng thái khác nhau thúc đẩy các phản ứng hóa học khác nhau. Nước rì chảy sang bức tường gỗ hướng gió, khô đi và để lại thứ chất nhão nhão, đó là nitre-bed.

Thật ra, cách trên không phải để làm phân, mà để làm thuốc súng, xuất hiện từ đâu không rõ nhưng do quân Mông Cổ mang đến Nga. Phương pháp này sau đó thành các biến thể khác xung quang Nga, như cách làm của Pháp, Thụy Sỹ., Thụy Điển... Tuy nhiên, cho đến thời nội chiến Mỹ thì phương Pháp Nga vẫn là phương pháp chủ lực để làm thuốc súng. Phương pháp Nga cho phép sử lý khối lượng nguyên liệu lớn, hiệu quả cao, và năng suất cao nhất trong các phương pháp ủ phân. Nhược điểm của nó là cần gió đều và khô, ít nơi nào có những điều kiện như Nga và Bắc Mỹ.



Khác với cách làm phân, thì cách làm thuốc súng trên cho ra hàm lượng KNO3 cao hơn. Phươg pháp cổ điển nhất dùng để ly phân nhão nitre-bed là na ná như trên, cho ra chất nhão có nhiều NO3 nhưng lại có nhiều tạp chất như Na Ca, Mg, P, S... hợp với cây. Đó là ngày nay chúng ta giả cổ biết thế, chứ các cụ không thể biết nguyên tố hoá học là gì. Al-Kali và nitre-bed là những "tinh phân", quá hợp để chăm những cân đồ mi mà Điêu Thuyền dùng đong Lã Bố. Chắc chắn là không bao giờ Điêu Thuyền tự chế ra phân bón đồ mi cho mục tiêu này, vì Lã Bố chả hí hẹo gì mà bịt mũi chạy luôn.

========

Đến thời Piotr Đại Đế thì ông áp dụng nhiều phương pháp tốt hơn. Ví dụ, hoà với nước vôi để tẩy phốt phát, gia tăng kali từ khoáng K2CO3 buôn từ Địa Trung Hải, cũng như mua thêm xan phết khoáng cũng từ Đia Trung Hải và áp dụng các biện pháp tinh chế dưới đây.

===
Ở ta, KNO3 được chế từ phân dơi. Ở nhiều nơi người ta có nhiều cách lấy KNO3 từ nhiều loại phân khác nhau của các loài bay khác nhau. Không hiểu sao các loài bay nhỏ lại có KNO3, chúng thường tụ tập đàn lũ trong hang động, có nơi đến hàng trăm triệu con. Loại phân hang động lấy từ thiên nhiên được tiếng châu Âu gọi chung là đất đen (black earth), đất hang, mốc meo (mould) do nó khô mốc. Ngoài việc làm thuốc nổ, từ thời cổ nó đã được dùng làm thứ phân bón thượng hạng, được buôn đi bán lại rộng rãi.

Trên thế giới, có nhiều vùng có nhiều điều kiện tạo ra các hàng phân dày đến hàng mét, có nơi 5 mét phân tốt. Ví dụ, vùng thảo nguyên Nga chủ yếu mưa bằng tuyết rơi mùa đông, đến mùa hè, sinh vật phát triển thì lại rất ít mưa, nước chỉ theo các dòng chảy lưu truyền, không làm hỏng nguồn phân trong các hang động. Một số vùng lại có nguồn nước phong phú trong điều kiện các hẻm núi khô cằn, ví dụ, sông Clorado đem nước đi qua vùng núi hoang mạc khô cằn, làm sinh vật sinh sôi mà không hại đến phân của chúng. Ở châu Phi thì vùng ven biển rất nhiều nước, nhưng bờ ngay cạnh đó vẫn là sa mạc, các loại sinh vật biển như chim yến, chịm hải âu để lại trong các hang động các bãi phân tốt và nhiều vô kể. Nhà Nguyễn có các đội hải quân ra Hoàng Trường lấy số lượng lớn phân chim.

===




Như vậy, từ Kali-AlKali và Nitre người ta đã có một thứ phân cổ. Phân này có rất nhiều tạp chất, không hợp với thuốc súng, nhưng những tạp chất đó lại rất tốt với cây cối.

Sản phẩm hóa học chế tạo từ 2 thứ trên là muối petra, tiếng Anh ngày nay là xan phết saltpetre, vẫn được dùng chỉ phân KNO3 cho đến nay. Tên "muối petra" có được là do ở một đất có tên Petra loại muối này rỉ ra bám đầy thành hang. Petra ở gần biển Chết, Jordan ngày nay.

Tuy là tên như thế, nhưng ở Trung Đông, châu Mỹ... và nhiều nơi trên thế giới cũng có các mỏ xan phết. Các mỏ này thường là các biển khô cạn để lại muối. Do điều kiện kết tinh khác nhau nên các muối khách nhau sẽ khô thành từng lớp và từng bãi khác nhau. Các sản phẩm khoáng này chứa hỗn hợp linh tinh của Ka, Ca, NO3 Cl....

Ở nhiều vùng trên thế giới có kỳ hậu khô thì KNO3 cũng rỉ ra bám trên thành nhang hoặc trên tường như vậy. Loại nitre thành hang thành tường kết tinh chậm, và đậm đặc hơn loại xúc lên từ các mỏ ở Chile do biển cạn khô tạo thành.

========

Nhà khoa học Hasan al-Rammah , Syria trong sách al-Furusiyya wa al-Manasib al-Harbiyya, năm 1270 , đã nói về việc trộn nitre bed với nước tro rồi nấu lọc. Như thế, nước tro có nhiều K2CO3 và Na2CO3, gốc CO3 sẽ làm kết tủa các Mg Fe Ca... cũng như P... trong nitre nhão. Sau khi cô đặc lại kết tinh thì có loại hỗn hợp đậm hơn, chủ yếu là K, Na, NO3 và Cl. Tuy nhiên, Rammah chỉ là một công trình sư-một dạng thợ thời cổ, và ông chép lại sách này theo các kinh nghiệm mà chủ yếu là dân Mông Cổ truyền bá.

---====


Những cách trên đã cho ra đời một thứ KNO3 bẩn, trong đó chỉ phần nhỏ là KNO3. Nó làm phân đã được rồi nhưng làm súng thì còn khướt. Tuy chưa đủ sức làm súng, nhưng loại nitre tinh chế trên đã hơn chán vạn nitre-bed, có thể dùng làm các hoả khí khá mạnh như ống phun lửa.


Thực chất, KNO3 đã được tinh chế từ lâu, nhưng việc tinh chế đòi hỏi những điều kiện đặt biệt. Trong các cuốn tiếng Anh "Science and Technology in Islam" và "History of Science and Technology in Islam", các nghiên cứu về diêm sinh được các nhà khoa học Hồi đề cập đến từ rất sớm, rất nghiêm túc : Khalid ibn Yazid ( 709) , Jabir ibn Hayyan (Geber, 815), Abu Bakr al-Razi (Rhazes, 932).
http://www.history-science-technology.com/Articles/articles%203.htm

Xuất bản năm 1029, cuốn Al-Muqaddimat của Ibn Bakhtawayh đã trình bầy việc tinh chế nitre bằng phương pháp kết tinh chậm. Hoà nitre khoáng vào nước, lọc sạch và cho vào lọ, nhờ khí hậu sa mạc mà nước khô dần rất chậm, các loại muối khác nhau kết thành tinh thể to có hình dáng khác nhau, nhặt rửa sàng sẩy. Phương pháp này cho ra được loại nitre đủ chất lượng làm thuốc nổ mạnh, có tên shabb Yamani hay Yamani alum. Phương pháp này yêu cầu khí hậu sa mạc khô cằn nên rất ít nơi làm được. Từ khi có các tinh thể KNO3 tinh khiết như thế (đến 99%), thì người ta dễ dàng hoàn thiện công thức thuốc súng, đơn giản nhất là nhồi các thuốc khác nhau vào cùng một súng để bắn thử.

=======


Kết tinh quy mô lớn là mấu chốt để bắt đầu thời kỳ súng trở nên phổ biến.

Việc kết tinh và chọn lọc các tinh thể cho phép thực hiện khâu khó nhất là tách clo, natri ra khỏi hỗn hợp, là khâu mấu chốt để hỏa dược yếu chuyển thành thuốc súng, quyết định việc súng tách khỏi các hỏa khí khác và được ứng dụng ngày càng rộng, theo “sản lượng” của KNO3 tinh khiết ngày càng nhiều.

Tiếp theo giai đạn chế nitre-bed, người ta thêm một vài phương pháp khác, như tinh chế trong nồi đun, ban đầu hòa nitre-bed với nước, đun với kiềm kali khoáng. Trong khi đun, nhiều loại tạp chất kết đông lại hay lắng đọng được tách ra.

Tiếp theo cô dung dịch ở trạng thái bão hòa, rồi trộn thêm một chút dung dịch hồ loãng hoặc tốt nhất tiết động vật. Hồ hay tiết tác dụng với kiềm khoáng như là chất xà phòng, cũng giống như ta đánh lòng trắng trứng vào nước mía sôi để thắng đường, tức là nó đông lại và cuốn theo các chất bẩn nhỏ không lắng trước đó, như là "phản ứng" nấu canh cua, lại lọc và vớt váng cặn vứt đi.

Đến thời cận đại, người ta đo nhanh độ cô đặc của dung dịch sôi bằng nhiệt kế. Độ đậm đặc càng cao thì nhiệt độ sôi càng cao. Còn thời cổ, thì người ta ước lượng thông qua đong đếm, phụ thuộc rất nhiều vào số giời.

Cuối cùng, một dung dịch bão hòa được làm mát đến 190 độ C và đổ vào chảo kết tinh, được đun nhẹ để làm mát chậm. Chảo kết tinh có miệng rộng, đáy nghiêng cho đến giữa chảo, giữa đáy chảo có rốn tháo nước. Việc làm ẩu như làm mát nhanh quá, hay khí hậu ẩm quá, hay quẳng củi than mạnh tay làm rung nồi.... đều dẫn đến việc tăng giảm chất lượng. Khâu kết tinh có trách nhiệm tách các thành phần khó tách nhất, là clorua và natri. Việc kết tinh có hai giai đoạn, tạo mầm và nuôi tinh thể.

Để tạo mầm, người thợ vừa giữ cho nhiệt độ giảm chậm trong chảo, vừa khấy dung dịch xoáy theo vòng tròn, dịu, tránh những chuyển động hỗn tạp. Đây là động tác gọi là "rây diêm sinh", được chỉ định cho những thợ siêu nhất đội. Kết thúc, người thợ tháo đáy chảo rút hết nước. Tinh thể diêm sinh hình thành có dạng hình kim.

Người ta không lấy các tinh thể ra ngay mà nuôi nó lớn, đổ thêm dung dịch quá bão hòa đã lọc sạch vào. Các tinh thể nhỏ trước thành mầm kết tinh, tạo các tinh thể to hơn trong các điều kiện yên tĩnh. Trình độ thợ cần đến khi ước lượng thành phần dung dịch đổ vào và thời điểm rút ra, để bọn clo, natri ít có điều kiện tạo mầm và phát triển.

Cuối cùng, các tinh thể lại được rửa sạch bằng dung dịch đã bão hòa. Dung dịch đã được dùng để rửa này lại được lọc sạch, thắng bằng đun với tiết, và đem rửa mẻ khác.



Đó là thế kỷ 14, hai loại "tinh phân" đã được kết hợp quy mô lớn cho ra diễm tiêu tinh khiết 99% với sản lượng lớn, bắt đầu thời kỳ súng phổ biến và cách mạng công nghiệp.
 

Last edited by a moderator:
Dùng phân bón làm dung dịch thủy canh Thông điệp của bạn

tuy bạn huyphuc1981_nb nói theo kiểu nông dân chất phác nhưng tôi thấy rất hay phân tích được cái lợi hại trong dung dịch trồng cây.nếu bạn uốn nắn từ ngữ 1 chút thì tuyệt bạn ạh.
theo tôi thấy, bạn rất uyên bác và thoải mái nhưng hơi nặng về ngôn từ hihi
"những người tâm thần, mà các bà đẻ thì có căn bệnh tâm thần tự nhiên."
thân bạn.
 
Phục bác "huyphuc1981_nb"

Bác "huyphuc1981_nb" viết hay lắm. Em đọc toàn bộ các bài của Bác ấy. Nông dân đã nghèo lại còn gặp toàn bọn lừa đảo.
Lại còn thêm một đống giáo sư tiến sỹ không biết xấu hổ lên Ti vi, báo chí khuyến cáo hướng dẫn vớ vẩn để bán 2 chai dung dịch cho bà con với giá 60 ngàn đồng.
 
DUNG DỊCH TRỒN THỦY CANH....vuontreo.vn

Em muốn trồng thủy canh tại nhà, nhưng việc pha chế dung dịch dinh dưỡng phức tạp và cần nhiều hóa chất dụng cụ chuyên dụng. Không biết em có thể sử dụng phân bón để pha dung dịch không?
Mong các bác chỉ dạy em với!!!!!

Nếu bạn muốn trồng rau theo dạng thủy canh thì liên hệ với công ty này nhé, họ vừa bán bộ dụng cu trồng rau thủy canh hồi lưu, năng suất, tiết kiệm diện tích và cho chất lượng rau sạch, an toàn vừa bán các vật liệu để phục vụ cho việc trồng rau thủy canh.
Công ty Cổ phần vườn treo T Fresh
ĐC: 18/81 Ngõ 381 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, HN
Web: vuontreo.vn
hoặc liên hệ trực tiếp với Ms. Hoa: 0977.168.640
 
phân bón lá vi sinh

bạn trồng rau tại nhà nên tìm loại phân vi sinh an toàn cho người sử dụng. Hiện nay công ty mình đang có loại phân bón lá nhập khẩu từ Mỹ sử dụng rất an toàn cho cây rau. Để tìm hiểu thêm thông tin về công ty nông nghiệp GAP Phú Nhận bạn có thể vào trang www.nongnghiepgap.com hoặc liên hệ với mình theo địa chỉ gmail: lenhungtx@gmail.com
 
Dung dịch thủy canh

Bạn có thể mua dung dịch này về sử dụng khỏi phải pha chế chi cho phức tạp:

CTy TNHH Sài Gòn Xanh
ĐC: 127 Nguyễn Trọng Tuyển F,15 Q, PN
Đt: 08.9971869 hoặc 0903.720.350 gặp Sơn

Dung dịch thuỷ canh Bio - Life
ở 95/37 Nguyễn văn Trỗi ,P2 ,
Q. Phú nhuận
DT :08.9970524 .

Khoa Nông học, trường ĐH Nông Lâm Huế đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện quy trình trồng thủy canh một số loại cây như xà lách, cà chua, dưa chuột.... Ai muốn mua dung dịch, dụng cụ trồng,
hay muốn tìm hiểu về thủy canh xin liên hệ: Nguyễn Văn Quy, Khoa Nông học, trường ĐH Nông Lâm Huế. Nhà riêng: 11 Trần Nhật Duật, TP Huế. ĐT: 0905337564. Email: Ngocquy812004@yahoo.com.

Dung dịch thủy canh của nhóm cử nhân khoa công nghệ sinh học ĐH Mở tp. HCM
Hiện tại nhóm mình đang có dung dịch thủy canh nghiên cứu tại trường sử dụng hóa chất nhập khẩu và đã đưa ra sử dụng trên thị trường
Giá 20k/10 lít, mem nào có hứng thú thì LH bên mình nhé! giao tận nơi ở tp HCM..!
LH Sơn: 0903720350 hoặc Hoàng Phong: 0973565230
hoặc qua email: windyhoang2@gmail.com
ngocson30_6@yahoo.com
 
Hơn - Thua khi sử dụng dung dịch thủy canh

Theo tôi theo dõi ở nước ngoài họ áp dụng mô hình thủy canh, tưới tiêu, ánh sáng rất auto. Còn chúng ta những ai chồng rau hộp xốp, thủy canh quy mô nhỏ nên cân nhắc kỹ tới mấy yếu tố sau:
- An toàn sức khỏe khi sử dụng sản phẩm thu hái
- Giá trị kinh tế nếu so với ngoài chợ hay siêu thị
Tôi cũng có gần 10 hộp xốp chồng rau thơm các loại Bạc hà, húng láng, mùi ngò nhưng tôi chỉ áp dụng biện pháp rất thủ công và chăm chỉ an toàn theo tôi là tối đa
Sử dụng sỉ than + ít đất màu + NPK hòa tan và chủ yếu là công sức sáng ra tưới rồi đi làm tối về lại tưới kết quả là = Vui, Khỏe, Yên tâm => An Toàn >> ĂN NGON PHẾT
 
Thua ban Thuy canh,
Hay qua! Toi dang nghi huu, nha dat rong. Toi ham thich trong trot, lai co nhieu thi gio nua. Xin ban chi cho thuc hanh.
Cam on nhieu lam.
Nhà đất rộng sao bạn lại muốn trồng thủy canh? Thổ canh dễ dàng và hiệu ủa hơn rất nhiều
 
tu van su dung phan bon

bạn thử sử dụng phân bón blago của Nga xem.mấy nhà vườn tại hà nội sử dụng rất tốt đó. không gây độc hại đên cây trồng và người sử dụng.bên mình đang phát triển trong đà nẵng.mình là chính 0978035866
Bạn dùng phân bón thường bón thẳng cho cây thủy-canh sẽ không có kết-quả tốt. Nếu cần, bạn có thể làm như sau : Dùng phân NPK thường dùng trong nông-nghiệp, trộn vào phân hữu-cơ, phân bò, gà hay cả đất thường cũng được. Sau đó tưới ẩm, thỉnh-thoảng trộn đều cho vi-sinh-vật, vi-khuẩn có trong đất "ăn" phân NPK, phân-hoá ra thành khoáng-chất trong dạng rễ hấp-thụ được. Khi phân đã hoai, ngâm nước, chắt lấy nước và dùng được cho thủy-canh.
Phân nông-nghiệp bón ngoài đất và phân thủy-canh cũng vẫn là một thứ khoáng-chất, cùng một công-thức hóa-học như nhau, nhưng phân bón đất như thức ăn còn sống, chưa nấu và phân thủy-canh là thức ăn đã nấu chín rồi (nấu bằng vi-khuẩn).
Thân.
---------------


Bạn có thể cho biết phương-pháp bạn đang trồng được không? Chúng ta trao đổi để học hỏi nhau. Trồng cây không đất là lãnh-vực tôi rất say mê. Kể từ ngày tôi dùng phân bón ruộng NPK ngâm nước dùng làm dung-dịch dinh-dưỡng đến nay đã 20 năm rồi. Thân.
 
tu van su dung phan bon

bạn thử sử dụng phân bón blago của Nga xem.mấy nhà vườn tại hà nội sử dụng rất tốt đó. không gây độc hại đên cây trồng và người sử dụng.bên mình đang phát triển trong đà nẵng.mình là chính 0978035866
Bạn dùng phân bón thường bón thẳng cho cây thủy-canh sẽ không có kết-quả tốt. Nếu cần, bạn có thể làm như sau : Dùng phân NPK thường dùng trong nông-nghiệp, trộn vào phân hữu-cơ, phân bò, gà hay cả đất thường cũng được. Sau đó tưới ẩm, thỉnh-thoảng trộn đều cho vi-sinh-vật, vi-khuẩn có trong đất "ăn" phân NPK, phân-hoá ra thành khoáng-chất trong dạng rễ hấp-thụ được. Khi phân đã hoai, ngâm nước, chắt lấy nước và dùng được cho thủy-canh.
Phân nông-nghiệp bón ngoài đất và phân thủy-canh cũng vẫn là một thứ khoáng-chất, cùng một công-thức hóa-học như nhau, nhưng phân bón đất như thức ăn còn sống, chưa nấu và phân thủy-canh là thức ăn đã nấu chín rồi (nấu bằng vi-khuẩn).
Thân.
---------------


Bạn có thể cho biết phương-pháp bạn đang trồng được không? Chúng ta trao đổi để học hỏi nhau. Trồng cây không đất là lãnh-vực tôi rất say mê. Kể từ ngày tôi dùng phân bón ruộng NPK ngâm nước dùng làm dung-dịch dinh-dưỡng đến nay đã 20 năm rồi. Thân.
 


Back
Top