Kế hoạch trồng bơ

Xin giới thiệu tôi là Đức, dân Tây Nguyên nhưng không biết trồng trọt, vì hồi xưa ở quê chỉ toàn học, rồi lên TP học Đại Học, học xong thì ở lại Sài Gòn làm cũng đã gần chục năm.

Ở đất Sài Gòn này, công việc cũng ổn, nhưng thời gian cứ đều đều trôi qua, sáng đi làm chiều về. Sau một khoảng thời gian nhìn lại, thấy mình chả làm được thành tích gì, cố gắng làm chỉ để kiếm cái bỏ vào miệng chứ không giúp ích gì được cho đời (mơ mộng tí ^_^).

Bản thân cũng có mới ước cao xa, to lớn lắm, nhưng như đa số những người khác, Đức vẫn hay nghĩ cái mơ ước cao xa là của người ta (của Mr Vượng, của Bầu Đức..., hay của Sếp), còn mơ ước của ta thì chỉ là cái nhà chung cư bé bé với cô vợ hiền hiền và vài đứa con ở cái đất Sài Gòn này, xong rồi nai lưng làm để kiếm sống cho đến già để hưởng lương hưu, đó mới là thực tế.

Nhưng rồi bản thân vẫn thấy có cái gì đó không ổn trong suy nghĩ, vẫn muốn làm cái gì đó to to chút, nên cũng tìm tòi đầu tư nhiều con đường, nhưng rồi có vẻ vẫn chưa tìm được đường đúng. Đi sai thì phải đi lại, với những bước đi cẩn trọng hơn. Và Đức chọn nông nghiệp làm đường đi tiếp theo cho mình, bởi nông nghiệp là nghề của gia đình, và trong giấc mơ, từng có không ít lần mơ về một ngôi nhà ở quê trong cảnh thiên nhiên yên bình khi thành đạt.

Nhưng do trước nay chưa từng làm nông nghiệp, nên cũng không biết thế nào, đành đưa lên đây một kế hoạch về trồng bơ, nhờ anh em trên diễn đàn góp ý, nhằm cho bước chuẩn bị tốt hơn.

P/S: Đức đang có 1 deal mua 15ha đất với giá cũng mềm, nhưng chắc khả năng thì chỉ mới trồng được 5ha, nên post cái kế hoạch trồng 5ha lên đây.

KẾ HOẠCH TRỒNG BƠ.
Về nhu cầu thị trường:


- 2 tuần trước em đi khảo sát ở quê, hiện tại bơ ngon (sáp, 2 quả / kg) giá mua tại vườn là 30k/kg (người mua hái), khi ra hoa thì thương lái đến đặt tiền trước rồi.

- Ngoài đường gần như bán bơ rất ít và không có bơ ngon, vì có bao nhiêu xuất khẩu ra Bắc hết (mà còn không đủ hàng), có 1 nơi họ bán loại đó tại TP.Ban Mê Thuột, giá 70k/kg

- Công ty Nhật từng yêu cầu xuất cho họ mỗi tuần 1 container 20 tấn, nhưng bên nhà vườn không dám nhận vì không thể gom được số lượng đó.

- Bơ ngon giá bán hiện tại ở SG là 90-95k/kg.

- Còn bơ ít ngon hơn (4-5 quả /kg), ở quê bán 20kg, ở SG chắc 35-45k/kg

èNgay thời điểm hiện tại, thị trường không phải là vấn đề đáng lo, nhưng có vẻ nông dân bắt đầu trồng ồ ạt, nên dự báo 3 năm tới là chưa biết.


Về công dụng quả bơ:

- Bơ là một trong các loại quả có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất trong các loại trái cây.

- Bơ dùng làm sinh tố (cái này ai cũng biết).

- Bơ dùng để ăn với cơm như món ăn chay: Cắt ra miếng như đậu hũ, chấm nước mắm hoặc xì dầu ăn với cơm, ngon hơn trứng (cái này không phải ai cũng biết)

- Bơ dùng làm mĩ phẩm: Làm mặt nạ đắp da (các bé gái biết).

- Bơ làm chè, làm những thứ khác...

èBơ có nhiều công dụng, và đặc biệt ăn tốt cho sức khỏe, nên dự báo có thể tăng nhu cầu sử dụng bơ trong tương lai.


(*) Thông tin thêm:

- Các nước càng phát triển thì ăn bơ càng nhiều. Theo 1 thống kê, nước ăn nhiều bơ nhất là Mexico (hơn 7kg/người/năm) vì nước này trồng bơ nhiều nhất. Mỹ đứng thứ 2 với 3.4kg/người/năm, Châu Âu, Nhật thì chưa đến 1kg/người / năm.

- Việt Nam chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.


Về năng suất bơ – chi phí chăm sóc – doanh thu (theo thời giá hiện tại).

Năng suất: Bơ trồng 3 năm cho quả bói, sau 7 năm thì trưởng thành. Với một số giống bơ trên thị trường hiện nay, năng suất trung bình như sau (nhà vườn cung cấp giống cam kết):

- Năm 3: 30kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 900k/cây.

- Năm 4: 70kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 2.100k/cây

- Năm 5: 150kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 4.500k/cây

- Năm 6: 180kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 5.400k/cây

- Năm 7: 280kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 8.400k/cây

- Năm 8 trở đi: 320kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 9.600k/cây


Chi phí đầu tư ban đầu:

- Chi phí trồng (giống, công trồng): Khoảng 100k/cây.

- Các loại công cụ, nông cụ: 100tr-150tr

èVới 5ha, chi phí ban đầu trên 1 cây là 250k/cây.


Chi phí chăm sóc:

- Biến phí: Bao gồm phân bón, thuốc...: 100k/cây/năm cho 3 năm đầu, 200k/cây/năm cho các năm tiếp theo (sau khi có quả).

- Định phí: 5ha cần 2 người chăm sóc, ăn, ở, trả lương... : 300tr/năm. Mỗi ha 200 cây, à 5ha = 1000 cây, tương đương mỗi cây 300k / năm

Tổng cộng: 400k/cây cho 3 năm đầu, 500k/cây cho những năm sau:


Dòng tiền tích lũy: 2 năm đầu chưa có thu, tổng chi phí đầu tư là: 250 + 400x2 = 1.050k / cây. Đến năm thứ 3, lợi nhuận ròng trên 1 cây là 500k, tương đương lỗ 550k / cây. Năm thứ 4 lợi nhuận ròng là 1.600k/cây, trừ đi chi phí đầu tư và chăm sóc 2 năm đầu, còn lời khoảng 1tr/cây. à Huề vốn vào năm thứ 4.

Đó là dự báo tình hình kinh doanh theo thời giá hiện tại.


Trong trường hợp biến động giá khi hàng dội chợ, chi phí cần thiều để tạo ra 1kg quả là:

- Năm 3: 400k chăm sóc, cho 30kg quả à 13.3 k/kg quả

- Năm 4: 500k chăm sóc, cho 70kg quả à 7.3 k/kg quả

- Năm 5: 500k chăm sóc, cho 150kg quả à 3.3 k/kg quả

- Năm 6: 500k chăm sóc, cho 180kg quả à 2.8 k/kg quả

- Năm 7: 500k chăm sóc, cho 280kg quả à 1.8 k/kg quả

- Năm 8 trở đi: 500k chăm sóc, cho 320kg quả à 1.6 k/kg quả

Thống kê trên cho thấy, nếu qua năm thứ 5, gần như không sợ rủi ro về giá bơ, vì không thể 1 ly sinh tố giá dưới 10k được, trong khi chi phí sản xuất 1kg bơ chỉ mất có 3.3k.




TÓM LẠI:

- Với giá hiện tại: Trồng 5ha bơ cần đầu tư khoảng 1 tỷ trong 2 năm đầu, đến năm thứ 3 thì bắt đầu cho lợi nhuận, đến năm thứ 4 thu hồi vốn, còn lời khoảng 1ty. Năm thứ 5 lời 4 tỷ, và tăng lên thành khoảng 9 tỷ ở năm thứ 7.

- Khi giá xuống: Vẫn cầm cự được ở mức giá 10k/kg bán ở đất Sài Gòn. Và với việc, 1 ly sinh tố bơ không thể rẻ hơn 10k, thì giá bơ cũng khó mà thấp hơn 10k/kg. Ngoài ra, bơ còn nhiều công dụng khác như đã trình bày ở trên, nên nhu cầu tiêu thụ trong tương lai sẽ lớn, chưa kể khả năng xuất khẩu.


XA HƠN

- Mua đất diện tích lớn, chia ra bán lại.

- Phát triển thêm, thay vì 5ha, trồng thêm. Chi phí cố định sẽ tăng chậm, và giá thành sẽ thấp hơn.

- Bán vườn cho ai quan tâm.

- Có đất, hợp tác với các đối tác khác, trồng các loại cây khác để xuất khẩu (có thể là cây ngắn ngày).

- Nếu trên mảnh đất, có 1 loại cây trồng tốt, cho lợi nhuận cao, chắc chắn giá mảnh đất đó sẽ tăng thêm nhiều lần.


ĐÍCH MUỐN HƯỚNG ĐẾN

- Tạo lập thành 1 vùng nguyên liệu trồng bơ, cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Việt Nam có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.

- Xây dựng 1 nhà máy đóng gói, và nếu được chế biến các sản phẩm về bơ như chè bơ, sinh tố đông lạnh ..., kem bơ...
 


hay
e cũg bỏ phố về daklak đây, đang tính trồng gì nhanh giàu, thấy bà con trồng tiêu dữ quá, bơ nghe lời đấy, mà đầu ra bán thế nào. nếu mà đầu ra chắc chắn thì ee. cũng chặt cà. trồng bơ
Đừng nên nghe theo mọi thứ trong kế hoạch D viết. Cái này là theo khảo sát thời điểm hiện tại, nó có tính chất tham khảo thôi.
Còn chuyện tương lai, ko ai biết đc. Mỗi người có nhưng nhận định cho riêng mình.
Về đâu ra, thời điểm hiện tại, 1ha bơ thu nhiều hơn 1ha tiêu. Tuy nhiên tương lai sẽ giảm, vì như theo lời 1 nông dân chính hiệu thì "giá mà cứ giữ như vậy thì dân Tây Nguyên đốt ko hết tiền.
 


Đừng nên nghe theo mọi thứ trong kế hoạch D viết. Cái này là theo khảo sát thời điểm hiện tại, nó có tính chất tham khảo thôi.
Còn chuyện tương lai, ko ai biết đc. Mỗi người có nhưng nhận định cho riêng mình.
Về đâu ra, thời điểm hiện tại, 1ha bơ thu nhiều hơn 1ha tiêu. Tuy nhiên tương lai sẽ giảm, vì như theo lời 1 nông dân chính hiệu thì "giá mà cứ giữ như vậy thì dân Tây Nguyên đốt ko hết tiền.

Bạn có tin 1 hecta lúa thu hơn 1 hecta tiêu không ?
 
Mình đọc từ trang 1->22 :
-Học cuốn Binh Pháp thì chỉ nói đến chiêu này thức nọ để thắng đối phương ,ko có nói đói ,bệnh, chết .....
Nhưng khi mình hỏi 1 vài chiến sĩ trở về thì lại có nói đến đói ,bệnh ,chết .........
Ủa sao kỳ vậy ta ,sao trong cuốn Binh Pháp lại ko có nói vậy cà .......
Mình khuyên D tạm gác lại cái dự án này đi đã vì D KO TIỀN ,KO KINH NGHIỆM,KO CÓ ĐẤT........cái lý thuyết nó khác với thực hành rất là xa D ah
Tuy rằng lại có người nói ko có lý thuyết thì làm sao mà thực hành ?
Có 1 cách là D có thể xin vào LÀM CÔNG cho vườn bơ nào đó để từ từ lấy Kinh Nghiệm cái đã ,có Kinh Nghiệm rồi khi đó D huy động tiền để lập trang trại trồng bơ nó thiết thực hơn ,lúc đó có khi D huy động tiền có thể gấp mấy lần luôn ấy chứ ^^
Binh pháp ko nói đến đói, bệnh, chết vì ai cũng biết cái đó. Những điều ta và địch fai chịu như nhau thì ko cần nói ra. Thêm nữa nếu trước khi ra trận mà bảo rằng 10 anh đi 9 anh chết thì ai mà dám đi.
Lan man tí, giờ quay vào chủ đề chính. D thấy ở đây có rất nhiều người đề cập đến kỹ thuật, vậy ở đây có ai có thể trả lời, nếu các tiền bối mở 1 lớp dạy "nghề nông" thì chương trình đào tạo kéo dài bao lâu?
Học trung cấp mất 2 năm, học cao đẳng là 3 năm, đại học từ 4-5 năm, bác sỹ mất 7 năm. Học nghề đa số 3 tháng.
Vậy học làm nông mất bao lâu? Người Việt qua Mỹ thường làm nail, hay làm nông, qua đó họ mất bao lâu để học? Mà người Viêt có đk qua Mỹ thì thường chưa bao giờ làm nông hoặc làm nail.
Tại sao 1 đứa tốt nghiệp ĐH ra trường có giá trị hơn 1 đứa học nghề mặc dù đứa học nghề biết làm ra sp, còn đứa tốt nghiệp ĐH ko biết làm gì. Đơn giản, đứa tốt nghiệp ĐH cần thêm 3 tháng để nó vừa biết nghề vừa có bằng, còn đứa tốt nghiệp nghề thì mất thêm 4 năm chưa chắc có bằng ĐH.

Nhiều bạn ở đây đưa ra lợi thế là có kỹ thuật, có đất. Và dùng nó làm lợi thế cạnh tranh, D hỏi nếu để đạt đc cái bạn đang có thì khó ko? Nếu câu trả lời là ko thì bạn ko hề có lợi thế như bạn tưởng.
Người ta dùng năng lực lõi để dùng làm lợi thế cạnh tranh, cái năng lực đó thường là độc nhất, khó bắt chước ..., ví như ở đây có người biết cách làm quả trái mùa, ấy chính là năng lực lõi.
Đó là những điều cơ bản. Còn người nông dân, theo các bạn, năng lực lõi của họ là gì?
 
D thấy ở đây có rất nhiều người đề cập đến kỹ thuật, vậy ở đây có ai có thể trả lời, nếu các tiền bối mở 1 lớp dạy "nghề nông" thì chương trình đào tạo kéo dài bao lâu?
Học trung cấp mất 2 năm, học cao đẳng là 3 năm, đại học từ 4-5 năm, bác sỹ mất 7 năm. Học nghề đa số 3 tháng.
Vậy học làm nông mất bao lâu? ...
Vậy học làm nông mất bao lâu?
Câu này Loan có hỏi 1 chú trên diễn đàn, nhận được câu trả lời như sau: " NGƯỜI CÓ MÁU LÀM NÔNG THÌ KHÔNG CẦN HỌC CON Ạ"
cũng câu này Anh @leviet_law trả lời giúp ạ?
 
Em thấy Anh lmduc13 tranh luận khá nhiều về vấn đề này mà không thấy hiệu quả cho lắm, toàn thấy những tranh luận trái chiều và cũng sorry anh trước nếu có điều j gây phản cảm với anh. Em có chút ý kiến xin đóng góp cùng anh:
Giai đoạn 1.
1. Tìm năng của dự án: không phải bây giờ mà là 3-5-10 năm sau này giá trị nó mang lại.
2. Nếu có tìm năng bước 2 là tìm hiểu thị trường 2-3 năm tới để chọn đúng loại giống mình cần trồng.
3. Nắm rỏ khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc.
4. Đi thực tế, thảm khảo các ý kiến các nhà đã trồng bơ, nắm rõ những khó khăn, thuận lợi, vật tư, cây giống, kinh nghiệm....
5. Tìm nhà cung cấp giống cũng như cty bao tiêu sản phẩm.
6. Lên kế hoạch:
- Giai đoạn chuẩn bị(cây giống, vật tư, nhân công)
- Chuẩn bị vốn, quy hoạch dòng tiền của mình.
- Time line.
- ....
7. Thực hiện kế hoạch.
và còn nhiều chi tiết em chưa tiện liệt kê ở đây. Nhưng em muốn nhấn mạnh là khâu tìm hiểu thị trường. người nông dân mình hay có tính ai trồng cây gì có giá là ùa theo trồng mà ko có quy hoạch, có rất nhiều vụ như: hành tím, dưa hấu, thăng long, mắc ca, chanh không hạt...nếu không nắm rỏ được thị trường, không có kế hoạch cho đầu ra của sản phẩm thì đừng nên làm. với sự phát triển của cây bơ hiện nay nếu không hiểu rỏ thị trường thì chỉ có đương bán tháo bán đổ mà thôi.
 
Câu này Loan có hỏi 1 chú trên diễn đàn, nhận được câu trả lời như sau: " NGƯỜI CÓ MÁU LÀM NÔNG THÌ KHÔNG CẦN HỌC CON Ạ"
cũng câu này Anh @leviet_law trả lời giúp ạ?
Haiz... Học bao lâu thì chiến thắng giặc Mỹ? Chiến trường là trường học.
Học bao lâu thì có bằng làm giàu? Thương trường là trường học.
Học bao lâu thì biết trồng trọt? Vườn cây là trường học; Rễ cây là môn học; Lá cây là bài học; Phân hóa mầm hoa là luận án; Cuống hoa là bài thi hết môn; Sắc tố trái non là phần thưởng học sinh xuất sắc; Phun 1 cữ hóa chất sai lầm là thi rớt - đói hết 1 năm - mất 365 ngày mỗi khi nhậu nhẹt phải tính trước nhậu ở đâu; Dấu hiệu bao phủ dầu thực vật trên trái non báo hiệu trái giàu dinh dưỡng là phần thưởng tính điểm của agribank bằng cách nó nhắn tin vào đt <TK của quý khách tăng ....>; Để cho thằng hàng xóm tham lam dòm ngó thì thằng Agribank sẽ nhắn tin trừ điểm thưởng...
Có đi sẽ có đến...
 
Em thấy Anh lmduc13 tranh luận khá nhiều về vấn đề này mà không thấy hiệu quả cho lắm, toàn thấy những tranh luận trái chiều và cũng sorry anh trước nếu có điều j gây phản cảm với anh. Em có chút ý kiến xin đóng góp cùng anh:
Giai đoạn 1.
1. Tìm năng của dự án: không phải bây giờ mà là 3-5-10 năm sau này giá trị nó mang lại.
2. Nếu có tìm năng bước 2 là tìm hiểu thị trường 2-3 năm tới để chọn đúng loại giống mình cần trồng.
3. Nắm rỏ khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc.
4. Đi thực tế, thảm khảo các ý kiến các nhà đã trồng bơ, nắm rõ những khó khăn, thuận lợi, vật tư, cây giống, kinh nghiệm....
5. Tìm nhà cung cấp giống cũng như cty bao tiêu sản phẩm.
6. Lên kế hoạch:
- Giai đoạn chuẩn bị(cây giống, vật tư, nhân công)
- Chuẩn bị vốn, quy hoạch dòng tiền của mình.
- Time line.
- ....
7. Thực hiện kế hoạch.
và còn nhiều chi tiết em chưa tiện liệt kê ở đây. Nhưng em muốn nhấn mạnh là khâu tìm hiểu thị trường. người nông dân mình hay có tính ai trồng cây gì có giá là ùa theo trồng mà ko có quy hoạch, có rất nhiều vụ như: hành tím, dưa hấu, thăng long, mắc ca, chanh không hạt...nếu không nắm rỏ được thị trường, không có kế hoạch cho đầu ra của sản phẩm thì đừng nên làm. với sự phát triển của cây bơ hiện nay nếu không hiểu rỏ thị trường thì chỉ có đương bán tháo bán đổ mà thôi.
Thanks e,
Mấy cái kia a có hết trong kế hoạch của mình, chỉ là trong khuôn khổ bài viết này thì không viết hết được.

Còn cái em lưu tâm nhất, là thị trường. Việc cái gì ngon thì nhiều người nhảy vào, đó là quy luật cuộc sống, không phải chỉ là người nông dân mình. Tuy nhiên, cái chi tiết người nông dân trồng theo phong trào, sẽ thấy được điều 3 và 4 của em đưa không quan trọng mấy trong nông nghiệp ở Việt Nam. Một người nông dân có thể trồng bất cứ cây gì họ thích mặc dù trước đó họ chưa bao giờ trồng, và họ vẫn trồng có năng suất, nghĩa là cái việc số 3 và số 4 là dễ.

Quay lại vấn đề thị trường, kể cho em nghe 1 câu chuyện sưu tầm:

"Có 2 người là bạn thân cùng vào rừng đi săn, nhưng chưa săn được gì thì gặp một con gấu rất to và hung dữ, một trong 2 người quỳ xuống cầu nguyện, người còn lại thì cúi xuống buộc lại dây giày, thấy vậy người đang cầu nguyện mới hỏi bạn:
- Cậu nghĩ là cậu có thể chạy nhanh hơn gấu được sao?
người kia trả lời:
- Tớ không cần chạy nhanh hơn gấu, tớ chỉ cần chạy nhanh hơn cậu là đủ!"

Thị trường nó cũng thế, nếu e nghĩ phải chạy nhanh hơn gấu thì mới làm được, đó sẽ thấy là điều không thể. Nhưng nếu nghĩ chỉ cần chạy nhanh hơn bạn mình là được, thì đó là điều hoàn toàn khả thi. Quan trọng là thị trường (hay còn gọi là miếng bánh) đủ lớn thì ắt là có tiềm năng. Lựa chọn tiếp theo là đối đầu, hay lẩn tránh? Chấp nhận cạnh tranh hay không? Nếu mục tiêu của em là chiếm lĩnh 50% thị phần đang có, thì hãy quên chuyện đầu ra đi, mà phải tập trung làm sao người tiêu dùng chọn mình mà không chọn người khác. Lúc đó mọi việc sẽ đơn giản hơn.

Về "miếng bánh" thì có thể tham khảo vùng califorinia của Mỹ, ở vùng này, bơ là trái cây biểu tượng. Năm 2014, tổng "miếng bánh" của vùng này đạt 333tr.usd, họ trồng 23.155ha, cho 134.943 tấn, doanh thu khoảng 14.380usd, năng suất (bơ Hass) là 5.82 tấn / ha. Xem trên google thì vườn bơ của họ diện tích từ chục, đến vài chục ha, họ trồng rất dày, khoảng cách khoảng 6m x 4.5m, cây bơ họ nhỏ nhỏ xinh xinh như cây caphe của Việt Nam, và họ cũng có vẻ trồng thủ công.

Để nhận thấy ở Mỹ, giá nhân công 2000usd/tháng (làm nông), thu nhập bình quân đầu người (53.143usd/năm), năng suất trồng bơ khoảng 6 tấn / ha, thế mà họ vẫn trồng, nghĩa là cái việc này vẫn có ăn. Có ăn ở Mỹ là giàu ở VN rồi. Thế nên anh đánh giá, thị trường bơ Việt có tiềm năng. Còn mình có chiếm được thị phần của nó hay không thì do mình có đủ tài năng hay không.
 

Haiz... Học bao lâu thì chiến thắng giặc Mỹ? Chiến trường là trường học.
Học bao lâu thì có bằng làm giàu? Thương trường là trường học.
Học bao lâu thì biết trồng trọt? Vườn cây là trường học; Rễ cây là môn học; Lá cây là bài học; Phân hóa mầm hoa là luận án; Cuống hoa là bài thi hết môn; Sắc tố trái non là phần thưởng học sinh xuất sắc; Phun 1 cữ hóa chất sai lầm là thi rớt - đói hết 1 năm - mất 365 ngày mỗi khi nhậu nhẹt phải tính trước nhậu ở đâu; Dấu hiệu bao phủ dầu thực vật trên trái non báo hiệu trái giàu dinh dưỡng là phần thưởng tính điểm của agribank bằng cách nó nhắn tin vào đt <TK của quý khách tăng ....>; Để cho thằng hàng xóm tham lam dòm ngó thì thằng Agribank sẽ nhắn tin trừ điểm thưởng...
Có đi sẽ có đến...

Tôi đồng tình tất cả với anh trừ câu cuối cùng.
có rất rất rất nhiều người đi hoài không đến.
 
Nếu tôi làm nhề nông ở Việt Nam thì tôi
làm thế nào?

Cũng như Rồng và Đ, tôi phải làm ra một
vùng chuyên canh hàng trăm nghìn hecta,
và tôi làm Vua (ví dụ Vua Đu Đủ, Vua Bơ).

Tôi không bán cho Sài Gòn và Hà Nội, mà
tôi bán cho Nhật, cho Hàn. Có người sợ
rằng tôi không cạnh tranh nổi với Bơ Mỹ.
Sợ thì đừng làm Vua. Đã là Vua thì phải
thắng mọi phiến loạn, cho dù trước kia
đã từng làm vua. Tôi nổi lên làm Vua.
Nếu thua thì tôi chết. Khỏi bàn.

Tôi không bàn về sổ đỏ, về vốn, vì tôi
chẳng biết gì mà bàn, bà con đừng mong
tôi góp ý về chuyện này.

Đ có nêu ra vấn đề làm kỹ thuật thật tốt
và làm kỹ thuật hơi tốt thôi. Tôi không
tán thành lắm, vì ý kiến tôi hơi bị lạc
ra ngoài một chút. Đ có ý rằng kỹ thuật
là năng suất, thì tôi không phản đối. Tôi
đồng ý rằng không cần năng suất cao nhất.
Thế nhưng tôi còn ý kiến khác nữa, và đó
la kỹ thuật có nghĩa là chất lượng.

Bây giờ bạn năng suất cao 100 ký, chất
lượng 80%, còn tôi năng suất 80 ký,
chất lượng 100%. Giá bán ở chợ thì theo
chất lượng, có nghĩa tôi bán được 100
đồng 1 ký, bạn bán được 80 đồng 1 ký.
Vậy thì 2 ta đều thu được tiền như nhau.
Xã hội tiến lên, thì giá cả chạy theo
chất lượng, và tôi thu nhập cao hơn.
Khi nào đói nghèo, thì tôi thua bạn.

Đầu tư vào chất lượng, người trồng Bơ ở
Mỹ chú trọng vào con giống. Họ phải lấy
hạt ở cây nào, và chồi ghép ở cây nào.
Mình phải làm y chang như thế.

Tuy vậy, bơ Hass trồng ở Ha oai thì kém
ngon. Trồng bơ Mỹ ở Việt Nam khả năng
kém ngon đi là nhiều, nhưng cũng có thể
lại ngon hơn? Vì vậy, phải trồng ra trái
ở mấy thửa ruộng xa nhau rồi ăn và chiết
dầu thì mới biết ngon dở ra sao.

Thái lan cũng có một giống bơ ngon nhất
của nó, nhưng nó chưa trở nên một nước
trồng Bơ có tiếng. Dầu sao, ta cũng nên
lấy giống Bơ của nó trồng thử, may ra lại
ngon hơn bơ Trịnh Mười cũng chưa biết chừng?

Ai cũng khen Trịnh Mười, nhưng tôi coi
thường. Y không có chí lớn. Y chỉ có chí
làm một thằng bán giống thôi. Kỹ thuật
của Y? Tôi còn giỏi hơn. Bà con cho rằng
tôi chỉ là anh hùng bàn phịm. Có biết đâu
rằng từ anh hùng bàn phím đến làm Vua một
cây trái chỉ là một khoảng cách rất nhỏ
thôi không? Tôi đã dám liều nổi lên làm
Vua, xác định thua thì chết, mà không học
nổi mấy cái kỹ thuật ghép bơ, chỉ thấy các
cô làm trên các Video Clip, nào có thấy
Trịnh Mười ghép được?

Chiến lược của tôi, đặt địa vị tôi là Đ,
thì tôi phải xoay được vài trặm héc ta đất.
Tôi trồng chuối hết. Một héc ta còn lại,
tôi trồng thử nghiệm mấy giống bơ Mỹ, bơ
Trịnh Mười, bơ Thái Lan, coi giống nào
ngon nhất, cho dù năng suất không cao, và
có chất lượng ngang ngửa với chất lượng của
nó ở bản đia nơi nó nổi tiếng. Thời gian này,
tiếc rằng không ngắn, mà là 5-7 năm.

Sau đó tôi mới ra tay nhân giống. Công nhân
hoàn toàn một tay tôi huấn luyện từ kỹ thuật
đến đạo đức nghề nghiệp, cho dù tôi đi vắng,
họ vẫn làm đúng như huấn luyện. Từ khi nhân
giống đến năng suất cao và ổn định cũng mất
5-7 năm nữa. Thời gian 10-15 năm đó, tôi vẫn
có Chuối bán ăn cầm hơi, không bị phá sản.
Số tiền thu hoạch từ 100% nhờ Chuối, chuyển
sang 10% Chuối, 200% Bơ. Lúc đó tôi chắc chắn
thu gấp đôi trồng Chuối.
À, có bạn hỏi, có ai bán cây Bơ Giống
đã mấy năm tuổi không? Mua về năm sau
có trái ngay không? Câu trả lời: có
rất nhiều.

Đây là một trong những nơi bán cây Bơ:

http://www.fast-growing-trees.com/Cold-Hardy-Avocado-Tree.htm#tab10

Vào đấy coi, cây cao 4 feet, cứ coi mỗi
Feet là 30cm, thì nó cao hơn 1 mét, đã
sẵn có trái rồi, giá bán 80 đôla. Cây
thấp hơn 1 mét thì giá 60 đôla. Cây cao
nửa mét thì bán 50 đôla.

Cuối trang có người bình luận người bán
Bơ giống này, gồm 49 người cho 5 sao, 18
người cho 4 sao, 14 người cho 3 sao, 9
người cho 2 sao, và 2 người cho 1 sao.
 
Nếu tôi làm nhề nông ở Việt Nam thì tôi
làm thế nào?

Cũng như Rồng và Đ, tôi phải làm ra một
vùng chuyên canh hàng trăm nghìn hecta,
và tôi làm Vua (ví dụ Vua Đu Đủ, Vua Bơ).

Tôi không bán cho Sài Gòn và Hà Nội, mà
tôi bán cho Nhật, cho Hàn. Có người sợ
rằng tôi không cạnh tranh nổi với Bơ Mỹ.
Sợ thì đừng làm Vua. Đã là Vua thì phải
thắng mọi phiến loạn, cho dù trước kia
đã từng làm vua. Tôi nổi lên làm Vua.
Nếu thua thì tôi chết. Khỏi bàn.

Tôi không bàn về sổ đỏ, về vốn, vì tôi
chẳng biết gì mà bàn, bà con đừng mong
tôi góp ý về chuyện này.

Đ có nêu ra vấn đề làm kỹ thuật thật tốt
và làm kỹ thuật hơi tốt thôi. Tôi không
tán thành lắm, vì ý kiến tôi hơi bị lạc
ra ngoài một chút. Đ có ý rằng kỹ thuật
là năng suất, thì tôi không phản đối. Tôi
đồng ý rằng không cần năng suất cao nhất.
Thế nhưng tôi còn ý kiến khác nữa, và đó
la kỹ thuật có nghĩa là chất lượng.

Bây giờ bạn năng suất cao 100 ký, chất
lượng 80%, còn tôi năng suất 80 ký,
chất lượng 100%. Giá bán ở chợ thì theo
chất lượng, có nghĩa tôi bán được 100
đồng 1 ký, bạn bán được 80 đồng 1 ký.
Vậy thì 2 ta đều thu được tiền như nhau.
Xã hội tiến lên, thì giá cả chạy theo
chất lượng, và tôi thu nhập cao hơn.
Khi nào đói nghèo, thì tôi thua bạn.

Đầu tư vào chất lượng, người trồng Bơ ở
Mỹ chú trọng vào con giống. Họ phải lấy
hạt ở cây nào, và chồi ghép ở cây nào.
Mình phải làm y chang như thế.

Tuy vậy, bơ Hass trồng ở Ha oai thì kém
ngon. Trồng bơ Mỹ ở Việt Nam khả năng
kém ngon đi là nhiều, nhưng cũng có thể
lại ngon hơn? Vì vậy, phải trồng ra trái
ở mấy thửa ruộng xa nhau rồi ăn và chiết
dầu thì mới biết ngon dở ra sao.

Thái lan cũng có một giống bơ ngon nhất
của nó, nhưng nó chưa trở nên một nước
trồng Bơ có tiếng. Dầu sao, ta cũng nên
lấy giống Bơ của nó trồng thử, may ra lại
ngon hơn bơ Trịnh Mười cũng chưa biết chừng?

Ai cũng khen Trịnh Mười, nhưng tôi coi
thường. Y không có chí lớn. Y chỉ có chí
làm một thằng bán giống thôi. Kỹ thuật
của Y? Tôi còn giỏi hơn. Bà con cho rằng
tôi chỉ là anh hùng bàn phịm. Có biết đâu
rằng từ anh hùng bàn phím đến làm Vua một
cây trái chỉ là một khoảng cách rất nhỏ
thôi không? Tôi đã dám liều nổi lên làm
Vua, xác định thua thì chết, mà không học
nổi mấy cái kỹ thuật ghép bơ, chỉ thấy các
cô làm trên các Video Clip, nào có thấy
Trịnh Mười ghép được?

Chiến lược của tôi, đặt địa vị tôi là Đ,
thì tôi phải xoay được vài trặm héc ta đất.
Tôi trồng chuối hết. Một héc ta còn lại,
tôi trồng thử nghiệm mấy giống bơ Mỹ, bơ
Trịnh Mười, bơ Thái Lan, coi giống nào
ngon nhất, cho dù năng suất không cao, và
có chất lượng ngang ngửa với chất lượng của
nó ở bản đia nơi nó nổi tiếng. Thời gian này,
tiếc rằng không ngắn, mà là 5-7 năm.

Sau đó tôi mới ra tay nhân giống. Công nhân
hoàn toàn một tay tôi huấn luyện từ kỹ thuật
đến đạo đức nghề nghiệp, cho dù tôi đi vắng,
họ vẫn làm đúng như huấn luyện. Từ khi nhân
giống đến năng suất cao và ổn định cũng mất
5-7 năm nữa. Thời gian 10-15 năm đó, tôi vẫn
có Chuối bán ăn cầm hơi, không bị phá sản.
Số tiền thu hoạch từ 100% nhờ Chuối, chuyển
sang 10% Chuối, 200% Bơ. Lúc đó tôi chắc chắn
thu gấp đôi trồng Chuối.
À, có bạn hỏi, có ai bán cây Bơ Giống
đã mấy năm tuổi không? Mua về năm sau
có trái ngay không? Câu trả lời: có
rất nhiều.

Đây là một trong những nơi bán cây Bơ:

http://www.fast-growing-trees.com/Cold-Hardy-Avocado-Tree.htm#tab10

Vào đấy coi, cây cao 4 feet, cứ coi mỗi
Feet là 30cm, thì nó cao hơn 1 mét, đã
sẵn có trái rồi, giá bán 80 đôla. Cây
thấp hơn 1 mét thì giá 60 đôla. Cây cao
nửa mét thì bán 50 đôla.

Cuối trang có người bình luận người bán
Bơ giống này, gồm 49 người cho 5 sao, 18
người cho 4 sao, 14 người cho 3 sao, 9
người cho 2 sao, và 2 người cho 1 sao.

Quá dài cho số phận một con người anh ạ!
 
ha ha...
Các cụ nhà mình đã bảo thì cấm có sai "trẻ giồng na, già giồng chuối".
========
Bác @anhmytran cho biết :
"từ anh hùng bàn phím đến làm Vua một
cây trái chỉ là một khoảng cách rất nhỏ
thôi
"
========
 
Y tưởng của bác đúng đắn sát thực, là dân trồng bơ Đak lak và là kỹ sư trồng trọt tôi tin tưởng vào kế hoạch của a, giá bơ sáp Booth7 thu hoạch muộn khoảng tháng 10-11 có lúc kịch điểm là 120.000k/kg tại vườn nếu bác giữ được đến lúc ấy, có điều đất mà mua 15ha thì con nhà có điều kiện chawk à,,, chỉ lưu ý bác cái khâu chọn đất thoát nước tốt chống úng tầng canh tác khá là ok lúc ra hoa mà tưới nước coi như toi rụng sạch trơn, hia hiachúc bác thành công
 
Dài quá! cuối cùng thì tôi cũng đọc hết!
Các bạn bàn luận hay quá!
Tôi cũng có 1 chút ý kiến gọi là góp thêm rắc rối cho bài này thôi .
giới thiệu 1 chút về tôi, tôi cũng dân tây nguyên nhưng ở lâm đồng
kinh nghiệm của tôi thì chỉ trên bàn phím thôi
theo tôi thì tôi thích cái nghĩ của bạn Đ tôi rất thích nhưng bạn Đ à bạn nghĩ xa quá,vượt tầm quá .
vì sao tôi nói vậy?
vì khi bạn đưa ra kế hoạch thì rất nhiều người phản bác kế hoạch ấy
vì sao họ phản bác?
vì họ đã và đang làm,họ so sánh thực tế với cái kế hoạch của bạn thì thấy nó quá xa vời
theo tôi đã đến lúc nông nghiệp việt nam phải có 1 tầm nhìn xa hơn và tôi tin là kế hoạch của bạn Đ có thể sẽ thất bại nhưng nó lại là tiền đề cho thành công của tương lai!
tôi thử hỏi các bạn 1 số câu
bạn có sức khỏe bằng bao nhiêu người thường?
bạn thông minh bằng bao nhiêu người thường?
bạn sống lâu bằng bao nhiêu người thường?
bạn có kĩ thuật bằng bao nhiêu người?

tôi không biết nên mới hỏi!
nhưng tôi suy nghĩ thế này
sao không tím cách mua sức khỏe của người khác?
sao không tìm cách mua sự thông minh của người khác?
sao không tìm cách mua thời gian của người khác?
sao không tìm cách mua kĩ thuật của người khác?

nếu bây giờ bạn Đ tự làm tất cả những thứ trên thì rồi kết quả thế nào?
với tôi hỏi thêm là bầu Đức có biết kĩ thuật trồng cao su .nuôi bò,đá bóng.....không nhỉ?ông ấy có yêu trồng chọt chăn nuôi hay yêu bóng đá không??hay ông ấy chỉ yêu tiền?
tôi không nói sâu về vấn đề kĩ thuật trồng bơ vì tôi không biết gì về cây bơ nhưng tôi thấy cái cách mà bạn Đ nhìn nhận là có cơ sở nhưng nó rất khó,rất khó để thành công
nhưng nếu thấy khó mà không làm thì ??????
tôi cũng chỉ hơn hai chục tuổi thôi nhưng cũng là con của gia đình nông nghiệp tôi cũng hiểu về cái quan niệm của người dân mình,tôi nói thật chứ ở đâu thì tôi không biết chứ chỗ tôi làm vườn cách đây khoảng 9 năm nếu ai có ý nghĩ mua cái máy cày về cày vườn thôi thì hàng xóm nghĩ là có vấn đề ,thế nhưng bây giờ có nhà có 2 cái luôn rồi,thử hỏi thế là thế nào?
đấy là suy nghĩ của tôi!
 
Nếu tôi làm nhề nông ở Việt Nam thì tôi
làm thế nào?

Cũng như Rồng và Đ, tôi phải làm ra một
vùng chuyên canh hàng trăm nghìn hecta,
và tôi làm Vua (ví dụ Vua Đu Đủ, Vua Bơ).

Tôi không bán cho Sài Gòn và Hà Nội, mà
tôi bán cho Nhật, cho Hàn. Có người sợ
rằng tôi không cạnh tranh nổi với Bơ Mỹ.
Sợ thì đừng làm Vua. Đã là Vua thì phải
thắng mọi phiến loạn, cho dù trước kia
đã từng làm vua. Tôi nổi lên làm Vua.
Nếu thua thì tôi chết. Khỏi bàn.

Tôi không bàn về sổ đỏ, về vốn, vì tôi
chẳng biết gì mà bàn, bà con đừng mong
tôi góp ý về chuyện này.

Đ có nêu ra vấn đề làm kỹ thuật thật tốt
và làm kỹ thuật hơi tốt thôi. Tôi không
tán thành lắm, vì ý kiến tôi hơi bị lạc
ra ngoài một chút. Đ có ý rằng kỹ thuật
là năng suất, thì tôi không phản đối. Tôi
đồng ý rằng không cần năng suất cao nhất.
Thế nhưng tôi còn ý kiến khác nữa, và đó
la kỹ thuật có nghĩa là chất lượng.

Bây giờ bạn năng suất cao 100 ký, chất
lượng 80%, còn tôi năng suất 80 ký,
chất lượng 100%. Giá bán ở chợ thì theo
chất lượng, có nghĩa tôi bán được 100
đồng 1 ký, bạn bán được 80 đồng 1 ký.
Vậy thì 2 ta đều thu được tiền như nhau.
Xã hội tiến lên, thì giá cả chạy theo
chất lượng, và tôi thu nhập cao hơn.
Khi nào đói nghèo, thì tôi thua bạn.

Đầu tư vào chất lượng, người trồng Bơ ở
Mỹ chú trọng vào con giống. Họ phải lấy
hạt ở cây nào, và chồi ghép ở cây nào.
Mình phải làm y chang như thế.

Tuy vậy, bơ Hass trồng ở Ha oai thì kém
ngon. Trồng bơ Mỹ ở Việt Nam khả năng
kém ngon đi là nhiều, nhưng cũng có thể
lại ngon hơn? Vì vậy, phải trồng ra trái
ở mấy thửa ruộng xa nhau rồi ăn và chiết
dầu thì mới biết ngon dở ra sao.

Thái lan cũng có một giống bơ ngon nhất
của nó, nhưng nó chưa trở nên một nước
trồng Bơ có tiếng. Dầu sao, ta cũng nên
lấy giống Bơ của nó trồng thử, may ra lại
ngon hơn bơ Trịnh Mười cũng chưa biết chừng?

Ai cũng khen Trịnh Mười, nhưng tôi coi
thường. Y không có chí lớn. Y chỉ có chí
làm một thằng bán giống thôi. Kỹ thuật
của Y? Tôi còn giỏi hơn. Bà con cho rằng
tôi chỉ là anh hùng bàn phịm. Có biết đâu
rằng từ anh hùng bàn phím đến làm Vua một
cây trái chỉ là một khoảng cách rất nhỏ
thôi không? Tôi đã dám liều nổi lên làm
Vua, xác định thua thì chết, mà không học
nổi mấy cái kỹ thuật ghép bơ, chỉ thấy các
cô làm trên các Video Clip, nào có thấy
Trịnh Mười ghép được?

Chiến lược của tôi, đặt địa vị tôi là Đ,
thì tôi phải xoay được vài trặm héc ta đất.
Tôi trồng chuối hết. Một héc ta còn lại,
tôi trồng thử nghiệm mấy giống bơ Mỹ, bơ
Trịnh Mười, bơ Thái Lan, coi giống nào
ngon nhất, cho dù năng suất không cao, và
có chất lượng ngang ngửa với chất lượng của
nó ở bản đia nơi nó nổi tiếng. Thời gian này,
tiếc rằng không ngắn, mà là 5-7 năm.

Sau đó tôi mới ra tay nhân giống. Công nhân
hoàn toàn một tay tôi huấn luyện từ kỹ thuật
đến đạo đức nghề nghiệp, cho dù tôi đi vắng,
họ vẫn làm đúng như huấn luyện. Từ khi nhân
giống đến năng suất cao và ổn định cũng mất
5-7 năm nữa. Thời gian 10-15 năm đó, tôi vẫn
có Chuối bán ăn cầm hơi, không bị phá sản.
Số tiền thu hoạch từ 100% nhờ Chuối, chuyển
sang 10% Chuối, 200% Bơ. Lúc đó tôi chắc chắn
thu gấp đôi trồng Chuối.
À, có bạn hỏi, có ai bán cây Bơ Giống
đã mấy năm tuổi không? Mua về năm sau
có trái ngay không? Câu trả lời: có
rất nhiều.

Đây là một trong những nơi bán cây Bơ:

http://www.fast-growing-trees.com/Cold-Hardy-Avocado-Tree.htm#tab10

Vào đấy coi, cây cao 4 feet, cứ coi mỗi
Feet là 30cm, thì nó cao hơn 1 mét, đã
sẵn có trái rồi, giá bán 80 đôla. Cây
thấp hơn 1 mét thì giá 60 đôla. Cây cao
nửa mét thì bán 50 đôla.

Cuối trang có người bình luận người bán
Bơ giống này, gồm 49 người cho 5 sao, 18
người cho 4 sao, 14 người cho 3 sao, 9
người cho 2 sao, và 2 người cho 1 sao.
Dài quá! cuối cùng thì tôi cũng đọc hết!
Các bạn bàn luận hay quá!
Tôi cũng có 1 chút ý kiến gọi là góp thêm rắc rối cho bài này thôi .
giới thiệu 1 chút về tôi, tôi cũng dân tây nguyên nhưng ở lâm đồng
kinh nghiệm của tôi thì chỉ trên bàn phím thôi
theo tôi thì tôi thích cái nghĩ của bạn Đ tôi rất thích nhưng bạn Đ à bạn nghĩ xa quá,vượt tầm quá .
vì sao tôi nói vậy?
vì khi bạn đưa ra kế hoạch thì rất nhiều người phản bác kế hoạch ấy
vì sao họ phản bác?
vì họ đã và đang làm,họ so sánh thực tế với cái kế hoạch của bạn thì thấy nó quá xa vời
theo tôi đã đến lúc nông nghiệp việt nam phải có 1 tầm nhìn xa hơn và tôi tin là kế hoạch của bạn Đ có thể sẽ thất bại nhưng nó lại là tiền đề cho thành công của tương lai!
tôi thử hỏi các bạn 1 số câu
bạn có sức khỏe bằng bao nhiêu người thường?
bạn thông minh bằng bao nhiêu người thường?
bạn sống lâu bằng bao nhiêu người thường?
bạn có kĩ thuật bằng bao nhiêu người?

tôi không biết nên mới hỏi!
nhưng tôi suy nghĩ thế này
sao không tím cách mua sức khỏe của người khác?
sao không tìm cách mua sự thông minh của người khác?
sao không tìm cách mua thời gian của người khác?
sao không tìm cách mua kĩ thuật của người khác?

nếu bây giờ bạn Đ tự làm tất cả những thứ trên thì rồi kết quả thế nào?
với tôi hỏi thêm là bầu Đức có biết kĩ thuật trồng cao su .nuôi bò,đá bóng.....không nhỉ?ông ấy có yêu trồng chọt chăn nuôi hay yêu bóng đá không??hay ông ấy chỉ yêu tiền?
tôi không nói sâu về vấn đề kĩ thuật trồng bơ vì tôi không biết gì về cây bơ nhưng tôi thấy cái cách mà bạn Đ nhìn nhận là có cơ sở nhưng nó rất khó,rất khó để thành công
nhưng nếu thấy khó mà không làm thì ??????
tôi cũng chỉ hơn hai chục tuổi thôi nhưng cũng là con của gia đình nông nghiệp tôi cũng hiểu về cái quan niệm của người dân mình,tôi nói thật chứ ở đâu thì tôi không biết chứ chỗ tôi làm vườn cách đây khoảng 9 năm nếu ai có ý nghĩ mua cái máy cày về cày vườn thôi thì hàng xóm nghĩ là có vấn đề ,thế nhưng bây giờ có nhà có 2 cái luôn rồi,thử hỏi thế là thế nào?
đấy là suy nghĩ của tôi!
Cái bạn viết phần nào nói lên suy nghĩ của D. D quan điểm. Suy nghĩ theo cách của nông dân, thì sẽ thành nông dân. Suy nghĩ theo cách khác nông dân, thì sẽ thành một cái gì đó vượt trội, hoặc không có gì. Nếu sẵn sàng chấp nhận mất tất cả để hy vọng đạt được cái gì đó vượt trội, thì làm theo cách D, còn nếu muốn làm nông dân, thì cứ làm theo cách bình thường người nông dân vẫn làm.

Cũng giống cuộc đời mỗi người, đi học, ra trường đi làm, lĩnh lương, mua nhà, lương tăng, mua xe, lương tăng, mua các tiện ích khác, làm, đến tuổi về hưu, lĩnh lương hưu. Đó là con đường người ta hay đi, và dễ đi.

Có người đi con đường khác, đi làm, ra kinh doanh, thất bại, mất trắng, rồi thì hoặc là sẽ vượt lên được, hoặc là sẽ tiêu luôn. Nếu vượt lên được thì sẽ thành người thành công, tiêu luôn thì có thể lúc đó sẽ mong rằng mình chưa bao giờ kinh doanh.

Nhưng cuộc đời chỉ có 1, qđinh làm hoặc không làm, trải nghiệm 1 cách mới thay vì cách đi cũ, tùy vào chọn lựa của mỗi người. Bây giờ còn trẻ còn làm được, đến 50-60t có muốn làm cũng không còn thời gian để biết mình có tạo ra thành quả gì không.

Cái D tính làm là một hướng đi mới, có thể thất bại, nhưng mà nếu thành công thì sẽ rất khác với những người nông dân hiện nay vẫn đang làm. Đó là cái mong muốn.

Còn thành công hay không, tương lai mới biết được.
 
Cái bạn viết phần nào nói lên suy nghĩ của D. D quan điểm. Suy nghĩ theo cách của nông dân, thì sẽ thành nông dân. Suy nghĩ theo cách khác nông dân, thì sẽ thành một cái gì đó vượt trội, hoặc không có gì. Nếu sẵn sàng chấp nhận mất tất cả để hy vọng đạt được cái gì đó vượt trội, thì làm theo cách D, còn nếu muốn làm nông dân, thì cứ làm theo cách bình thường người nông dân vẫn làm.

Cũng giống cuộc đời mỗi người, đi học, ra trường đi làm, lĩnh lương, mua nhà, lương tăng, mua xe, lương tăng, mua các tiện ích khác, làm, đến tuổi về hưu, lĩnh lương hưu. Đó là con đường người ta hay đi, và dễ đi.

Có người đi con đường khác, đi làm, ra kinh doanh, thất bại, mất trắng, rồi thì hoặc là sẽ vượt lên được, hoặc là sẽ tiêu luôn. Nếu vượt lên được thì sẽ thành người thành công, tiêu luôn thì có thể lúc đó sẽ mong rằng mình chưa bao giờ kinh doanh.

Nhưng cuộc đời chỉ có 1, qđinh làm hoặc không làm, trải nghiệm 1 cách mới thay vì cách đi cũ, tùy vào chọn lựa của mỗi người. Bây giờ còn trẻ còn làm được, đến 50-60t có muốn làm cũng không còn thời gian để biết mình có tạo ra thành quả gì không.

Cái D tính làm là một hướng đi mới, có thể thất bại, nhưng mà nếu thành công thì sẽ rất khác với những người nông dân hiện nay vẫn đang làm. Đó là cái mong muốn.

Còn thành công hay không, tương lai mới biết được.
Mình cũng nghĩ như bạn! Tuổi trẻ chỉ có 1 lần thôi, nên làm để sau này không hối tiếc.
 
bạn Đ có ý tưởng điên rồ và tôi lại thích cái ý tưởng ấy
bạn có ý tưởng mà chưa nhiều người nghĩ tới.
bạn định làm cái mà chưa nhiều người dám làm!
vậy theo các bạn nếu là bạn thì bạn chọn cái người khác đã làm hay chọn cái người khác chưa làm?
tôi làm quảng cáo và có ông anh làm quảng cáo
kĩ thuật tôi không tệ
-tôi:
dùng kĩ thuật và công sức của chính mình
tiền tôi đủ đầu tư
ngoại giao tôi không có
tôi chỉ tập chung cho giỏi kĩ thuật và dùng sức mình làm mọi việc
tôi suy nghĩ nếu giao nó cho người khác thì họ làm khộng theo ý mình và không đạt
-anh tôi:
chưa từng làm quảng cáo nhưng vay tiền mở tiệm lớn hơn tôi
anh tôi không biết gì về quảng cáo hết
anh tôi làm thì ít nhưng đi nhậu và ngoại giao thì nhiều
anh tôi thuê 5 người làm ,họ làm không đạt lắm ,thất thoát và sai nhiều

nhưng sau 2 năm vì không khả thi nên tôi giã từ quảng cáo
anh tôi vẫn làm bình thường mà việc không làm hết,tiền thu đều đều,anh nghĩ tới việc mở thêm cơ sở nữa
thế là thế nào???
trước kia tôi rất ghét ai kĩ thuật không bằng mình vốn không bằng mình ,mà cứ lao vào làm nghề như mình,tôi cười nhạt và nghĩ ông sẽ thất bại thôi nhưng ở thời điểm hiện tại tôi thấy đó không phải là ý nghĩ của 1 ông chủ mà là của 1 kẻ làm thuê
=> tôi thay đổi ý nghĩ về cách lao động trong thời buổi giờ
còn trong nông nghiệp thì có như tôi làm quảng cáo không thì tôi không biết
bạn Đ đã thất bại nhiều nhưng tối thấy ở bạn có cái gì đó của 1 con người biết thâu tóm sức lao động và có tầm nhìn bao quát
còn về việc trồng bơ thì tôi thấy khả năng bạn thất bại sẽ nhiều nếu cứ như cách tính trên (tôi biết đó chỉ là kế hoạch sơ lược của bạn )
thứ nhất là về cái lợi nhuận mà bạn dự tính là hơi nhiều (cái này chưa có bài toán cụ thể về việc trồng bơ,ai có bài toán rồi thì giúp bạn nhé )
thứ 2 tôi lo đầu ra ,cái này rất quan trọng đúng không?và có lẽ là quan trọng nhất,
tôi không thể giúp bạn vì tôi cũng đang rất bế tắc trong công việc của mình ,nhưng tôi cần những người như bạn ,tôi thích cái suy nghĩ xa vời và thích cái thành công không ai ngờ tới
nếu bạn thành công thì bạn là con người tiên tiến trong xã hôi
nếu mai này bạn thất bại thì ngay trong diễn đàn này thôi sẽ có rất nhiều người nói bạn "điên"và họ rất tâm đắc vì họ đã đúng
nay mai có thành ông bầu đức thứ 2 thì nhớ ý tưởng của bạn có tôi ủng hộ nhé!
 
Hồi chập tối, bỗng nhận được tin nhắn của một người bạn trên diễn đàn này (tạm gọi là bạn), hỏi về email của D, thì vì là bạn bè, việc cho email là chuyện bình thường. Xong bạn ấy có gửi mail với nội dung như sau:

"Chào lmduc13 !

Ban đầu tôi nhắm vào cây bơ, đây là 1 sự thật. Nhưng sau khi cân nhắc thì tôi chuyển qua đu đủ vì nó nhanh cho thu hoạch hơn và lợi nhuận cao hơn.

Từ 1 nông dân bàn phím, giờ đây tôi là người trồng đu đủ có nhiều kinh nghiệm nhất agriviet.com, nếu không tin thì bạn cứ đi hỏi mấy người trồng đu đủ trên diễn đàn.

Nếu có trồng bơ thì tôi cũng là người giỏi nhất diễn đàn.

Bạn có hứng thú với đu đủ không ?

Haclong !"

Hỏi thì phải trả lời:

"Tại quê D ở miền cao nguyên nên fu hợp với cây bơ hơn. Cũng ít ăn đủ đủ. ^^

Sent from Duc Le's iPhone"

Tối khuya, dựa vào email lúc tối để tìm facebook của người bạn này, là một việc D hay làm, biết đâu kiếm thêm được 1 người bạn mới, sau khi tìm ra fb của người bạn mới này, thì đập vào mắt là bài viết nội dung như sau:

"Hahaha..
Lão lmduc đang "bơi" trong tuyệt vọng !

Theo nguồn tin của tui thì lmduc tên thật k phải là lmduc, lão là 1 chuyên gia trong lĩnh vực lấy tiền người khác làm giàu cho mình nhưng kết quả là "tất cả cùng nghèo". Lão hoạt động khá rộng ở tây nguyên chứ k như lão nói lão đang ở sài gòn.

Lão thông minh, có trình độ và tinh ranh nhưng thíu tài năng và kỹ năng. Lão nói chuyện rất mềm nên tui chưa ép lão vào tường. Nhưng lão ngày càng tinh ranh bằng cách tạo ra nhiều nick ảo làm vệ tinh để "nêu" cho nick thật "đập". Tui đi theo các nick ảo của lão rất nhiều, tôi quan sát tất cả, về phong văn thì chính là lão nhưng các dấu chấm và phẩy lão đã cố tình đánh sai lệch đi. Dù sao thì cũng k thể che dấu được phần "động cơ"

Vừa đánh trống vừa khua chiên ! Thật là hèn hạ.

Dù sao cũng bất ngờ, trên đời này còn gã "điên" hơn tôi."

Thât ra bài viết này trong fb cá nhân, nhưng nó lại tag thêm cái topic này, nên D thấy có chút liên quan, mới lên tiếng như vậy.

D tên thật là Lê Minh Đức, sinh vào ngày 13 thế nên mới lấy nick là lmduc13, trên diễn đàn này chỉ có mỗi nick này, thế mà không biết bạn ấy nghiên cứu từ đây ra cái thông tin ở trên. Cũng không biết tại sao bạn ấy lại bảo D không phải đang ở Sài Gòn, trong khi ngày ngày D vẫn phải qua Quận 7 làm việc công ty.

Trước nay, D những tưởng trên đây chỉ là nơi dành cho những người yêu nông nghiệp, hoặc là những người muốn làm nông nghiệp thảo luận và phản biện nhau về ý tưởng, về kỹ thuật ..., hoặc truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm, vì một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển. Nhưng qua sự kiện này, D thấy sự thật không phải là thế, phải chăng một phần nông nghiệp Việt Nam không phát triển sánh vai với các nước khác là do có quá nhiều cua, con này ngoi lên sẽ bị con khác kéo xuống?

À! Mà bạn ý muốn xác minh Đức tên thật là gì, có phải đang sống ở Sài Gòn không, và có thông tin nào trên đây là lừa đảo, thì mời bạn ghé fb của D theo đường link. https://www.facebook.com/lmduc13 , D lập fb này cũng 4 năm năm nay rồi đó.

D đăng cái kế hoạch này lên đây là muốn trong cái môi trường này, người ta sẽ phản biện và góp ý về kế hoạch của D, để D tìm ra những điều chưa hợp lý mà D chưa nghĩ tới hoặc chưa dự liệu, nhằm giảm thiểu rủi ro. Chứ D đã thất bại 1 lần rồi, lần này phải cẩn thận hơn. Tuy nhiên khi viết lên đây, thì D không ngờ lại nhận được nhiều sự quan tâm đến thế, cho nên D mới viết 1 bài về tình trạng tài chính hiện tại của mình để những ai mà có ủng hộ kế hoạch này, và mong chờ nó được thực hiện thì cũng phần nào hiểu được lý do nếu nó chưa xảy ra. D suy nghĩ đơn giản vậy thôi.

Từ khi đăng bài này lên đến nay, đã được 1 tháng, và trong thời gian đó, D đã kịp tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác, và hiện tại kế hoạch đã thay đổi so với cái kế hoạch đăng lên trên đây, nó thực tế hơn, rõ ràng hơn, và khả thi hơn, đã có sự tham gia của những nông dân chính gốc tư vấn về kỹ thuật trồng, định mức lao động khi chăm sóc một ha bơ. Và D cũng kiếm được người sẵn sàng coi sóc việc chăm sóc vườn bơ trong trường hợp dự án này tiến hành.... Đất cũng đã di chuyển sang một khu khác có tính pháp lý ổn hơn và thuận lợi hơn về đường xá, điện nước, mặc dù đắt hơn một chút. Chi phí đầu tư ban đầu sẽ phải tính lại, năng suất cũng tính lại, chuẩn hóa về định mức lao động --> xây dựng được chi phí đầu tư, chăm sóc...

5ha chỉ là phần làm "nháp", để xác thực các định mức đã xây dựng là chính xác, để xác định năng suất thực, và để chuẩn hóa quy trình chăm sóc. Từ đó làm bàn đạp cho dự án 100-200ha sau này. Tất cả những thứ thực hiện ở 5ha này chỉ là thử nghiệm, nhằm đảm bảo các thông số chính xác cho việc phát triển cái lớn hơn.

Có thể nhiều bạn nghĩ D điên hay đi trên mây, nhưng suy nghĩ và kế hoạch của D là tổng quát, và đã tính toán các phương án có thể xảy ra, cái cần bây giờ là "Trồng thử nghiệm", nếu trồng thử nghiệm thành công, thì 100-200ha sẽ được tiến hành khi tìm ra đất và hy động đủ nguồn vốn, còn trồng thử nghiệm ko thành công, thì có thể tạo tiền đề cho một thử nghiệm tiếp theo.

Cũng nói lại, nếu như có bạn trên đây chỉ mới làm nông trong vòng 6 tháng và khẳng định được mình là một nhà nông giỏi, đất thì có tiền là mua được, thế thì lợi thế về đất, về kỹ thuật chỉ là một mớ tiền với 6 tháng học việc, nó dễ dàng bị san lấp. Còn với D, D hướng tới việc xây dựng các quy chuẩn, các định mức..., dựa trên trải nghiệm thực tế, để làm tiền đề cho việc phát triển lớn hơn, nhằm chuẩn bị các khả năng có thể xảy ra để tránh cụt vốn giữa chừng, hay gặp rủi ro thị trường thì phải xử lý như thế nào, và nhìn thấy được dòng tiền đầu tư nó sẽ "đi đâu, về đâu". Cái này nếu không có một định hướng từ trước, thì không phải ai cũng xây dựng được và làm được. D nghĩ cái này còn có lợi thế khó bắt chước hơn lợi thế về đất và kỹ thuật.

Mấy lần về quê vừa rồi, D có gặp nhiều người nông dân, hỏi họ về việc chăm sóc một ha cafe hết bao nhiều tiền trong 1 năm, thường thì không ai biết trả lời, họ chỉ biết năm ngoái hết 30tr, năm nay hết 40tr do giá phân tăng, còn công thì không biết vì nhà tự làm, nhà trồng 1,8ha với đủ loại từ cafe, tiêu, và cả cây khác...., hay như có một trường hợp khác với tổng cộng 12ha, trong đó 5,5ha cafe, 3,5ha cao su, 3ha trồng khoai, họ bảo năm ngoái bỏ ra khoảng 250tr, và thu được 200tr, bù khoảng 50tr. Họ không hề biết các loại định mức chi phí cho từng loại cây trồng..., vì không ai đi xây dựng mấy cái đó.

Khi không biết định mức, thì rất dễ cụt vốn nếu làm lớn và có rủi ro thị trường, và nếu có rủi ro cũng sẽ không biết được lúc nào nên "cắt lỗ", hay chờ... cho thị trường tốt hơn?

Ở đây có ai từng nghiên cứu, giá mỗi loại nông sản Việt Nam biến thiên theo chu kỳ như thế nào? Giá biến động theo tháng hay theo năm? Giá nông sản biến động lớn chứng tỏ nên sản xuất không bền vững. Vì nhu cầu sẽ khó có sự biến động lớn, do đó nếu giá biến động lớn thì do năng suất không ổn định. Nhu cầu thì luôn có như vậy, nếu giá thấp rồi giá sẽ cao, điều quan trọng ai là người chờ đến được lúc giá cao. Kẻ có sự chuẩn bị tốt, và nắm bắt những biến động này sẽ là kẻ chờ được.

Quan điểm của D, chỉ sợ không có thị trường, nếu thị trường có sẵn, thì kẻ mạnh nhất sẽ thu được lợi ích cao nhất. Vậy thì làm cách nào đó để trở thành kẻ mạnh nhất?
bạn Đ có ý tưởng điên rồ và tôi lại thích cái ý tưởng ấy
bạn có ý tưởng mà chưa nhiều người nghĩ tới.
bạn định làm cái mà chưa nhiều người dám làm!
vậy theo các bạn nếu là bạn thì bạn chọn cái người khác đã làm hay chọn cái người khác chưa làm?
tôi làm quảng cáo và có ông anh làm quảng cáo
kĩ thuật tôi không tệ
-tôi:
dùng kĩ thuật và công sức của chính mình
tiền tôi đủ đầu tư
ngoại giao tôi không có
tôi chỉ tập chung cho giỏi kĩ thuật và dùng sức mình làm mọi việc
tôi suy nghĩ nếu giao nó cho người khác thì họ làm khộng theo ý mình và không đạt
-anh tôi:
chưa từng làm quảng cáo nhưng vay tiền mở tiệm lớn hơn tôi
anh tôi không biết gì về quảng cáo hết
anh tôi làm thì ít nhưng đi nhậu và ngoại giao thì nhiều
anh tôi thuê 5 người làm ,họ làm không đạt lắm ,thất thoát và sai nhiều

nhưng sau 2 năm vì không khả thi nên tôi giã từ quảng cáo
anh tôi vẫn làm bình thường mà việc không làm hết,tiền thu đều đều,anh nghĩ tới việc mở thêm cơ sở nữa
thế là thế nào???
trước kia tôi rất ghét ai kĩ thuật không bằng mình vốn không bằng mình ,mà cứ lao vào làm nghề như mình,tôi cười nhạt và nghĩ ông sẽ thất bại thôi nhưng ở thời điểm hiện tại tôi thấy đó không phải là ý nghĩ của 1 ông chủ mà là của 1 kẻ làm thuê
=> tôi thay đổi ý nghĩ về cách lao động trong thời buổi giờ
còn trong nông nghiệp thì có như tôi làm quảng cáo không thì tôi không biết
bạn Đ đã thất bại nhiều nhưng tối thấy ở bạn có cái gì đó của 1 con người biết thâu tóm sức lao động và có tầm nhìn bao quát
còn về việc trồng bơ thì tôi thấy khả năng bạn thất bại sẽ nhiều nếu cứ như cách tính trên (tôi biết đó chỉ là kế hoạch sơ lược của bạn )
thứ nhất là về cái lợi nhuận mà bạn dự tính là hơi nhiều (cái này chưa có bài toán cụ thể về việc trồng bơ,ai có bài toán rồi thì giúp bạn nhé )
thứ 2 tôi lo đầu ra ,cái này rất quan trọng đúng không?và có lẽ là quan trọng nhất,
tôi không thể giúp bạn vì tôi cũng đang rất bế tắc trong công việc của mình ,nhưng tôi cần những người như bạn ,tôi thích cái suy nghĩ xa vời và thích cái thành công không ai ngờ tới
nếu bạn thành công thì bạn là con người tiên tiến trong xã hôi
nếu mai này bạn thất bại thì ngay trong diễn đàn này thôi sẽ có rất nhiều người nói bạn "điên"và họ rất tâm đắc vì họ đã đúng
nay mai có thành ông bầu đức thứ 2 thì nhớ ý tưởng của bạn có tôi ủng hộ nhé!
Cảm ơn sự ủng hộ của bạn.
Cách tính theo kế hoạch trên đây là cách tính khảo sát về năng suất ở vườn ươm. D đã điều chỉnh lại rồi.
Cái đầu ra thì hiện tại D ko quá lo lắng, vì D có một ý tưởng khác về đầu ra cũng hơi "điên", nhưng chưa tiện tiết lộ ở đây. Coi như nó là bí kíp kinh doanh vậy (có thể bí kíp này ko có thực tế lắm, nhưng đây là ý tưởng của D).
Còn nếu bạn đang bế tắc trong công việc thì D chỉ nói với bạn điều này: Khi bạn đang bế tắc, thì có 2 con đường bạn chọn lựa:

1. Thay đổi bản thân, thay đổi thói quen, thay đổi cả những thứ sở thích, để làm những điều CẦN, thay vì những điều THÍCH. Để biến cái hoàn cảnh bế tắc này thành 1 cơ hội vươn lên. Cái này khó làm, nhưng sẽ thoát ra được và mạnh mẽ hơn.

2. Đắm chìm vào nó, và "đi" luôn với nó.

Những người thành công, đa số đều phải trải qua cái bế tắc, họ vượt được bế tắc này, sẽ vượt được bế tắc khác. Còn nếu ai đó, không vượt qua được bế tắc, thì nếu thành công thì thành công đó họ đang mượn của người khác chứ bản thân họ không nắm giữ nó, sớm muôn gì thì thành công đó cũng sẽ ra đi. Thành công chỉ ở lại với ai có khả năng nắm giữ nó.

Cứ suy nghĩ rằng, đang bế tắc nghĩa là đang trong bước đầu tiên để đi đến thành công, cái quan trọng là bạn có dám bước đi tiếp hay không thôi.
 


Back
Top