Kế hoạch trồng bơ

Xin giới thiệu tôi là Đức, dân Tây Nguyên nhưng không biết trồng trọt, vì hồi xưa ở quê chỉ toàn học, rồi lên TP học Đại Học, học xong thì ở lại Sài Gòn làm cũng đã gần chục năm.

Ở đất Sài Gòn này, công việc cũng ổn, nhưng thời gian cứ đều đều trôi qua, sáng đi làm chiều về. Sau một khoảng thời gian nhìn lại, thấy mình chả làm được thành tích gì, cố gắng làm chỉ để kiếm cái bỏ vào miệng chứ không giúp ích gì được cho đời (mơ mộng tí ^_^).

Bản thân cũng có mới ước cao xa, to lớn lắm, nhưng như đa số những người khác, Đức vẫn hay nghĩ cái mơ ước cao xa là của người ta (của Mr Vượng, của Bầu Đức..., hay của Sếp), còn mơ ước của ta thì chỉ là cái nhà chung cư bé bé với cô vợ hiền hiền và vài đứa con ở cái đất Sài Gòn này, xong rồi nai lưng làm để kiếm sống cho đến già để hưởng lương hưu, đó mới là thực tế.

Nhưng rồi bản thân vẫn thấy có cái gì đó không ổn trong suy nghĩ, vẫn muốn làm cái gì đó to to chút, nên cũng tìm tòi đầu tư nhiều con đường, nhưng rồi có vẻ vẫn chưa tìm được đường đúng. Đi sai thì phải đi lại, với những bước đi cẩn trọng hơn. Và Đức chọn nông nghiệp làm đường đi tiếp theo cho mình, bởi nông nghiệp là nghề của gia đình, và trong giấc mơ, từng có không ít lần mơ về một ngôi nhà ở quê trong cảnh thiên nhiên yên bình khi thành đạt.

Nhưng do trước nay chưa từng làm nông nghiệp, nên cũng không biết thế nào, đành đưa lên đây một kế hoạch về trồng bơ, nhờ anh em trên diễn đàn góp ý, nhằm cho bước chuẩn bị tốt hơn.

P/S: Đức đang có 1 deal mua 15ha đất với giá cũng mềm, nhưng chắc khả năng thì chỉ mới trồng được 5ha, nên post cái kế hoạch trồng 5ha lên đây.

KẾ HOẠCH TRỒNG BƠ.
Về nhu cầu thị trường:


- 2 tuần trước em đi khảo sát ở quê, hiện tại bơ ngon (sáp, 2 quả / kg) giá mua tại vườn là 30k/kg (người mua hái), khi ra hoa thì thương lái đến đặt tiền trước rồi.

- Ngoài đường gần như bán bơ rất ít và không có bơ ngon, vì có bao nhiêu xuất khẩu ra Bắc hết (mà còn không đủ hàng), có 1 nơi họ bán loại đó tại TP.Ban Mê Thuột, giá 70k/kg

- Công ty Nhật từng yêu cầu xuất cho họ mỗi tuần 1 container 20 tấn, nhưng bên nhà vườn không dám nhận vì không thể gom được số lượng đó.

- Bơ ngon giá bán hiện tại ở SG là 90-95k/kg.

- Còn bơ ít ngon hơn (4-5 quả /kg), ở quê bán 20kg, ở SG chắc 35-45k/kg

èNgay thời điểm hiện tại, thị trường không phải là vấn đề đáng lo, nhưng có vẻ nông dân bắt đầu trồng ồ ạt, nên dự báo 3 năm tới là chưa biết.


Về công dụng quả bơ:

- Bơ là một trong các loại quả có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất trong các loại trái cây.

- Bơ dùng làm sinh tố (cái này ai cũng biết).

- Bơ dùng để ăn với cơm như món ăn chay: Cắt ra miếng như đậu hũ, chấm nước mắm hoặc xì dầu ăn với cơm, ngon hơn trứng (cái này không phải ai cũng biết)

- Bơ dùng làm mĩ phẩm: Làm mặt nạ đắp da (các bé gái biết).

- Bơ làm chè, làm những thứ khác...

èBơ có nhiều công dụng, và đặc biệt ăn tốt cho sức khỏe, nên dự báo có thể tăng nhu cầu sử dụng bơ trong tương lai.


(*) Thông tin thêm:

- Các nước càng phát triển thì ăn bơ càng nhiều. Theo 1 thống kê, nước ăn nhiều bơ nhất là Mexico (hơn 7kg/người/năm) vì nước này trồng bơ nhiều nhất. Mỹ đứng thứ 2 với 3.4kg/người/năm, Châu Âu, Nhật thì chưa đến 1kg/người / năm.

- Việt Nam chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.


Về năng suất bơ – chi phí chăm sóc – doanh thu (theo thời giá hiện tại).

Năng suất: Bơ trồng 3 năm cho quả bói, sau 7 năm thì trưởng thành. Với một số giống bơ trên thị trường hiện nay, năng suất trung bình như sau (nhà vườn cung cấp giống cam kết):

- Năm 3: 30kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 900k/cây.

- Năm 4: 70kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 2.100k/cây

- Năm 5: 150kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 4.500k/cây

- Năm 6: 180kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 5.400k/cây

- Năm 7: 280kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 8.400k/cây

- Năm 8 trở đi: 320kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 9.600k/cây


Chi phí đầu tư ban đầu:

- Chi phí trồng (giống, công trồng): Khoảng 100k/cây.

- Các loại công cụ, nông cụ: 100tr-150tr

èVới 5ha, chi phí ban đầu trên 1 cây là 250k/cây.


Chi phí chăm sóc:

- Biến phí: Bao gồm phân bón, thuốc...: 100k/cây/năm cho 3 năm đầu, 200k/cây/năm cho các năm tiếp theo (sau khi có quả).

- Định phí: 5ha cần 2 người chăm sóc, ăn, ở, trả lương... : 300tr/năm. Mỗi ha 200 cây, à 5ha = 1000 cây, tương đương mỗi cây 300k / năm

Tổng cộng: 400k/cây cho 3 năm đầu, 500k/cây cho những năm sau:


Dòng tiền tích lũy: 2 năm đầu chưa có thu, tổng chi phí đầu tư là: 250 + 400x2 = 1.050k / cây. Đến năm thứ 3, lợi nhuận ròng trên 1 cây là 500k, tương đương lỗ 550k / cây. Năm thứ 4 lợi nhuận ròng là 1.600k/cây, trừ đi chi phí đầu tư và chăm sóc 2 năm đầu, còn lời khoảng 1tr/cây. à Huề vốn vào năm thứ 4.

Đó là dự báo tình hình kinh doanh theo thời giá hiện tại.


Trong trường hợp biến động giá khi hàng dội chợ, chi phí cần thiều để tạo ra 1kg quả là:

- Năm 3: 400k chăm sóc, cho 30kg quả à 13.3 k/kg quả

- Năm 4: 500k chăm sóc, cho 70kg quả à 7.3 k/kg quả

- Năm 5: 500k chăm sóc, cho 150kg quả à 3.3 k/kg quả

- Năm 6: 500k chăm sóc, cho 180kg quả à 2.8 k/kg quả

- Năm 7: 500k chăm sóc, cho 280kg quả à 1.8 k/kg quả

- Năm 8 trở đi: 500k chăm sóc, cho 320kg quả à 1.6 k/kg quả

Thống kê trên cho thấy, nếu qua năm thứ 5, gần như không sợ rủi ro về giá bơ, vì không thể 1 ly sinh tố giá dưới 10k được, trong khi chi phí sản xuất 1kg bơ chỉ mất có 3.3k.




TÓM LẠI:

- Với giá hiện tại: Trồng 5ha bơ cần đầu tư khoảng 1 tỷ trong 2 năm đầu, đến năm thứ 3 thì bắt đầu cho lợi nhuận, đến năm thứ 4 thu hồi vốn, còn lời khoảng 1ty. Năm thứ 5 lời 4 tỷ, và tăng lên thành khoảng 9 tỷ ở năm thứ 7.

- Khi giá xuống: Vẫn cầm cự được ở mức giá 10k/kg bán ở đất Sài Gòn. Và với việc, 1 ly sinh tố bơ không thể rẻ hơn 10k, thì giá bơ cũng khó mà thấp hơn 10k/kg. Ngoài ra, bơ còn nhiều công dụng khác như đã trình bày ở trên, nên nhu cầu tiêu thụ trong tương lai sẽ lớn, chưa kể khả năng xuất khẩu.


XA HƠN

- Mua đất diện tích lớn, chia ra bán lại.

- Phát triển thêm, thay vì 5ha, trồng thêm. Chi phí cố định sẽ tăng chậm, và giá thành sẽ thấp hơn.

- Bán vườn cho ai quan tâm.

- Có đất, hợp tác với các đối tác khác, trồng các loại cây khác để xuất khẩu (có thể là cây ngắn ngày).

- Nếu trên mảnh đất, có 1 loại cây trồng tốt, cho lợi nhuận cao, chắc chắn giá mảnh đất đó sẽ tăng thêm nhiều lần.


ĐÍCH MUỐN HƯỚNG ĐẾN

- Tạo lập thành 1 vùng nguyên liệu trồng bơ, cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Việt Nam có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.

- Xây dựng 1 nhà máy đóng gói, và nếu được chế biến các sản phẩm về bơ như chè bơ, sinh tố đông lạnh ..., kem bơ...
 


Bác đi hỏi cái ông nông dân không biết gì thì làm sao họ trả lời cho bác được .
vì sao người ta phải trồng bằng hạt :
do cây bơ hay mắc bệnh thối rễ do nấm Phytophthora cinnamoni gây ra, ở các nơi đất trũng thấp , nấm thâm nhập làm hư rễ chính (rễ cọc) . sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết trụi lủi luôn, khi bị bênh cây có tán lá xơ xác, lá đổ sang màu xanh nhạt rồi rụng khỏi cành , chết dần từ ngọn xuống thân chính .
và Biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất là :
Chon giống hạt loại giống nào mà ít bệnh nhất khuyên là nên chọn nhũng giống có xuất xứ từ mexico , không biết sao chứ giống bơ từ mexico rất ít bệnh nên người ta thường trồng hạt từ các trái bơ xuất xứ mexico , sau đó rép vào cái giống bơ mà mình thích , không phải cứ trồng bằng hạt là ngon lành đâu ... là cho cây bền vững đâu, nhiều người nông dân cứ nghĩ thế , nông dân thế hệ mới thì có nhiều thông tin hơn, ai phản biện gì cứ nói nhé
Đọc bài của bạn mình thấy thắc mắc...là bạn khuyên người ta trồng bơ bằng hạt rồi ghép..xuống đoạn lại bảo trồng bằng hạt không hẳn đã là tốt..Vậy có nghĩa là trong nhiều trường hợp là phải trồng bằng cành à? Vậy bạn có thể chỉ rõ lúc nào thì trồng bằng cành lúc nào thì trồng bằng hạt rồi ghép cành được không?
 


D cũng có nói với 1 người bạn, việc trồng bơ là không mới, kỹ thuật cũng chả có cao cấp gì. Nhưng nếu D về nhà, và tìm tòi khám phá, liệu 5 năm sau có giỏi bằng cha, cậu của D đã làm nông 20 năm, 40 năm không? Vậy có nhất thiết phải đi sâu vào cái ta không có lợi thế không?

Vấn đề đất, và nhân công là rất quan trọng. Nhưng D có ý tưởng và về lý thuyết là nó có thể xảy ra, còn làm được hay không thì phải thử trong thực tế.

Dựa trên công ty BĐS D đang làm ví dụ cho dễ. D đoán, cách đây hàng trăm năm, việc làm nhà ở VN chắc cũng do chủ làm. Quy trình là tìm 1 miếng đất, tự đi chặt cây, tự đi chở cát, tự mua vật liệu về dựng nhà, vì họ nghĩ, đưa cho người khác làm người ta rút ruột công trình thì sao? Nhưng ngày nay, việc xây nhà đơn giản, chủ đầu tư chỉ bỏ tiền và thuê 1 thằng thiết kế thiết kế theo ý tưởng, việc xây dựng sẽ có nhà thầu chính và các nhà thầu phụ lo. Chỉ việc giám sát và nhận báo cáo. Thậm chí còn có phương pháp xây dựng "chìa khóa trao tay". Quay lại, việc làm nông nghiệp, sao không tìm hẳn 1 nhà thầu chuyên làm nông nghiệp, mọi việc quản lý công nhân tự cty đó lo, mình chỉ giám sát, nó phải báo cáo cho mình, công ty đó thuê kỹ sư, thuê các lao động tay nghề cao là việc của họ, quản lý cũng việc của họ, mình chỉ cần đưa yêu cầu rằng tôi muốn làm cái này như vậy, cái kia như thế, anh làm sai, khỏi trả tiền. Nếu chưa tồn tại các công ty đó thì lập riêng cho mình 1 cty như vậy. Về lý thuyết là được, còn thực tế thì phải thử mới biết.

Có khối người lập công ty ngay khi mới ra trường, làm giám đốc công ty của chính mình trong khi chả có 1 ngày nào làm giám đốc trước đó. Họ vẫn thành công thôi.

D nghĩ vấn đề chính nhiều người nghĩ rằng, làm nông nghiệp giỏi là phải giỏi về trồng cây, giỏi về kỹ thuật. Ấy thế thì các kỹ sư nông nghiệp sẽ làm trùm sao? Các nông dân lão thành sẽ làm trùm sao? VN đầy người giỏi làm nông, cần cù cũng không thua ai. Vậy thì phải chăng sự giỏi kỹ thuật, sự cần cù không phải là tiên quyết cho sự thành công với quy mô lớn?

Bơ chưa có ai trồng quy mô lớn, nên D không biết học hỏi ai, nhưng về lý thuyết là được, và muốn biết thực tế được hay không thì phải thử.

Tại sao D phải mơ cao ở tận ngân hà. Chả lẽ đi học rồi về trồng 1 cây bơ, hay 100 cây bơ. Đảm bảo nếu chỉ làm chừng đó, mãi mãi D không bằng cha D vì cha D sẽ làm tốt hơn D nhiều. Vậy thì D đã làm, phải hướng đến 10.000 cây, 20.000 cây, cái đó D mới hy vọng hơn cha của mình.
Thực sự là đọc cm của A, Tôi thấy phục, Tôi cũng đang nông dân hoá 4 tháng rồi, mang SG về 300chai, thế mà giờ đi uống cafe phải chờ xuất heo đây, hey za!!!! tính Tôi ko thích vay mượn nợ nần, nên tích góp nhiêu tiền về đầu tư bấy nhiêu, ấy vậy mà đời ko như là mơ, đúng là càng đọc cái kế hoạch của bác Đức kia thấy toàn viễn vong ( đơn giản như bác đầu tư cái máy tưới gì 10tr mà tưới nước 12 cuộn ống nghe đã chẳng ổn tí nào, r ồilàm cỏ 3tr 1 ha, nghe buồn "1 năm làm cỏ mấy đợt? mỗi người làm được bao nhiêu m2?....toàn là lý thuyết", đấy bác Đức chán làm thuê nên muốn về làm cho m ìnhđây, giống mình rồi nhưng liệu cơm mà gắp mắm!)
P/S: 1 năm mưa ko thuận gió ko hoà, tưới nước cho 20 lứa/5ha thử xanh mặt cắt ko ra giọt máu!
Thật ra không cần nói nhiều, chỉ cần thực tế. 1 ha cafe chăm sóc hết bao nhiêu 1 năm, nên nhớ, cafe cho từ 2.5-4 tấn /ha. giá hiện nay thì ở mức 100tr-160tr / ha. Ở cùng vùng đất, cùng điều kiện, chi phí chăm bơ = 1/2 chi phí chăm cafe. Thu thì nếu bằng nửa cafe củng đâu có chết. Người ta làm mỗi cafe họ cũng có nhà lầu. D trồng bơ, D đâu đòi mua máy bay, hay du thuyền đâu, mà sao nhiều người bảo viển vông thế nhỉ?
Doanh thu đạt 1/3 theo kế hoạch, chi phí tăng gấp đôi, thì cũng có lời mà.

Và có vẻ ở đây nhiều bạn không hiểu rõ cái từ "kế hoạch". Nó giống như 1 cái lý thuyết rằng nó có thể xảy ra, và tính ra được mọi thứ nếu thuận lợi thì nó như vậy. Còn khó khăn, ai không biết là không có. Nhưng khó khăn các bạn đưa ra, cũng chỉ là khó khăn kế hoạch, vì chưa làm chưa biết, cũng chả có ai biết dc rằng khó khăn người trồng này giống khó khăn người trồng khác, nếu khó khăn mà thống kê được thì nó đã ko còn là khó khăn nữa, vì họ sẽ có cách giải quyết.

Kế hoạch là lý thuyết, mà lý thuyết cho thấy khả năng có thể xảy ra, còn làm được hay không thì thử mới biết.

Thời xưa, anh em nhà Wright bảo rằng, theo lý thuyết thì có thể bay được bằng 1 cỗ máy. Có người thử và bay được, có người không. D hy vọng mọi người chứng minh cái lý thuyết này ko hề tồn tại, để phát biểu ra cái lý thuyết khác, chứ nếu nó có thể xảy ra, thì nó có thể làm được.
 
Nhưng D có ý tưởng và về lý thuyết là nó có thể xảy ra, còn làm được hay không thì phải thử trong thực tế.

... việc làm nông nghiệp, sao không tìm hẳn 1 nhà thầu chuyên làm nông nghiệp, mọi việc quản lý công nhân tự cty đó lo, mình chỉ giám sát, nó phải báo cáo cho mình, công ty đó thuê kỹ sư, thuê các lao động tay nghề cao là việc của họ, quản lý cũng việc của họ, mình chỉ cần đưa yêu cầu rằng tôi muốn làm cái này như vậy, cái kia như thế, anh làm sai, khỏi trả tiền. Nếu chưa tồn tại các công ty đó thì lập riêng cho mình 1 cty như vậy. Về lý thuyết là được, còn thực tế thì phải thử mới biết.

Tôi chỉ mới chập chững làm quen việc nông, không rõ là tại Việt Nam đã có doanh nghiệp kiểu này hay chưa. Có thể đã có, nhưng chắc chỉ mới chập chững ở giai đoạn sơ khai.

Tôi cũng có chút suy nghĩ (hay mơ mộng ?) như vậy. Đó là thành lập một công ty dịch vụ nông nghiệp chuyên nghiệp, với đội ngũ công nhân nông nghiệp lành nghề và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp. Nhưng đó là chuyện ... ước mơ. Còn hiện tại, như ý định của bạn, là việc quan tâm hàng đầu đến quy mô và chi phí vốn sản xuất. Ở chi phí vốn sx, làm như bạn nói - trong tình hình VN hiện nay - chắc khó mà có giá rẻ.
 
Sao phải viết nhiều thế để làm gì nhỉ ?
Đọc mấy bài mà hoa cả mắt , chán thật .
Tưởng cây bơ dể trồng với diện tích ha này ha kia sao ?
1 cây trồng thì thấy ham chứ trồng 100 cây là thấy ngay vấn đề .
 
Sao phải viết nhiều thế để làm gì nhỉ ?
Đọc mấy bài mà hoa cả mắt , chán thật .
Tưởng cây bơ dể trồng với diện tích ha này ha kia sao ?
1 cây trồng thì thấy ham chứ trồng 100 cây là thấy ngay vấn đề .
Không dễ thì mới có kẻ giàu kẻ nghèo. Chứ dễ Vn thành tỉ phú hết.
Tôi chỉ mới chập chững làm quen việc nông, không rõ là tại Việt Nam đã có doanh nghiệp kiểu này hay chưa. Có thể đã có, nhưng chắc chỉ mới chập chững ở giai đoạn sơ khai.

Tôi cũng có chút suy nghĩ (hay mơ mộng ?) như vậy. Đó là thành lập một công ty dịch vụ nông nghiệp chuyên nghiệp, với đội ngũ công nhân nông nghiệp lành nghề và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp. Nhưng đó là chuyện ... ước mơ. Còn hiện tại, như ý định của bạn, là việc quan tâm hàng đầu đến quy mô và chi phí vốn sản xuất. Ở chi phí vốn sx, làm như bạn nói - trong tình hình VN hiện nay - chắc khó mà có giá rẻ.
Chính xác. Lý thuyết nó có thể xảy ra, vậy nếu bạn mơ mộng thì cứ thử viết 1 kế hoạch cho nó một kế hoạch, tính toán kỹ lưỡng coi nó khả thi ko?
Có khối kẻ o tp muốn đầu tư ở quê, phần lớn ngại vấn đề nhân công, phần khác chịu chơi bỏ phố về quê. Nếu có người chuyên nghiệp làm, giá cao hơn xí nta vẫn chịu à.
 
Không dễ thì mới có kẻ giàu kẻ nghèo. Chứ dễ Vn thành tỉ phú hết.
Nếu nó ngon ăn hơn đu đủ thì cái thằng @Sương Sâm đó nó trừa phần lại hay sao mà nó không trồng 1ha bơ mà lại đi trồng đu đủ ? Hay là nó không biết .
Nếu trồng vài cây thì năng xuất rất cao nhưng trồng nhiều thì 10 cây ắt sẽ có 1 cây lùn ...và rất nhiều cái khó khác nữa vì cây bơ nó không đồng nhất .
Tính chất của cây bơ là không cây nào giống cây nào .
 
Nếu nó ngon ăn hơn đu đủ thì cái thằng @Sương Sâm đó nó trừa phần lại hay sao mà nó không trồng 1ha bơ mà lại đi trồng đu đủ ? Hay là nó không biết .
Nếu trồng vài cây thì năng xuất rất cao nhưng trồng nhiều thì 10 cây ắt sẽ có 1 cây lùn ...và rất nhiều cái khó khác nữa vì cây bơ nó không đồng nhất .
Tính chất của cây bơ là không cây nào giống cây nào .
Trồng cây nào ko fai do cây nào ngon hơn cây nào, mà do ý thích và nhận định. Bác leviet_law chỉ thích cây có múi, haclong chỉ thích đu đủ. Nông dân thì báo bảo cây nào ngon là họ trồng cây đó.
Ai cũng biết trồng 100 cây khác trồng 1 cây, nhưng cho chọn thì bạn muốn trồng 1 cây hay 100 cây. Khó thì fai tìm cách giải quyết, mình ko bít cách thì tim người giúp. D nghi trồng dễ hơn nuôii, và nông dân đa fan ai cũng làm dc mà ko cần bằng cấp. Nên chắc nó ko quá khó
 

Đọc bài của bạn mình thấy thắc mắc...là bạn khuyên người ta trồng bơ bằng hạt rồi ghép..xuống đoạn lại bảo trồng bằng hạt không hẳn đã là tốt..Vậy có nghĩa là trong nhiều trường hợp là phải trồng bằng cành à? Vậy bạn có thể chỉ rõ lúc nào thì trồng bằng cành lúc nào thì trồng bằng hạt rồi ghép cành được không?
Ý mình nói là trồng bằng hạt đó nhưng phải lựa cái giống ít bị bệnh loại cây có sức sống trống chọi được với thiên nhiên cao, mình có đưa ra là những giống xuất xứ từ mexico đó, nên gieo hạt và để cây con trong vòng 1 năm hãng ghép cành giống trái mà mình ưa thích , còn việc trồng hạt bảo đảm cây tốt thì chưa hẳn đụng phải giống dễ die thì cung chết giở sống dở , người ta còn lấy gốc cây bình bát ghép cành măng cầu gai lên thì sao mục đích cho măng cầu gai ghép có sức sống mãnh liệt như bình bát . chỉ đơn giản thế thôi . ưu điểm là mau cho ra trái rút ngắn thời gian ra trái sức sống cây khoẻ .
 
Trồng cây nào ko fai do cây nào ngon hơn cây nào, mà do ý thích và nhận định. Bác leviet_law chỉ thích cây có múi, haclong chỉ thích đu đủ. Nông dân thì báo bảo cây nào ngon là họ trồng cây đó.
Ai cũng biết trồng 100 cây khác trồng 1 cây, nhưng cho chọn thì bạn muốn trồng 1 cây hay 100 cây. Khó thì fai tìm cách giải quyết, mình ko bít cách thì tim người giúp. D nghi trồng dễ hơn nuôii, và nông dân đa fan ai cũng làm dc mà ko cần bằng cấp. Nên chắc nó ko quá khó

Haclong lần đầu tiên làm nông thì chả có gì, y như chủ top. Nhưng hơn cái chỗ trình độ và quảng lý.

Lần đầu tiên trồng đu đủ, trồng nghịch mùa, thiếu thốn đủ thứ. Vậy mà bây giờ vườn đu đủ của tôi đẹp nhất miền nam chỉ thua 1 vườn ở tây nguyên.

Tôi sẽ k dừng lại với đu đủ, mà tôi sẽ nhắm đến 1 cây lâu năm khác; ví dụ cây bơ chẳng hạn. Tôi không chỉ nghiên cứu về đu đủ, tôi từng nghiên cứu về bơ nữa. Nếu có trồng bơ, thì tôi cũng là người giỏi nhất, không hơn không kém và không tào lao.

Giả sử tôi là 1 nhà đầu tư nông nghiệp, tôi muốn hỏi chủ top 2 điều:
1. Nếu anh có tiền, anh sẽ sắm nhà lầu và xe hơi hay đổ tiền vào 1 cái rỗ mà người cầm nó lại chả biết gì và chả có cái gì ?
2. Khi tôi đưa tiền cho anh, anh làm ăn thất bại, sau 10 năm chả có gì đưa lại cho tôi thì sao ?

Và câu hỏi ngoài luồng: tại sao anh nghĩ rằng tôi đang phá anh ?

Haclong !
 
Haclong lần đầu tiên làm nông thì chả có gì, y như chủ top. Nhưng hơn cái chỗ trình độ và quảng lý.

Lần đầu tiên trồng đu đủ, trồng nghịch mùa, thiếu thốn đủ thứ. Vậy mà bây giờ vườn đu đủ của tôi đẹp nhất miền nam chỉ thua 1 vườn ở tây nguyên.

Tôi sẽ k dừng lại với đu đủ, mà tôi sẽ nhắm đến 1 cây lâu năm khác; ví dụ cây bơ chẳng hạn. Tôi không chỉ nghiên cứu về đu đủ, tôi từng nghiên cứu về bơ nữa. Nếu có trồng bơ, thì tôi cũng là người giỏi nhất, không hơn không kém và không tào lao.

Giả sử tôi là 1 nhà đầu tư nông nghiệp, tôi muốn hỏi chủ top 2 điều:
1. Nếu anh có tiền, anh sẽ sắm nhà lầu và xe hơi hay đổ tiền vào 1 cái rỗ mà người cầm nó lại chả biết gì và chả có cái gì ?
2. Khi tôi đưa tiền cho anh, anh làm ăn thất bại, sau 10 năm chả có gì đưa lại cho tôi thì sao ?

Và câu hỏi ngoài luồng: tại sao anh nghĩ rằng tôi đang phá anh ?

Haclong !
Trả lời ngay và luôn như sau:
1. Vậy nếu anh có tiền, a sắm nhà lầu xe hơi hay đưa cho 1 bác nông dân trồng cây gì cũng biết? D không biết về trồng cây khác không biết gì nhé, cần phân biệt rõ.
2. Đầu tư là 1 cuộc chơi, có lời có lỗ. Nếu có thất bại cũng biết tại vì sao. Nếu ko muốn thất bại thì cho vay đi cho nó an toàn. Nhưng cho vay thì nhận đc cái phan của người cho vay là lãi suất, đầu tư thì nhận đc phần của đầu tư là lợi nhuận. Kẻ nào cam kết 100% đầu tư cho ra lợi nhuận thì kẻ ấy là xạo, vì nếu 100% cho ra lợi nhuận thì họ đã vay rồi, cần gì kiếm người đầu tư. Và nên hiểu ý nghĩa của đầu tư là 1 cuộc chơi, cùng đưa ra luật và chơi. Nếu ai thấy luật đó ok và tin vào kết quả thì cùng chơi, không thì thôi. Chưa bao giờ nghe đầu tư đảm bảo lợi nhuận cả.
Trả lời câu hỏi ngoài lề lun: Lấy thông tin răng D nói bạn phá D ở đâu thế? D nói bạn quan điểm khác thôi à.
 
Ngày trước mình cũng ấp ủ làm giàu với cây bơ này ở Tây Nguyên, nhưng nhận thấy bí kíp cũng như chiêu thức võ công còn non kém, thóc lúa cũng chưa có nên tạm thời lang bạt thiên hạ tìm học võ công. Hy vọng một ngày nào đó khi trở về TN sẽ được gặp bạn để học hỏi kinh nghiệm. Chúc bạn có hướng đầu tư hiệu quả và thành công với mô hình này.
 
Bạn trả lời lòng vòng mà không có kết luận cuối cùng. Tôi hỏi lại:
1. Bạn sẽ mua xe hơi hay đổ tiền vào 1 cái rỗ mà người cầm nó chả có gì để bỏ vào rỗ và chỉ biết sơ sơ ngành bạn muốn đầu tư ?
Mua xe hay bỏ tiền vào rỗ ?

2. Bạn giữ rỗ trứng và làm bể hết trứng thì sao ?
 
kế hoạch này bắt tay vào cũng không đơn giản đâu bác ơi,nhưng cố gắn lên thì sẽ thành công đấy, cố gắn lên, chúc bạn thành công nhé
 
Bạn trả lời lòng vòng mà không có kết luận cuối cùng. Tôi hỏi lại:
1. Bạn sẽ mua xe hơi hay đổ tiền vào 1 cái rỗ mà người cầm nó chả có gì để bỏ vào rỗ và chỉ biết sơ sơ ngành bạn muốn đầu tư ?
Mua xe hay bỏ tiền vào rỗ ?

2. Bạn giữ rỗ trứng và làm bể hết trứng thì sao ?
À, hiểu.
Trả lời câu 2 trước. Nếu sợ hay nghi ngờ. Thì câu trả lời là không. Bất kể người cầm rổ có kinh nghiệm nâng trứng hay ko. Ngược lại, nếu tin thì có. Bất chấp.

Câu 1 trả lời sau.
 
trên diễn đàn này nhiều người thiếu lịch sự quá, người thì quá đề cao mình, người thì ăn nói cộc lốc khiêu khích, cuối cùng thì một topic thành một bãi chiến trường, tìm một thông tin hữu ích thì phải nuốt qua những dòng chữ cay độc, phản biện là phản biện chứ không phải là áp đặt hay chối bỏ, thảo luận là thảo luận chứ không phải là phán " chắc chắn thất bại ", chắc chắn cụt vốn, chắc chắn thành công, chắc chắn....chắc chắn...
đành rằng phải đưa ra ý kiến trái chiều để nhìn vấn đề từ nhiều mặt, nhưng chúng ta cần lịch sự và tôn trọng người khác, đúng thì giữ, sai thì nhận
===> đây không phải là một bài giảng đạo đức hay dạy đời, mà chỉ là cảm nhận của một người mới tham gia và đã bắt đầu cảm thấy thất vọng
 
Cái topic này của D đến nay cũng nhận được nhiều phàn hồi, và góp ý. D mạn phép tóm tắt lại một vài ý kiến và cũng nói lên cái cách nghĩ của mình.


D thấy đa số mọi người ở đây đều nhìn mọi việc trên góc độ kỹ thuật, chuyên gia. Góc nhìn này tập trung vào việc trồng cây thì phải có kỹ thuật cao, vườn phải đẹp nhất vùng, năng suất phải cao nhất vùng, chất lượng trái phải tuyệt hảo, phải hiểu cây như con, chăm cây như cha mẹ. Và đó là những điều quan trọng nhất đối với một người làm nông nghiệp. Người nắm giữ điều này là người nắm chìa khóa vàng cho thành công trong lĩnh vực nông nghiệp. Mọi con đường khác đến với nông nghiệp mà không đi theo con đường này thì nắm chắc thất bại.


D thì có một góc nhìn khác, ấy là góc nhìn của nhà kinh tế. Chỉ cần lợi nhuận cao nhất, mọi thứ khác phải điều chỉnh theo mục tiêu này.


Với D, năng suất càng cao, vườn càng đẹp thì chi phí chăm sóc càng nhiều, và sức lực bỏ ra cũng nhiều. Nó giống như thời đi học, để đạt 7-8đ thì dễ và nhiều người làm được, chứ nếu muốn đạt được 9-10đ thì khó, nỗ lực nhiều và chỉ vài người làm được. Và câu hỏi đặt ra, liệu có cần cố để đạt 9-10đ không, hay chỉ cần 7-8đ là đủ?


D hướng tới cái chuyện tìm hiểu bao nhiêu là đủ, hơn là trở thành số 1 trong vấn đề kỹ thuật. Cái quan tâm nhiều hơn của D là lợi nhuận thu về từ 1 đồng vốn bỏ ra. Về việc này thì phải hiểu về cách lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền đi vào lúc nào và đi ra lúc nào. Tiền làm việc cho mình như thế nào, khi nào nên vay, khi nào nên mua đồ. Và vì D làm trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, cũng có lớ rớ chút đến ngân hàng, nên tuy D không gọi là giỏi, nhưng có thể gọi là biết.


Ngoài ra, để làm thành công một cái gì đó, còn có một thứ gọi là chiến lược. Cái từ này có thể hơi lạ với một số người, nhưng gần như khi ai làm gì đó, cũng có cái này dù ở dạng đơn giản. Trồng cây gì, nuôi con gì cũng là một lựa chọn mang tính chiến lược. Người thích trồng đu đủ, người thích trồng bơ, người khoái cao su, macca, hay tiêu, hay cây có múi, đó cũng là chiến lược. Như anh leviet_law, tập trung trồng cây có múi trái mùa, ấy là chiến lược, hay haclong trồng cây đu đủ, cũng là chiến lược, hay D trồng bơ, ấy cũng là chiến lược. Mức độ đơn giản hay hoàn chỉnh của chiến lược tùy thuộc vào mục tiêu xa để ta hướng đến. Với các anh trên đây D ko biết mục tiêu cụ thể họ là gì, nhưng với D, chiến lược là tập trung vào cây bơ, trồng diện tích lớn để có thương hiệu, và tiến đến xuất khẩu. Đó là cái chiến lược rất xa xôi, không biết có thực hiện được không. Tuy nhiên phải có cái mục tiêu như thế.


Chiến lược lâu dài, rồi đến chiến lược ngắn hạn. Chẳng hạn 3 năm đầu, 5 năm đầu phải có cái gì? Và để đạt được cái mục tiêu 3 năm, 5 năm đó, phải có 1 kế hoạch hành động. Đấy là ghi ra ban đầu làm cái gì, sau đó làm cái gì và mỗi việc làm đều có 1 ngân sách tương ứng (lượng tiền), cùng với yêu cầu về nhân công…, kết chuyển lại thì sẽ tính ra được cần bao nhiêu tiền trong khoảng thời gian đó, và cần vào lúc nào? Và cũng phải dự kiến xem khi bỏ tiền vào như vậy thì bao giờ tiền đi ra.


Có những thứ phải chuẩn bị từ 2-3 năm trước. Nếu không có một chiến lược hay kế hoạch, bạn sẽ không có cơ sở để chuẩn bị.


Không ai dám nói kế hoạch đúng cả, nhưng chí ít có kế hoạch là có cái cơ sở để mà tham khảo.


D thì không mơ đến vườn cây đẹp, lá mơn mởn, sai quả, mà D mơ đến sản phẩm của mình được người tiêu dùng ưa thích, vì chất lượng, mẫu mả, và tốt nhất là nó đến được với bạn bè quốc tế. Đương nhiên, nếu điều đó diễn ra, thì tiền thu về như một phần thưởng.


Trên đây, để tìm được một người trồng bơ cho năng suất khá chắc không khó. Nhưng để tìm được một người biết cách cân đối giữa năng suất và chi phí, cân đối chi phí đơn vị của một sản phẩm thì chưa chắc đã dễ.


D đưa ra vài tình huống như thế này cho các bạn suy nghĩ và xem xét:


Có 1 vườn cây 1ha bơ 5 năm tuổi với 200 cây: Chủ vườn đã bỏ vào đó 500tr, nên giờ chủ vườn cho thuê với giá 100tr/năm.

Có vài thông số như sau:

- Vườn này giờ bỏ không không ai chăm sóc, thu trung bình 1 cây 70kg

- Một anh nông dân biết sơ về cách chăm sóc bơ, anh chấp nhận 1 thu nhập 5tr/tháng cả ăn ở, a chỉ làm theo sách, hàng năm mỗi cây bơ được cấp thêm 100k cho phân bón và những thứ khác. Coi như tổng cộng mất hết 80tr/năm. Với anh nông dân và cách chăm sóc theo sách, vườn bơ cho cỡ 200kg/cây.

- Một chuyên gia rất hiểu về bơ, vườn nào anh ta chăm thì sẽ đẹp nhất vùng, năng suất nhất vùng, ảnh chấp nhận thu nhập ở mức 20tr/tháng cả ăn ở. Anh làm theo cách của anh, thứ nào cũng phải tốt, nên anh xài hết 120k/cây bơ / năm. Coi như tổng cộng mất hết 264tr/năm. Với anh chuyên gia, thật may, cây bơ của anh cho trung bình 280kg/cây.


Lại ở gần đó, có 1 vườn bơ khác 5ha, cũng 5 năm tuổi, 1000 cây: Chủ vườn đã bỏ vào 2.5ty, nên muốn cho thuê 500tr/năm.


- Cũng như thế, bỏ không thì 1 cây cho 70kg.

- Giờ thì cần 3 anh nông dân, năng suất cũng 200kg/cây. Chí phí chăm sóc năm là 280tr. Gồm 180tr trả lương và 100tr chi phí phân bón, và những thứ khác

- Giờ đến anh chuyên gia, ảnh cần thêm 2 nông dân phụ việc, và vì ảnh không coi hết 1000 cây một cách cẩn thận, nên năng suất chỉ ở mức trung bình 250kg/cây. Tổng chi phí chăm sóc 1 năm là 460tr (gồm 340tr tiền công và 120tr tiền phân)


Cách đó không xa, có tận 100ha, cũng 5 năm tuổi luôn, 20.000 cây: Chủ vườn bỏ vào đấy 40tỷ (vì làm nhiều giá rẻ hơn tí), và muốn cho thuê với giá 4 tỷ / năm.

- Bỏ không, thì cho 1 cây 70k.

- Giờ thì cần 40 anh công nhân và 4 người quản lý. Tiền công của 1 công nhân là 60tr/năm, tiền công1 anh quản lý cao hơn chút đỉnh là 84tr/năm (7tr/tháng có ăn ở), tiền chăm sóc là 90k/cây (vì số lượng lớn), tổng cộng là 4.536tr / năm. Vì số lượng lớn, nên hàng năm chỉ cho khoảng 180kg/cây

- Đến anh chuyên gia, muốn cây ảnh đẹp, năng suất cao, ảnh phải kiếm khoảng 19 anh chuyên gia bạn bè khác (mỗi người lo 5ha), và thêm mỗi anh 1 nông dân giúp việc. Nông dân giá như cũ, còn chuên gia thì người ta đòi anh 15tr / tháng mới làm (vì người ta cũng giỏi). Chi phí chăm cây giảm xuống còn 100k/cây. Tổng cộng là 6.860tr. Và giờ đây, năng suất trung bình là 240kg/cây.


Giả sử 1 số chi phí khác trong giai đoạn tiêu thụ như sau:

- Phí thu hoạch và bảo quản: 2k/kg

- Phí vận chuyển: 2k/kg

- Phí marketing, sale: 10% giá bán.

Và hao hụt trong quá trình hái lượm, vận chuyển, mất trộm … khoảng 20%.


Giá bơ năm đó là 10k, 20k, 30k, 40k. Với mỗi điều kiện thì điều gì xảy ra.


Cái ví dụ này D đưa ra để mô phỏng thực tế, chưa hề tính toán xem phương án nào hay hơn. Nhưng D dự đoán, nếu giá bơ cao, và diện tích trung bình, thì các chuyên gia có lợi, còn giá bơ thấp và diện tích nhỏ hoặc quá lớn, các chuyên gia hoàn toàn không có ưu thế.


Thế nên, việc làm nông nghiệp, ngoài hướng nhìn đi theo chuyên gia, thì có thể đi theo hướng nhà kinh tế, mọi thứ đều thuê.
Bạn trả lời lòng vòng mà không có kết luận cuối cùng. Tôi hỏi lại:
1. Bạn sẽ mua xe hơi hay đổ tiền vào 1 cái rỗ mà người cầm nó chả có gì để bỏ vào rỗ và chỉ biết sơ sơ ngành bạn muốn đầu tư ?
Mua xe hay bỏ tiền vào rỗ ?

2. Bạn giữ rỗ trứng và làm bể hết trứng thì sao ?
Rồi, bây giờ thì D trả lời câu hỏi số 1.
- Nếu theo góc nhìn của D, mà người ta không biết gì, cũng không có gì (tiền không phải là tất cả nhé!, đôi khi thông tin và ý tưởng củng quan trọng). Thì chắc chắn không.
- Nếu người đó biết một chút, có 1 ít. Thì phải xem xét cái việc biết nhiều có khó không (mất bao nhiêu thời gian)? Thì sẽ cân nhắc, tìm thêm thông tin. Nhưng cũng khá là mạo hiểm nếu đưa.

Tuy nhiên, như bài viết trên đây của D, quan trọng là trên góc nhìn nào, và người đó biết gì.

Giả sử, nếu bạn haclong đề xuất 1 phương án góp vốn đi. Với khoảng 4-6ha. D nghĩ haclong sẽ biết đủ, và nhiều khả năng sẽ đầu tư. Tuy nhiên, nếu cái phương án dùng cho 1ha, hay 100ha. Thì D chắc chắn không đầu tư. Vì 1ha thì ít quá, còn 100ha thì mr haclong chỉ biết sơ sơ (tất nhiên là theo những gì trao đổi trước nay chứ thật sự mr haclong biết được những gì thì D ko dám chắc).

Câu trả lời thế đã thỏa mãn chưa nhỉ? ^_^
 
Chủ top đang kêu gọi các nhà đầu tư để đầu tư vào cho chủ top trồng bơ.

Tôi hỏi 2 câu:
1. Câu thứ nhất là để xem chủ top yêu tiền hay yêu nghề nông.
2. Câu hỏi thứ 2 là để xem chủ top có phải là 1 người có trách nhiệm hay không.

Tôi thấy chủ top không phải là 1 người yêu nghề nông, chỉ yêu tiền mà lại không yêu nghề.
Và cũng qua câu trả lời thứ 2 thì tôi thấy chủ top là 1 người không có trách nhiệm. Trách nhiệm rất quan trọng, khi tôi đưa cho anh 1 số tiền rồi tôi hỏi lại nếu người có trách nhiệm thì sẽ trả lời mạnh dạng và ngon lành, ngoài ra còn đưa 1 số chứng từ để tôi kiểm tra. Còn người không có trách nhiệm thì sẽ trả lời vòng vo.

Còn trách nhiệm trong công việc nữa, chủ top nói mình biết quản lý mà không có thời gian ở vườn để chăm sóc thì trách nhiệm quản lý nằm ở đâu ???

Tôi đưa tiền, mà anh làm không xong thì sao ?

Trách nhiệm là như thế nào ? Chủ top viết topic này để kêu gọi đầu tư nếu không được thì cũng "thôi" chứ sao ! Tôi đưa tiền cho anh làm nếu anh làm không được thì cũng thôi chứ sao.

Anh trả lời vòng vo, không rõ ràng. Anh không có lập trường và những kỹ năng trong kinh doanh thì làm sao anh có thể đưa con thuyền vượt đại dương đến được nơi muốn đến 1 cách an toàn ?

Haclong !
 
Chủ top đang kêu gọi các nhà đầu tư để đầu tư vào cho chủ top trồng bơ.

Tôi hỏi 2 câu:
1. Câu thứ nhất là để xem chủ top yêu tiền hay yêu nghề nông.
2. Câu hỏi thứ 2 là để xem chủ top có phải là 1 người có trách nhiệm hay không.

Tôi thấy chủ top không phải là 1 người yêu nghề nông, chỉ yêu tiền mà lại không yêu nghề.
Và cũng qua câu trả lời thứ 2 thì tôi thấy chủ top là 1 người không có trách nhiệm. Trách nhiệm rất quan trọng, khi tôi đưa cho anh 1 số tiền rồi tôi hỏi lại nếu người có trách nhiệm thì sẽ trả lời mạnh dạng và ngon lành, ngoài ra còn đưa 1 số chứng từ để tôi kiểm tra. Còn người không có trách nhiệm thì sẽ trả lời vòng vo.

Còn trách nhiệm trong công việc nữa, chủ top nói mình biết quản lý mà không có thời gian ở vườn để chăm sóc thì trách nhiệm quản lý nằm ở đâu ???

Tôi đưa tiền, mà anh làm không xong thì sao ?

Trách nhiệm là như thế nào ? Chủ top viết topic này để kêu gọi đầu tư nếu không được thì cũng "thôi" chứ sao ! Tôi đưa tiền cho anh làm nếu anh làm không được thì cũng thôi chứ sao.

Anh trả lời vòng vo, không rõ ràng. Anh không có lập trường và những kỹ năng trong kinh doanh thì làm sao anh có thể đưa con thuyền vượt đại dương đến được nơi muốn đến 1 cách an toàn ?

Haclong !
Ghi nhận quan điểm của bạn.
Chúc bạn sẽ có một ngày vui khi phát minh ra một điều vĩ đại.
Nhớ dành thời gian đi đăng ký bản quyền hẵng còn kịp. Nên đăng ký với tiêu đề "Bộ 2 câu hỏi để đánh giá một con người".
Chủ top đang kêu gọi các nhà đầu tư để đầu tư vào cho chủ top trồng bơ.

Tôi hỏi 2 câu:
1. Câu thứ nhất là để xem chủ top yêu tiền hay yêu nghề nông.
2. Câu hỏi thứ 2 là để xem chủ top có phải là 1 người có trách nhiệm hay không.

Tôi thấy chủ top không phải là 1 người yêu nghề nông, chỉ yêu tiền mà lại không yêu nghề.
Và cũng qua câu trả lời thứ 2 thì tôi thấy chủ top là 1 người không có trách nhiệm. Trách nhiệm rất quan trọng, khi tôi đưa cho anh 1 số tiền rồi tôi hỏi lại nếu người có trách nhiệm thì sẽ trả lời mạnh dạng và ngon lành, ngoài ra còn đưa 1 số chứng từ để tôi kiểm tra. Còn người không có trách nhiệm thì sẽ trả lời vòng vo.

Còn trách nhiệm trong công việc nữa, chủ top nói mình biết quản lý mà không có thời gian ở vườn để chăm sóc thì trách nhiệm quản lý nằm ở đâu ???

Tôi đưa tiền, mà anh làm không xong thì sao ?

Trách nhiệm là như thế nào ? Chủ top viết topic này để kêu gọi đầu tư nếu không được thì cũng "thôi" chứ sao ! Tôi đưa tiền cho anh làm nếu anh làm không được thì cũng thôi chứ sao.

Anh trả lời vòng vo, không rõ ràng. Anh không có lập trường và những kỹ năng trong kinh doanh thì làm sao anh có thể đưa con thuyền vượt đại dương đến được nơi muốn đến 1 cách an toàn ?

Haclong !
Hồi trưa bận nên chỉ trả lời bạn vắn tắt. Bây giờ mới có thêm thời gian. D muốn tập trung vào nhận xét thứ 2 của bạn về vụ có trách nhiệm hay không?

Bạn hiểu thế nào về trách nhiệm trong kinh doanh? Phải chăng khi ai đưa tiền cho bạn, bạn viết cho họ 1 cái hợp đồng cam kết hoàn vốn trong tương lai, ấy là người có trách nhiệm?

Theo bạn nghĩ D không có trách nhiệm, đó là bạn nghĩ. Tuy nhiên D có sẵn 1 kế hoạch, chuẩn bị sẵn một điều lệ (nếu ai góp vốn thì tương ứng với cổ phần bao nhiêu trong đó ghi rõ lời thi chia sao, lỗ thi chịu ra sao, và các vụ lớn xảy ra thì cần ý kiến của ai), chuẩn bị sẵn một chiến lược kinh doanh, chuẩn bị sẵn một kế hoạch hành động chi tiết theo thời gian, và phân công ai làm gì, trong bao lâu, mất bao nhiêu tiền. Và phải làm gì để chuẩn bị cho tương lai.

Mỗi khi tất cả những cái này được hội đồng (những người góp vốn duyệt) thì ký lên biên bản và tiến hành thực hiện. Đến lúc đó mới phải góp vốn. Cứ mỗi chuyện xảy ra nằm ngoài kế hoạch, về tiến độ, về ngân sách (chẳng hạn biến động ngân sách khoảng 10%) thì sẽ phải xin ý kiến duyệt mới được làm tiếp. Khi dự án bắt đầu hoạt động, có chế độ báo cáo theo tháng, bằng hình ảnh...

Đã làm ăn chung, ai mà đảm bảo được lợi nhuận trong tương lai, chỉ đảm bảo những thứ cam kết về kế hoạch, về việc lưu chuyển của dòng tiền được diễn ra minh bạch, mọi thứ diễn ra đều có chứng cứ rõ ràng.

Và đương nhiên, D cũng cho luôn kế hoạch bao giờ nhà đầu tư sẽ có tiền về, và tiền về theo kế hoạch là bao nhiêu. Tùy vào kinh nghiệm mỗi người, họ sẽ dựa vào kế hoạch, trừ đi những hao hụt và họ sẽ có cho riêng mình những con số của họ.

Còn những rủi ro khác xảy ra, thì tất cả phải cùng chịu.

Như thế hỏi bạn haclong đã đủ trách nhiệm hay chưa? Hay còn thiếu?

Còn câu 1, yêu cái gì ghét cái gì, thì D ko bàn đến ở đây. Cứ cho là bạn đúng.
 
Còn trách nhiệm trong công việc nữa, chủ top nói mình biết quản lý mà không có thời gian ở vườn để chăm sóc thì trách nhiệm quản lý nằm ở đâu ???

Và bạn nói là bạn có 1 kế hoạch, 1 bản điều lệ, 1 chiến lược và 1 kế hoạch hành động chi tiết vậy là bạn đã có ... trách nhiệm ?

Ở mấy bài đầu thì bạn bảo là mình không có thời gian ở vườn, rồi bạn bảo thế mạnh của bạn là quản lý nên tôi mới hỏi bạn: "trách nhiệm quản lý củs bạn nằm ở đâu ?"

Rồi bạn đưa ra 1 số cái trên rồi nói mình đủ trách nhiệm rồi à. Tôi không nghĩ đó là trách nhiệm, nó là kế hoạch để thương lượng nhằm thuyết phục các nhà đầu tư thì đúng hơn. Cái tôi muốn nói đó là trách nhiệm lúc làm việc, còn gọi là trách nhiệm trong công việc, chứ không phải hỏi: "chủ top đã có những gì ?"

Từng tuổi này rồi mà bạn không hiểu nỗi trách nhiệm trong công việc là thế nào sao hả chủ top ? Nếu không biết thì cứ hỏi, lão phu sẽ tận tình chỉ dạy !

Haclong !
 


Back
Top