Kế hoạch trồng bơ

Xin giới thiệu tôi là Đức, dân Tây Nguyên nhưng không biết trồng trọt, vì hồi xưa ở quê chỉ toàn học, rồi lên TP học Đại Học, học xong thì ở lại Sài Gòn làm cũng đã gần chục năm.

Ở đất Sài Gòn này, công việc cũng ổn, nhưng thời gian cứ đều đều trôi qua, sáng đi làm chiều về. Sau một khoảng thời gian nhìn lại, thấy mình chả làm được thành tích gì, cố gắng làm chỉ để kiếm cái bỏ vào miệng chứ không giúp ích gì được cho đời (mơ mộng tí ^_^).

Bản thân cũng có mới ước cao xa, to lớn lắm, nhưng như đa số những người khác, Đức vẫn hay nghĩ cái mơ ước cao xa là của người ta (của Mr Vượng, của Bầu Đức..., hay của Sếp), còn mơ ước của ta thì chỉ là cái nhà chung cư bé bé với cô vợ hiền hiền và vài đứa con ở cái đất Sài Gòn này, xong rồi nai lưng làm để kiếm sống cho đến già để hưởng lương hưu, đó mới là thực tế.

Nhưng rồi bản thân vẫn thấy có cái gì đó không ổn trong suy nghĩ, vẫn muốn làm cái gì đó to to chút, nên cũng tìm tòi đầu tư nhiều con đường, nhưng rồi có vẻ vẫn chưa tìm được đường đúng. Đi sai thì phải đi lại, với những bước đi cẩn trọng hơn. Và Đức chọn nông nghiệp làm đường đi tiếp theo cho mình, bởi nông nghiệp là nghề của gia đình, và trong giấc mơ, từng có không ít lần mơ về một ngôi nhà ở quê trong cảnh thiên nhiên yên bình khi thành đạt.

Nhưng do trước nay chưa từng làm nông nghiệp, nên cũng không biết thế nào, đành đưa lên đây một kế hoạch về trồng bơ, nhờ anh em trên diễn đàn góp ý, nhằm cho bước chuẩn bị tốt hơn.

P/S: Đức đang có 1 deal mua 15ha đất với giá cũng mềm, nhưng chắc khả năng thì chỉ mới trồng được 5ha, nên post cái kế hoạch trồng 5ha lên đây.

KẾ HOẠCH TRỒNG BƠ.
Về nhu cầu thị trường:


- 2 tuần trước em đi khảo sát ở quê, hiện tại bơ ngon (sáp, 2 quả / kg) giá mua tại vườn là 30k/kg (người mua hái), khi ra hoa thì thương lái đến đặt tiền trước rồi.

- Ngoài đường gần như bán bơ rất ít và không có bơ ngon, vì có bao nhiêu xuất khẩu ra Bắc hết (mà còn không đủ hàng), có 1 nơi họ bán loại đó tại TP.Ban Mê Thuột, giá 70k/kg

- Công ty Nhật từng yêu cầu xuất cho họ mỗi tuần 1 container 20 tấn, nhưng bên nhà vườn không dám nhận vì không thể gom được số lượng đó.

- Bơ ngon giá bán hiện tại ở SG là 90-95k/kg.

- Còn bơ ít ngon hơn (4-5 quả /kg), ở quê bán 20kg, ở SG chắc 35-45k/kg

èNgay thời điểm hiện tại, thị trường không phải là vấn đề đáng lo, nhưng có vẻ nông dân bắt đầu trồng ồ ạt, nên dự báo 3 năm tới là chưa biết.


Về công dụng quả bơ:

- Bơ là một trong các loại quả có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất trong các loại trái cây.

- Bơ dùng làm sinh tố (cái này ai cũng biết).

- Bơ dùng để ăn với cơm như món ăn chay: Cắt ra miếng như đậu hũ, chấm nước mắm hoặc xì dầu ăn với cơm, ngon hơn trứng (cái này không phải ai cũng biết)

- Bơ dùng làm mĩ phẩm: Làm mặt nạ đắp da (các bé gái biết).

- Bơ làm chè, làm những thứ khác...

èBơ có nhiều công dụng, và đặc biệt ăn tốt cho sức khỏe, nên dự báo có thể tăng nhu cầu sử dụng bơ trong tương lai.


(*) Thông tin thêm:

- Các nước càng phát triển thì ăn bơ càng nhiều. Theo 1 thống kê, nước ăn nhiều bơ nhất là Mexico (hơn 7kg/người/năm) vì nước này trồng bơ nhiều nhất. Mỹ đứng thứ 2 với 3.4kg/người/năm, Châu Âu, Nhật thì chưa đến 1kg/người / năm.

- Việt Nam chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.


Về năng suất bơ – chi phí chăm sóc – doanh thu (theo thời giá hiện tại).

Năng suất: Bơ trồng 3 năm cho quả bói, sau 7 năm thì trưởng thành. Với một số giống bơ trên thị trường hiện nay, năng suất trung bình như sau (nhà vườn cung cấp giống cam kết):

- Năm 3: 30kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 900k/cây.

- Năm 4: 70kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 2.100k/cây

- Năm 5: 150kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 4.500k/cây

- Năm 6: 180kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 5.400k/cây

- Năm 7: 280kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 8.400k/cây

- Năm 8 trở đi: 320kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 9.600k/cây


Chi phí đầu tư ban đầu:

- Chi phí trồng (giống, công trồng): Khoảng 100k/cây.

- Các loại công cụ, nông cụ: 100tr-150tr

èVới 5ha, chi phí ban đầu trên 1 cây là 250k/cây.


Chi phí chăm sóc:

- Biến phí: Bao gồm phân bón, thuốc...: 100k/cây/năm cho 3 năm đầu, 200k/cây/năm cho các năm tiếp theo (sau khi có quả).

- Định phí: 5ha cần 2 người chăm sóc, ăn, ở, trả lương... : 300tr/năm. Mỗi ha 200 cây, à 5ha = 1000 cây, tương đương mỗi cây 300k / năm

Tổng cộng: 400k/cây cho 3 năm đầu, 500k/cây cho những năm sau:


Dòng tiền tích lũy: 2 năm đầu chưa có thu, tổng chi phí đầu tư là: 250 + 400x2 = 1.050k / cây. Đến năm thứ 3, lợi nhuận ròng trên 1 cây là 500k, tương đương lỗ 550k / cây. Năm thứ 4 lợi nhuận ròng là 1.600k/cây, trừ đi chi phí đầu tư và chăm sóc 2 năm đầu, còn lời khoảng 1tr/cây. à Huề vốn vào năm thứ 4.

Đó là dự báo tình hình kinh doanh theo thời giá hiện tại.


Trong trường hợp biến động giá khi hàng dội chợ, chi phí cần thiều để tạo ra 1kg quả là:

- Năm 3: 400k chăm sóc, cho 30kg quả à 13.3 k/kg quả

- Năm 4: 500k chăm sóc, cho 70kg quả à 7.3 k/kg quả

- Năm 5: 500k chăm sóc, cho 150kg quả à 3.3 k/kg quả

- Năm 6: 500k chăm sóc, cho 180kg quả à 2.8 k/kg quả

- Năm 7: 500k chăm sóc, cho 280kg quả à 1.8 k/kg quả

- Năm 8 trở đi: 500k chăm sóc, cho 320kg quả à 1.6 k/kg quả

Thống kê trên cho thấy, nếu qua năm thứ 5, gần như không sợ rủi ro về giá bơ, vì không thể 1 ly sinh tố giá dưới 10k được, trong khi chi phí sản xuất 1kg bơ chỉ mất có 3.3k.




TÓM LẠI:

- Với giá hiện tại: Trồng 5ha bơ cần đầu tư khoảng 1 tỷ trong 2 năm đầu, đến năm thứ 3 thì bắt đầu cho lợi nhuận, đến năm thứ 4 thu hồi vốn, còn lời khoảng 1ty. Năm thứ 5 lời 4 tỷ, và tăng lên thành khoảng 9 tỷ ở năm thứ 7.

- Khi giá xuống: Vẫn cầm cự được ở mức giá 10k/kg bán ở đất Sài Gòn. Và với việc, 1 ly sinh tố bơ không thể rẻ hơn 10k, thì giá bơ cũng khó mà thấp hơn 10k/kg. Ngoài ra, bơ còn nhiều công dụng khác như đã trình bày ở trên, nên nhu cầu tiêu thụ trong tương lai sẽ lớn, chưa kể khả năng xuất khẩu.


XA HƠN

- Mua đất diện tích lớn, chia ra bán lại.

- Phát triển thêm, thay vì 5ha, trồng thêm. Chi phí cố định sẽ tăng chậm, và giá thành sẽ thấp hơn.

- Bán vườn cho ai quan tâm.

- Có đất, hợp tác với các đối tác khác, trồng các loại cây khác để xuất khẩu (có thể là cây ngắn ngày).

- Nếu trên mảnh đất, có 1 loại cây trồng tốt, cho lợi nhuận cao, chắc chắn giá mảnh đất đó sẽ tăng thêm nhiều lần.


ĐÍCH MUỐN HƯỚNG ĐẾN

- Tạo lập thành 1 vùng nguyên liệu trồng bơ, cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Việt Nam có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.

- Xây dựng 1 nhà máy đóng gói, và nếu được chế biến các sản phẩm về bơ như chè bơ, sinh tố đông lạnh ..., kem bơ...
 


Cách hay nhất là trồng bằng hạt bơ tại địa phương để lấy gốc sau đó ghép giống có năng suất và phẩm chất tốt vào là ok nhất đúng k các bác/chú/anh!?
ý mình cũng như thế này chứ sao?? bạn kêu mình nghiên cứu cái gì???
 


Chào anh Đức,
Em cũng ở daklak, cũng đang sống và làm việc ở sài gòn và cũng có một ước mơ to lớn giống như anh vậy. nhưng em suy nghĩ khác anh một chút. Em xin chia sẽ một số suy nghĩ như thế này nhé.
về cây trồng, không nhất thiết phải là cây bơ. tiêu chuẩn của em là cây đó không chỉ có giá trị cao về kinh tế, mà còn phải co giá trị rất cao về mặt sử dụng như dùng làm thực phẩm, dược liệu...ở việt nam mình có hàng ngàn giống cây quý, không khó để lụa chọn.
thứ hai, sản phẩm làm ra không phải để xuất bán thô mà phải qua chế biến và có thời hạn sử dụng rất lâu để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
thứ ba là về đất, không nhất thiết phải là đất ở quê nhà, chỉ cần vùng nào có đất và khí hậu phù hợp với loại cây mình muốn trồng và phù hợp với túi tiền là ok.
 
Hoàn toàn ko có chuyện hạt bơ trồng sẽ làm mất phẩm chất của mắt ghép,nhà trồng đầy nên biết .Ngay cả mấy vựa cây giống cũng lấy hạt từ mấy người bóc bơ thối mà thôi.Cái quan trọng là mắt ghép có phải đúng giống mình cần lấy trái hay ko thôi
ah còn 1 cách vựa cây giống hay làm để lừa ae là giâm cành,nói nôm na là lấy cành bơ trên cây bơ lớn rồi cắt giâm vào bầu đất sau 1 thời gian ngắn thì bán cho người mua giống.Hậu quả là cây lên còn tệ hơn là "tháp ngọn ".Cái chiêu giâm cành này thì khó phát hiện được lắm
Bạn không biết nên mới nói thế.
Gốc ghép có ảnh hưởng rất lớn tới ngọn ghép về
nhiều mặt: tuổi thọ, năng suất, chất lượng trái.
Việc này đã khẳng định từ lâu, chẳng nên bàn cãi
nhiều. Trong việc ghép bơ, kỹ thuật nước Mỹ đã
nêu ra rõ ràng ngọn ghép giống bơ nào thì bắt
buộc phải chọn hạt giống bơ nào để làm gốc ghép.
Không thể tùy ý ươm hạt bất cứ giống làm gốc ghép.
Ngày xưa, ở Việt Nam, tiếp ghép còn được gọi là
lai vô tính. Bây giờ không nói như vậy, vì hạt
của cây tiếp ghép không di truyền được tính chất
của trái. Tính chất trái của cây ghép chỉ có giá
trị tức thời trên cây đó thôi, chứ không tạo được
giống.

Chuyện chiết cành, hay giâm cành, hay giâm hom,
đều có thể làm được với bơ, và hiệu quả cũng như
các cây chiết hay trồng bằng hom khác. Tức là đảm
bảo phẩm chất trái, nhưng cây không có bộ rễ tốt
như ươm hạt, nên chậm lớn, không to khỏe, và tuổi
thọ ngắn. Có một trại bán bơ chiết trên Internet
và nó quảng cáo rằng bơ chiết của nó chất lượng
trái cao, nên nó bán bơ giống của nó với giá cao
hơn các cây bơ giống bằng cách tiếp ghép.

Tôi không rành về cách tiếp chồi và tiếp mắt, giống
khác nhau lợi hại ra sao, nhưng tôi không tìm ra
bài nói tiếp chồi thì không tốt.
 
Bạn không biết nên mới nói thế.
Gốc ghép có ảnh hưởng rất lớn tới ngọn ghép về
nhiều mặt: tuổi thọ, năng suất, chất lượng trái.
Việc này đã khẳng định từ lâu, chẳng nên bàn cãi
nhiều. Trong việc ghép bơ, kỹ thuật nước Mỹ đã
nêu ra rõ ràng ngọn ghép giống bơ nào thì bắt
buộc phải chọn hạt giống bơ nào để làm gốc ghép.
Không thể tùy ý ươm hạt bất cứ giống làm gốc ghép.
Ngày xưa, ở Việt Nam, tiếp ghép còn được gọi là
lai vô tính. Bây giờ không nói như vậy, vì hạt
của cây tiếp ghép không di truyền được tính chất
của trái. Tính chất trái của cây ghép chỉ có giá
trị tức thời trên cây đó thôi, chứ không tạo được
giống.

Chuyện chiết cành, hay giâm cành, hay giâm hom,
đều có thể làm được với bơ, và hiệu quả cũng như
các cây chiết hay trồng bằng hom khác. Tức là đảm
bảo phẩm chất trái, nhưng cây không có bộ rễ tốt
như ươm hạt, nên chậm lớn, không to khỏe, và tuổi
thọ ngắn. Có một trại bán bơ chiết trên Internet
và nó quảng cáo rằng bơ chiết của nó chất lượng
trái cao, nên nó bán bơ giống của nó với giá cao
hơn các cây bơ giống bằng cách tiếp ghép.

Tôi không rành về cách tiếp chồi và tiếp mắt, giống
khác nhau lợi hại ra sao, nhưng tôi không tìm ra
bài nói tiếp chồi thì không tốt.
Tôi ko biết anhmytran đã trồng bơ chưa hay chỉ nghiên cứu trên internet.Tất cả các vựa cây giống đều lấy hạt ko rõ nguồn gốc để làm cây " giá thể " cho việc ghép cây sau này.Chất lượng của hạt có đảm bảo ko thì trời mới biết.Nguyên tắc cơ bản của cây giống đều là trồng từ hạt lên và sau đó ghép,tháp vào cả.Nhà anh tôi chuyên bóc bơ thối,sầu riêng làm kem nên có rất nhiều hạt bơ và sầu riêng đều bán cho vựa cây giống cả
 
Đương nhiên tôi chưa bao giờ trồng bơ cả.
Ở Việt Nam, tôi chưa nhìn thấy trái bơ,
hay có thể thấy nhưng chẳng biết là trái
gì. Đến Mỹ hơn chục năm, tôi cũng chưa hề
ăn bơ. Mãi sau này lấy vợ người Đồng Nai,
tôi mới ăn của vợ một miếng bơ, rồi cũng
chẳng ăn nữa. Mấy năm nay, tôi mới tìm hiểu
về cây Bơ trên Internet.

Vùng tôi ở là vùng có băng tuyết, nên không
thể trồng bơ được, nhưng tôi đã thí nghiệm
gieo hạt bơ và tỷ lệ nảy mầm 90%, nhưng tỷ
lệ lên được lá thứ nhất thì chỉ 10% thôi.
Việc thí nghiệm chỉ tốn một cái cốc nhựa cho
một hạt bơ với thời gian 2 tháng thôi nên có
thể làm được. Thí nghiệm có thể gọi là thất
bại, có thể do lấy hạt của trái bơ mua ở chợ
về ăn, chứ không phải tự mình hái trên cây.

Dầu sao, chiết ghép thì tôi đã biết từ thuở
nhỏ, và đã học cách "lai tạo vô tính" từ
trường học phổ thông. Trong kỹ thuật trồng
bơ trên Internet, gốc bơ được coi là quan
trọng để có được cây bơ tốt. Việc người Việt
nam không coi trọng gốc bơ ghép là chuyện
của người Việt, nhưng nếu tôi trồng bơ, tôi
phải coi trọng chuyện đó.
 
Chào anh Đức,
Em cũng ở daklak, cũng đang sống và làm việc ở sài gòn và cũng có một ước mơ to lớn giống như anh vậy. nhưng em suy nghĩ khác anh một chút. Em xin chia sẽ một số suy nghĩ như thế này nhé.
về cây trồng, không nhất thiết phải là cây bơ. tiêu chuẩn của em là cây đó không chỉ có giá trị cao về kinh tế, mà còn phải co giá trị rất cao về mặt sử dụng như dùng làm thực phẩm, dược liệu...ở việt nam mình có hàng ngàn giống cây quý, không khó để lụa chọn.
thứ hai, sản phẩm làm ra không phải để xuất bán thô mà phải qua chế biến và có thời hạn sử dụng rất lâu để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
thứ ba là về đất, không nhất thiết phải là đất ở quê nhà, chỉ cần vùng nào có đất và khí hậu phù hợp với loại cây mình muốn trồng và phù hợp với túi tiền là ok.
Thật ra chuyên môn cây nào thì tốt hơn là đại trà. Chỉ nên chuyên môn 1 cây dài ngày, và gắn với cây ngắn ngày theo thời vụ.

Có thể đa số chúng ta khổng để ý, chứ trên thế giới, chỉ có 2 vùng trồng cây tốt, là vùng Đông Nam Á và vùng Amazon, tuy nhiên vùng Amazon đa số là rừng, thế nên Đông Nam Á là đất vàng cho nông nghiệp.

Người nước ngoài họ làm nông nghiệp giàu, trong khi đất dỏm hơn ta. Còn nông dân ta thì nghèo, mặc dù đứng trên đất vàng.

Có ước mơ là tốt, những để thực hiện được thì phải tìm cách cụ thể hóa nó, chứ nếu không thì nó chỉ trên ý tưởng. Muốn cụ thể hóa thì trả lời 5W và 1H. Bao gồm: What? Trồng cái gì?, Why? Tại sao lại trồng nó? Where? Trồng ở đâu? When? Khi nào trồng? who? Ai trồng? và cuối cùng là How? Trồng như thế nào? Thường thì 2 câu đầu khó trả lời nhất. Và em trả lời rõ ràng cho từng câu đó, càng chi tiết càng tốt, thì kế hoạch nó sẽ bắt đầu ổn.

Anh chọn trồng bơ, vì a thích trồng bơ. Nếu trả lời câu hỏi What? Thì a bảo là BƠ. Nếu trả lời why thì a bảo: Nó dễ trồng, ko cần nhiều kỹ thuật, có thể trồng quy mô lớn, quả nó cũng khá có giá trị, vốn đầu tư ban đầu cũng thấp, và a thích...

Khi e trả lời được các câu hỏi đó thì bắt đầu nó rõ ràng ra rồi đó.

A vẫn nghĩ, với đất ở Việt Nam, làm nông nghiệp vốn dĩ không khó, chỉ là không có nhiều người làm một cách chuyên nghiệp.
 
Tôi ko biết anhmytran đã trồng bơ chưa hay chỉ nghiên cứu trên internet.Tất cả các vựa cây giống đều lấy hạt ko rõ nguồn gốc để làm cây " giá thể " cho việc ghép cây sau này.Chất lượng của hạt có đảm bảo ko thì trời mới biết.Nguyên tắc cơ bản của cây giống đều là trồng từ hạt lên và sau đó ghép,tháp vào cả.Nhà anh tôi chuyên bóc bơ thối,sầu riêng làm kem nên có rất nhiều hạt bơ và sầu riêng đều bán cho vựa cây giống cả

hoàn toàn được nhé cậu thậm chí cây vai năm tuổi mà đã cho trái không ứng ý thì cứa đi cho lên chồi rồi ghép cũng được nhé cậu , nhà tớ đã làm và hầu như cây ăn trái nào cùng gần như thế cả, nó sẽ ra trái giống với cái cái chồi được ghép nhé, nhưng ghép thì cây rất yếu , dễ bị mưa báo oánh cho gẫy cành nhé , nhà LK gẫy cành như rạ ...
 

Xin cho hỏi các thành viên trong diễn đàn. Để làm nông nghiệp thành công, thì các yếu tố sau đây chiếm tầm quan trọng như thế nào?
- Đất: Chất đất, nước, khí hậu.
- Vốn: Tiền đầu tư
- Kỹ thuật: Kỹ thuật trồng và chăm sóc.
- Quản lý: Định hướng chiến lược và cách quản lý.
Với D thì cái số 1 với số 4 quan trọng hơn 2 cái còn lại.
 
Tôi ko biết anhmytran đã trồng bơ chưa hay chỉ nghiên cứu trên internet.Tất cả các vựa cây giống đều lấy hạt ko rõ nguồn gốc để làm cây " giá thể " cho việc ghép cây sau này.Chất lượng của hạt có đảm bảo ko thì trời mới biết.Nguyên tắc cơ bản của cây giống đều là trồng từ hạt lên và sau đó ghép,tháp vào cả.Nhà anh tôi chuyên bóc bơ thối,sầu riêng làm kem nên có rất nhiều hạt bơ và sầu riêng đều bán cho vựa cây giống cả
Tất cả các loại cây ăn trái, giá thể làm gốc ghép ảnh hưởng nhiều hay ít đến cây ghép thay đổi khác nhau tuỳ theo giống. Với họ cam chanh thì cây giá thể gốc ghép cực quan trọng, xoài giá thể gốc ghép cũng quan trọng nè, nhưng đối với cây mít, cây bơ... thì có vẻ vai trò của gốc ghép ít ảnh hưởng tới cây ghép hơn thì phải.
Xin cho hỏi các thành viên trong diễn đàn. Để làm nông nghiệp thành công, thì các yếu tố sau đây chiếm tầm quan trọng như thế nào?
- Đất: Chất đất, nước, khí hậu.
- Vốn: Tiền đầu tư
- Kỹ thuật: Kỹ thuật trồng và chăm sóc.
- Quản lý: Định hướng chiến lược và cách quản lý.
Với D thì cái số 1 với số 4 quan trọng hơn 2 cái còn lại.
Để làm nông nghiệp có hiệu quả, thàh công thì yếu tố số 4 là quan trọng nhất, bạn phải có tầm nhìn để trồng cây gì có hiệu quả, phù hợp với đất đai và điều kiện canh tác. Biết cách quản lý cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật làm giảm chi phí, tăng năng suất chất lượng sản phẩm. Dĩ nhiên phải có đủ vốn rồi, còn chất đất , khí hậu thì tuỳ theo điều kiện đất đai mà mình chọn loại cây trồng phù hợp với chất đất.... Mình nhìn thấy D thiếu đủ thứ hết trơn, tiền vốn ko có, kỹ thuật ko biet, kinh nghiệm ko có làm sao quan lý đây?
 
Tất cả các loại cây ăn trái, giá thể làm gốc ghép ảnh hưởng nhiều hay ít đến cây ghép thay đổi khác nhau tuỳ theo giống. Với họ cam chanh thì cây giá thể gốc ghép cực quan trọng, xoài giá thể gốc ghép cũng quan trọng nè, nhưng đối với cây mít, cây bơ... thì có vẻ vai trò của gốc ghép ít ảnh hưởng tới cây ghép hơn thì phải.

Để làm nông nghiệp có hiệu quả, thàh công thì yếu tố số 4 là quan trọng nhất, bạn phải có tầm nhìn để trồng cây gì có hiệu quả, phù hợp với đất đai và điều kiện canh tác. Biết cách quản lý cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật làm giảm chi phí, tăng năng suất chất lượng sản phẩm. Dĩ nhiên phải có đủ vốn rồi, còn chất đất , khí hậu thì tuỳ theo điều kiện đất đai mà mình chọn loại cây trồng phù hợp với chất đất.... Mình nhìn thấy D thiếu đủ thứ hết trơn, tiền vốn ko có, kỹ thuật ko biet, kinh nghiệm ko có làm sao quan lý đây?
Hehe, D có 2 cái 1 và 4 đó chứ
 
Đại ca biet gì về nn mà đòi quản lý giỏi! Làm rồi mới thấy bạn ơi
D chưa làm nn, thì chưa có kinh nghiệm về nó, tuy nhiên chí ít cũng có 1 chiến lược, một kế hoạch ngon lành. Dc 50% của mục 4 rồi còn gì? Chứ làm nn nhiều thig giỏi về kỹ thuật chứ.
 
Người Mỹ trồng Bơ, chọn gốc ghép, chọn chồi
ghép, rồi ghép khi gốc ghép chưa được 1 tuổi.
Làm thế thì cây bơ lớn lên y chang mọc từ
hạt, vì vết sẹo liền tịt. Cả gỗ bên trong cũng
liền, và cây lớn lên không khác gì cây mọc từ
hạt. Vì thế, nó chịu gió bão tốt như cây liền.

Những cây bơ rao bán, đều mấy năm tuổi ghép rồi,
và đã trổ bông, có thể có trái ngay. Giá bán
cũng thấp, chỉ chưa tới nửa trăm đôla. Đối với
người Mỹ, mấy chục đô bán một cây to như thế,
chẳng hiểu làm sao mà có lời?

Chuyện ghép lên gốc đã to lớn rồi, chỉ là vì
tiếc công trồng đã lâu, không muốn phá đi.
Tôi đọc tin, thấy có nhiều bà con chặt phá cả
một vườn bơ đi chỉ vì trái không ngon và không
đúng mùa hái bán. Những trường hợp ấy, chỉ việc
mua một trăm một nghìn cành ghép, rất rẻ tiền
thôi, thì hai năm sau đã có trái bán rồi. Ghép
nho cũng vì lý do ấy, chứ nho còn nhỏ, thì
chẳng ai dại gì mà ghép cả. Cắt một nhánh cắm
xuống thì mọc lên cây nho, còn nhanh hơn ghép.
Nho đã ghép, thì phải là gốc đã lớn, thì sau
khi ghép, chồi ghép lớn mạnh vùn vụt, gấp mấy
lần cấy hom. Bơ ghép trên gốc to cũng lớn nhanh
gấp chục lần ghép trên mầm hạt chưa đủ 1 tuổi.
Trường hợp của chủ sới, đang tính chuyện trồng
Bơ, thì làm gì có sẵn cây Bơ đã to trong vườn?
Vì vậy, phải chọn hạt giống và chồi ghép, chứ
không nên mua giống bán ngoài chợ không có tên
tuổi. Cũng như bên trên đã có người nói, tự
mình ghép còn hơn đi mua, là vì lẽ đó.
 
Người Mỹ trồng Bơ, chọn gốc ghép, chọn chồi
ghép, rồi ghép khi gốc ghép chưa được 1 tuổi.
Làm thế thì cây bơ lớn lên y chang mọc từ
hạt, vì vết sẹo liền tịt. Cả gỗ bên trong cũng
liền, và cây lớn lên không khác gì cây mọc từ
hạt. Vì thế, nó chịu gió bão tốt như cây liền.

Những cây bơ rao bán, đều mấy năm tuổi ghép rồi,
và đã trổ bông, có thể có trái ngay. Giá bán
cũng thấp, chỉ chưa tới nửa trăm đôla. Đối với
người Mỹ, mấy chục đô bán một cây to như thế,
chẳng hiểu làm sao mà có lời?

Chuyện ghép lên gốc đã to lớn rồi, chỉ là vì
tiếc công trồng đã lâu, không muốn phá đi.
Tôi đọc tin, thấy có nhiều bà con chặt phá cả
một vườn bơ đi chỉ vì trái không ngon và không
đúng mùa hái bán. Những trường hợp ấy, chỉ việc
mua một trăm một nghìn cành ghép, rất rẻ tiền
thôi, thì hai năm sau đã có trái bán rồi. Ghép
nho cũng vì lý do ấy, chứ nho còn nhỏ, thì
chẳng ai dại gì mà ghép cả. Cắt một nhánh cắm
xuống thì mọc lên cây nho, còn nhanh hơn ghép.
Nho đã ghép, thì phải là gốc đã lớn, thì sau
khi ghép, chồi ghép lớn mạnh vùn vụt, gấp mấy
lần cấy hom. Bơ ghép trên gốc to cũng lớn nhanh
gấp chục lần ghép trên mầm hạt chưa đủ 1 tuổi.
Trường hợp của chủ sới, đang tính chuyện trồng
Bơ, thì làm gì có sẵn cây Bơ đã to trong vườn?
Vì vậy, phải chọn hạt giống và chồi ghép, chứ
không nên mua giống bán ngoài chợ không có tên
tuổi. Cũng như bên trên đã có người nói, tự
mình ghép còn hơn đi mua, là vì lẽ đó.
Anh anhmytran cho em hỏi, anh có thông tin về việc bơ giống để trong vườn ươm 3 năm rồi mới đem trồng nhằm mục tiêu nhanh cho quả từ lúc đem trồng? Theo em được biết ở Việt Nam! người ta chỉ để khoảng 1 năm đổ lại. Và ko biết nếu loại bơ ươm trong vườn 1 năm rồi trồng thì sau 3 năm cho quả, vậy thì bơ ươm 3 năm rồi trồng thì 1 năm sau có cho quả ko?
A có tài liệu nào nói về việc này không ạ.
 
Người Mỹ trồng Bơ, chọn gốc ghép, chọn chồi
ghép, rồi ghép khi gốc ghép chưa được 1 tuổi.
Làm thế thì cây bơ lớn lên y chang mọc từ
hạt, vì vết sẹo liền tịt. Cả gỗ bên trong cũng
liền, và cây lớn lên không khác gì cây mọc từ
hạt. Vì thế, nó chịu gió bão tốt như cây liền.

Những cây bơ rao bán, đều mấy năm tuổi ghép rồi,
và đã trổ bông, có thể có trái ngay. Giá bán
cũng thấp, chỉ chưa tới nửa trăm đôla. Đối với
người Mỹ, mấy chục đô bán một cây to như thế,
chẳng hiểu làm sao mà có lời?

Chuyện ghép lên gốc đã to lớn rồi, chỉ là vì
tiếc công trồng đã lâu, không muốn phá đi.
Tôi đọc tin, thấy có nhiều bà con chặt phá cả
một vườn bơ đi chỉ vì trái không ngon và không
đúng mùa hái bán. Những trường hợp ấy, chỉ việc
mua một trăm một nghìn cành ghép, rất rẻ tiền
thôi, thì hai năm sau đã có trái bán rồi. Ghép
nho cũng vì lý do ấy, chứ nho còn nhỏ, thì
chẳng ai dại gì mà ghép cả. Cắt một nhánh cắm
xuống thì mọc lên cây nho, còn nhanh hơn ghép.
Nho đã ghép, thì phải là gốc đã lớn, thì sau
khi ghép, chồi ghép lớn mạnh vùn vụt, gấp mấy
lần cấy hom. Bơ ghép trên gốc to cũng lớn nhanh
gấp chục lần ghép trên mầm hạt chưa đủ 1 tuổi.
Trường hợp của chủ sới, đang tính chuyện trồng
Bơ, thì làm gì có sẵn cây Bơ đã to trong vườn?
Vì vậy, phải chọn hạt giống và chồi ghép, chứ
không nên mua giống bán ngoài chợ không có tên
tuổi. Cũng như bên trên đã có người nói, tự
mình ghép còn hơn đi mua, là vì lẽ đó.
Cái cách ghép này nhà mình đã từng làm , ngày xưa chơi chôm chôm thường không cho chất lượng cao mà gốc toàn là trên 15 năm không nên cưa ngắn còn cái gốc rồi ghép cành ươm chôm chôm thái vào cũng mất 3 năm mới cho trái , nhưng ngặt cái là cành dễ bị téc ra lắm nói chung sức sống tốt nhưng dễ téc cành , vì thứ nhất mình chăm ra trái nhiều quá và mùa mưa thì gió báo , nên mình phải năm nào cũng cho người cột cành lại . nói chung là ghép được từ nhỏ vẫn là tốt nhất ^^ cho mau ra trái và cây chắc khoẻ .
 
Bạn là thạc sĩ ?
Còn tôi là kỹ sư !

Anh là dân tay ngang, còn tôi cũng ngang như tây y như anh, nhưng tôi đã bước vào làm nông dân đã nữa năm rồi.

Những cái anh tính toán tôi chả thấy đúng tí nào cả, toàn số liệu giả định. Đây là diễn đàn nông nghiệp chứ không phải là diễn đàn kinh tế. Khi anj bắt tay vào 6 tháng sau rồi thì anh sẽ biết "thế nào là làm nông !"

Ngay từ ban đầu sau khi đọc xong phần mở bài của anh thì tôi đã biết anh thiếu vốn mà ... muốn làm lớn. Trong khi tài năng và kỹ năng của anh là con số 0.

Tôi biết anh đang suy nghĩ gì, và tôi biết anh sẽ gặp những khó khăn gì vì tôi là người đi trước. Toiy cho rằng anh sẽ bỏ cuộc và trốn chạy khỏi topic này sớm thôi.

Sáng nay, tôi có cho 1 cô bé tây ninh 1 lá bùa để cứu vườn đu đủ của cô ấy. Khi nào anh cảm thấy tuyệt vọng và nhận ra mình không còn lối thoát thì hãy tìm tôi, tôi sẽ cho anh 1 lá bùa để nó cứu anh thoát khỏi hoàn cảnh thực tại.

Haclong !
95% khả năng thành công ư ? Tào lao mía lao.
Thực sự là đọc cm của A, Tôi thấy phục, Tôi cũng đang nông dân hoá 4 tháng rồi, mang SG về 300chai, thế mà giờ đi uống cafe phải chờ xuất heo đây, hey za!!!! tính Tôi ko thích vay mượn nợ nần, nên tích góp nhiêu tiền về đầu tư bấy nhiêu, ấy vậy mà đời ko như là mơ, đúng là càng đọc cái kế hoạch của bác Đức kia thấy toàn viễn vong ( đơn giản như bác đầu tư cái máy tưới gì 10tr mà tưới nước 12 cuộn ống nghe đã chẳng ổn tí nào, r ồilàm cỏ 3tr 1 ha, nghe buồn "1 năm làm cỏ mấy đợt? mỗi người làm được bao nhiêu m2?....toàn là lý thuyết", đấy bác Đức chán làm thuê nên muốn về làm cho m ìnhđây, giống mình rồi nhưng liệu cơm mà gắp mắm!)
P/S: 1 năm mưa ko thuận gió ko hoà, tưới nước cho 20 lứa/5ha thử xanh mặt cắt ko ra giọt máu!
 
Vừa rồi có người hỏi tôi là tôi thích tiền hay thích đu đủ mà lại trồng đu đủ, tôi trả lời là tôi thích làm ông vua đu đủ ở việt nam.

Tôi trả lời thật 100%, tôi luôn sống trên trời còn chủ top thì hơn tôi về mọi mặt, anh ta luôn sống trong dãy thiên hà !

Không quan trọng là trồng bơ từ hạt rồi ghép hay là trồng từ cây ghép. Có đầy người thành công từ trồng rồi ghép và cũng có rất nhiều người thành công từ trồng cây ghép. Nếu bạn giỏi thì bạn thành công, nếu bạn dở thì có kiểu gì đi chăn nữa rồi bạn cũng sẽ bán đất để trả nợ !

Nhìn chung ở việt nam các nông dân kỳ cựu thì thích trồng bơ từ hạt rồi ghép sau, ngoài ra thì các cao thủ về bơ cũng làm y như vậy. Cây bơ từng nằm trong các danh mục dự định đầu tư của tôi nên tôi có hiểu đôi chút. Nhưng nếu có trồng bơ thì tôi sẽ trồng 100% theo cách của anhmytran. Nhưng thời gian gần đây phong trào về bơ khủng khiếp quá nên tôi dự định đi tìm 1 loại khác mà nhiều người không dám trồng để trồng.

Mà chủ top còn rất rất rất lâu nữa mới chạm tay vào những cây giống xanh tốt, có rất rất rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết trước khi đi đến giai đoạn đó, mà vấn đề nào cũng cần có tiền. Mà tiền là gì ?

Tiền là tiên là phật.

Chủ top chả có 4m2 đất để yên nghĩ nữa mà dám nói đất là thế mạnh, chưa làm được gì đã vỗ ngực xưng: "định hướng chiến lược và cách quản lý !"

Định hướng chiến lượt của chủ top theo phong cách người ngoài hành tinh, sống trong dãy thiên hà và không cần oxi. Trời ơi trời, không có gì cả ngoài 1 định hướng nêu trên mà đòi trồng ...

Còn quản lý ? Tôi cho rằng anh vẫn chưa biết cách quản lý. Quản lý là 1 tinh hoa của cuộc sống chứ không phải chỉ trong kinh doanh, rất nhiêu người từng nghe hoặc từng nói mà chả có mấy người hiểu 2 từ "quản lý". Nếu thật sự anh là 1 quản lý tốt thì anh đâu có thất bại mấy cái trước. Quản lý là 1 công việc rất rộng, nó bao trùm tất cả các vấn đề, có thể gọi nó là "kiểm xoát".

Tôi mất hơn 1 năm chỉ để hiểu 2 từ quản lý và giờ đây tôi là 1 quản lý tàm tạm !

Chủ top đang quyết tâm tìm xem mình có những loại vũ khí nào để đánh trận này, nhưng anh ta chỉ có con dao cùn mà lại thiếu thể lực + thể hình, một mình anh ta phải đánh hơn vạn quân được trang bị tận răng. Cuộc chiến này quá chênh lệch, vậy tôi nói anh ta có 5% thắng là đúng hay sai ?

Tôi muốn khuyên chủ top 1 vài lời, nhưng sợ nó thấp hèn quá nên chủ top không nghe và còn chử còn rủa vì anh ta luôn sống trong dãy thiên hà.

Haclong !
 
Last edited:
Sáng nay, D bỗng dưng có 1 câu hỏi:

Rằng cái dự án của D nếu mà chẳng may thất bại, thì đa số mọi người trên diễn đàn này sẽ phản ứng như thế nào?

- Hả hê vì họ đã đúng khi dự báo thất bại từ trước

- Hay buồn vì có một ý tưởng lớn mà không thành hiện thực.

D nghĩ chắc là vế thứ nhất.


Ít nhất một lần D tự nhận mình không có gì ngoài cái ý tưởng này, một ý tưởng điên rồ đối với nhiều người, như bạn haclong ví von “chỉ ra trận với 1 cái gươm cùn, không có thể lực cũng như thể hình, một mình phải đánh hơn vạn quân được trang bị tận răng”, nói thật D không hiểu lắm ví von của bạn haclong, tuy nhiên nôm na là thua “kẻ thù” mọi mặt (D cũng không rõ “kẻ thù” là ai hay cái gì). D cũng không biết ở đây có bao nhiêu người có được trí lực, thể lực và thể hình tuyệt vời, đủ sức ra trận, D chỉ thấy nông sản Việt Nam bị Trung Quốc chèn ép, xuất khẩu không được.


Cha ông ta ngàn đời nay làm nông, Việt Nam là một nước nông nghiệp, có người có cả đời làm nông, và kinh nghiệm làm nông của họ là rất nhiều. Chúng ta sống trên vùng đất vàng của nông nghiệp (Đông Nam Á và Amazon là vùng phù hợp nhất thế giới để phát triển nông nghiệp, tuy nhiên vùng Amazon thì phần lớn là rừng Amazon rồi, các bạn nhìn lên bản đồ sẽ thấy, vả 3 nước Đông Dương là nơi được Trời ưu đãi nhất về nông nghiệp), tiếc thay chúng ta vẫn nghèo, nông dân vẫn khổ, khoai tây chúng ta vẫn thua khoai tây Trung Quốc. Chúng ta có những gia đình đời cha, đời con, đời cháu thậm chí đời chắt đều làm nông, thế thì ắt hẳn kinh nghiệm không thiếu. Nếu lấy thời gian làm nông nghiệp ra làm thước đo về sự thành công, lấy chất đất ra làm thước đo cho sự thành công, đáng lý chúng ta phải là “trùm sò”, chứ không phải lẹt đẹt như bây giờ. Kết quả không bao giờ nói dối, vậy thì tại sao?


Tại sao giá nông sản trong nước lại biến động thất thường? Giá biến động cũng chỉ vì nguồn cung – cầu không ổn định. Nguồn cầu thường thì sẽ khó có sự thay đổi thất thường, nhưng ở Việt Nam, vì thiên nhiên ưu đãi quá, trồng cái gì cũng dễ, cho nên nguồn cung thay đổi thất thường, và giá thay đổi thất thường. Nhìn kỹ lại, những sản phẩm giá ít biến động hoặc có thể dự báo được sự biến động chính là các sản phẩm có nguồn cung ổn định. Bơ hay các loại trái cây nào đó, loại nông sản nào đó, đều có một nhu cầu nhất định trên thị trường, giá tùy thuộc vào nguồn cung. Khi nguồn cung dồi dào, ấy là lúc cạnh tranh lên ngôi, mà cạnh tranh thì tốt cho người tiêu dùng, họ sẽ được dùng sản phẩm tốt, với giá cả phù hợp. D đơn cử, cách đây 10 năm, việc di chuyển liên tỉnh bằng xe là một cực hình, khi xe nào cũng nhồi nhét khách, cơm tù …., nhưng nay khi mà cạnh tranh giữa các nhà xe lên cao, việc đi đây đó thực sự thoải mái, với xe giường nằm, chỉ cần lên xe, ngủ 1 giấc thoái mái với máy lạnh, là tới nơi cần tới. Tuy giá có hơi cao một chút, nhưng ở mức chấp nhận được.


Một kế hoạch, một ý tưởng muốn được chấp nhận thì cần 2 thứ:

- Thứ nhất: Người đọc nó có tin là điều đó xảy ra hay không? Điều đó có thực hay không?

- Thứ hai: Người đọc có tin tưởng có người đưa ra kế hoạch có đủ sức biến điều đó thành hiện thực hay không?

Vậy với kế hoạch của D, các bạn thấy điều gì trong 2 điều trên?


Thật ra kế hoạch của D không chỉ có 5, hay 15ha, mong muốn của D là tạo dựng 1 vùng nguyên liệu, với hàng trăm, hàng ngàn ha bơ kia, thử test 1 chút nhé!

- Đầu tiên hảy trả lời câu hỏi: Điều đó có xảy ra hay không? Thì đây, đọc đoạn dưới này xem nó có thực hay không?

“Với 15ha mua được với giá 700tr, ban đầu cần khoảng 100tr để xuống giống, 150tr để làm nhà và mua nông cụ, 30tr cho hệ thống máy móc ống, và khoảng 300tr/năm cho công. Trong thời gian đó, chuẩn bị sẵn các cây giống để năm sau xuống thêm 10ha kia nữa, lần này chi phí thấp hơn nhiều vì không phải làm thêm nhà, giống cũng rẻ hơn…

Trong khoảng thời gian đó, sẽ lập một doanh nghiệp đi xin đất nhà nước để trồng cây, đã có sẵn người có thể nhờ cậy việc đó. Cũng trong thời gian đó, sẽ tiếp tục ươm cây với số lượng lớn cho đợt trồng cây quy mô lớn tiếp theo. Dự kiến việc này kéo dài trong 3 năm, khi đó vườn bơ 5ha ban đầu đã bắt đầu cho thu nhập, vườn bơ 10ha cũng đã lớn, và sẽ có một vườn ươm cây 3 năm tuổi (chưa biết tính khả thi của nó thế nào).

Về vấn đề tiền bạc, khi đã có sẵn vườn cây 5ha, vườn cây 10ha, thì việc kêu gọi vốn với mong muốn làm gấp 10, gấp 20 lần cái đang có, thì sẽ không phải là điều quá khó.

Và khi xin được đất, với giống bơ 3 năm tuổi, ném xuống 1 năm sau thì cho quả (theo anh anhmytran).

Vậy thì nếu lúc đó dội hàng, thì buộc phải cạnh tranh. Với lợi thế đất rẻ hơn (đất thuê), đầu tư rẻ hơn (giống tự làm), chi phí chăm sóc thấp hơn (quy mô lớn), nhanh cho trái hơn (đã ươm sẵn), tiền nhiều hơn (nhiều người tham gia), hiểu biết thị trường tốt hơn (có chiến lược marketing) so với hầu hết đối thủ cạnh tranh là nông dân. Thế thì khả năng thua là bao nhiêu %?

- Cái thứ 2: Liệu D có đủ khả năng làm không? Chắc 99% người ở đây sẽ trả lời không? Vậy thì, ai? Nếu một điều có thể xảy ra, nhưng không ai có thể biến nó thành hiện thực, thế thì vì nó khó quá, hay do chúng ta kém quá? Ở nước ngoài người ta làm được, còn chúng ta thì không? Nếu đã chấp nhận rằng chúng ta không làm được, thì chúng ta luôn nghèo, luôn thua người ta, điều đó cũng đừng than trách.

Bạn haclong có nói “quản lý tốt thì không thất bại”, D không hoàn toàn đồng ý với điều này. Cũng thời gian này một năm trước, D là một người đầu tư tài chính, và thấy mình phù hợp, có nhiều kinh nghiệm trên cái nghề đó, có nhiều thứ D biết mà người khác không biết. D thuyết phục tốt, và người ta tin D đến nỗi, ngoài tiền của D, D huy động được những 2.5ty cho công việc đó. D tưởng tượng ra một tương lai tươi sáng, gần, rất gần, vì mọi thứ rõ ràng quá. D thấy rằng, mình có thu nhập 70-80tr/tháng, và sẽ tăng rất nhanh, vài năm tới là sẽ có vài trăm triệu 1 tháng, huy động điên cuồng, đầu tư điên cuồng. Mọi thứ lúc đó đều rõ ràng, và thuận lợi, rằng mình hiểu biết và có kinh nghiệm hơn người ta, rằng mình giỏi… Tuy nhiên, có những lúc D thấy nó có cái gì đó không ổn, tuy nhiên không xác định rõ là cái gì, và cái sự lo lắng đó nhanh chóng bị dập tắt bởi những thứ rõ ràng trước mắt.


Và rồi đến tháng 8 năm ngoái, mọi việc bắt đầu có dấu hiệu không ổn, những vụ đầu tư của D bắt đầu không thu lợi như mong muốn, ban đầu D tưởng chỉ bị 1 trong số những vụ đầu tư của mình, thế thì cũng chẳng vấn đề gì. Nhưng rồi sự sụp đổ dây chuyền diễn ra, những vụ đầu tư lớn tuy chúng nó không liên quan với nhau nhưng cùng nhau sụp đổ, cũng với cách đầu tư như nhau, nhưng những vụ đầu tư nhỏ thì không sao. Và rất nhanh, đến tháng 9, D bị từ thế công sang thế thủ, phải cân đối, chi li đủ thứ để quản lý dòng tiền sao cho không bị “bể”, chuyển chỗ nọ sang chỗ kia, thực hiện các cam kết với nhà đầu tư … Và đến hôm nay, sau gần 10 tháng kể từ thời điểm đó, mọi việc đang tạm thời ở cái tình trạng “rơi chậm chậm” chứ không phải “rơi tự do”.


Vậy nên, nếu nói D là không có tiền thì không đúng, chính xác là đang âm tiền thì mới đúng.


Vậy bài học D rút ra được ở chuyện trên kia là gì?

- Thứ nhất, không có gì là dễ dàng cả, tiền bạc chỉ là phần thưởng cho những cố gắng và những gì anh làm được. Anh chẳng thể có thu nhập 100tr, 200tr/tháng một cách dễ dàng. Bởi đó là điều không công bằng, cái gì dễ đến thì dễ đi.

- Thứ hai, cảm giác đôi khi tốt hơn cái nhìn thấy. Anh cảm thấy cái gì đó không ổn, thì thật sự có những thứ không ổn, a không thấy được bởi anh chưa tìm hiểu nó để mà thấy. Ngược lại, niềm tin của anh quyết định sự thành công nhiều hơn là những gì anh thấy. Vận mệnh của anh do anh nắm giữ chứ không phải do người khác giúp anh.

- Thứ ba, ngành đầu tư về tài chính mà D đã làm không phù hợp với D, mặc dù D có thể gọi là có nhiều kinh nghiệm trong cái lĩnh vực đó.

- Bài học nào cũng phải trả học phí.


Còn kế hoạch lần này, D ngoài niềm tin và ý tưởng ra D không có gì khác, không có con đường rõ ràng, không có kỹ thuật, không có vốn. Nó khác với cái thất bại D đã trải qua, có tất cả mọi thứ ngoại trừ niềm tin, vì thấy có gì đó không ổn.


D xem tất cả các ý kiến đóng góp của mọi người, ủng hộ có, phản đối có, nhưng D tin rằng đa số ai cũng nghi ngờ và một số ít tò mò, và muốn quan sát là chính.


Có thể nói D là 1 thằng thất bại, thất bại nặng nề ngay cài lần đầu tiên học đòi đi làm ăn. Có lẽ cái thành công mà D có được chính là dám ra ngoài, dám chịu thất bại, thay vì yên lành làm công ăn lương đến suốt đời, rồi cũng sẽ có nhà có xe ở cái TP này thôi. Và cái thành công tiếp theo D nghĩ mình có được là sự dám chịu trách nhiệm cho những việc mình làm, khi D bị thất bại trong các vụ đầu tư, bằng nhiều cách, D luôn tìm cách để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư, và nhờ nhiều điều may mắn, thì sau 10 tháng trôi qua, quyền lợi nhà đầu tư vẫn đảm bảo, cái D mất là không mua sắm thêm được cái gì, không có một cái Tết sung túc như những Tết trước, không đi chơi xa … Tuy nhiên, nhìn chung là thất bại.


D cũng may mắn khi làm chung với ông Sếp tổng rất giỏi. Ổng là người từ tay trắng gầy dựng nên công ty này. Điều mà D thấy nơi ổng trong những lần tiếp xúc, ấy chính là cách nghĩ của ổng khác với đa số các cấp dưới. Ổng nhìn xa, ổng tin vào những thứ mà nhiều khi ai cũng nói nó viễn vông. Cũng chính cái suy nghĩ viễn vông mà thực tế đó (nghĩa là có thể có thực nhưng đa số không tin là đạt được), ông cùng với 7 người bạn có chung ý tưởng, thành lập 1 công ty nhỏ từ năm 1992, và cho đến bây giờ, nó đã trở thành 1 tập đoàn, có nhà đầu tư nước ngoài trong HĐQT. Ổng suy nghĩ viễn vông, ai cũng thấy, có điều ổng giàu, ai cũng thấy. Nhưng ổng so với cái đối tác nước ngoài mới gặp, họ phát biểu rằng “Có 500tr (usd) chứ bao nhiêu đâu, tụi tao để đó 10 năm rồi, thì để thêm 10 năm nữa cũng chả sao”, thế thì ổng chắc cũng chưa viển vông bằng. Vậy tại sao tụi nước ngoài nó giàu thế? Ai cũng có thể trả lời câu hỏi này. Nhưng nếu hỏi tiếp: Tại sao chúng ta không làm được như họ? Thì chưa chắc ai cũng trả lời được.


Suy nghĩ của D viễn vông như thế, với quan điểm của D, làm thì làm cho to, còn không thì thôi không làm. D hy vọng rằng, trong đây, ai có ý định bỏ phố về làm nông, thì suy nghĩ cái gì to to 1 chút, nó như 1 cái ước mơ vậy đó, một mình làm không được thì nhiều người sẽ làm được, quan trọng là một mục tiêu, một lý tưởng rõ ràng. Chứ nếu chỉ suy nghĩ xung quanh con số, 1ha, 2ha, 5ha, 10ha, và rồi lại 1ha, 2ha, lấy công làm lời, thế thì bạn chả bao giờ địch lại một người nông dân với 30 năm kinh nghiệm đâu.


Cha D làm nông dân với 3ha đất, mẹ D thời xưa đi buôn, giờ cũng làm nông với Cha. Nếu D cũng về nhà, và cũng 1ha, rồi 3ha, thì liệu có bằng Cha với 40 năm kinh nghiệm làm nông. Thế rồi được cho ăn học, đi làm, lấy được bằng cấp này nọ, rồi lại quay về với 1ha, 3ha thế thì đi học mà làm gì? Sao không ở luôn nhà cho nó đỡ tốn, vì đằng nào cũng chỉ 1ha, 3ha thôi mà.


Vậy nếu đã đi học, và quyết định quay về, thì 10ha, 30ha vẫn còn ít. Các bạn mang được gì về quê sau một thời gian đi học? Kỹ thuật trồng trọt, đất đai, vốn liếng, hay một suy nghĩ vượt ra khỏi các quy chuẩn của một người nông dân suy nghĩ?


Cách nào dễ thành hiện thực hơn khi chờ đợi một người nông dân chuyên làm 1ha – 3ha đến 1 ngày ông ta làm 100ha – 300ha? Hay chờ đợi một kẻ chưa làm nông ngày nào nhưng có một kế hoạch rõ ràng và một niềm tin về việc sẽ làm được?


Ai cho tôi kinh nghiệm? Kinh nghiệm là thứ thực tế diễn ra, không ai cho thì thực tế tìm hiểu lấy. Bạn nghĩ bạn có kinh nghiệm quản lý 1ha-3ha, là có kinh nghiệm quản lý 100ha-300ha? Bạn nghĩ bạn có kinh nghiệm quản lý 10 người thì bạn cũng có kinh nghiệm quản lý 1000 người? Phần lớn, nếu bạn chỉ có kinh nghiệm quản lý 1ha-3ha khi bắt quản lý 100ha-300ha thì bạn chưa chắc hơn kẻ không có tí kinh nghiệm gì.


Học bằng hình mẫu sẽ nhanh hơn học bằng tìm tòi, nhưng nếu không có hình mẫu thì phải tự tìm tòi, và học ngay cái thực tế mà bạn sẽ tạo ra. Chả ai biết trước có thành công hay không, nhưng chí ít, nếu có niềm tin, có kế hoạch vẫn tốt hơn không có. Cách bắt đầu mỗi người khác nhau, có người bắt đầu từ 1, rồi đến 10, rồi đến 100, rồi đến 1000. Có người bắt đầu tư 100, rồi đến 1000, có người nhảy hẳn vào 1000. Cách nào tốt hơn cách nào, chả ai biết được. Tuy nhiên, họ ai đó nhảy vào chỗ nào tùy thuộc vào niềm tin, cơ hội, và khả năng, cũng như kế hoạch phát triển. Mục tiêu là giống nhau, chỉ cách khởi động khác nhau, thì có thể kết quả đạt được sẽ tương tự nhau. Chỉ sợ, người ta nhảy vào chỗ 1, vì mục tiêu chỉ muốn đến 10, thế thì cái suy nghĩ nó khác với người nhảy vào 1, nhưng mục tiêu là 1000.


Những người nông dân D biết, có người đang trồng 12ha bơ, và họ đang làm được. Thế thì khởi đầu bằng 5ha, hay 15ha, chắc cũng không quá khó để mà mình KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC.


Mình nhìn thấy một con đường rõ ràng, khi mà chưa bao giờ bước đi, thì có nhiều khả năng đó là một điều nguy hiểm, vì chúng ta sẽ dễ bỏ qua cái cảm giác của bản thân. D đã bị. Tuy nhiên có một mục tiêu rõ ràng lại là điều cần thiết khi bắt đầu làm cái gì đó.


Với quan điểm của D, đường đi thì mơ hô thôi, cứ đi rồi sẽ thấy, tuy nhiên mục tiêu thì nó phải rõ ràng, để đừng đi chệch. Vì đường đi mơ hồ thì sẽ cho phép ta tìm được con đường tốt nhất, và khác biệt nhất so với phần còn lại, chứ nếu nó rõ ràng như đường cao tốc, thì liệu đi xe đạp có đua lại với các đại gia đi xe đua không? Hay thông dụng như tàu điện, liệu chúng ta có đủ sức để chen không?
 
Sáng nay, D bỗng dưng có 1 câu hỏi:

Rằng cái dự án của D nếu mà chẳng may thất bại, thì đa số mọi người trên diễn đàn này sẽ phản ứng như thế nào?

- Hả hê vì họ đã đúng khi dự báo thất bại từ trước

- Hay buồn vì có một ý tưởng lớn mà không thành hiện thực.

D nghĩ chắc là vế thứ nhất.


Ít nhất một lần D tự nhận mình không có gì ngoài cái ý tưởng này, một ý tưởng điên rồ đối với nhiều người, như bạn haclong ví von “chỉ ra trận với 1 cái gươm cùn, không có thể lực cũng như thể hình, một mình phải đánh hơn vạn quân được trang bị tận răng”, nói thật D không hiểu lắm ví von của bạn haclong, tuy nhiên nôm na là thua “kẻ thù” mọi mặt (D cũng không rõ “kẻ thù” là ai hay cái gì). D cũng không biết ở đây có bao nhiêu người có được trí lực, thể lực và thể hình tuyệt vời, đủ sức ra trận, D chỉ thấy nông sản Việt Nam bị Trung Quốc chèn ép, xuất khẩu không được.


Cha ông ta ngàn đời nay làm nông, Việt Nam là một nước nông nghiệp, có người có cả đời làm nông, và kinh nghiệm làm nông của họ là rất nhiều. Chúng ta sống trên vùng đất vàng của nông nghiệp (Đông Nam Á và Amazon là vùng phù hợp nhất thế giới để phát triển nông nghiệp, tuy nhiên vùng Amazon thì phần lớn là rừng Amazon rồi, các bạn nhìn lên bản đồ sẽ thấy, vả 3 nước Đông Dương là nơi được Trời ưu đãi nhất về nông nghiệp), tiếc thay chúng ta vẫn nghèo, nông dân vẫn khổ, khoai tây chúng ta vẫn thua khoai tây Trung Quốc. Chúng ta có những gia đình đời cha, đời con, đời cháu thậm chí đời chắt đều làm nông, thế thì ắt hẳn kinh nghiệm không thiếu. Nếu lấy thời gian làm nông nghiệp ra làm thước đo về sự thành công, lấy chất đất ra làm thước đo cho sự thành công, đáng lý chúng ta phải là “trùm sò”, chứ không phải lẹt đẹt như bây giờ. Kết quả không bao giờ nói dối, vậy thì tại sao?


Tại sao giá nông sản trong nước lại biến động thất thường? Giá biến động cũng chỉ vì nguồn cung – cầu không ổn định. Nguồn cầu thường thì sẽ khó có sự thay đổi thất thường, nhưng ở Việt Nam, vì thiên nhiên ưu đãi quá, trồng cái gì cũng dễ, cho nên nguồn cung thay đổi thất thường, và giá thay đổi thất thường. Nhìn kỹ lại, những sản phẩm giá ít biến động hoặc có thể dự báo được sự biến động chính là các sản phẩm có nguồn cung ổn định. Bơ hay các loại trái cây nào đó, loại nông sản nào đó, đều có một nhu cầu nhất định trên thị trường, giá tùy thuộc vào nguồn cung. Khi nguồn cung dồi dào, ấy là lúc cạnh tranh lên ngôi, mà cạnh tranh thì tốt cho người tiêu dùng, họ sẽ được dùng sản phẩm tốt, với giá cả phù hợp. D đơn cử, cách đây 10 năm, việc di chuyển liên tỉnh bằng xe là một cực hình, khi xe nào cũng nhồi nhét khách, cơm tù …., nhưng nay khi mà cạnh tranh giữa các nhà xe lên cao, việc đi đây đó thực sự thoải mái, với xe giường nằm, chỉ cần lên xe, ngủ 1 giấc thoái mái với máy lạnh, là tới nơi cần tới. Tuy giá có hơi cao một chút, nhưng ở mức chấp nhận được.


Một kế hoạch, một ý tưởng muốn được chấp nhận thì cần 2 thứ:

- Thứ nhất: Người đọc nó có tin là điều đó xảy ra hay không? Điều đó có thực hay không?

- Thứ hai: Người đọc có tin tưởng có người đưa ra kế hoạch có đủ sức biến điều đó thành hiện thực hay không?

Vậy với kế hoạch của D, các bạn thấy điều gì trong 2 điều trên?


Thật ra kế hoạch của D không chỉ có 5, hay 15ha, mong muốn của D là tạo dựng 1 vùng nguyên liệu, với hàng trăm, hàng ngàn ha bơ kia, thử test 1 chút nhé!

- Đầu tiên hảy trả lời câu hỏi: Điều đó có xảy ra hay không? Thì đây, đọc đoạn dưới này xem nó có thực hay không?

“Với 15ha mua được với giá 700tr, ban đầu cần khoảng 100tr để xuống giống, 150tr để làm nhà và mua nông cụ, 30tr cho hệ thống máy móc ống, và khoảng 300tr/năm cho công. Trong thời gian đó, chuẩn bị sẵn các cây giống để năm sau xuống thêm 10ha kia nữa, lần này chi phí thấp hơn nhiều vì không phải làm thêm nhà, giống cũng rẻ hơn…

Trong khoảng thời gian đó, sẽ lập một doanh nghiệp đi xin đất nhà nước để trồng cây, đã có sẵn người có thể nhờ cậy việc đó. Cũng trong thời gian đó, sẽ tiếp tục ươm cây với số lượng lớn cho đợt trồng cây quy mô lớn tiếp theo. Dự kiến việc này kéo dài trong 3 năm, khi đó vườn bơ 5ha ban đầu đã bắt đầu cho thu nhập, vườn bơ 10ha cũng đã lớn, và sẽ có một vườn ươm cây 3 năm tuổi (chưa biết tính khả thi của nó thế nào).

Về vấn đề tiền bạc, khi đã có sẵn vườn cây 5ha, vườn cây 10ha, thì việc kêu gọi vốn với mong muốn làm gấp 10, gấp 20 lần cái đang có, thì sẽ không phải là điều quá khó.

Và khi xin được đất, với giống bơ 3 năm tuổi, ném xuống 1 năm sau thì cho quả (theo anh anhmytran).

Vậy thì nếu lúc đó dội hàng, thì buộc phải cạnh tranh. Với lợi thế đất rẻ hơn (đất thuê), đầu tư rẻ hơn (giống tự làm), chi phí chăm sóc thấp hơn (quy mô lớn), nhanh cho trái hơn (đã ươm sẵn), tiền nhiều hơn (nhiều người tham gia), hiểu biết thị trường tốt hơn (có chiến lược marketing) so với hầu hết đối thủ cạnh tranh là nông dân. Thế thì khả năng thua là bao nhiêu %?

- Cái thứ 2: Liệu D có đủ khả năng làm không? Chắc 99% người ở đây sẽ trả lời không? Vậy thì, ai? Nếu một điều có thể xảy ra, nhưng không ai có thể biến nó thành hiện thực, thế thì vì nó khó quá, hay do chúng ta kém quá? Ở nước ngoài người ta làm được, còn chúng ta thì không? Nếu đã chấp nhận rằng chúng ta không làm được, thì chúng ta luôn nghèo, luôn thua người ta, điều đó cũng đừng than trách.

Bạn haclong có nói “quản lý tốt thì không thất bại”, D không hoàn toàn đồng ý với điều này. Cũng thời gian này một năm trước, D là một người đầu tư tài chính, và thấy mình phù hợp, có nhiều kinh nghiệm trên cái nghề đó, có nhiều thứ D biết mà người khác không biết. D thuyết phục tốt, và người ta tin D đến nỗi, ngoài tiền của D, D huy động được những 2.5ty cho công việc đó. D tưởng tượng ra một tương lai tươi sáng, gần, rất gần, vì mọi thứ rõ ràng quá. D thấy rằng, mình có thu nhập 70-80tr/tháng, và sẽ tăng rất nhanh, vài năm tới là sẽ có vài trăm triệu 1 tháng, huy động điên cuồng, đầu tư điên cuồng. Mọi thứ lúc đó đều rõ ràng, và thuận lợi, rằng mình hiểu biết và có kinh nghiệm hơn người ta, rằng mình giỏi… Tuy nhiên, có những lúc D thấy nó có cái gì đó không ổn, tuy nhiên không xác định rõ là cái gì, và cái sự lo lắng đó nhanh chóng bị dập tắt bởi những thứ rõ ràng trước mắt.


Và rồi đến tháng 8 năm ngoái, mọi việc bắt đầu có dấu hiệu không ổn, những vụ đầu tư của D bắt đầu không thu lợi như mong muốn, ban đầu D tưởng chỉ bị 1 trong số những vụ đầu tư của mình, thế thì cũng chẳng vấn đề gì. Nhưng rồi sự sụp đổ dây chuyền diễn ra, những vụ đầu tư lớn tuy chúng nó không liên quan với nhau nhưng cùng nhau sụp đổ, cũng với cách đầu tư như nhau, nhưng những vụ đầu tư nhỏ thì không sao. Và rất nhanh, đến tháng 9, D bị từ thế công sang thế thủ, phải cân đối, chi li đủ thứ để quản lý dòng tiền sao cho không bị “bể”, chuyển chỗ nọ sang chỗ kia, thực hiện các cam kết với nhà đầu tư … Và đến hôm nay, sau gần 10 tháng kể từ thời điểm đó, mọi việc đang tạm thời ở cái tình trạng “rơi chậm chậm” chứ không phải “rơi tự do”.


Vậy nên, nếu nói D là không có tiền thì không đúng, chính xác là đang âm tiền thì mới đúng.


Vậy bài học D rút ra được ở chuyện trên kia là gì?

- Thứ nhất, không có gì là dễ dàng cả, tiền bạc chỉ là phần thưởng cho những cố gắng và những gì anh làm được. Anh chẳng thể có thu nhập 100tr, 200tr/tháng một cách dễ dàng. Bởi đó là điều không công bằng, cái gì dễ đến thì dễ đi.

- Thứ hai, cảm giác đôi khi tốt hơn cái nhìn thấy. Anh cảm thấy cái gì đó không ổn, thì thật sự có những thứ không ổn, a không thấy được bởi anh chưa tìm hiểu nó để mà thấy. Ngược lại, niềm tin của anh quyết định sự thành công nhiều hơn là những gì anh thấy. Vận mệnh của anh do anh nắm giữ chứ không phải do người khác giúp anh.

- Thứ ba, ngành đầu tư về tài chính mà D đã làm không phù hợp với D, mặc dù D có thể gọi là có nhiều kinh nghiệm trong cái lĩnh vực đó.

- Bài học nào cũng phải trả học phí.


Còn kế hoạch lần này, D ngoài niềm tin và ý tưởng ra D không có gì khác, không có con đường rõ ràng, không có kỹ thuật, không có vốn. Nó khác với cái thất bại D đã trải qua, có tất cả mọi thứ ngoại trừ niềm tin, vì thấy có gì đó không ổn.


D xem tất cả các ý kiến đóng góp của mọi người, ủng hộ có, phản đối có, nhưng D tin rằng đa số ai cũng nghi ngờ và một số ít tò mò, và muốn quan sát là chính.


Có thể nói D là 1 thằng thất bại, thất bại nặng nề ngay cài lần đầu tiên học đòi đi làm ăn. Có lẽ cái thành công mà D có được chính là dám ra ngoài, dám chịu thất bại, thay vì yên lành làm công ăn lương đến suốt đời, rồi cũng sẽ có nhà có xe ở cái TP này thôi. Và cái thành công tiếp theo D nghĩ mình có được là sự dám chịu trách nhiệm cho những việc mình làm, khi D bị thất bại trong các vụ đầu tư, bằng nhiều cách, D luôn tìm cách để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư, và nhờ nhiều điều may mắn, thì sau 10 tháng trôi qua, quyền lợi nhà đầu tư vẫn đảm bảo, cái D mất là không mua sắm thêm được cái gì, không có một cái Tết sung túc như những Tết trước, không đi chơi xa … Tuy nhiên, nhìn chung là thất bại.


D cũng may mắn khi làm chung với ông Sếp tổng rất giỏi. Ổng là người từ tay trắng gầy dựng nên công ty này. Điều mà D thấy nơi ổng trong những lần tiếp xúc, ấy chính là cách nghĩ của ổng khác với đa số các cấp dưới. Ổng nhìn xa, ổng tin vào những thứ mà nhiều khi ai cũng nói nó viễn vông. Cũng chính cái suy nghĩ viễn vông mà thực tế đó (nghĩa là có thể có thực nhưng đa số không tin là đạt được), ông cùng với 7 người bạn có chung ý tưởng, thành lập 1 công ty nhỏ từ năm 1992, và cho đến bây giờ, nó đã trở thành 1 tập đoàn, có nhà đầu tư nước ngoài trong HĐQT. Ổng suy nghĩ viễn vông, ai cũng thấy, có điều ổng giàu, ai cũng thấy. Nhưng ổng so với cái đối tác nước ngoài mới gặp, họ phát biểu rằng “Có 500tr (usd) chứ bao nhiêu đâu, tụi tao để đó 10 năm rồi, thì để thêm 10 năm nữa cũng chả sao”, thế thì ổng chắc cũng chưa viển vông bằng. Vậy tại sao tụi nước ngoài nó giàu thế? Ai cũng có thể trả lời câu hỏi này. Nhưng nếu hỏi tiếp: Tại sao chúng ta không làm được như họ? Thì chưa chắc ai cũng trả lời được.


Suy nghĩ của D viễn vông như thế, với quan điểm của D, làm thì làm cho to, còn không thì thôi không làm. D hy vọng rằng, trong đây, ai có ý định bỏ phố về làm nông, thì suy nghĩ cái gì to to 1 chút, nó như 1 cái ước mơ vậy đó, một mình làm không được thì nhiều người sẽ làm được, quan trọng là một mục tiêu, một lý tưởng rõ ràng. Chứ nếu chỉ suy nghĩ xung quanh con số, 1ha, 2ha, 5ha, 10ha, và rồi lại 1ha, 2ha, lấy công làm lời, thế thì bạn chả bao giờ địch lại một người nông dân với 30 năm kinh nghiệm đâu.


Cha D làm nông dân với 3ha đất, mẹ D thời xưa đi buôn, giờ cũng làm nông với Cha. Nếu D cũng về nhà, và cũng 1ha, rồi 3ha, thì liệu có bằng Cha với 40 năm kinh nghiệm làm nông. Thế rồi được cho ăn học, đi làm, lấy được bằng cấp này nọ, rồi lại quay về với 1ha, 3ha thế thì đi học mà làm gì? Sao không ở luôn nhà cho nó đỡ tốn, vì đằng nào cũng chỉ 1ha, 3ha thôi mà.


Vậy nếu đã đi học, và quyết định quay về, thì 10ha, 30ha vẫn còn ít. Các bạn mang được gì về quê sau một thời gian đi học? Kỹ thuật trồng trọt, đất đai, vốn liếng, hay một suy nghĩ vượt ra khỏi các quy chuẩn của một người nông dân suy nghĩ?


Cách nào dễ thành hiện thực hơn khi chờ đợi một người nông dân chuyên làm 1ha – 3ha đến 1 ngày ông ta làm 100ha – 300ha? Hay chờ đợi một kẻ chưa làm nông ngày nào nhưng có một kế hoạch rõ ràng và một niềm tin về việc sẽ làm được?


Ai cho tôi kinh nghiệm? Kinh nghiệm là thứ thực tế diễn ra, không ai cho thì thực tế tìm hiểu lấy. Bạn nghĩ bạn có kinh nghiệm quản lý 1ha-3ha, là có kinh nghiệm quản lý 100ha-300ha? Bạn nghĩ bạn có kinh nghiệm quản lý 10 người thì bạn cũng có kinh nghiệm quản lý 1000 người? Phần lớn, nếu bạn chỉ có kinh nghiệm quản lý 1ha-3ha khi bắt quản lý 100ha-300ha thì bạn chưa chắc hơn kẻ không có tí kinh nghiệm gì.


Học bằng hình mẫu sẽ nhanh hơn học bằng tìm tòi, nhưng nếu không có hình mẫu thì phải tự tìm tòi, và học ngay cái thực tế mà bạn sẽ tạo ra. Chả ai biết trước có thành công hay không, nhưng chí ít, nếu có niềm tin, có kế hoạch vẫn tốt hơn không có. Cách bắt đầu mỗi người khác nhau, có người bắt đầu từ 1, rồi đến 10, rồi đến 100, rồi đến 1000. Có người bắt đầu tư 100, rồi đến 1000, có người nhảy hẳn vào 1000. Cách nào tốt hơn cách nào, chả ai biết được. Tuy nhiên, họ ai đó nhảy vào chỗ nào tùy thuộc vào niềm tin, cơ hội, và khả năng, cũng như kế hoạch phát triển. Mục tiêu là giống nhau, chỉ cách khởi động khác nhau, thì có thể kết quả đạt được sẽ tương tự nhau. Chỉ sợ, người ta nhảy vào chỗ 1, vì mục tiêu chỉ muốn đến 10, thế thì cái suy nghĩ nó khác với người nhảy vào 1, nhưng mục tiêu là 1000.


Những người nông dân D biết, có người đang trồng 12ha bơ, và họ đang làm được. Thế thì khởi đầu bằng 5ha, hay 15ha, chắc cũng không quá khó để mà mình KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC.


Mình nhìn thấy một con đường rõ ràng, khi mà chưa bao giờ bước đi, thì có nhiều khả năng đó là một điều nguy hiểm, vì chúng ta sẽ dễ bỏ qua cái cảm giác của bản thân. D đã bị. Tuy nhiên có một mục tiêu rõ ràng lại là điều cần thiết khi bắt đầu làm cái gì đó.


Với quan điểm của D, đường đi thì mơ hô thôi, cứ đi rồi sẽ thấy, tuy nhiên mục tiêu thì nó phải rõ ràng, để đừng đi chệch. Vì đường đi mơ hồ thì sẽ cho phép ta tìm được con đường tốt nhất, và khác biệt nhất so với phần còn lại, chứ nếu nó rõ ràng như đường cao tốc, thì liệu đi xe đạp có đua lại với các đại gia đi xe đua không? Hay thông dụng như tàu điện, liệu chúng ta có đủ sức để chen không?
Dài quá.lười đọc...bỏ công ra làm với khoản 5ha thôi. sống khá giả...Nông nghiệp Mỹ hay các nước người chủ nông trại cũng phải bỏ công ra mà làm, cày, thu hoạch, mang đi bán..... Bạn hình như không hiểu lý do vì sao nông dân VN nghèo thì phải..không phải đất đai tốt..mà vì số lượng nông dân đông. Bạn cứ nhìn các nước xem..Họ làm ra 10 tỷ nông sản...chỉ có 10.000 nông dân. VN làm ra 10 tỷ nông sản..thì có 1.000.000 nông dân. Lý do nghèo là ở chỗ đó.
 


Back
Top