nuôi bò thịt đạt hiệu quả cao

chào mọi người. dạo này thấy mọi người quan tâm nhiều đến con bò thịt nên em mạo muội mở topic này để mọi người cùng vào trao đổi về kinh nghiệm nuôi bò thịt làm sao để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Agriviet.Com-bò.jpg

Agriviet.Com-thumbnail.aspx.jpeg
 


Last edited:
Theo như các chuyên gia nói nếu lại cho phối với bò Braman tạo ra loại siêu thịt thì phải có chế độ ăn hoàn toàn khác thì mới kích thích hết khả năng sinh trưởng (trong giai đoạn bò tơ cũng đã ăn đến 2-3 kg cám CP/ ngày mới đủ chất tinh, mình kg bàn đến cám gạo thông thường), nếu kg có đủ kinh tế làm như vậy thì chỉ nuôi lai Sind là hiệu quả nhất.
Có đôi lời lý thuyết chia sẻ, các bác góp y. :lol:

Chào bác,

Mình chưa từng nuôi bò ngày nào, chỉ tham khảo về con bò thôi. Bạn cho mình tìm hiểu thêm nguồn thư liệu bạn có được là các chuyên gia thuộc nhóm nào: chuyên gia nuôi bò thương phẩm hay từ các viện nghiên cứu? Mọi người thường hay nói vui rằng người nuôi vì mục đích kinh tế thì không viết các số liệu báo cáo còn người viết báo cáo thì không nuôi.

Theo mình thì bổ sung lượng thức ăn tinh vào khẩu phần ăn hàng ngày của bò là nhằm cân đối dinh dưỡng đồng thời phát huy tối đa khả năng sử dụng thức ăn của vật nuôi. Vì thế một ngày cần bổ sung thức ăn tinh cho từng loại bò tuỳ thuộc vào loại nguyên liệu trong khẩu phần ăn, giai đoan sinh trưởng, mục đích của người chăn nuôi mà không có một tỷ lệ bắt buộc nào là tối ưu cả, ngoại trừ tỷ lệ vật chất khô (VCK).

Mình nói như vậy là qua tham khảo mà các chuyên gia nghiên cứu cho ra kết luận: khả năng tiếp nhận VCK ở bò thịt từ 2.2~2.5% trọng lượng cơ thể và khả năng thu nhận thức ăn ở bò gần bằng 10% trọng lượng cơ thể. Qua đó cho thấy không cần bổ sung tỷ lệ thức ăn tinh như thế vào khẩu phần thì bò vẫn có thể đảm bảo năng suất miễn sao khẩu phần ăn của bò đảm bảo cân đối, phù hợp với chế độ ăn của bò và thoả các điều kiện trên thì bạn nghĩ thế nào?
 


Tôi thấy mấy trại có nuôi bò (không chuyên nuôi nhiều) thì
không hề cọ rửa chuồng bằng nước. Họ chỉ xúc xẻng và quét
khô thôi. Không biết nuôi bò chuyên số lượng nhiều thì làm
thế nào. Cả trại nuôi ngựa nữa, cũng không rửa nước.
*
 
Tôi thấy mấy trại có nuôi bò (không chuyên nuôi nhiều) thì
không hề cọ rửa chuồng bằng nước. Họ chỉ xúc xẻng và quét
khô thôi. Không biết nuôi bò chuyên số lượng nhiều thì làm
thế nào. Cả trại nuôi ngựa nữa, cũng không rửa nước.
*
cái này đúng chắc lun, đa số nuôi số lượng vừa phải thì chẳng ai cọ rửa hàng ngày, em cũng thế. chắc do số lượng ít nên ko gây ra mùi hôi nhiều còn số lớn nếu để nc tiểu tích tụ lâu ngày sinh ra mùi khó chịu nên họ phải xịt rửa cho khỏi ô nhiễm. hơn nửa nhốt cả ngày thì bò tiểu ra nhiều nền chuồng ướt nên ko thể quét khô đc.
mới tìm đc cái này , ngư họ ca tụng dữ lắm các bác ở gần tranh thủ tìm hiểu thử rồi cho bà con ý kiến với nhé:
[h=1]Việt kiều bỏ vốn lập trại nuôi bò lớn nhất Bến Tre[/h]

Ông Lưu Trí Diễn, Việt kiều tại Thụy Sĩ, đã bỏ vốn lập trang trại nuôi bò rộng khoảng 7ha ở ấp Giồng Ao, xã An Hiệp, huyện Ba Tri, Bến Tre.
Ông Lưu Trí Diễn, quê Bến Tre, hiện là Việt kiều tại Thụy Sĩ, đã bỏ vốn lập trang trại nuôi bò ở ấp Giồng Ao, xã An Hiệp, huyện Ba Tri, Bến Tre.
Trang trại rộng khoảng 7ha, đã hoạt động được 3 năm, hiện nuôi trên 200 con bò, trong đó phân nửa là bò sinh sản. Mỗi năm, trang trai có thể cung cấp 200 bò thịt và bê giống cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Ông Diễn cho biết, trang trại đang chuyển hướng nuôi bò siêu thịt giống của nước ngoài để cung cấp thịt bò chất lượng cao cho thị trường trong nước.
Trang trại gồm đất của gia đình và mua thêm, được xây dựng thành khu chuồng, đất trồng cỏ, ao chứa nước, kho chứa thức ăn, hệ thống hầm biogas và máy phát điện bằng khí biogas dùng cho trang trại.
Đây là trang trại nuôi bò có qui mô lớn nhất và xử lý tốt vấn đề ô nhiễm môi trường tính đến thời điểm hiện nay ở Bến Tre./. (TTXVN/Vietnam+)
chúc mọi người 1 tuần làm việc hiệu quả và vui vẻ


 
Tôi thấy mấy trại có nuôi bò (không chuyên nuôi nhiều) thì
không hề cọ rửa chuồng bằng nước. Họ chỉ xúc xẻng và quét
khô thôi. Không biết nuôi bò chuyên số lượng nhiều thì làm
thế nào. Cả trại nuôi ngựa nữa, cũng không rửa nước.
*

Gửi bác ODSA,
Đúng như bạn nói nhiều ng chỉ có lý thuyết, còn thực hành thì rất ít, ta đang ở Vn nên đành chấp nhận. đó là lý do mà mọi ng trong diễn đàn mong muốn chia sẽ với nhau những kiến thức thực tế để bù đắp lại cái chỗ lý thuyết chưa hoàn chỉnh. Để trả lời câu của bạn thì mình lấy ví dụ như sau, có thể kg đúng lắm nhưng dễ hiểu: Một bà mẹ VN nhận nuôi 2 ng con:
- 1 đứa 6 tuổi sinh ra tại Vn,
- 1 đứa khác 6 tuổi sinh ra tại Anh.
Vì nhà kg có dk để cho anh Tây bé kia ăn phó mát và cho nằm điểu hòa giống như dk khí hậu bên Anh nên chỉ cho 2 đứa ăn cơm rau. Vậy đến năm 18 tuổi thì cân nặng của 2 đứa sẽ ra sao?
(Giống Cỏ Xả, Stylo, Munato… là những giống cỏ dinh dưỡng mới du nhập vào Vn tạm gọi là “phó mát”). Để hiểu sâu hơn vể thức ăn thô và tinh xin mời tham khảo sách “Nuôi bò thịt” của nhà Xb nông nghiệp sẽ rõ hơn.

Gửi bác Amytran,
Như em đã thấy ở nhiều trại lớn đang làm, trại bò sữa ng ta mới tắm cho bò, rửa chuồng thường xuyên. Hầu như kg có điều đó trong trại bò thịt, hang ngày sẽ có ng dọn phân, hoặc dung máy xuc loại nhỏ chuyên dụng để làm ngày hai lần, nc tiểu tự động chảy xuống hệ thống cống dc đưa ra hồ chứa để tưới cỏ.
Vài dòng chia sẻ. :2cat:
 
ca,s ơn các bác đã chia sẻ nhưng con bò vồn là loại vật nuôi tận dụng sữan những thứ rẻ tiền tại địa phương, có thể với 1 số vùng hạt thóc là cao cấp nhưng có nơi nó lại là loại bình thường mà ngô mới quý. có nơiu ngược lại. vì vậy khi nuôi bò chúng ta nên tận dụng hết những ưu thế tại địa phương mình để giảm chi phí. có thể ko cần cho ăn cám mà chỉ đủ cỏ nó vẫn mập, em sẽ đưa 1 ví dụ ngay sau đây.
nhưng trước hết mong các bác góp ý giúp em về cách xác định tuổi khi đi mua bò giống. em có chút kinh nghiệm vặt này xin chia sẻ cùng mọi người và mong các bác góp ý thêm.
Việc xác định tuổi của bò rất quan trọng trong chăn nuôi, nó cho phép ta phân loại bò và chọn theo các mục đích khác nhau. Và với chúng ta những người bắt đầu đi mau bò về nuôi điều đó lại càng quan trọng để ta mua đc những con bò còn trẻ về làm giống.
Xin chia sẻ vài kinh nghiệm từ thực tế bản than và tìm hiểu ở 1 số tài liệu.
Bò có 32 răng trong đó có 8 răng cửa và 24 răng hàm, hàm trên ko có răng. Ta có thể xác định tương đối ssộ tuổi thong qua sự sự biến đổi của bộ răng: sự xuất hiện và bào mòn của răng cửa giữa, sự thay răng sữa bằng răng vĩnh cửu. đó bao gồm sự mọc răng thay răng và mòn răng.
ở bê con; bê mới đẻ đã có 2-3 đôi răng cửa sữa, sau 1 tháng thì có đủ 8 răng của sữa. sau đó 2 năm thì bắt đầu thay răng trình tự như sau:
khoảng 2 tuổi thay răng cửa giữa.
3 tuổi thay 2 răng cửa cạnh.
4 tuổi thay 2 răng cửa sữa áp góc
5 tuổi thay 2 răng cửa góc và khi đó có đủ 8 răng cửa vĩnh cửu.
6 tuổi tất cả các răng đều mòn và có si tinh dài ở 2 răng cửa sữa.
7 tuổi 2 răng cửa giữa có vệt si tinh hình chữ nhật và 2 răng cửa cạnh có vệt si tinh dài.
8 tuổi 2 răng cửa giữa vệt si tinh gần như hình vuông 2 răng cửa cạnh vệt hình chữ nhật và 2 răng áp góc có vệt si tinh dài.
9 tuổi vệt si tinh ở 2 răng cửa giữa gần tròn, 2 cửa cạnh hình vuông….
10 tuổi 2 răng cửa giữa vệt tròn hẳn, 2 cạnh gần tròn…
12 tuổi các vệt si tinh gần như tròn hẳn
13t các răng cửa bắt đầu hở và nhìn rõ chân răng
Ngoài ra còn xác định bằng cách nhìn độ võng( bào mòn) của các răng cửa nhưng cái này ko chính xác lắm nó phụ thuộc nhiều vào chế đọ cho ăn và phương pháp nuôi. Hay có người nhìn vào độ sún của sừng nhưng mình nghĩ cũng ko thật chính xác.
Đa số chúng ta mua bò về làm giống vì thế nên chọn bò cái có độ tuổi từ 3 đến 9 để có thể khai thác được dài lâu. Bò đực từ 2 đến 5 tuổi có thể lực sung mãn nhất.
Bên cạnh đó xác định đc tuổi của bê cái để có thể cho phối giống lần đầu đúng lúc, ko phối quá non ảnh hưởng đến con và sinh sản sau này.
Hôm nay có 1 ông bạn người dân tộc gọi bán 1 em bò cái tơ mới đẻ 1 lứa loại lai barman(em đoán thế thôi). Nói thẳng ra là bò này chưa biết ăn cám vì chẳng bao giờ nó đc ăn hết mà chỉ biết gặm cỏ và rơm thôi. Đẻ 1 lữa con đc 4 tháng. các bác xem thử có đủ mập ko nhé.

--------

Agriviet.Com-Hình_ảnh0805.jpg


--------

--------

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0799.jpg
 
Last edited:
(Giống Cỏ Xả, Stylo, Munato… là những giống cỏ dinh dưỡng mới du nhập vào Vn tạm gọi là “phó mát”).
To bác hang xanh,

Đây là những gì em muốn nhắn gửi bác đấy. Không nhất thiết phải là 2-3kg hay bao nhiêu kilo thức ăn tinh mới phát huy được hết năng suất của một giống bò nào cả.

Với những giống cỏ trên đã du nhập vào VN khá lâu rồi. Giống Mulato II thì mới hơn và chất lượng của chúng được đánh giá cao hơn Mulato. Cỏ họ đậu có alfalfa có chất lượng rất tốt nhưng không trồng được rộng rãi ở VN vì lý do ngoại cảnh nhưng trên thị trường có cung cấp cỏ alfalfa khô làm thức ăn bổ sung rất hiệu quả.

Chúng ta hãy cùng chia sẽ những gì mình biết, mình từng kinh qua bất kể là thành công hay thất bại mọi người cũng sẽ đánh giá cao đóng góp chân tình của chúng ta. Trái lại dù ai đó có kiến thức uyên thâm nhưng với cách chia sẽ mang tính chất đánh đố hay bắt bẻ thì mọi người sẽ cảm thất khó chịu lắm đúng không bác.
 
Cám gạo ở đâu mà 2k/1kg vậy bác tiengdan_codon,rẻ quá...Thế này nhé.Thức ăn tinh thô đủ chất thiếu chất thì em k rõ,k biết hàm lượng.Em có ông cậu nuôi gần 30 con bò,kinh nghiệm cũng đã tầm gần 20 năm(ông chỉ sống = nghề nuôi bò),chăn dắt.Tất tần tật k cho ăn gì ngoài cỏ,kể cả bò con mà sao em thấy bò béo tốt,da vàng đẹp,rất có giá.Khẳng định k cho ăn gì ngoài cỏ...Vậy là sao???
 

Cám gạo ở đâu mà 2k/1kg vậy bác tiengdan_codon,rẻ quá...Thế này nhé.Thức ăn tinh thô đủ chất thiếu chất thì em k rõ,k biết hàm lượng.Em có ông cậu nuôi gần 30 con bò,kinh nghiệm cũng đã tầm gần 20 năm(ông chỉ sống = nghề nuôi bò),chăn dắt.Tất tần tật k cho ăn gì ngoài cỏ,kể cả bò con mà sao em thấy bò béo tốt,da vàng đẹp,rất có giá.Khẳng định k cho ăn gì ngoài cỏ...Vậy là sao???
mình ở chư sê gia lai bạn ạh. năm nay mua lúa có 4000/kg thôi. cám gạo 2000 nhưng ko đc ngon lắm hạt to và nhìu trấu chứ loại nhỏ mịn có lẫn nhiều gạo họ bán 4000. mình chỉ mua loại thường về nghiền lại rồi hòa nc cho bò uống.
bò chỉ cho ăn cỏ thôi vẫn khỏe mạnh nhưng có đk cho ăn thêm ít cám nữa chúng sẽ béo tốt hơn, đặc biệt là 3 tháng trước khi bán. vỗ béo bò sẽ mập mạp dễ bán và rất được thịt nên lái buôn thích.
 
Hi,Tiengdan-codon,
Lời đầu tiên chúc bạn cùng gia đình sum vầy hạnh phúc,
"Dự án" chăn nuôi gia súc lớn của bạn thành đạt,
-------------------------------------------------
Con Bratman lai màu trắng bạn mới mua đẻ lứa đầu đến giờ thêm 4 tháng nữa: Vậy trọng lượng của " chị bò" được Kg? giá mua bao nhiêu?Có thể chia sẽ được k bạn?
Tôi cũng rất thích nuôi bò thịt,khi ở thành phố không còn công việc phù hợp,tôi cũng sẽ về quê nuôi bò
Xin hỏi thêm: Trên bạn giống bò lai Bratman nhiều,bạn đánh giá dùm mình trọng lượng các chị cái lai Bratman đẻ 1-3 lứa đầu được 300Kg không bạn?
nếu tôi muôn mua loại này trên bạn có ai bán không(Khỏang 3-5 con) giá thị trường tầm bao nhiêu?mua cân KG hay nhin bò mà bán,,,,?
Trên bạn Có bò lai Bratman đỏ không?
Thân chào bạn, mong nhận trả lời từ bạn
 
Thu hoạch cỏ VA06

Mình ở Đồng Nai, mình cũng rất quan tâm đến việc nuôi bò thịt, đã xem nhiều tài liệu. Nhưng mình chưa biết cụ thể mua bò giống Lai Sind, bò Limousin, bò cọp ở đâu, Giá bò giống thế nào và giá bán thịt bò hơi (giá bò bán tại chuồng) là bao nhiêu. Bạn có thể giúp mình được không?
Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ bạn và các bạn trong diễn đàn.

--------

Nếu nuôi bò số lượng lớn và coi đó là một nghề, một con đường để phát triển thì nên trồng cỏ VA06. Nghiên cứu của GS.Ts Đinh Văn Cải đã chỉ rõ về lợi ích của việc trồng cỏ nuôi bò.
Cỏ VA06 là vua của các loại cỏ. Năng xuất và chất lượng đều rất tốt.
Việc cắt cỏ phù hợp với khả năng tiêu hoá của bò là từ 30-35 ngày, khi cỏ cao từ 1.4m đến 1.7m.
Cắt bao nhiêu diện tích cỏ trong 1 ngày cho bò thì phải căn cứ vào nhu cầu của mỗi con bò trong ngày đó và khả năng cỏ trồng cho bao nhiêu kg cho 1m2. Bạn phải có số liệu này mới quyết định được.
 
Last edited by a moderator:
Mình ở Đồng Nai, mình cũng rất quan tâm đến việc nuôi bò thịt, đã xem nhiều tài liệu. Nhưng mình chưa biết cụ thể mua bò giống Lai Sind, bò Limousin, bò cọp ở đâu, Giá bò giống thế nào và giá bán thịt bò hơi (giá bò bán tại chuồng) là bao nhiêu. Bạn có thể giúp mình được không?
Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ bạn và các bạn trong diễn đàn.

--------

Nếu nuôi bò số lượng lớn và coi đó là một nghề, một con đường để phát triển thì nên trồng cỏ VA06. Nghiên cứu của GS.Ts Đinh Văn Cải đã chỉ rõ về lợi ích của việc trồng cỏ nuôi bò.
Cỏ VA06 là vua của các loại cỏ. Năng xuất và chất lượng đều rất tốt.
Việc cắt cỏ phù hợp với khả năng tiêu hoá của bò là từ 30-35 ngày, khi cỏ cao từ 1.4m đến 1.7m.
Cắt bao nhiêu diện tích cỏ trong 1 ngày cho bò thì phải căn cứ vào nhu cầu của mỗi con bò trong ngày đó và khả năng cỏ trồng cho bao nhiêu kg cho 1m2. Bạn phải có số liệu này mới quyết định được.

Chào các bác,
Nuôi bò mà lãi mà đơn giản nhất chỉ có cách là đem thả ngoài đồng đến tối cho về. Như các bác biết cách đó kg thể áp dụng ở nơi thiếu đồng cỏ hoang và tất nhiên muốn thực sự chuyên nghiệp và pt đàn bò với số lương lớn vài trăm cho đến vài ngàn con thi đó là một dự án thực sự “nghiêm túc”. Em bị rất nhiều người bạn phản bác lại vấn đề này. Bắt đầu vê chọn con giống, truồng trại, thức ăn, phòng bệnh, sinh sản… Riêng về vấn đề con giống kg đã là cả một vấn đề rồi. Hầu như các bác trong diễn đàn chưa coi trọng vấn đề này, bác Tiengdancodon đã post hình bò barman lên. Thực sự barman thuần chủng đạt trọng lương trên 500 kg hơi trưởng thành, nuôi con lai F1 dc cho là phát triển và hiệu quả kinh tế nhất. Nếu các bác mua giống trôi nổi ngoài thị trường thì có thể là F20 rồi, thực tế nó gần giống như bò vàng của mình rồi. Thức ăn cho bò thì nó cái gì mà kg ăn, hiển nhiên nếu có dinh dưỡng đầy đủ thì sẽ khác. Các bác công nhận kg? :huh:

Gửi bác Trần Văn Ánh,
Bác nói như trên có cái đúng nhưng chưa hoàn toàn đâu, năng suất tốt nhưng chất thì chỉ tầm vừa phải thôi. Nếu bác muốn mua bò giống thuần như mong muốn thì gọi em (dt 0933697337), nói trước e kg phải là “cò” đâu, chỉ là giúp nhau thôi.

Chào thân ái và quyết thắng.
 
Hi,Tiengdan-codon,
Lời đầu tiên chúc bạn cùng gia đình sum vầy hạnh phúc,
"Dự án" chăn nuôi gia súc lớn của bạn thành đạt,
-------------------------------------------------
Con Bratman lai màu trắng bạn mới mua đẻ lứa đầu đến giờ thêm 4 tháng nữa: Vậy trọng lượng của " chị bò" được Kg? giá mua bao nhiêu?Có thể chia sẽ được k bạn?
Tôi cũng rất thích nuôi bò thịt,khi ở thành phố không còn công việc phù hợp,tôi cũng sẽ về quê nuôi bò
Xin hỏi thêm: Trên bạn giống bò lai Bratman nhiều,bạn đánh giá dùm mình trọng lượng các chị cái lai Bratman đẻ 1-3 lứa đầu được 300Kg không bạn?
nếu tôi muôn mua loại này trên bạn có ai bán không(Khỏang 3-5 con) giá thị trường tầm bao nhiêu?mua cân KG hay nhin bò mà bán,,,,?
Trên bạn Có bò lai Bratman đỏ không?
Thân chào bạn, mong nhận trả lời từ bạn
chào bạn, rất vui khi bạn ghe thăm. cám ơn những lời chúc tốt đẹp của bạn. cũng chúc bạn luôn vui khỏe và thành công.
con barman mình mới đi xem thôi chứ chưa mua bạn ạ. vì có 1 số trục trặc nhỏ. con bò trên theo mình đánh giá nó đc khoảng 180-220kg hơi. giá họ đòi 19tr nhưng mình càm giá 17tr là họ bán thôi. khu vực mình thì nhiều loại bò có lai thì cũng khá nhiều đời rồi. bò lai braman sinh 1-3 lứa mà 300kh hơi là khó tìm đó bạn ạ. nếu là lai 3/4 máu thì có khả năng.
mua bò thì cũng có nhiều người bán và cũng lắm kẻ mua tùy thời điểm bạn ạ. cứ đi gặp và thấy ưng mắt là mua thôi chứ nói có sẵn hay ko thì mình chịu thua hihi. giá cả hiện nay cũng đc gọi là khá cao. họ nhìn bò rồi tự ước lượng rồi mua chứ ko cân như heo. nhưng giá để thuận mua vừa bán đc ước lượng khoản 85-90k/kg hơi. còn tùy bò to nhỏ và khă năng sản xuất nữa.
ở mình cũng thấy có lai braman đỏ nhưng ít hơn trắng và sin. giá cả thì ko cố định.
vài góp ý chúc bạn vui với diễn đàn
góp ý với bạn trần văn ánh ở đây luôn, cám ơn bạn
giá cả bò giống thì khá là rối loạn. đa số bà con mua theo tầm mắt nhìn các trung tâm lớn họ bán bê giống theo kí hơi có những nơi bán tới 140k/kg nhưng đảm bảo chất lượng đàn giống.
giá bò thịt lại càng khó đoán hơn tùy vùng, thời điểm và đặc biệt khó là tùy vào con bò nữa. thương lái họ thấy bò mập mạp béo tốt nhiều thăn đùi sẽ mua cao, bò có mỗi da với xương mua rẻ. bò lai đc giá hơn bò ta khi bò trưởng thành nhưng dưới 2 tuổi thì ngược lại.
gửi hanh xanh: mình nghĩ mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn sẽ có cái nhìn tích cực, bạn đừng nghic mọi người ko đồng tình với ý kiến của bạn là mọi người ghét bạn nhé hihi. chúng ta đưa ra ý kiến để cùng nhau bàn luận đúng sai thôi mà.
khi bắt tay vào chăn nuôi ai cũng phải hiểu ''giống là tiền đề, thức ăn là cơ bản''. khâu chon giống rất quan trọng nhưng vấn đề lớn nhất là qua ít trung tâm giống gia súc lớn. nếu có thì giá thành quá cao và quảng đường vận chuyển xa với đồng vốn ít ỏi thì rất khó để tiếp cận nên đành chấp nhận dùng cái nền là bò vàng của ta có chọn lọc 1 tí xíu. rồi cải thiện tình hình bằng cách gieo tinh nhân tạo. tuy nhiên con bố tốt mà con mẹ tốt nữa sẽ phát huy đc hết tiềm năng của giống. đó là 1 thực tế.
mặt khác; nếu chọn giống quá cao thì sẽ vượt quá khả năng đầu tư của mỗi người dân nuôi bò với phương châm tận dụng thời gian nông nhàn để có 1 nguồn tích trữ(tôi rất tâm đắc với bài viết người mẹ nhận nuôi 2 đứa trẻ của bạn). chúng ta chưa có cao lương, sữa bột và điều hòa thì nên nuôi con nào dễ đến khi có khả năng đầu tư bơ, sữa và máy lạnh hãy tính.
vài dòng chia sẻ anh em góp ý thêm.
 
Last edited:
Vâng,cảm ơn bạn đã gửi thông tin sớm,
" Bò cái nền cần phải tốt" ,do vậy bò cái lai Bratman đẻ 1-3 lứa mà 280-300Kg thì mới có khả năng còn máu Bratman cao,Khó tìm chứ không phải không có đúng không bạn,,,,,,,,
Bò bán thịt đẹp,hiện nay giá lái mua tại chuồng tầm bao nhiêu bạn biết không?
Thanks
 
Trồng cỏ nuôi bò thịt

Cảm ơn anh Tiếng Đàn cô đơn và anh Hai Lúa.
Mình đang tìm hiểu kỹ thuật nuôi bò, dự định đầu năm tới mới triển khai. Khi đó có thể sẽ tới gặp trực tiếp các anh để trao đổi thêm. Trăm nghe không bằng mắt thấy mà.
Sau nhiều thời gian tìm hiểu qua nhiều tài liệu, mình nhận thấy để nuôi bò đạt hiệu quả cao cũng không phải đơn giản.
Phải coi nuôi bò như nuôi con mình, phải coi trồng cỏ nuôi bò như trồng ngô, lúa nuôi con người.
 
Vâng,cảm ơn bạn đã gửi thông tin sớm,
" Bò cái nền cần phải tốt" ,do vậy bò cái lai Bratman đẻ 1-3 lứa mà 280-300Kg thì mới có khả năng còn máu Bratman cao,Khó tìm chứ không phải không có đúng không bạn,,,,,,,,
Bò bán thịt đẹp,hiện nay giá lái mua tại chuồng tầm bao nhiêu bạn biết không?
Thanks
cái này mình đòng ý với bạn là bò cái nền tốt sẽ có thể cho ra con lai có năng suất cao. nhưng cũng lại có 1 lưu ý rất nhỏ thôi, bạn cần xác định mục tiêu chăn nuôi thật tốt rồi quyết định nuôi như thế nào. bạn hang xanh đã nói bò của chúng ta là f20 rồi đó hihi nhưng tôi tin là f20 nặng ký hơn f1 nếu đc quản lý tốt. con càng lai nhiều sẽ đòi hỏi quy trình chăm sóc kỹ lưỡng hơn và sẽ càng xa rời những ưu thế của con bò vàng. vì vậy nếu những bạn nào xác định nuôi công nghiệp với quy trình công nghệ cao thì nên mua loại lai trên 3/4máu ngoại, còn điều kiện kém hơn thì xác định mục tiêu cho tốt. khi nào bạn có dự định chăn nuôi có thể alo mình, mình sẽ giúp bạn những gì có thể. chúc bạn vui.
bò thịt thì có nhiều giá bạn ạ. tùy vào loại và thẻ trạng bò nữa nhưng có thể dao động từ 80-120k/kg. tặng bạn tấm hình này nhé, đảm bảo con này giá có 140k.kg vẫn mua hihi.
Agriviet.Com-bo1.jpeg


Cảm ơn anh Tiếng Đàn cô đơn và anh Hai Lúa.
Mình đang tìm hiểu kỹ thuật nuôi bò, dự định đầu năm tới mới triển khai. Khi đó có thể sẽ tới gặp trực tiếp các anh để trao đổi thêm. Trăm nghe không bằng mắt thấy mà.
Sau nhiều thời gian tìm hiểu qua nhiều tài liệu, mình nhận thấy để nuôi bò đạt hiệu quả cao cũng không phải đơn giản.
Phải coi nuôi bò như nuôi con mình, phải coi trồng cỏ nuôi bò như trồng ngô, lúa nuôi con người.
đồng ý với bạn luôn nuôi con gì cũng phải chăm chút nó bạn ạ. khi nào bắt tay dự án kiếm 1 con gà và 1 chai rượu alo anh em đến tham khảo nhé hihi. chúc bạn vui.
 
Mình đang theo dõi tất cả các chủ đề nói về con bò trong diễn đàn này, mình thấy rất hay và bổ ích, cảm ơn những người đi trước đã chia sẻ kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình truyền lại cho người đi sau, mình là một trong những người đi sau, nói như vậy thôi chứ mình còn đang nghiên cứu thêm do điều kiện nơi mình ở hơi khắc nghiệt, mình chưa bắt tay vào nuôi. Nhưng chắc chắn mình sẽ nuôi, cảm ơn những người đã chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm của mình cho mọi người cùng nhau tiến bộ.
À, ngày trước mình có dịp đi công tác 1 thời gian ngoài Đảo Song Tử Tây- Trường Sa, ngoài đó cũng nuôi bò, ngoài đó cỏ ít lắm( có mỗi cái sân bóng đã là có ít cỏ ) do bề mặt đệm toàn san hô là chính, nhưng thấy bò vẫn béo khỏe bình thường, ngưòi ta thả bò đi hoang trên đảo, kiếm được cỏng cọ nào thì kiếm, nó ăn đủ thứ, món khoái nhất của nó là bìa giấy caton, nilon,(ngoài đó bìa caton thì nhiều) ăn tranh cả cám của heo, bộ đội ngoài này phơi quần áo nếu không để ý cũng bị chúng lôi đi và nhai một cách ngon lành, thậm chí nếu không đóng của còn bị chúng kéo nhau vào nhà gặm giấy tờ trên bàn.

Đây ảnh của mấy con bò đó đây, đây chỉ là mấy con thôi, chứ còn nhiều hơn nữa

--------

dsc01455c.jpg
 
Last edited:
À, ngày trước mình có dịp đi công tác 1 thời gian ngoài Đảo Song Tử Tây- Trường Sa, ngoài đó cũng nuôi bò, ngoài đó cỏ ít lắm( có mỗi cái sân bóng đã là có ít cỏ ) do bề mặt đệm toàn san hô là chính, nhưng thấy bò vẫn béo khỏe bình thường, ngưòi ta thả bò đi hoang trên đảo, kiếm được cỏng cọ nào thì kiếm, nó ăn đủ thứ, món khoái nhất của nó là bìa giấy caton, nilon,(ngoài đó bìa caton thì nhiều) ăn tranh cả cám của heo, bộ đội ngoài này phơi quần áo nếu không để ý cũng bị chúng lôi đi và nhai một cách ngon lành, thậm chí nếu không đóng của còn bị chúng kéo nhau vào nhà gặm giấy tờ trên bàn.

Nếu không phải do thiếu đói thì theo một số tài liệu chăn nuôi đó là hiện tượng của thiếu photpho - hiện tượng bò ăn bậy.
 
mình cũng nghe nói nhiều đến việc bò ăn rác nhưng vẫn béo mập, như ở thái nguyên gì đó bò chỉ ăn ở bãi rác tìm những thức ăn trong đó ăn cả bịch nilon nữa nhưng con bò vẫn mập ú. nhưng theo khuyến cáo thì chất lượng thịt của những con bò đó ko an toàn cho người sử dụng. có lẽ do chúng ăn những thức ăn thừa ở đó. nhưng cũng ăn luôn cả những hóa chất độc hại nữa . cũng có nhiều tranh luận về vấn đề này nhưng nói chung nhà nước đã cấm chăn thả ở những bãi rác đó.
ở ngoài đảo thì toàn cát với san hô nhưng bò vẫn mập có lẽ do đảo rộng nên chúng đi quanh ăn những lá cây, vì bò có thể ăn rất nhiều loại lá miễn ko độc thôi mà. chúng rất dễ ăn ko kén chọn có lẽ chúng ăn cả cây muống biển và bàng nữa. ở ngoài đo nhiều mà.

--------


Tỉ phú chăn bò


<tbody>
</tbody>
TTCT - Phóng khoáng, hồn nhiên và rất “chịu chơi”, ngày ngày lang thang rong ruổi sống đời du mục khắp những đồng cỏ cùng với những đàn bò cả trăm con, cuộc sống của họ tựa như những chàng cao bồi miền Viễn Tây trong phim Mỹ.
Nhưng họ đều có cơ ngơi bạc tỉ, có người được phong là “triệu phú đôla”, sở hữu những trang trại chăn nuôi bò, dê, heo rừng... khép kín qui mô lớn. Người ta gọi họ là những tỉ phú “cao bồi” mới nổi lên ở vùng biên giới Tân Biên, Tân Châu... (tỉnh Tây Ninh).
Qua khỏi thị xã Tây Ninh, đi về phía khu vực biên giới Tân Biên, Tân Châu... chừng hơn chục cây số là người ta có thể bắt gặp hàng loạt trang trại chăn nuôi bò mọc lên khắp nơi của những tỉ phú “cao bồi” vốn xuất thân là những nông dân địa phương. Trang trại nối tiếp trang trại. Những trang trại qui mô rộng từ vài chục đến cả trăm hecta với mô hình chăn nuôi, trồng trọt khép kín trải dài dọc theo các vùng đồi núi.
Trời vừa hừng sáng, hàng ngàn con bò rống vang trời, túa khắp nơi ra từ các trang trại, nhởn nha, thong dong dạo bước trên những đồng cỏ xanh mướt. Đi phía sau là những người đàn ông đội nón lá hay mũ rộng vành, mang ủng, quần da vừa đi vừa huýt sáo trông rất “ngang tàng”, “bất cần đời”.
Anh bạn người địa phương đi cùng nói với tôi rằng đừng vội nghĩ đó là những người chăn bò thuê cho chủ. “Họ đều là những ông chủ trang trại đồ sộ cả đấy. Nhưng họ lại vẫn thích làm những “cao bồi” nông dân đích thân đi chăn, dắt đàn gia súc của mình”. Mỗi người sở hữu một vài trang trại nhưng đều có một đặc điểm giống nhau là những nông dân khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Có người xuất phát chỉ có một, hai con bò làm vốn. Có người từng đi chăn bò thuê, sống rong ruổi trên lưng bò, lưng ngựa vùng đồi núi rừng rậm biên giới này.
Sau một thời gian tích lũy, dành dụm, bây giờ họ đã có được một trang trại riêng, cơ ngơi vài tỉ đồng. Họ vừa là chủ lại vừa tiếp tục đi chăn bò, thả bò trên những cánh đồng như ngày trước bởi quen với cuộc sống phóng khoáng, thoải mái của cuộc đời du mục.
Gió thổi thốc từng cơn xua đi cái nắng oi bức trên vùng thảo nguyên biên giới. Ông Nguyễn Văn Nghi, chủ một trại bò trên 100 con gần cửa khẩu Xamát, ngồi nhóm lại bếp lửa được kê tạm bợ bằng ba cục đá cạnh mái lều nơi đàn bò đang gặm cỏ dưới chân núi, nướng một cái đùi heo chuẩn bị cho bữa cơm trưa.
Khui chai rượu... XO mang lủng lẳng trong túi quần da, vừa rót mời tôi, ông cười khà khà, nói: “Nhiều người nói rằng cơ ngơi của tôi hiện nay đồ sộ như vậy sao còn đi chăn bò làm gì cho nhọc thân. Nhưng tôi yêu cuộc sống “cao bồi”, sống hồn nhiên giữa thiên nhiên, yêu cái thú rong ruổi trên những đồng cỏ mênh mông, những vùng núi, đồi hoang dã cùng với đàn bò như thế này mất rồi”.
Cũng giống như các trang trại bò thịt của các tỉ phú “cao bồi” khác, trại bò rộng trên 20ha của ông Nghi lúc nào cũng có trên 100 con bò được nuôi tại trại. Đàn bò được thả trên các cánh đồng trong trang trại và vùng núi, đồi xung quanh. Mỗi tháng trại bò của ông cung ứng vài chục con bò cho các lò mổ địa phương và thương lái khắp các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ.
Đó là chưa kể số bò từ Campuchia được ông mua về thuần dưỡng rồi bán lại cho thương lái trong nước cũng đem lại cho ông một mớ đôla hằng tháng. Ông Nghi cho biết chưa bao giờ thị trường mua bán bò thịt ở vùng biên giới Việt Nam - Campuchia tại khu vực Tây Ninh lại sôi động như hiện giờ. Chỉ riêng mỗi việc buôn bò thịt, bò giống xuyên biên giới, các chủ trại bò cũng kiếm được một khoản ngoại tệ kha khá rồi.
Vài tuần, ông Nghi lại khăn gói sang Campuchia chọn mua bò rồi dẫn về Việt Nam bổ sung vào trại. Cứ mỗi con bò đưa về Việt Nam, sau khi trừ các chi phí, ông lãi mỗi con 300.000-400.000 đồng. Ông còn sở hữu một trại bò khác trên đất... Campuchia. Chỉ riêng việc buôn bò, cung cấp bò cho thương lái ở vùng biên giới mỗi năm đem lại cho ông nguồn thu nhập bạc tỉ. Có người nói tính tài sản của ông bây giờ phải gọi ông là “triệu phú đôla” mới đúng. Nhồm nhoàm nhai cái đùi heo to tướng, tu chai rượu ừng ực, ông cười lớn, không công nhận cũng không phủ nhận lời nhận xét này.
Ít ai biết được cách đây năm năm, ông Nghi khởi nghiệp chỉ từ một con bò thịt. Ông phải vay mượn bạn bè để có tiền làm chuồng nuôi bò. Vừa nuôi bò, ông vừa nhận chăn bò thuê cho các chủ trại khác. Sau vài năm, qua mấy đợt cúm gia cầm, bò thịt ngày càng có giá. Nhờ biết xoay vòng đồng vốn, tăng dần số lượng bò, lại biết đường đi nước bước buôn bò xuyên biên giới, cơ ngơi của ông cứ phát triển dần lên như hiện nay. Bây giờ chỉ riêng số vốn bất động sản và cơ sở hạ tầng tại trại bò của ông cũng đã ngót nghét hơn 10 tỉ đồng.
Trong giới tỉ phú “cao bồi” ở vùng biên giới Tây Ninh, hầu như ai cũng nghe danh “đại gia” Lê Quang Thực, chủ trang trại Thanh Bình rộng trên 60ha ở xã Tân Đông, huyện Tân Châu. Ông Thực là nông dân lập nghiệp ở vùng Tân Châu từ khi nơi đây vẫn còn là rừng rậm. Ông tình nguyện dẫn vợ con đi khai phá đất rừng ở vùng biên giới. Cắc củm tiền bạc ông mua hai con bò thịt chăn nuôi dọc bìa rừng rồi đắp đường, lấp suối trồng cao su, măng lục trúc... Chỉ hơn sáu năm nhờ biết nhân giống đàn gia súc, khai phá trồng trọt trên đất hoang, ông đã có một trang trại với cả trăm con bò, đồng thời còn nuôi thêm cả đà điểu, heo rừng, dê... Chỉ riêng trang trại chăn nuôi, trồng trọt của ông đã có người trả giá 30-40 tỉ đồng.
Đã gần 70 tuổi nhưng ông Thực vẫn còn rất khỏe, “rất chịu chơi”, cũng thích được phóng khoáng, tự do rong ruổi trên đồng cỏ như những tỉ phú “cao bồi” khác. Hằng ngày, đội chiếc nón lá, bộ đồ “cao bồi”, ông lang thang khắp trang trại cùng với đàn gia súc. Sau khi xong việc, tỉ phú này lại thay bộ đồ “cao bồi” rất mướt, tự lái chiếc xe hơi bốn chỗ mới cáu đi thăm bạn bè.
Trong trang trại của ông có cả tủ rượu, phòng karaoke để thư giãn với những bản tình ca du mục. Ông Thực bảo với tôi rằng niềm hạnh phúc lớn nhất của cuộc sống “cao bồi” nơi thảo nguyên của ông là đã dành dụm được ít vốn cho mấy người con đi du học nước ngoài.
Theo số liệu của UBND tỉnh Tây Ninh, phong trào chăn nuôi bò, chủ yếu là bò thịt, tăng nhanh trong khoảng năm năm trở lại đây. Tổng đàn bò của tỉnh hiện đạt khoảng 100.000 con. Các huyện có đàn bò thịt phát triển nhanh theo dạng qui mô trang trại là Tân Biên, Tân Châu, Trảng Bàng, Dương Minh Châu..., vốn từng được mệnh danh là những “vùng đất chết” trong những năm chiến tranh với hàng trăm trang trại thi nhau mọc lên ở mỗi huyện.
Qui mô mỗi trang trại rộng từ 5, 10 đến cả trăm hecta, nuôi từ 100-200 con bò và các loại gia súc khác cùng với việc trồng các loại cây ăn trái. Chủ những trang trại này phần lớn đều là nông dân nghèo ở địa phương đã vươn lên trở thành tỉ phú trong những năm gần đây.
Phương thức chăn nuôi bò thịt ở Tây Ninh được triển khai là người nông dân bỏ vốn lập các trang trại vừa làm nơi thả bò, trồng cỏ, làm cơ sở hạ tầng. Nhờ qui trình trang trại khép kín nên con bò thịt đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nông dân.
Hầu hết những người nuôi bò thịt ở Tây Ninh đều “trúng” lớn. Bò ở Tây Ninh do được nuôi dưỡng tốt, lai lịch rõ ràng nên được các chủ trang trại, thương lái tận Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp... đến “săn lùng”, đẩy giá bò thịt ở đây tăng cao.
Trong năm 2005, tổng sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng của tỉnh đạt trên 3.500 tấn, ước đến cuối năm 2006 sản lượng lên đến 4.100 tấn; trong đó hơn một nửa được xuất ra ngoài tỉnh và xuất khẩu. Nhiều chủ trang trại bước đầu đã đứng ra ký kết xuất được thịt bò sang các nước châu Âu và Đông Nam Á.
Đồng thời, nhờ sát biên giới với Campuchia, việc mua bán, trao đổi con giống, bò thịt của các chủ trang trại giữa hai bên khá nhộn nhịp. Ông Nghi bảo khá nhiều tỉ phú đã nghĩ đến chuyện hợp tác với người Campuchia đầu tư những trại bò qui mô lớn tại Campuchia như ông. Ông biết có người đã đầu tư cả hai trại bò lớn trị giá hơn 1 triệu đôla ở bên kia biên giới nhưng không công khai “thừa nhận” vì sợ bị dòm ngó và cũng không muốn ai biết tài sản thật của mình.
Lẽ đương nhiên, người chăn nuôi lãi gấp ba, gấp bốn lần so với số vốn bỏ ra lúc đầu nên ngày càng có nhiều tỉ phú xuất hiện. Nhưng không giống như những nơi khác, khá nhiều tỉ phú “cao bồi” là nông dân ở vùng biên giới này lại vẫn thích gắn bó với công việc tự chăn thả đàn bò của mình như một niềm vui, đam mê của những “cao bồi” thực thụ.
Nguyễn Hoàng Đức - anh bạn đi cùng tôi là dân địa phương, cũng có một trại bò 40 con ở Tân Biên do anh tự chăn thả mỗi ngày - nói rằng ngoài thế hệ “cao bồi” thành đạt lớn tuổi, còn có một lớp “cao bồi” trẻ cũng đang gắn với đàn bò, với trang trại giống như anh. “Đừng lấy làm lạ khi ban đêm ghé vào một quán bar nào đó ở vùng cửa khẩu bên kia biên giới, bạn bắt gặp những chàng “cao bồi” ban ngày chăn thả gia súc, tối tối cũng mũ rộng vành, giải trí nhâm nhi bên ly rượu, thả hồn theo những điệu nhạc digan sôi động”. Bởi vì dù là “cao bồi” ở đâu đi chăng nữa nhưng một khi đã gắn với đồng cỏ, với đàn bò thì phải biết sống hồn nhiên và lãng mạn.
các bạn nghĩ chúng ta có thể làm đc như họ không?


<tbody>
</tbody>

<tbody>
</tbody>

ước mơ giản dị nhỉ hihi
 
Last edited:
Kỹ thuật vỗ béo

Mình có thắc mắc thế này, mong các bạn góp ý:
- Tại sao chúng ta chỉ tiến hành vỗ béo bò trước khi bán, khi bò đã trên 18 tháng tuổi? Sao chúng ta không tiến hành ngay từ khi bò mới cai sữa? Như vậy bò sẽ tăng trọng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi.
- Rỉ mật đường sử dụng như thế nào cho hiệu quả nhất? Trộn vào thức ăn tinh hay cỏ tươi? hoặc cách nào khác?
- Cỏ VA06 có Protein tổng số (CP) là bao nhiêu? Theo tài liệu của GS.TS Đinh văn Cải thì CP của cỏ trung bình là 2%, nhưng theo kết quả thực nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ thì CP là 12.67%, còn Trung tâm khuyến nông TP.HCM là 12.86%, còn theo Cục chăn nuôi thì nó là 4.6%. Vậy con số nào là đáng tin cậy.
Rất mong nhận được các ý kiến của các bạn về vấn đề này.
Chúc các bạn mọi việc thành công.
 


Back
Top