Thủy canh - Trồng cây không cần đất

Thủy Canh - Trồng cây không cần đât

Thủy canh thường được định nghĩa như là "Trồng cây trong nước". Tuy nhiên do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là " trồng cây không sử dụng đất".
Từ nhiều thế kỷ trước ở vunAmmaaazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, người xưa đã biết sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác. Sau đó các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng cây trên môi trường dung dịch dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và gọi là "nuôi cấy dinh dưỡng".
Năm 1929, William F. GoGGoricke đã thàn công trong việc trồng cây cà chua đạt kích thước 7,5 m trong dịch dinh dưỡng. Ông gọi hệ thống mới này là "thủy canh" ("Hydroponic" - theo tiếng Hy Lạp, hydros là 'nước" và ponos là "làm việc"). Từ đó, thủy canh được ứng dụng và phát triển rộng rãi, và mở rộng thành các phương pháp trồng cây trên môi trường rắn trơ sử dụng dung dịch dinh dưỡng.

hydroponic-lettuce-in-beaker-thumb3.jpg


Việc trồng cây không có đất thật sự đem lại rất nhiều thuận lợi. Khi sử dụng một môi trường sạch khuẩn và không phải lo lắng đến việc trừ cỏ dại, trừ sâu và các côn trùng có hại trong đất. Hơn nữa khi dùng kỹ thuật thủy canh, cây trồng sẽ có được môi trường sống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Do vậy cây sẽ sinh truỏng và phát triển nhanh hơn, việc canh tác cũng đơn giản hơn đối với cây rau và hoa. Một thuânnj lợi lớn của kỹ thuật thủy canh là cho phép thiết lập hệ thống nuôi trồng tự động. Khi sử dụng hệ thống tự động, người làm vườn có thể linh hoạt được thời gian chăm sóc cây trồng.
Trong tương lai, khi dân số ngày một gia tăng, đời sống được nâng cao, đất đai trở nên khan hiếm, thì kỹ thuật thủy canh dần dần thay thế phương pháp trồng trọt truyền thống. Vì không những mang lại món lợi nhuận không lồ cho ngành nông nghiệp, kỹ thuật này còn giúp giữ gìn môi trường được trong sạch, đây chính là mục tiêu được coi trọng hàng đầu để góp phần năng cao chất lượng cuộc sống của con người.
---------------
Đây là một bài giới thiệu về thủy canh để mọi người tham khảo và đóng góp ý kiến. Em nghĩ rằng muốn tìm hiểu về thủy canh thì trước tiên mình phải biết thủy canh là gì và tại sao phải tìm hiểu về thủy canh. Nếu có thời gian rãnh em sẽ post từ từ các kiến thức cơ bản về thủy canh mà em biết cho đến những tài liệu thủy canh chuyên dụng trồng các loại cây đơn giản. Em là một người đam mê thủy canh nên em rất hy vọng càng ngày sẽ càng có nhiều người có niềm đam mê như em.
Thân!
---------------
* Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh:
- Không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi cũng như tại gia đình sân thượng, balcon.
- Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới.
- Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ,
- Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.
- Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.
- Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất. Giàu dinh dưỡng và tươi ngon.
- Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
- Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già trẻ em đều ó thể tham gia hiệu quả

* Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh
- Vốn đầu tư ban đầu cao do chí phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, chi phí này không phải là cao so với những chi phí phải trả để diệt sâu bệnh và côn trùng, thuê nhân công. Hơn nữa các máy móc thiết bị được tái sử dụng nhiều lần nên chỉ tốn chi phí đầu tư cho ban đàu.
- Đòi hỏi trình độ chuyên mộ kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này gây trở ngại cho việc đưa phương pháp thủy canh mở rộng đại trà.
- Trong quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, thực vật làm thay đổi độ pH trong dung dịch thủy canh. Do đó, cần phải điều chỉnh pH mồi ngày. Giá trị pH tối thích từ khoảng 5.8 - 6.5. giá trị pH càng chênh lệch khỏi khoảng này thì mức độ ảnh hưởng không tốt lên hệ thống thủy canh càng lơn.
- Ngoài ra, những yếu tố thay đổi đột ngột môi trường cũng như việc cung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng có thể gây ra những triệu chứng rối loạn sinh lý ở cây (như hiện tượng thối quả cà chua, nứt quả cà chua).
 


Last edited by a moderator:
Chào anh Thuy-canh!
em hiện tại đang cần tìm tài liệu về lịch sử của thủy canh, vô tình đọc được bài của anh....hic!em mừng rơi cả nước mắt....hình như bài này anh tự dịch phải không? nếu anh có file của bài này anh có thể share cho em được không vậy?
nếu được anh có thể gửi cho em qua mail này: doantrang511@gmail.com
cảm ơn anh về bài viết rất hay và chờ tin anh.:)

Thưa bạn,
Tôi rất vui khi đọc mấy dòng của bạn.
Đúng, đây là những bài tôi dịch trong các tài-liệu tôi có. Bạn tìm tài-liệu như vậy rất là hay. Để tôi tìm thì giờ dịch tiếp cho bạn. Sau nữa, ngày trước, tôi mày mò hết sức cực nhọc, đó là chưa kể, không phải tài-liệu nào cũng hay. Đọc rồi thể nghiệm, sẽ thấy nhiều tác-giẩ rất dõm. Họ góp nhặt mỗi nơi 1 chút, viết sách hoặc để có danh, hoặc vì canh me phong-trào đang lên, bán sách kiếm tiền. Tôi sẽ cố giúp bạn, những gì có thể. Tôi sẽ tránh cho bạn các sai lầm trước đây khi tự mày mò thực-nghiệm, tốn thì giờ, tiền bạc lắm.
Nhưng hiện tôi còn "món nợ" về vụ bệnh-hoạn. Bệnh đến nỗi tôi phải ngưng trồng. Bây giờ chết đi sống lại, tôi thấy có bổn-phận thưa lại với bà con cái phương-pháp giản-dị mà thần kỳ đó.
Riêng với thủy-canh, như tôi đã thưa trên, tôi sẽ cố tiếp tay với bạn.
Thân.
 


chào anh Thuy-canh!
Nhận được trả lời của anh mà em vui quá chừng....nói thật với anh là hiện tại em đang làm luận văn tốt nghiệp về thủy canh cây xà lách trồng trên nhiều công thức dinh dưỡng khác nhau-->từ đó tìm xem môi trường nào thích hợp cho cây xà lách phát triển....
Hiện tại em đang tìm tài liệu để làm phần tổng quan của khóa luận...may mắn sao là lại tìm thấy được bài của anh dịch, mà lại dịch hay và chi tiết nữa chứ.....thật sự em rất muốn lấy tài liệu của anh dịch làm phần tổng quan khóa luận của em nhưng mà gặp chút xíu vấn đề....:( đó là em không biết được nguồn tài liệu tham khảo chính xác là của tác giả nào, ......vì vậy nếu được anh có thể share cho em bản tiếng anh mà anh dịch để em có thể thu thập đầy đủ nội dung cũng như về phần tài liệu tham khảo.....
Quả thật nếu như lấy bài của anh, em thấy có phần áy náy là vì không do chính bản thân mình tự dịch...nên vì thế nếu được sự đồng tình của anh, em cảm ơn anh rất nhiều.
 
Bạn Quái-,
Có điều nầy, tôi cần phải nói trước với bạn, tôi không muốn bạn thất-vọng! Đó là, bạn có biết người đang gõ trao đổi với bạn :
- Chưa từng được học ở 1 trường Canh-nông nào,
- Chưa từng biết ngưỡng cửa của Trường Đại-học nó ra làm sao hết, không?

Tôi chỉ có chút kinh-nghiệm, và chỉ có thể trao đổi với nhau trong cái giới-hạn đó của tôi. Không thể đi xa hơn.
Luận-văn tốt-nghiệp của bạn ở cấp nào vậy? Đại-học hay Hậu Đại-học?

Thủy-canh có nhiều tác-giả lắm. Chỉ có 1 vài vị mà tôi thích thôi. Nếu muốn tham-khảo về NFT thì bạn tìm Tiền-sĩ Allen Cooper. Ông nầy từ một trường đại-học Anh, bỏ ra 15 năm, chỉ làm 1 luận-án về Nutrient Film Technique thôi, thì thiên-hạ tôn ổng là sư-tổ cũng phải, bạn há! Một ông nữa, Tiến-sĩ Ward Resh thì chuyên-trị về thủy-canh của các vùng khác nhau trên thế-giới. Các đại nộng-trường trồng thủy-canh thường rước sư-phụ nầy. Nếu chưa đọc, thì bạn đọc thử.
Khả-năng Anh-văn tôi rất giới-hạn, nhưng vì say mê thủy-canh, nên để hiểu được, tôi làm củ mèm hết 1 cuốn tự-điển! Đổi lại, tôi được những năm say mê thực-hành, không chán. Nhưng tôi lưu-ý bạn : Dân thủy-canh, là những người trẻ tuổi....mà tóc bạc ! đó nhé !
Nếu bạn chưa kiếm được sách, tôi sẽ cố dịch tiếp cho bạn đọc. Được hôn?

Tôi có lần trồng một ít cải, cải diếp (lettuce, không biết tôi gọi cải diếp có đúng không? Trao đổi với bạn, tôi có sai, sẽ rất thường sai, bạn sửa tôi ngay, bạn nhé! Không có gì là tự-ái đâu! Sai không biết để sửa lại, mới tai-hại).
Nhìn địa-chỉ bạn đến từ Huế. Nóng lắm! Vậy bạn nên tìm loại cây khác làm luận-văn tốt-nghiệp. Nhưng nếu bạn "kết" cây xà lách, thì cứ trồng. Bạn thêm 1 chi-tiết nầy vào luận-văn của bạn :
- Nhiệt-độ môi-trường (không-khí và dung-dịnh) không được cao hơn 28oC, để tránh tình-trạng cây cải sẽ trỗ ngồng (xòe ra, trỗ bông) rất sớm, không bó đầu lại được.
- Khi cải bó đầu, tuyệt-đối tránh không cho nước nhỏ vào đầu cải, sẽ bị thúi.

Tôi không biết bạn bao nhiêu tuổi, trong Topic nầy, bạn có thấy thainguyen và ntx123 không? Những sinh-viên năng-nổ. Đối với tôi, những bạn trẻ đó là hy-vọng, là những gởi gấm mà thế-hệ chúng tôi không làm được. Nếu bạn không còn trẻ, thì khích-lệ họ. Nếu bạn trẻ như họ, thì tôi nhìn bạn để hy-vọng bạn sẽ học được, làm được những cái chúng tôi ao ước.
Thân.
 
Last edited:
Có đất dụng võ cho anh em ham thích thủy canh đây, bác nào có đủ tâm huyết với nghề thì qua gặp em:
anhso-38_ns.jpg
 
Bạn Quái-,
Có điều nầy, tôi cần phải nói trước với bạn, tôi không muốn bạn thất-vọng! Đó là, bạn có biết người đang gõ trao đổi với bạn :
- Chưa từng được học ở 1 trường Canh-nông nào,
- Chưa từng biết ngưỡng cửa của Trường Đại-học nó ra làm sao hết, không?

Tôi chỉ có chút kinh-nghiệm, và chỉ có thể trao đổi với nhau trong cái giới-hạn đó của tôi. Không thể đi xa hơn.
Luận-văn tốt-nghiệp của bạn ở cấp nào vậy? Đại-học hay Hậu Đại-học?

Thủy-canh có nhiều tác-giả lắm. Chỉ có 1 vài vị mà tôi thích thôi. Nếu muốn tham-khảo về NFT thì bạn tìm Tiền-sĩ Allen Cooper. Ông nầy từ một trường đại-học Anh, bỏ ra 15 năm, chỉ làm 1 luận-án về Nutrient Film Technique thôi, thì thiên-hạ tôn ổng là sư-tổ cũng phải, bạn há! Một ông nữa, Tiến-sĩ Ward Resh thì chuyên-trị về thủy-canh của các vùng khác nhau trên thế-giới. Các đại nộng-trường trồng thủy-canh thường rước sư-phụ nầy. Nếu chưa đọc, thì bạn đọc thử.
Khả-năng Anh-văn tôi rất giới-hạn, nhưng vì say mê thủy-canh, nên để hiểu được, tôi làm củ mèm hết 1 cuốn tự-điển! Đổi lại, tôi được những năm say mê thực-hành, không chán. Nhưng tôi lưu-ý bạn : Dân thủy-canh, là những người trẻ tuổi....mà tóc bạc ! đó nhé !
Nếu bạn chưa kiếm được sách, tôi sẽ cố dịch tiếp cho bạn đọc. Được hôn?

Tôi có lần trồng một ít cải, cải diếp (lettuce, không biết tôi gọi cải diếp có đúng không? Trao đổi với bạn, tôi có sai, sẽ rất thường sai, bạn sửa tôi ngay, bạn nhé! Không có gì là tự-ái đâu! Sai không biết để sửa lại, mới tai-hại).
Nhìn địa-chỉ bạn đến từ Huế. Nóng lắm! Vậy bạn nên tìm loại cây khác làm luận-văn tốt-nghiệp. Nhưng nếu bạn "kết" cây xà lách, thì cứ trồng. Bạn thêm 1 chi-tiết nầy vào luận-văn của bạn :
- Nhiệt-độ môi-trường (không-khí và dung-dịnh) không được cao hơn 28oC, để tránh tình-trạng cây cải sẽ trỗ ngồng (xòe ra, trỗ bông) rất sớm, không bó đầu lại được.
- Khi cải bó đầu, tuyệt-đối tránh không cho nước nhỏ vào đầu cải, sẽ bị thúi.

Tôi không biết bạn bao nhiêu tuổi, trong Topic nầy, bạn có thấy thainguyen và ntx123 không? Những sinh-viên năng-nổ. Đối với tôi, những bạn trẻ đó là hy-vọng, là những gởi gấm mà thế-hệ chúng tôi không làm được. Nếu bạn không còn trẻ, thì khích-lệ họ. Nếu bạn trẻ như họ, thì tôi nhìn bạn để hy-vọng bạn sẽ học được, làm được những cái chúng tôi ao ước.
Thân.

Cố gắng lên Thủy Canh !
Có lẽ tôi và bác cũng là người cùng 1 thế hệ ... Qua đọc bài của bác, tôi hiểu và cảm thông với bác !

Tôi cũng đọc qua nhiều bài viết của bác, rất cảm phục bác vì 1 người bệnh tật như bác nhưng lại rất tâm huyết vì thế hệ trẻ và vì một cộng đồng . Hiện nay tôi cũng đang cố gằng thực hiện việc thủy canh này, ngoại ngữ tôi lại rất xoàng nên gặp không ít khó khăn khi đọc các bài viết của các bạn ở các trang ngoại quốc . Nhất là tôi lại đang làm cái việc tham khảo các thông tin trái với chuyên ngành mà tôi được đào tạo nên việc đọc hiểu đó lại càng khó khăn hơn !

Rất hy vọng rằng bác sẽ giúp cho anh em chúng tôi có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa !

Chúc bác sức khỏe và thêm nhiều bản lĩnh để đối mặt với bệnh tật !

Thân !
 
Bạn Quái-,
Có điều nầy, tôi cần phải nói trước với bạn, tôi không muốn bạn thất-vọng! Đó là, bạn có biết người đang gõ trao đổi với bạn :
- Chưa từng được học ở 1 trường Canh-nông nào,
- Chưa từng biết ngưỡng cửa của Trường Đại-học nó ra làm sao hết, không?

Tôi chỉ có chút kinh-nghiệm, và chỉ có thể trao đổi với nhau trong cái giới-hạn đó của tôi. Không thể đi xa hơn.
Luận-văn tốt-nghiệp của bạn ở cấp nào vậy? Đại-học hay Hậu Đại-học?

Thủy-canh có nhiều tác-giả lắm. Chỉ có 1 vài vị mà tôi thích thôi. Nếu muốn tham-khảo về NFT thì bạn tìm Tiền-sĩ Allen Cooper. Ông nầy từ một trường đại-học Anh, bỏ ra 15 năm, chỉ làm 1 luận-án về Nutrient Film Technique thôi, thì thiên-hạ tôn ổng là sư-tổ cũng phải, bạn há! Một ông nữa, Tiến-sĩ Ward Resh thì chuyên-trị về thủy-canh của các vùng khác nhau trên thế-giới. Các đại nộng-trường trồng thủy-canh thường rước sư-phụ nầy. Nếu chưa đọc, thì bạn đọc thử.
Khả-năng Anh-văn tôi rất giới-hạn, nhưng vì say mê thủy-canh, nên để hiểu được, tôi làm củ mèm hết 1 cuốn tự-điển! Đổi lại, tôi được những năm say mê thực-hành, không chán. Nhưng tôi lưu-ý bạn : Dân thủy-canh, là những người trẻ tuổi....mà tóc bạc ! đó nhé !
Nếu bạn chưa kiếm được sách, tôi sẽ cố dịch tiếp cho bạn đọc. Được hôn?

Tôi có lần trồng một ít cải, cải diếp (lettuce, không biết tôi gọi cải diếp có đúng không? Trao đổi với bạn, tôi có sai, sẽ rất thường sai, bạn sửa tôi ngay, bạn nhé! Không có gì là tự-ái đâu! Sai không biết để sửa lại, mới tai-hại).
Nhìn địa-chỉ bạn đến từ Huế. Nóng lắm! Vậy bạn nên tìm loại cây khác làm luận-văn tốt-nghiệp. Nhưng nếu bạn "kết" cây xà lách, thì cứ trồng. Bạn thêm 1 chi-tiết nầy vào luận-văn của bạn :
- Nhiệt-độ môi-trường (không-khí và dung-dịnh) không được cao hơn 28oC, để tránh tình-trạng cây cải sẽ trỗ ngồng (xòe ra, trỗ bông) rất sớm, không bó đầu lại được.
- Khi cải bó đầu, tuyệt-đối tránh không cho nước nhỏ vào đầu cải, sẽ bị thúi.

Tôi không biết bạn bao nhiêu tuổi, trong Topic nầy, bạn có thấy thainguyen và ntx123 không? Những sinh-viên năng-nổ. Đối với tôi, những bạn trẻ đó là hy-vọng, là những gởi gấm mà thế-hệ chúng tôi không làm được. Nếu bạn không còn trẻ, thì khích-lệ họ. Nếu bạn trẻ như họ, thì tôi nhìn bạn để hy-vọng bạn sẽ học được, làm được những cái chúng tôi ao ước.
Thân.

:5^: chào anh thuy-canh!
em đang làm khóa luận tốt nghiệp đại học thui....đúng là em gặp khó khăn trong việc trồng cây xà lách...hic!do nhiệt độ ở huế cao quá nên cây lên trông rất tội, em trồng được 15 ngày mà cây chỉ cao có 7 cm, lá to nhưng thân lại nhỏ. Hiện tại em đang trồng xà lách xoắn, hình như có vẻ không ổn nên em đang chuyển sang một xà lách khác, người dân thường gọi là xà lách mỡ.
nói chung thì đề tài tốt nghiệp của em chỉ là một mảng nhỏ, đề tài là do giáo viên hướng dẫn đưa và em thấy thích về lĩnh vực thủy canh nên cũng muốn tham gia làm thử nhằm tích lũy kinh nghiệm cho mình khi ra trường để tự xây dựng cho mình mô hình thủy canh. Tuy nhiên, nói anh đừng cười....thích thủy canh đã lâu nhưng em cũng chỉ mới thật sự bước vào thế giới thủy canh chỉ mới 2 tháng thôi nên kiến thức của em rất hạn hẹp.
Lần này em chuyển sang đối tượng khác thấy chúng phát triển hơn....Ngày 17-4 này là cây xà lách xoắn em trồng được 20 ngày, em sẽ post hình lên cho mọi người nhận xét.....thật sự nhìn chúng em chỉ muốn rơi nước mắt vì em chỉ còn hơn một tháng nữa là khóa đề tài rồi....nên em rất lo lắng mình sẽ bị thất bại và không có kết quả.
Còn câu nói của anh"Có điều nầy, tôi cần phải nói trước với bạn, tôi không muốn bạn thất-vọng! Đó là, bạn có biết người đang gõ trao đổi với bạn :
- Chưa từng được học ở 1 trường Canh-nông nào,

- Chưa từng biết ngưỡng cửa của Trường Đại-học nó ra làm sao hết, không?"

Câu này của anh hình như quá khiêm tốn thì phải, cho là anh chưa học đại học đi nhưng chắc anh sẽ hơn em một phần đó là ĐAM MÊ, NHIỆT HUYẾT cái mà sinh viên còn non nớt như em vẫn chưa tìm ra hoặc cũng chưa gọi là yêu thích thật sự.
Chúng em học nhiều, biết lý thuyết nhiều có thể giải thích nhiều thứ nhưng chúng em vẫn chưa được ra thực tế nhiều và làm nhiều. Vừa rồi may em ra ruộng gặp những cô bác nông dân nói về đặc tính của mấy cây xà lách nên em đã thay giống khác dễ trồng hơn và có mua mấy cây con của họ đang trồng cho vào thùng trồng thủy canh luôn....hi hi! mới đầu héo nhưng sau đang dần tươi trở lại...và đang phát triển.
Em đã đọc hết phần lịch sử thủy canh của anh rùi và em thấy như vậy đối với phần tổng quan thì như vậy là đủ....nếu anh dịch thêm thì quá tốt rùi....nhưng e muốn anh gửi tài liệu tiếng anh mà anh cho là hay, em cũng muốn tăng khả năng vốn anh văn của mình ........
Cảm ơn anh đã đọc đến tận những dòng cuối.............:)

 
Vậy thì tôi gọi cháu xưng chú chắc cũng không sai lắm. Monster gọi tôi tên Trung cũng được. Sách thi làm sao chuyển, tôi lại không có máy Scan, mà scan xong cũng không gởi được, không biết gởi. Phải chi gởi được, bạn sẽ đọc thẳng, không qua người dịch. Đọc qua người dịch chẳng khác nào như ăn cơm nhai lại, hay ăn gạo sống. Có khi chán lắm. Hay bạn cứ tìm các tác-giả đó trước, được hay không, mình sẽ bàn sau. Nhé!
 

Bác Thuycanh, bác cho em đổi xưng hô lại luôn nha! Xưng hô bằng cháu và bác nha. Như vậy mới thể hiện được sự tôn trọng đối với bác hihi
 
Chào chú!
Bữa giờ cháu thất lễ gọi chú bằng "anh" cho cháu xin lỗi...hic! chỉ lo đọc thông tin về thủy cnah nên không để ý về thông tin người viết...cháu quá thất lễ......Nếu chú cảm thấy khi nào thật rảnh rỗi và khỏe , chú không phiền edit lại các bài viết lịch sử thủy canh bắt đầu từ trang 1 được không vậy? cháu chỉ mong chú chèn thêm vào những thông tin chú dịch từng đoạn là của tác giả nào, tên cuốn sách, năm xuất bản...vậy được không chú...?
Hèn chi cháu tìm nhiều thông tin trên mạng nhưng lại không tìm được nhiều thông tin hay như chú có.
Nếu chú không muốn tiết lộ tên cuốn sách chú đọc trên diễn đàn chú có thể gửi qua mail cho cháu cũng được(doantrang511@gmail.com).
Để chú không phải mất công quay lại đọc từ trang 1, cháu đã tóm gọn các phần chú post lên thành chung một bản dưới đây:
<link rel="File-List" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Ctrang%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><link rel="Edit-Time-Data" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Ctrang%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_editdata.mso"><!--[if !mso]> <style> v\:* {behavior:url(#default#VML);} o\:* {behavior:url(#default#VML);} w\:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} </style> <![endif]--><o:smarttagtype namespaceuri="urn:schemas-microsoft-com<img src=" images="" smilies="" ohmy.gif="" border="0" alt="" title=":eek:" smilieid="2" class="inlineimg"></o:smarttagtype> LỊCH SỬ THỦY CANH<o:p></o:p>
Thủy canh thường được định nghĩa như là "Trồng cây trong nước". Tuy nhiên do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là " trồng cây không sử dụng đất".
Từ nhiều thế kỷ trước ở vunAmmaaazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, người xưa đã biết sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác. Sau đó các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng cây trên môi trường dung dịch dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và gọi là "nuôi cấy dinh dưỡng".
Năm 1929, William F. GoGGoricke đã thàn công trong việc trồng cây cà chua đạt kích thước 7,5 m trong dịch dinh dưỡng. Ông gọi hệ thống mới này là "thủy canh" ("Hydroponic" - theo tiếng Hy Lạp, hydros là 'nước" và ponos là "làm việc"). Từ đó, thủy canh được ứng dụng và phát triển rộng rãi, và mở rộng thành các phương pháp trồng cây trên môi trường rắn trơ sử dụng dung dịch dinh dưỡng.
Việc trồng cây không có đất thật sự đem lại rất nhiều thuận lợi. Khi sử dụng một môi trường sạch khuẩn và không phải lo lắng đến việc trừ cỏ dại, trừ sâu và các côn trùng có hại trong đất. Hơn nữa khi dùng kỹ thuật thủy canh, cây trồng sẽ có được môi trường sống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Do vậy cây sẽ sinh truỏng và phát triển nhanh hơn, việc canh tác cũng đơn giản hơn đối với cây rau và hoa. Một thuânnj lợi lớn của kỹ thuật thủy canh là cho phép thiết lập hệ thống nuôi trồng tự động. Khi sử dụng hệ thống tự động, người làm vườn có thể linh hoạt được thời gian chăm sóc cây trồng.
Trong tương lai, khi dân số ngày một gia tăng, đời sống được nâng cao, đất đai trở nên khan hiếm, thì kỹ thuật thủy canh dần dần thay thế phương pháp trồng trọt truyền thống. Vì không những mang lại món lợi nhuận không lồ cho ngành nông nghiệp, kỹ thuật này còn giúp giữ gìn môi trường được trong sạch, đây chính là mục tiêu được coi trọng hàng đầu để góp phần năng cao chất lượng cuộc sống của con người.
---------------<o:p></o:p>
1.1Quá-khứ

Từ xa xưa, vườn treo Babylon, vườn nổi Aztecs của Mexico … và hàng mấy thế-kỷ trước niên-lịch người Ai-cập cũng đã trồng cây trong nước rồi!


Những thử-nghiệm được ghi lại của khoa-học-gia người Bỉ Jan Van Helmont năm 1600 cho thấy cây nhận nhiều chất từ nước. Ông trồng một cây liễu nặng 2kg trong một ống đựng 180 kg đất khô, được che-chắn cẩn-thận dể chắc-chắn rằng không có bất cứ gì khác sẽ được thêm vào, kể cả bụi bặm. Ông tưới bằng nưóc mưa và nuôi trồng cây liễu nầy suốt 5 năm. Rồi ông đem cây và đất ra cân. Cây tăng trọng-lượng đáng kể : 135 kg. Trong khi đất nhẹ đi mất 60 gram! Ông xác-nhận điều được cho rằng cây nhận chất bổ từ nước là đúng. Nhưng ông không nhận thấy rằng cây cũng nhận oxy và carbon dioxide từ không-khí nữa…


99 năm sau, John Wơdward, một người Anh lập lại thí-nghiệm trên nhưng bằng nhiều ống, mỗi ống đựng một số lượng đất nhiều ít khác nhau. Kết-qủa các cây trong các chậu có nhiều đất phát-triển nhiều hơn chậu ít đất. Do đó ông kết-luận rằng cây lớn lên do phần lớn các chất hút từ đất chớ không phải chỉ riêng từ nưóc.


Cuộc nghiên-cứu tiếp-tục, mục-đích biết rõ thêm tên các chất mà cây cần để tăng-trưởng. Các kỹ-thuật tìm tòi càng lúc càng phức-tạp trong lãnh-vực hóa-học. Mãi đến giữa thế-kỷ 19, một nhà hóa-học người Pháp Boussingault (1851) đã cho ra kết-qủa là cây cần chủ-yếu là nước, trong đó có hydrogen và oxygen cùng với carbon từ khí trời công với nitrogen và một số khoáng-tố.


Cuộc tìm kiếm không ngừng. Các nhà khảo-cứu sau đó đã có thể trình-diễn cho thấy cây tăng-trưởng trong gía-thể trơ (không chứa bất cứ chất gì). Gía-thể trơ nầy được làm ẩm bằng nước có pha các khoáng-tố cây cần.


Người ta còn đi xa hơn bằng cách hoàn-toàn không dùng một chút giá-thể nào mà chỉ cung-cấp cho cây dung-dịch nước pha các khoáng-tố theo nhu-cầu của cây mà thôi. Thành-đạt nầy do bởi hai khoa-học gia người Đức, Sachs (1860) và Knop (1861). Đây là khởi-thủy của phương-pháp trồng cây bằng dung-dịch dinh-dưởng, tiền-thân của phương-pháp thủy-canh ngày nay.
<o:p></o:p>
Theo như kết-qủa của những cuộc nghiên-cứu sớm sủa trên, người ta có thể thực-nghiệm để thấy rằng cây cối tăng-trưởng bình-thưòng bằng cách nhúng rễ vào trong nước có pha các khoáng-tố : nitrogen (N), phosphorus (P), sulfur (S), potassium (K), calcium (Ca) and magnesium (Mg) là những chất được xem như là thành-tố chính dinh-dưởng cây, ngoài ra còn có thêm một số chất khác, tuy chỉ cần một lượng nhỏ, gọi là tế-nguyên (hay vi-lượng) nhưng cây rất cần để phát-triển mạnh. Đó là sắt (Fe), Chlorine (Cl), manganese (Mn), boron (
clip_image001.gif
, kẽm (Zn), đồng (Cu) và molybdenum (Mo).
<!--[if gte vml 1]><v:shapetype id="_x0000_t75" coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"> <v:stroke joinstyle="miter"/> <v:formulas> <v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"/> <v:f eqn="sum @0 1 0"/> <v:f eqn="sum 0 0 @1"/> <v:f eqn="prod @2 1 2"/> <v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"/> <v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"/> <v:f eqn="sum @0 0 1"/> <v:f eqn="prod @6 1 2"/> <v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"/> <v:f eqn="sum @8 21600 0"/> <v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"/> <v:f eqn="sum @10 21600 0"/> </v:formulas> <v:path o:extrusionok="f" gradientshapeok="t" o:connecttype="rect"/> <o:lock v:ext="edit" aspectratio="t"/> </v:shapetype><v:shape id="_x0000_i1025" type="#_x0000_t75" alt="" style='width:15pt; height:15pt'> <v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\trang\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.gif" o:href="lcihsuthuyacanh_files/cool.gif"/> </v:shape><![endif]--><!--[if !vml]--><!--[endif]-->
Những năm sau đó, các nhà nghiên-cứu đã triển-khai nhiều công-thức căn-bản cho dung-dịch dinh-dưởng. Trong khoảng thời-gian nầy, các công-thức đó vẫn còn nằm trong phòng thí-nghiệm cho đến vào khoảng 1925 khi nông-gia ở nhiều nơi bắt đầu dùng nhà kiếng trong nông-nghiệp. Ý-niệm tạo một khoảng bầu trời thu nhỏ lại (trong nhà kiếng), với những điều-kiện tối-ưu cho cây sinh-trưởng kể cả tại những vùng khí-hậu khắc-nghiệt đã thổi một luồng sinh-khí cho ngành viên-học và cho những nhà trồng rẫy. Nhưng chẳng bao lâu, có vấn-đề nãy sinh về cấu-trúc của đất, phân-bón tồn-đọng và các loại sâu, trùng (nhất là tuyến-trùng nematode). Để vượt qua, người ta bắt đầu nghĩ đến các tìm tòi đã từng được thử-nghiệm cung-cấp dung-dịch dinh-dưởng cho cây với qui-mô lớn để sản-suất trong nông-nghiệp hoàn-toàn khác hẵn với lối canh-tác cổ-truyền. Giữa 1925-1935 là khoảng thời-gian ráo-riết hoàn-thiện để đưa phương-pháp nầy từ phòng thí-nghiệm ra sản-xuất cho người tiêu-dùng.<o:p></o:p>
Đầu thập-niên 30 của thế-kỷ trước, W. F. Gericke, University of California, ứng-dụng các kết-qủa đã có trong phòng thí-nghiệm ra sản-xuất thương-mại. Khi làm như vậy, ông đặt tên cho hệ-thống cung-cấp dinh-dưỡng cây theo phương-pháp nầy là hydroponics. Xuất-phát từ hai chữ Hy-lạp hydro (water = nước) và ponos (labor = lao-động). Sát nghĩa là “nước làm” = Thủy Canh.

Thủy-Canh
hydroponics có thể định-nghĩa như là một khoa trồng cây nhưng không dùng đất, mà thay vào đó là một “giá-thể trơ” như sõi, sạn, mùn tảo (peat), các chất lấy ra từ nham-thạch (vermiculite, perlite, pumice, rockwool…), mạt cưa, vỏ vây, trấu, xơ dừa… sau đó một dung-dịch có chứa các chất cây cần để tăng-trưởng được tưới vào. Nhưng kể từ khi nguyên-tắc trên được ứng-dụng bằng nhiều phương-pháp khác nhau, người ta gọi cách trồng có giá-thể là trồng cây không đất (soiless culture) và trồng chỉ bằng nước mà không có một chất gì khác thì đó mới thật sự là thủy canh (hydroponics).

Gericke trồng nhiều thứ hoa màu, kể cả các loài cho củ như cải đỏ, cải trắng, cà-rốt, và ngủ-cốc. Ông cũng trồng cây ăn trái, cây kiểng và hoa nữa. Chính người viết cũng đã trồng xương rồng trong nước. Xương rồng, trái với nhiều người tin-tưởng là chỉ thích-hợp với nơi khô ráo hoặc sa-mạc, trồng trong nước lớn nhanh và nhảy con với tốc-độ không ngờ. Tôi đã sưu-tập được gần 30 giống xương rồng. Năm 1998, tôi ghép nhiều giống xương rồng trên gốc xương rồng lá, trồng trong nước. Mấy chậu xương rồng ghép nầy tôi đem triển-lãm Chợ Hoa Sydney (Flemington Flower Market) được rất nhiều người tán-thưởng, họ bảo đã sống lâu trong nghề mà đây là lần đầu họ được thưởng-thức một lối trồng lạ, lại trồng trong nước!
<o:p></o:p>
Trở lại Gericke, ông dùng một bồn chứa lớn để trồng cà chua. Cây cà cao đến độ ông phải dùng thang để hái trái. Điều nầy làm mọi người ngạc-nhiên thích-thú vào những ngày đầu. Ngày nay, đây là chuyện đương-nhiên. Tôi trồng một cây cà bi (cherry tomato), từ gốc đến ngọn dài đến 3 m, vẫn còn cho trái, tuy nhỏ hơn. Với những vụ khác của Gericke, mức thu-hoạch cao hơn lối cổ-truyền ít nhất 50% cho đến gấp ba, gấp bốn… khiến báo-chí Mỹ hơi cường-điệu một chút, cho rằng đây là một phám-phá của thế-kỷ! Sau đó là thời-kỳ xáo trộn, bởi có nhiều người không thận-trọng đầu-tư vào những thiết-bị vô dụng để trồng cây không đất, khiến nhiều cuộc khảo-cứu thêm được thực-hiện và thủy-canh được lập thành là một phần của ngành Viên-học, đặt trên căn-bản khoa-học, được công-nhận bởi hai ưu-điểm chính : năng-xuất cao, và đặc-biệt là có thể ứng-dụng tại hầu hết các nơi, nhất là tại những nơi không thể nào canh-tác được, trên toàn thế-giới.

Không lâu sau đó, ứng-dụng thủy-canh của Gericke tự chứng-minh được thành-quả trong việc cung-cấp thực-phẩm cho các đơn-vị Mỹ đồn trú trên các đảo trong vùng Thái-bình dương vào đầu thập-niên 1940. Đến năm 1945, Không-lực Mỹ giải-quyết vấn-nạn về nhu-cầu rau tươi cho nhân-viên bằng thủy-canh qui-mô lớn trên những đảo mà đất đai hoàn-toàn không thể trồng-trọt được. Sau Thế-Chiến thứ 2, lệnh của quân-đội về cung-cấp rau tươi bằng thủy-canh vẫn được duy-trì. Hiện Lục-quân Mỹ có một công-trình thủy-canh 22 mẫu tại Chofu, Nhật.


Ứng-dụng thủy-canh vào thương-mại bành-trướng toàn-cầu trong thập-niên 1950, nhiều nhất là tại Ý, Tây-Ban-Nha, Pháp, Đức, Thụy-điển, Liên-bang Sô-viết và Do-thái.
<o:p></o:p>
Cùng với việc phát-triển plastic, thủy-canh đã tiến một bước dài. Lợp mái bằng plastic giúp nông-gia không còn lệ-thuộc vào khung sườn tốn kém nhà kiếng. Các liếp trồng bằng xi-măng và các bồn chứa cũng được plastic thay-thế nữa! Xi-măng được cào đi rồi đơn-giản trãi plastic 2 phân dầy xuống, sau đó đổ gía-thể lên. Rồi các thiết-bị cũng được cải-tiến : bơm plastic, đồng hồ định giờ, vane nam-châm (solenoid valve) cùng các thiết-bị khác giúp cho hệ-thống thủy-canh tự-động hóa, khiến giảm thiểu đáng kể không những vốn đầu-tư mà còn chi-phí vận-hành.
Thủy-canh trở thành không thể thiếu được cho những chủ nhà kiếng, nhà plastic để canh-tác không ngừng nghỉ bốn mùa tám tiết. Nhiều hệ-thống thủy-canh lớn lao được thiết dựng khắp nơi trên toàn-cầu. Tại những xứ khô cằn trên thế-giới như <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Mexico</st1:place></st1:country-region> và vùng Trung-đông, thủy-canh kết-hợp với các thiết-bị lọc nước biển để cung-cấp nước ngọt cho dung-dịch dinh-dưỡng. Thiết-bị lọc đặt gần bờ biển trong khi cát biển tại chỗ được xử-dụng làm gía-thể.
Cựu liên-bang Nga có nhiều nông-trại thủy-canh tại Moscu và <st1:city w:st="on"><st1:place w:st="on">Kiev</st1:place></st1:city>. Tại <st1:country-region w:st="on">Armenia</st1:country-region>, Học-viện Thủy-canh được thiết-lập ở các vùng <st1:place w:st="on">Caucasus</st1:place>. Thủy-canh cũng thông-dụng tại các xứ khác bao gồm Úc, Tân-Tây-Lan, Nam Phi, quần-đảo Bahama, Trung và Đông Phi-châu, Kuwait, Ba-Tây, Ba-lan, the Seychelles, Singapore, Mã-Lai và Iran.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]--><o:p></o:p>
Trồng cây không đất
là một khoa-học còn non trẻ. Nó được ứng-dụng một cách thương-mại chỉ mới hơn nửa thế-kỷ nay. Tuy vậy, ngay cả trong thời chập-chững, thủy-canh đã được tiếp-nhận trong đủ mọi tình-huống, từ canh-tác ngoài đồng trống hay trong nhà kiếng, nhà lồng, hoặc khó-khăn phức-tạp hơn như trong các tiềm-thủy-đỉnh nguyên-tử. Song-song với kỷ-nguyên khoa-học không-gian, các nước chậm hơn trên đà phát-triển của Thế-giới thứ ba, nhu-cầu thực-phẩm lớn lao nhưng đất canh-tác rất hạn-chế lại bị câu-thúc về nước và phân-bón, thủy-canh là giải-pháp.
Thủy-canh
là một phương-tiện quí-báu để cung-cấp rau tươi tại những vùng có quá ít đất trồng-trọt, hoặc tại những vùng mật-độ dân-chúng qúa đông. Nó cũng hết sức hữu-ích cho những xứ nhỏ nhưng kỹ-nghệ chính-yếu là du-lịch. Trong những vùng như vậy thì các khách-sạn và tiện-nghi du-lịch chiếm hết chỗ bằng phẳng canh-tác được, dần-dần xóa hẵn nghề nông địa-phương. Thủy-canh có-thể đưa vào để canh-tác những vùng sõi đá khô cằn còn sót lại, cung-cấp rau tươi cho dân bản-địa cũng như du-khách. Điển-hình như Tây Ấn và <st1:state w:st="on"><st1:place w:st="on">Hawaii</st1:place></st1:state> với kỹ-nghệ du-lịch rộng lớn nhưng đất trồng-trọt được thì thật hẹp. Thủy-canh đã được đưa vào để giải-quyết vấn-nạn.
Nhiều khu-vực canh-tác bằng nhà kiếng có liên-hệ tới thủy-canh. Nước giải-nhiệt các nhà máy, nhất là nhà máy nhiệt-điện, thãi ra được các nông-trường thủy-canh dùng để làm ấm dung-dịch dinh-dưởng. Đây là nước ngọt, ít muối khoáng hòa-tan để tránh thiết-bị nhà máy bị ăn mòn. Nước thãi nầy thay vì bỏ đi lại trở nên đắc-dụng cho thủy-canh, nhất là tại các xứ vành đai xích-đạo, nơi rau cải tươi quí hơn dầu hoả.
Cùng với kỷ-thuật mới về ánh-sáng nhân-tạo tác-động lên cây cối, việc xử-dụng đèn để trồng-trọt tại những vùng lạnh, quang-kỳ ngắn đã được ứng-dụng phối-hợp với thủy-canh một cách kinh-tế, đặc-biệt tại các quốc-gia Bắc bán-cầu, nơi thiếu ánh mặt trời từ cuối Thu đến đầu Xuân. Trong khoảng thời-gian nầy, đương-nhiên giá rau cải cao hơn những tháng Hè. Nhà kiếng (hay plastic), ánh sáng nhân-tạo (đèn) và phương-pháp thủy-canh được ứng-dụng trong những tháng lạnh, quang-kỳ ngắn, hoặc không có mặt trời.
Hiện tại nhiều cuộc nghiên-cứu được thực-hiện, dùng phương-pháp thủy-canh trồng rau cải trong môi-trường trọng-lực cực nhỏ. Đó là môi trường các trạm không-gian. Tại các trạm đó kỷ-thuật thủy-canh được dùng để trồng rau cải cung-cấp cho các phi-hành-gia........

Cháu tên là Trang.....cảm ơn chú đã dành ít phút quý báu của mình đọc hết bài viết của cháu......
<o:p></o:p>
 
Last edited by a moderator:
À, Trang còn là sinh-viên thì cứ gọi chú là chú. Trang là tên con gái hay con trai vậy ?
Mấy cuốn sách chú đọc, có cuốn dễ hiểu, cuốn không. Có cuốn hay cuốn dở, nhưng vì chú không có căn-bản về nông-nghiệp, Anh-văn chú lại kém, nên chú phải đọc nhiều sách, để... thấm từ-từ ! Chú lại có cái tật là : Hể định làm cái gì, thì trước hết chú tự... nói sao đây ? Chú tự nhồi sọ chú, tự thôi-miên chú cho chú say mê cái đó cái đã ! Cho nên nuôi cá, trồng cây... chú đều để hết lòng yêu mến vào đó, vốn liếng về nông-nghiệp của chú gom lại chỉ có vậy.

Sao Trang lại nghĩ chú giữ kín tên các quyển sách ? Đừng có nói điên, Trang nhé ! Chẳng qua chú nhận quá nhiều tin nhắn, Email bảo chú liên-lạc với họ, điều nầy làm chú ngạc-nhiên lắm, bởi :
- Tại sao nói giọng ra lệnh với chú ?
- Chú muốn chia sẻ với nhiều người, chớ đâu phải một người ? Vậy mà có người Mail nói nặng chú nữa ?
- Chú tâm-thành trao đổi, nói là trao đổi chỉ là một cách nói thôi, nên chú nói rõ tên, tuổi, chỗ ở, mục-đích của chú... vậy mà những người đòi hỏi chú đó, những người mắng chú đó, không hề tiết-lộ với chú một chút nào về họ. Trong khi đó, từ đầu đến cuối, chú không có làm gì sai, ngoài thiện-chí muốn cống-hiến !? Chú thật không hiểu nổi !

Trang thẳng-thắn như vậy chú thích lắm ! Còn một vị lớn tuổi, đang thiết-lập một hệ-thống NFT, ông rất đàng-hoàng trao đổi, ông sắp cho coi hệ-thống của ông... Trang với chú chờ, để cùng học với nhau. Trang cũng nên trao đổi với thainguyen6891 và ntx123 trong Topic nầy, đó là hai người bạn trẻ mà chú rất thích.

Sách thì nhiều lắm, Trang đọc ABC NFT của Dr. Allen Cooper, hay lắm! Đoạn trên là chú dịch từ quyển Hydroponic Food Production của Dr. Ward M. Resh. Chú sẽ dịch tiếp, gởi lên, để có ai cần thì đọc, chớ chú nghĩ không ai nở trách chú "múa rìu qua mắt thợ". Nếu Trang tìm có được, Trang cũng dịch lại, hoặc chiếu theo đó sửa lại bản dịch của chú dùm, để coi chú "làm ăn" ra sao vậy mà! Thật tình mà nói, vì muốn phổ-biến Phương-pháp Thủy-canh đến tận những bà con thiếu thốn phương-tiện mà chú xăm mình làm cái chuyện "tày trời" là chuyện dịch-thuật. Vậy nếu, Trang cũng tìm được 1 quyển thì chú cháu mình cùng dịch với nhau cho vui.

Chúc cháu có được một bài luận-văn hàm-xúc.

Thân.
 
Last edited:
Chào chú Trung!
Cháu là con gái ạ.
Nếu cháu có nói gì không phải chú bỏ qua cho cháu nhé.
Thường người ta hay nói mạng chỉ là ảo, nhưng cháu lại không nghĩ vậy.Đằng sau thế giới ảo cũng là một con người thật chứ không phải là một gì đó ảo ảnh không có thật. Đọc từng bài viết của mọi người cháu thấy được không ít nhiều sự nhiệt tình trong mỗi con người trong diễn đàn. Cũng như cháu đã nói, cháu cũng chỉ mới bước vào thế giới thủy canh không lâu nên kinh nghiệm là chưa có gì, hiện tại cháu đang đợi lứa rau đầu tiên của cháu đi thu hoạch nhưng có vẻ là do thao tác pha môi trường của cháu không ổn hoặc do thời tiết nóng lạnh thất thường nên cây phát triển không được tốt.
Đợt này cháu đang bận học bài thi môn điều kiện nên cũng chỉ ghé vào diễn đàn để lấy thông tin và tự học từ mọi người để rút ra bài học cho riêng mình.
Cháu cảm ơn chú rất nhiều về tên cuốn sách và tên tác giả. Cháu dạo này khá bận nên cũng chỉ tìm một số tài liệu về các công thức môi trường khác nhau và sự ảnh hưởng của các môi trường lên cây thui(vì đó cũng đề tài cháu đang làm).
Thân chào chú.
 
Chào chú Trung!
Cháu là con gái ạ.
Nếu cháu có nói gì không phải chú bỏ qua cho cháu nhé.
Thường người ta hay nói mạng chỉ là ảo, nhưng cháu lại không nghĩ vậy.Đằng sau thế giới ảo cũng là một con người thật chứ không phải là một gì đó ảo ảnh không có thật. Đọc từng bài viết của mọi người cháu thấy được không ít nhiều sự nhiệt tình trong mỗi con người trong diễn đàn. Cũng như cháu đã nói, cháu cũng chỉ mới bước vào thế giới thủy canh không lâu nên kinh nghiệm là chưa có gì, hiện tại cháu đang đợi lứa rau đầu tiên của cháu đi thu hoạch nhưng có vẻ là do thao tác pha môi trường của cháu không ổn hoặc do thời tiết nóng lạnh thất thường nên cây phát triển không được tốt.
Đợt này cháu đang bận học bài thi môn điều kiện nên cũng chỉ ghé vào diễn đàn để lấy thông tin và tự học từ mọi người để rút ra bài học cho riêng mình.
Cháu cảm ơn chú rất nhiều về tên cuốn sách và tên tác giả. Cháu dạo này khá bận nên cũng chỉ tìm một số tài liệu về các công thức môi trường khác nhau và sự ảnh hưởng của các môi trường lên cây thui(vì đó cũng đề tài cháu đang làm).
Thân chào chú.

À, vậy là cô bé Trang, chú chào Trang nhé,
Công-thức thì hai bạn thainguyen và 123 đã chuyển lên nhiều đó chớ. Chú có điều nầy nói với Trang :
- Công-thức dù có thiếu, cây vẫn mọc
- Một vài thành-phần trong công-thức dư, cây có thể bị ngộ độc (Nói ngộ-độc nghe ghê quá, tức là không tốt cho cây vậy mà!).
- Trang chú ý, "cây cần gì, cho cái đó". Trang biết rồi, giản-dị lắm, phải không?
- Tại VN, chú nhắc Trang để ý điều-kiện khí-hậu nhiệt-đới (khi Trang trồng thủy-canh, cũng như khi làm bài).
- Nói đến thủy-canh, người ta nghĩ đến tốn kém với những hệ-thống phức-tạp, rắc-rối. Vậy Trang thử theo chú, làm ngược lại : "Cung-cấp những thứ cây cần theo chiều hướng giản-dị nhất".

Trang thử xem sao? Đơn-giản-hóa, để :
- Không tốn nhiều thời-gian của một sinh-viên, và
- Hợp túi tiền (nếu Trang là sinh-viên nghèo) của đại đa-số bà con mà điều-kiện sống dưới mức trung-bình.
Thân.
 
:5^: chào anh thuy-canh!
em đang làm khóa luận tốt nghiệp đại học thui....đúng là em gặp khó khăn trong việc trồng cây xà lách...hic!do nhiệt độ ở huế cao quá nên cây lên trông rất tội, em trồng được 15 ngày mà cây chỉ cao có 7 cm, lá to nhưng thân lại nhỏ. Hiện tại em đang trồng xà lách xoắn, hình như có vẻ không ổn nên em đang chuyển sang một xà lách khác, người dân thường gọi là xà lách mỡ.
nói chung thì đề tài tốt nghiệp của em chỉ là một mảng nhỏ, đề tài là do giáo viên hướng dẫn đưa và em thấy thích về lĩnh vực thủy canh nên cũng muốn tham gia làm thử nhằm tích lũy kinh nghiệm cho mình khi ra trường để tự xây dựng cho mình mô hình thủy canh. Tuy nhiên, nói anh đừng cười....thích thủy canh đã lâu nhưng em cũng chỉ mới thật sự bước vào thế giới thủy canh chỉ mới 2 tháng thôi nên kiến thức của em rất hạn hẹp.
Lần này em chuyển sang đối tượng khác thấy chúng phát triển hơn....Ngày 17-4 này là cây xà lách xoắn em trồng được 20 ngày, em sẽ post hình lên cho mọi người nhận xét.....thật sự nhìn chúng em chỉ muốn rơi nước mắt vì em chỉ còn hơn một tháng nữa là khóa đề tài rồi....nên em rất lo lắng mình sẽ bị thất bại và không có kết quả.
Còn câu nói của anh"Có điều nầy, tôi cần phải nói trước với bạn, tôi không muốn bạn thất-vọng! Đó là, bạn có biết người đang gõ trao đổi với bạn :
- Chưa từng được học ở 1 trường Canh-nông nào,

- Chưa từng biết ngưỡng cửa của Trường Đại-học nó ra làm sao hết, không?"

Câu này của anh hình như quá khiêm tốn thì phải, cho là anh chưa học đại học đi nhưng chắc anh sẽ hơn em một phần đó là ĐAM MÊ, NHIỆT HUYẾT cái mà sinh viên còn non nớt như em vẫn chưa tìm ra hoặc cũng chưa gọi là yêu thích thật sự.
Chúng em học nhiều, biết lý thuyết nhiều có thể giải thích nhiều thứ nhưng chúng em vẫn chưa được ra thực tế nhiều và làm nhiều. Vừa rồi may em ra ruộng gặp những cô bác nông dân nói về đặc tính của mấy cây xà lách nên em đã thay giống khác dễ trồng hơn và có mua mấy cây con của họ đang trồng cho vào thùng trồng thủy canh luôn....hi hi! mới đầu héo nhưng sau đang dần tươi trở lại...và đang phát triển.
Em đã đọc hết phần lịch sử thủy canh của anh rùi và em thấy như vậy đối với phần tổng quan thì như vậy là đủ....nếu anh dịch thêm thì quá tốt rùi....nhưng e muốn anh gửi tài liệu tiếng anh mà anh cho là hay, em cũng muốn tăng khả năng vốn anh văn của mình ........
Cảm ơn anh đã đọc đến tận những dòng cuối.............:)


Mách bạn vài cách "Hạ hỏa" cho cây nhé !

Đối với phương pháp màng mỏng NTF

1- Bạn có thể đào 1 cái hố để chôn tạm bình dưỡng chất xuống lòng đất chứ đừng để phơi nắng , dung dịch bên trong sẽ nóng như nước sôi làm bỏng rễ cây !

2- Đối với các máng thì nên phủ che thêm bằng các vật liệu phản quang hoặc có màu sáng để giảm sự hấp thu nhiệt và đồng thời tăng thêm ánh sáng cho cây quang hợp !

3- Nên che phủ bên trên bằng lưới nếu trồng cây ngoài trời để tránh bớt ánh nắng gắt vào thời điểm giữa trưa (cái này giống như mấy bạn trồng cây hoa Lan cảnh)



Với phương pháp không đối lưu


- Cũng tùy cách vận dụng và nên sử dụng thùng xốp để tăng độ cách nhiệt với môi trường bên ngoài ... nên chọn nơi đủ sáng và tránh nơi nắng quá gắt ...

Mình cũng mới vào "Nghề" tuy chưa thực hành nhiều nhưng có vài suy luận như vậy . Quả thực ở Huế thì quá nóng nếu không áp dụng các biện pháp ổn định nhiệt cho dung dịch và cây trồng thì cũng e là cây sẽ rất khó khăn mà sống được !

Mình có tham khảo vài trang bọn Tây nó trồng cả cây ở trong tủ và dùng hoàn toàn môi trường nhân tạo mà cây vẫn phát triển tốt !

+ Ánh sáng
+ Nhiệt độ
+ Dưỡng chất

Đó là 3 yếu tố quan trọng nhất cho cây thủy canh !

Trong một số tài liệu bọn Tây có nói đến việc chiếu sáng cho cây trong môi trường nhân tạo bằng đèn LED có ánh sáng thích hợp là màu Đỏ (RED) và màu Lam (Blue) với bước sóng nằm trong khoảng từ 500 - 650 nm trên phổ ánh sáng ! Và nếu sử dụng LED thì quả thực là rất tiết kiệm điện so với bóng đèn dây tóc và bóng đèn huỳnh quang ... Chắc sắp tới khi triển khai hệ thống NTF mình sẽ đưa vào thí nghiệm mô hình kiểu này với loại Luxeon LED :rolleyes:
---------------
Cl và 123 đang bước vào thuy-canh, mà bước bước dài... Hay chớ không phải dở . Tham-khảo kỹ như vầy rất tốt .
123 nói đúng đó, EC (Electrical Conductivity) là khả năng dẫn điện. Nó chỉ cho biết chung chung tính điện dẫn hiện hữu trong dung dịch mà không phải là từng chất . Chỉ có phòng thí nghiệm mới làm được thôi, nghĩa là từng chất. Nhưng mình đâu cần . Người trồng chỉ cần biết nồng độ dung dịch cao, số EC cao, nồng độ thấp, EC thấp là đủ .
Cl xem lại, cà chua là một trong những cây cần EC rất cao. 123 không cần phải lo đo 02, bởi :(1) khi nhỏ giọt, 02 đã thấm vào, (2) khi tưới dung dịch vào giá thể, đuổi thán khí ra . Như vậy đủ rồi . Đừng mất công 123 nhé!
pH giữ dưới 7. Ở khoảng nầy có nhiều ion trở nên sẵn sàng để đi vào rễ hơn là pH cao hơn hay thấp hợn .
Đúng là Cl nên mua bút đo. Mà bút đo pH và EC có mắc không ? Mua ở đâu vậy ?
Thân .

Mình là dân Vật lý điện tử mình hiểu điều này về vấn đề EC

Theo lý thuyết thì nước nguyên chất H2O gần như là không dẫn điện, kể cả nước cất của các bạn cũng chưa phải là nước tinh khiết tuyệt đối ! Chỉ khi trong nước có các lượng tạp chất hòa tan, nhất là các tạp chất gồm các muối có gốc kim loại thì nước sẽ trở nên dẫn điện !

Để tạo được nước ở dạng nguyên chất tuyệt đối thì quả thực rất khó ! Nếu trong nước các bạn hòa tan càng nhiều các muối hóa học thì độ diện dẫn sẽ càng tăng tương ứng với điện trở cách điện của dung dịch sẽ càng giảm (Điều này tương ứng với nồng độ của dung dịch tăng) .

Tuy nhiên vì không phải dân chuyên ngành Nông học nên mình cũng chẳng biết các chỉ tiêu điện dẫn EC tiêu chuẩn là sử dụng hệ số và đơn vị đo là gì ? Về thực chất thì trong tay mình cũng có nhiều loại thiết bị đo được điện trở của đất cũng như điện trở của dung dịch !

Nếu bạn nào có thể gợi mở cho mình hiểu thêm một chút về các đơn vị EC này thì biết đâu mình sẽ tìm cách sử dụng tạm các thiết bị đo hiện hữu trong nghề điện tử để đo thử và đối chiếu ... nếu phiên qui đổi tương ứng sang thì việc đo EC sẽ không còn quá khó khăn nữa bởi các thiết bị đo điện trở của ngành điện tử rẻ hơn rất nhiều so với thiết bị chuyên dùng của ngành Nông học ! :D Hoặc giả chí ít chúng ta sẽ tự suy được khi sử dụng các thiết bị rẻ tiền theo phương pháp định tính phi định lượng cũng vẫn hay hơn chăng ? :confused:
 
Last edited by a moderator:
Em cũng biết chút chút về EC, nói thử các bác tham khạo
EC để chỉ tính chất cua một môi trường có thể truyền tải được dòng điện, chỉ số EC chỉ diễn tả tổng nồng độ ion hoa tan trong dung dịch, chứ không thể hiện được nồng độ của từng thành phần riêng biêt. Trong suốt quá trình tăng trưởng, cây hấp thu khoáng chất mà chúng cần, do vậy duy trì ở một mức ổn định là rất quan trong.
Nếu dung dịch có chỉ số EC cao thì sự hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất, hậu quả là nồng độ dung dịch sẽ rất cao và gây độc cho cây. Khi đó ta phải bổ sung thêm nước vao môi trượng
Ngược lại nếu EC thấp, cây sẽ hấp thu khoáng chất nhanh hơn hấp thu nước và khi đó ta phải bổ sung thêm khoáng chất vào dung dịch.
Bác chọn cây cà chua đúng là một loại cây khó, nhưng thành công thì nhìn thôi cũng đã đủ bù đắp công sức. Hihi, đối với cây cà chua thì EC sẽ nằm trong khoảng 2,4 - 5,0 (mS/cm).
---------------


EC phải được duy trì một cách ổn định ngay từ ban đậu, như vậy cũng có thể dựa vào EC để biết thêm nước hay thêm khoáng chất.
pH và EC đều quan trọng, pH ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây còn EC diễn tả tổng nồng độ ion hoa tan trong dung dịch.


Vậy đơn vị của EC là (mS/cm). Bác coi thử đủ thông tin chưa, nếu chủa đủ cháu sẽ tìm thêm, vì cháu rất dốt lĩnh vực điện tử hihi
 
Monster511: Thường người ta hay nói mạng chỉ là ảo, nhưng cháu lại không nghĩ vậy.Đằng sau thế giới ảo cũng là một con người thật chứ không phải là một gì đó ảo ảnh không có thật. Đọc từng bài viết của mọi người cháu thấy được không ít nhiều sự nhiệt tình trong mỗi con người trong diễn đàn.

Đúng đó Trang, chú cũng từng nói, tuy trao đổi trên diễn-đàn là "Ăn bóng, Nói gió", bởi đâu có ai biết ai đâu! Nên vì vậy, có người nói cho sướng miệng, cũng có người cẩn-thận lời nói. Chú thì cũng đã nhiều lần làm phiền lòng người khác, chú xin được tha thứ, bởi những lời đó là của chính chú mà ! Trang còn nhỏ, mà so ra, hồi bằng tuổi cháu, chú thua cháu xa. Khen!

Trang, chú đọc bài của bác lucky, sâu-sắc và rất "trong nghề". Nói trong nghề là nói bác ấy thật sự thực-nghiệm, còn nói sâu sắc là nói về kiến-thức, trình-độ của bác ấy. Chú cháu mình may-mắn như... chính tên của bác ấy vậy ! Hì hì. Chúng ta rồi sẽ được học thêm.
(Nè, con gái con ghiếc gì mà lấy cái Nick nghe khiếp quá vậy ? Hả cô Movie Star, à không. cô Movie Monster ?!)
Thân.
 
Last edited:
Sáng kiến của Bác Lucky368 nói về năng lượng sạch áp dụng cho thủy canh thật sự rất hay, sau khi Bác giảng dạy cho cháu, cháu đã tìm kiếm thêm tài liệu để hiểu hơn, càng coi cháu càng thấy thích, nếu có thể áp dụng vào thì chúng ta có thể giải quyết được vấn đề cây cần ánh sáng mà vẫn có thể trồng trong nhà. Mở thêm một đường lối mới cho cuộc thi ớt thủy canh kiểng rồi.
Đưa ông mặt trời vào nhà, tuyệt quá! Tuyệt quá!
Ý tưởng của Bác đã thêm tinh thần cho cháu. Thủy canh muôn năm.!
 
- Giá rau thổ canh = giá điện, còn giá xăng dầu gấp 10 lần giá rau. Giá hóa chất pha 100 lít môi trường = 1lít dầu.
- Vậy thủy canh có thật sự thích hợp ở Việt Nam hay không?
- Việt Nam có 70% diện tích nông nghiệp, thành phố chưa bao giờ bị thiếu rau, còn phần lớn dân số thì ở nông thôn, rau có sẵn sau vườn.
- Không phải rau ở Việt Nam là bẩn, chỉ có những vùng ven đô thị mới bị bẩn, con số này rất ít.
- Giá rau thủy canh nếu bán = giá rau thổ canh sẽ bị lổ, chưa nói đến chi phí lắp đặt hệ thống....
- Nông dân không có vốn làm thủy canh.
- Nông dân không có kiến thức làm thủy canh.
Các vấn đề trên các bác nên xem xét. Nếu có chăng 10 năm nữa hãy nhân rộng mô hình thủy canh, khi đó nông dân trẻ sẽ có kiến thức hơn, chứ hiện giờ nông dân ta có người còn không biết chữ, nói gì là các công thức môi trường toàn là hóa chất. Các bác có tâm huyết thế thì không nên dập nồi cơm của nông dân mình, làm cho hàng chục triệu nông dân thất nghiệp chứ không phải là giúp đỡ họ.
Thủy canh chỉ thích hợp ở các nước phát triển, nơi mà số người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chưa chiếm tới 1 phần trăm.
Ở Việt Nam thủy canh chỉ nên dừng lại ở mức độ nghiên cứu, hoặc trồng quy mô hộ gia đình ở các thành phố. Sau này khi số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống còn vài phần trăm, bà con mình có làm thủy canh thì cũng đâu tụt hậu, công nghệ, công thức có sẵn, việc quan trọng nhất để cho máy tính làm.
....
Nói dông dài nãy giờ, em xin chốt lại với các bác là giá rau ở Việt Nam rất rẻ, người trồng rau ở Việt Nam rất nhiều, không phải tất cả ảu ở Việt Nam đều bẩn.
Thân Chào!
 
- Giá rau thổ canh = giá điện, còn giá xăng dầu gấp 10 lần giá rau. Giá hóa chất pha 100 lít môi trường = 1lít dầu.
- Vậy thủy canh có thật sự thích hợp ở Việt Nam hay không?
- Việt Nam có 70% diện tích nông nghiệp, thành phố chưa bao giờ bị thiếu rau, còn phần lớn dân số thì ở nông thôn, rau có sẵn sau vườn.
- Không phải rau ở Việt Nam là bẩn, chỉ có những vùng ven đô thị mới bị bẩn, con số này rất ít.
- Giá rau thủy canh nếu bán = giá rau thổ canh sẽ bị lổ, chưa nói đến chi phí lắp đặt hệ thống....
- Nông dân không có vốn làm thủy canh.
- Nông dân không có kiến thức làm thủy canh.
Các vấn đề trên các bác nên xem xét. Nếu có chăng 10 năm nữa hãy nhân rộng mô hình thủy canh, khi đó nông dân trẻ sẽ có kiến thức hơn, chứ hiện giờ nông dân ta có người còn không biết chữ, nói gì là các công thức môi trường toàn là hóa chất. Các bác có tâm huyết thế thì không nên dập nồi cơm của nông dân mình, làm cho hàng chục triệu nông dân thất nghiệp chứ không phải là giúp đỡ họ.
Thủy canh chỉ thích hợp ở các nước phát triển, nơi mà số người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chưa chiếm tới 1 phần trăm.
Ở Việt Nam thủy canh chỉ nên dừng lại ở mức độ nghiên cứu, hoặc trồng quy mô hộ gia đình ở các thành phố. Sau này khi số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống còn vài phần trăm, bà con mình có làm thủy canh thì cũng đâu tụt hậu, công nghệ, công thức có sẵn, việc quan trọng nhất để cho máy tính làm.
....
Nói dông dài nãy giờ, em xin chốt lại với các bác là giá rau ở Việt Nam rất rẻ, người trồng rau ở Việt Nam rất nhiều, không phải tất cả ảu ở Việt Nam đều bẩn.
Thân Chào!

Bác đã lần nào bước vào môi trường thủy canh chưa? Lợi ích về thủy canh không thể nào kể hết.
Tiết kiệm ươợc diện tích đất.
Có thể trồng nhiều vụ, có thể trồng trái vụ.
Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất ôộc hại khác.
Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.
Sản phẩm hoàn toàn sạch, giàu dinh dưỡng, đồng nhất và hoàn toàn ngon.
Không tích lũy chất độc và gây ô nhiễm môi trường.
Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già trẻ em đều có thể tham gia hiểu quả vì không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới.
"Giá rau thổ canh = giá điện, còn giá xăng dầu gấp 10 lần giá rau. Giá hóa chất pha 100 lít môi trường = 1lít dầu." Câu nói này không hề có cơ sở, không hề có thực
10 năm nữa mới triển khai, rồi lại 10 năm nữa cũng có 1 người nói 10 năm nữa hãy triển khai. Vậy đến khi nào nước nhà mới phát triển được?
"Các bác có tâm huyết thế thì không nên dập nồi cơm của nông dân mình, làm cho hàng chục triệu nông dân thất nghiệp chứ không phải là giúp đỡ họ" thủy canh không làm mất nồi cơm của ai hết mà là biến một nồi cơm thành nhiều oồi cơm khác.
Không biết chữ nhưng lượng kinh nghiệm dồi dào vậy tại sao không kết hợp ơới những người có kiến thức để tạo nên một cồng đồng hỗ trợ nhau cùng nhau phát triển? Tại sao không theo tấm gương ngày xưa của đồng bào ta cùng nhau đánh giặc, bây giờ thời bình thì cũng nhau hỗ trợ nông nghiệp nước nhà phát triển.
Bác cso đảm bảo rằng rau trồng ở đất không dùng thôốc vẫn hoàn toàn sạch không? Đất là nơi mà con người không thể kiểm soát được, chúng ta không thể nào biết được những gì đang tồn tại trong đó, mọi khí thải, chất thải, nước thải theo một vòng tuần hoàn đều quay trở về đất, vậy đất có thật sự an toan như ta nghĩ không? Vậy tại sao ta không tự nắm bắt và quyết định mọi thứ mà phải phó mặt cho đất phó lưng cho trời?
Nhìn ra đồng ruộng thấy người nông dân cuốc từng cuốc một, rất là cực nhọc, biết bao nhiêu mồ hôi đã thấm vào đất, thủy canh thì chỉ cần để đồng hồ hẹn giờ, không cần phải cày sâu cuốc bẩm nữa. Thủy canh đem lại lời ích nhiều như vậy tại sao ta không thay đổi và biến đổi nó êể phù hợp với người người dân nước ta. Chẳng hạn như dùng năng lượng mặt trời làm điện năng.
Nước ngoài dùng thủy canh và hiện nay vẫn được gọi là nước phát triển, còn nước ta chỉ là nước đang phát triển. Nhân chứng sống chính là Bác Thuycanh, trồng thủy canh để cung cấp rau cho bản thân mình, bác bệnh nhưng âẫn nhiệt huyết, vẫn hết lòng để nông nghiệp nước nhà phát triển. Không có gì là không được, chỉ sợ bản thân không dám làm.
Mong Bác suy nghĩ lại và hãy thử vài thí nghiệm nhỏ về thủy canh, Bác sẽ thấy sự khác biệt.
Thân!
 
- Giá rau thổ canh = giá điện, còn giá xăng dầu gấp 10 lần giá rau. Giá hóa chất pha 100 lít môi trường = 1lít dầu.
- Vậy thủy canh có thật sự thích hợp ở Việt Nam hay không?
- Việt Nam có 70% diện tích nông nghiệp, thành phố chưa bao giờ bị thiếu rau, còn phần lớn dân số thì ở nông thôn, rau có sẵn sau vườn.
- Không phải rau ở Việt Nam là bẩn, chỉ có những vùng ven đô thị mới bị bẩn, con số này rất ít.
- Giá rau thủy canh nếu bán = giá rau thổ canh sẽ bị lổ, chưa nói đến chi phí lắp đặt hệ thống....
- Nông dân không có vốn làm thủy canh.
- Nông dân không có kiến thức làm thủy canh.
Các vấn đề trên các bác nên xem xét. Nếu có chăng 10 năm nữa hãy nhân rộng mô hình thủy canh, khi đó nông dân trẻ sẽ có kiến thức hơn, chứ hiện giờ nông dân ta có người còn không biết chữ, nói gì là các công thức môi trường toàn là hóa chất. Các bác có tâm huyết thế thì không nên dập nồi cơm của nông dân mình, làm cho hàng chục triệu nông dân thất nghiệp chứ không phải là giúp đỡ họ.
Thủy canh chỉ thích hợp ở các nước phát triển, nơi mà số người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chưa chiếm tới 1 phần trăm.
Ở Việt Nam thủy canh chỉ nên dừng lại ở mức độ nghiên cứu, hoặc trồng quy mô hộ gia đình ở các thành phố. Sau này khi số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống còn vài phần trăm, bà con mình có làm thủy canh thì cũng đâu tụt hậu, công nghệ, công thức có sẵn, việc quan trọng nhất để cho máy tính làm.
....
Nói dông dài nãy giờ, em xin chốt lại với các bác là giá rau ở Việt Nam rất rẻ, người trồng rau ở Việt Nam rất nhiều, không phải tất cả ảu ở Việt Nam đều bẩn.
Thân Chào!

Thưa bạn,
Đọc những dòng trên, tôi cảm thấy ngay bạn là người có lòng và gắn bó với bà con trồng rau cải. Bạn nói đúng, trồng thủy-canh qui-mô sẽ làm mất việc làm của một số người. Mỗi người đứng một góc, nên nhìn thấy cảnh-vật khác nhau. Tuy tôi đứng ở góc khác, mà tôi vẫn hiểu bạn, và nhận rằng bạn nói đúng. Còn đây là góc của tôi :

- Tôi nêu vấn-đề thủy-canh ra là bởi một người nào đó bệnh như tôi, cần rau sạch theo ý-nghĩa đơn thuần là không dơ, không thuốc sát-trùng. Giải-pháp của tôi là thủy-canh.
- Bạn cũng nói đúng nữa, là trồng theo phương-pháp thủy-canh rất tốn kém. Nhưng nếu : (1) không tốn kém hơn thổ-canh (tính chung), (2) không làm mất công ăn việc làm của dân làm vườn, và (3) đơn-giản, người lao-động bình-thường cũng trồng được thì bạn có nhìn thủy-canh với cặp mắt bao-dung hơn không?
Sau hết, xin thưa là tôi đọc bài của bạn xong và thấy rất kính-trọng bạn.
Kính.

* Xin kể bạn nghe 1 chuyện tại chỗ tôi, ở lãnh-vực khác, nhưng tôi thấy đó cũng là 1 sự-kiện chung của các lãnh-vực khác :
- Ngày mới qua Úc, tôi vào làm trong hảng thép BHP của Úc, 20 ngàn nhân-công. Sau 1 thời-gian làm công việc vặt. Tôi được học lấy bằng móc cần-trục, và sau đó lái cần-trục. Cần-trục chạy trên đầu cơ-xưởng loại 40 tấn. Lúc đó có 2 sự việc xãy ra khiến cho Ban Giám-đốc (giới chủ-nhân) và nghiệp-đoàn (công-nhân) đối-đầu nhau hết sức căng-thẳng :
- 1. Các máy móc trong xưởng tiện nguội cần được thay-thế, bởi, ví-dụ một máy tiện, chạy 3 ca 24/24 thì tiện ra được 3 bánh xe lửa (bánh thép), và 3 ca lả 3 người thợ tiện, cộng thêm người lái cần-trục là tôi, phải móc và xoay khối thép để người thợ tiện gở, ráp vào máy tiện. Bây giờ, ban Giám-đốc muốn thay máy tiện loại mới, được lập-trình sẵn. Dùng máy mới nầy, người thợ tiện, với sự trợ giúp của người lái cần-trục, trong 1 ca 8 tiếng có thể tiện ra được 2 cái bánh xe lửa. Tức là năng-xuất tăng gấp đôi. Tức là số thợ tiện bị giảm xuống còn 1/2. Các máy khác cũng vậy. Thợ phản-đối. Công-đoàn bênh thợ, nên phát-động tổng đình-công.

- 2. Lúc tôi mới vào thì các toa xe than vẫn do nhân-công xúc lên (cất hàng) và xúc xuống (dở hàng) bằng xẻng. Việc nầy vẫn làm như vậy từ hồi Đệ nhị Thế-chiến. Để xúc lên cho đầy 1 toa xe, cần 20 nhân-công, xúc 8 giờ đồng hồ. Ban Giám-đốc muốn dùng xe cạp 45 phút là đầy 1 toa. Nhưng như vậy thì sẽ giảm nhân-công, và cũng như nhóm thợ trên, giảm giờ làm phụ-trội. Công-đoàn phát-động tổng đình-công.

Đình-công kéo dài hơn 2 tuần cho mỗi vụ. Mỗi ngày, chỉ riêng tại khu luyện thép thiệt-hại 3 triệu đô! Đó là một trong những cuộc đình-công làm nước Úc nổi-tiếng hoàn-vũ. Bạn biết kết-quả ra sao không? Nghiệp-đoàn thắng! Ban Giám-đốc phải thõa-thuận bồi-thường xứng-đáng cho những nhân-công tự-ý xin thôi việc. Và từ một khu cơ-xưởng có 20 ngàn nhân-công, ngày nay chỉ còn có 8 ngàn. Công việc vẫn chạy đều, sản-xuất vẫn tăng, phúc-lợi cho người đi làm, nhất là người không đi làm, người bệnh hay người già đầy-đủ hơn.

Thưa bạn, các nước chung quanh chúng ta giờ đây ra sao? Họ trồng cây theo kiểu gì? Mà Trung-quốc, Thái-lan đều có nông-phẩm sang bán ở một nước 80% nông-nghiệp Việt-nam vậy? Họ có bám lấy lối canh-tác cổ-truyền không? Hỏi tức là trả lời. Mong rằng tôi trả lời sai. Kính.
 
Last edited:


Back
Top