Thủy canh - Trồng cây không cần đất

Thủy Canh - Trồng cây không cần đât

Thủy canh thường được định nghĩa như là "Trồng cây trong nước". Tuy nhiên do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là " trồng cây không sử dụng đất".
Từ nhiều thế kỷ trước ở vunAmmaaazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, người xưa đã biết sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác. Sau đó các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng cây trên môi trường dung dịch dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và gọi là "nuôi cấy dinh dưỡng".
Năm 1929, William F. GoGGoricke đã thàn công trong việc trồng cây cà chua đạt kích thước 7,5 m trong dịch dinh dưỡng. Ông gọi hệ thống mới này là "thủy canh" ("Hydroponic" - theo tiếng Hy Lạp, hydros là 'nước" và ponos là "làm việc"). Từ đó, thủy canh được ứng dụng và phát triển rộng rãi, và mở rộng thành các phương pháp trồng cây trên môi trường rắn trơ sử dụng dung dịch dinh dưỡng.

hydroponic-lettuce-in-beaker-thumb3.jpg


Việc trồng cây không có đất thật sự đem lại rất nhiều thuận lợi. Khi sử dụng một môi trường sạch khuẩn và không phải lo lắng đến việc trừ cỏ dại, trừ sâu và các côn trùng có hại trong đất. Hơn nữa khi dùng kỹ thuật thủy canh, cây trồng sẽ có được môi trường sống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Do vậy cây sẽ sinh truỏng và phát triển nhanh hơn, việc canh tác cũng đơn giản hơn đối với cây rau và hoa. Một thuânnj lợi lớn của kỹ thuật thủy canh là cho phép thiết lập hệ thống nuôi trồng tự động. Khi sử dụng hệ thống tự động, người làm vườn có thể linh hoạt được thời gian chăm sóc cây trồng.
Trong tương lai, khi dân số ngày một gia tăng, đời sống được nâng cao, đất đai trở nên khan hiếm, thì kỹ thuật thủy canh dần dần thay thế phương pháp trồng trọt truyền thống. Vì không những mang lại món lợi nhuận không lồ cho ngành nông nghiệp, kỹ thuật này còn giúp giữ gìn môi trường được trong sạch, đây chính là mục tiêu được coi trọng hàng đầu để góp phần năng cao chất lượng cuộc sống của con người.
---------------
Đây là một bài giới thiệu về thủy canh để mọi người tham khảo và đóng góp ý kiến. Em nghĩ rằng muốn tìm hiểu về thủy canh thì trước tiên mình phải biết thủy canh là gì và tại sao phải tìm hiểu về thủy canh. Nếu có thời gian rãnh em sẽ post từ từ các kiến thức cơ bản về thủy canh mà em biết cho đến những tài liệu thủy canh chuyên dụng trồng các loại cây đơn giản. Em là một người đam mê thủy canh nên em rất hy vọng càng ngày sẽ càng có nhiều người có niềm đam mê như em.
Thân!
---------------
* Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh:
- Không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi cũng như tại gia đình sân thượng, balcon.
- Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới.
- Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ,
- Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.
- Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.
- Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất. Giàu dinh dưỡng và tươi ngon.
- Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
- Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già trẻ em đều ó thể tham gia hiệu quả

* Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh
- Vốn đầu tư ban đầu cao do chí phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, chi phí này không phải là cao so với những chi phí phải trả để diệt sâu bệnh và côn trùng, thuê nhân công. Hơn nữa các máy móc thiết bị được tái sử dụng nhiều lần nên chỉ tốn chi phí đầu tư cho ban đàu.
- Đòi hỏi trình độ chuyên mộ kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này gây trở ngại cho việc đưa phương pháp thủy canh mở rộng đại trà.
- Trong quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, thực vật làm thay đổi độ pH trong dung dịch thủy canh. Do đó, cần phải điều chỉnh pH mồi ngày. Giá trị pH tối thích từ khoảng 5.8 - 6.5. giá trị pH càng chênh lệch khỏi khoảng này thì mức độ ảnh hưởng không tốt lên hệ thống thủy canh càng lơn.
- Ngoài ra, những yếu tố thay đổi đột ngột môi trường cũng như việc cung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng có thể gây ra những triệu chứng rối loạn sinh lý ở cây (như hiện tượng thối quả cà chua, nứt quả cà chua).
 


Last edited by a moderator:
Dạo này bác Thuycanh có trồng cây gì bằng thủy canh không ạ?
 


Chưa có bác Thuycanh ơi. Đợi bác pots ảnh lên để học lóm đó. CL đang lắp hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cà chua, sắp xong rồi, đang góp nhặt kiến thức trên mạng về làm mô hình "liên hợp quốc" đây.
 
Hihi1 lắp thử hệ thống nhỏ giọt không phải dễ đúng không bác. Dung dịch bác pha sao rồi ạ? Có gặp gì khó khăn không bác?
 
Dạo này bác Thuycanh có trồng cây gì bằng thủy canh không ạ?


Bạn thainguyen,
Không, hiện tôi không có trồng thủy-canh,
Vừa mới chạm trán Thần Chết, để từ từ tỉnh lại đã.
Chỉ là, trong thời-gian dần-dần bình-phục, tôi về thăm VN, thấy nhu-cầu rau sạch và muốn đem khả-năng tôi ra cống-hiến. Tôi tin chắc thủy-canh sẽ chiếm vi-trí quan-trọng trong nông-nghiệp VN trong tương-lai. Mong rằng sẽ không chậm lắm. Các nước khác người ta đã tiến đến mức xem thủy-canh thường như bao nhiêu cách trồng khác. Thainguyen vô sớm là tốt.

Thainguyen cứ tìm hiểu, nhưng tôi đề-nghị với thainguyen như thế nầy. Trước khi định, hay bắt đầu bất cứ dự-án nào thainguyen cũng ới tôi một tiếng, nếu tôi không đang bận gì lắm, có khi cũng góp ý được chút gì. Có điều, thainguyen chỉ nên xem tôi như một nông-dân sống bằng trồng thủy-canh chớ đừng chờ đợi tôi như một người đã từng học Canh-nông.
Thân.
---------------
Chưa có bác Thuycanh ơi. Đợi bác pots ảnh lên để học lóm đó. CL đang lắp hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cà chua, sắp xong rồi, đang góp nhặt kiến thức trên mạng về làm mô hình "liên hợp quốc" đây.

Bạn cuốc lủi,
Chuyển mô hình của cuốc lủi lên đi. Nếu có thể, diễn-tả vài hàng.
Thân
---------------
Bạn ntx123,
Mấy dây bầu và dưa của bạn lên tới đâu rồi?
Thân.
 
Last edited:
Hihi! Em không có chờ đợi bác chỉ là lâu quá không thấy bác viết bài về thủy canh, chỉ lo bệnh của bác làm phiền bác thôi.
Em yêu thích thủy canh nên khi bước vào diễn đàn này thấy có Bác Thuycanh, bác 123 và giờ có thêm bác Cuốc lủi cũng thích thủy canh nên em mừng lắm. Thủy canh bayw giờ chưa phát triển nhưng một ngày nào đó thủy canh sẽ đưa nên nông nghiệp đi xa hơn rất nhiều. Hiện nay có rất nhiều dự án nào là thành phố nổi, thành phố xanh,vườn chung cư, những nơi đó làm gì có đất vậy thì thuy canh sẽ là giải pháp tốt nhất,...
Hi vọng mọi người yêu thích thủy canh sẽ không vì khó khăn hiện tại mà bỏ đi sự phát triển của tương lai.
 
Hihi1 lắp thử hệ thống nhỏ giọt không phải dễ đúng không bác. Dung dịch bác pha sao rồi ạ? Có gặp gì khó khăn không bác?

Tôi pha dung dịch bị hỏng mất 100 lít rồi, giờ đã có kinh nghiệm hơn . Còn hệ thống nhỏ giọt thì khó thật, vừa làm vừa nghiên cứu thôi . tôi đang tìm mua cái bộ hẹn giờ để tiết kiệm dung dich. Chỉ cần hẹn cho hệ thống tưới 1 phút rồi tắt 30 phút , lặp đi lặp lại . dung dịch thừa thì bỏ luôn, vậy là khỏi lo vụ pH.
---------------
To Thuy-Canh: Mô hình của CL 70% là còn trên giấy đó bác ơi . CL định trồng cà chua theo cánh này :
- Dùng bao bố may lại như cái gối ôm, dài 1,1m , ngang 20cm , cao 1,5 cm.
- Đổ đầy mùn dừa trộn tro trấu vào trong.
- Mỗi cái như vậy trồng lên 3 cây cà chua .
- Tưới bằng hệ trống nhỏ giot.
Lý thuyết là vậy đó bác . Còn thực tế thì đang đau đầu với hệ thống tưới nhỏ giọt đây .
 
Last edited by a moderator:
bác pha dung dịch bị kết tua đúng không ạ? khi bac mới pha dung dịch xong, điều quan trọng nhất là bác vẫn phải kiểm tra pH.
chúc bác thành công!
 

đúng đó bác Thainguyen. Cl pha đa lượng thành 1 lít dung dịch mẹ, nồng độ 1/100. Pha lần lượt KNO3 , KH2PO4 , CA(NO3)2 vào 1 lít nước . mọi chuyện ổn đến khi cho MgSO4 vào thì bị kết tủa . Thế là đi tọi Giờ tôi pha trực tiếp vào 100 lít nước luôn . Phẻ ... D:
 
Đúng rồi, bác pha đậm đặc quá, các chất không tan hêt nên dễ bị kết tủa đó mạ xai nhiêu pha nhiêu cho khoẻ, chắc bác bỏ Mo luôn hả
 
Molipden 914k một hộp, Cl tạm bỏ qua, sau này làm chuyên nghiệp hơn rồi mua, giờ đầu tư "công nghệ" trước đã . Không biết có thành quả gì không nữa . Dạo này trời nắng , ươm cây con hoài không thấy lớn .
 
Tôi pha dung dịch bị hỏng mất 100 lít rồi, giờ đã có kinh nghiệm hơn . Còn hệ thống nhỏ giọt thì khó thật, vừa làm vừa nghiên cứu thôi . tôi đang tìm mua cái bộ hẹn giờ để tiết kiệm dung dich. Chỉ cần hẹn cho hệ thống tưới 1 phút rồi tắt 30 phút , lặp đi lặp lại . dung dịch thừa thì bỏ luôn, vậy là khỏi lo vụ pH.
---------------
To Thuy-Canh: Mô hình của CL 70% là còn trên giấy đó bác ơi . CL định trồng cà chua theo cánh này :
- Dùng bao bố may lại như cái gối ôm, dài 1,1m , ngang 20cm , cao 1,5 cm.
- Đổ đầy mùn dừa trộn tro trấu vào trong.
- Mỗi cái như vậy trồng lên 3 cây cà chua .
- Tưới bằng hệ trống nhỏ giot.
Lý thuyết là vậy đó bác . Còn thực tế thì đang đau đầu với hệ thống tưới nhỏ giọt đây .

Xin góp ý với CL,
1- Không nên dùng bao bố, dung-dịch sẽ thấm ra ngoài, chỗ nào không thấm ra là chỗ đó bị khộ . Chỗ dung-dịch thấm ra là môỉ trường tốt cho rong rêu.
2- Dùng bao polyethylene, nên chọn màu trắng đục để không bắt nắng. Khoét lổ thoát nước cách đáy khoảng 3cm.
3- Phải cẩn thận với giá thể :
- Mùn dừa phải ngâm, xả nhiều lần
- Đề nghi mùn dừa / tro trấu là 7/3 (trấu mới cháy sơ) và 5/5 nếu là trọ
Chuyện tưới bàn sạu
CL biết là đã chọn một trong những cây khó trồng đó không ? Nói khó cũng không đúng . Cà cần nồng độ EC rất cao : 2.5 đến gần 5, thì trái tốt, sai . Nhưng nếu không đủ thì sẽ tốt lá thôi .
Thân .
 
Vậy là dung dịch sẽ bị ứ lại bên trong 3cm phải không bác . Cl làm túi đựng giá thể rồi, làm bằng tấm bạt màu xanh, giữ nước tốt, khá bắt nắng nên sau này sẽ bao lại bên ngoài một lớp màu trắng nữa .
- Giá thể Cl sẽ dùng mùn dừa và tro trấu tỉ lệ 5/5 như bác khuyến cáo . Mà nếu 100% là tro trấu thì sao nhi?
- EC : vụ này căng hơn pH à . vậy khi cây còn nhỏ mình chỉnh EC thấp cho tốt lá, khi cây gần có hoa mình chỉnh cao lên cho sai quả hay là phải bắt buộc chỉnh cao ngay từ đầu ?
Để Cl tìm thông tim về vụ EC này cái đã, lâu nay quên mất chi tiết này . Cảm ơn bác Thuy-canh nhắc nhở !
 
Em cũng biết chút chút về EC, nói thử các bác tham khạo
EC để chỉ tính chất cua một môi trường có thể truyền tải được dòng điện, chỉ số EC chỉ diễn tả tổng nồng độ ion hoa tan trong dung dịch, chứ không thể hiện được nồng độ của từng thành phần riêng biêt. Trong suốt quá trình tăng trưởng, cây hấp thu khoáng chất mà chúng cần, do vậy duy trì ở một mức ổn định là rất quan trong.
Nếu dung dịch có chỉ số EC cao thì sự hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất, hậu quả là nồng độ dung dịch sẽ rất cao và gây độc cho cây. Khi đó ta phải bổ sung thêm nước vao môi trượng
Ngược lại nếu EC thấp, cây sẽ hấp thu khoáng chất nhanh hơn hấp thu nước và khi đó ta phải bổ sung thêm khoáng chất vào dung dịch.
Bác chọn cây cà chua đúng là một loại cây khó, nhưng thành công thì nhìn thôi cũng đã đủ bù đắp công sức. Hihi, đối với cây cà chua thì EC sẽ nằm trong khoảng 2,4 - 5,0 (mS/cm).
---------------
Vậy là dung dịch sẽ bị ứ lại bên trong 3cm phải không bác . Cl làm túi đựng giá thể rồi, làm bằng tấm bạt màu xanh, giữ nước tốt, khá bắt nắng nên sau này sẽ bao lại bên ngoài một lớp màu trắng nữa .
- Giá thể Cl sẽ dùng mùn dừa và tro trấu tỉ lệ 5/5 như bác khuyến cáo . Mà nếu 100% là tro trấu thì sao nhi?
- EC : vụ này căng hơn pH à . vậy khi cây còn nhỏ mình chỉnh EC thấp cho tốt lá, khi cây gần có hoa mình chỉnh cao lên cho sai quả hay là phải bắt buộc chỉnh cao ngay từ đầu ?
Để Cl tìm thông tim về vụ EC này cái đã, lâu nay quên mất chi tiết này . Cảm ơn bác Thuy-canh nhắc nhở !

EC phải được duy trì một cách ổn định ngay từ ban đậu, như vậy cũng có thể dựa vào EC để biết thêm nước hay thêm khoáng chất.
pH và EC đều quan trọng, pH ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây còn EC diễn tả tổng nồng độ ion hoa tan trong dung dịch.
Ngoài ra, còn phải quan tâm đến DO (dissolved oxigen) là đơn vị đo hàm lượng oxigen hoa tan trong một lít nước. Đo DO để biết được độ thoáng khí của môi trường dinh dưỡng
 
Last edited by a moderator:
Cl trồng cà chua vì nhớ lúc trước có cây cà chua mọc hoang sau nhà, nhìn rất thích . Giờ định làm một vườn cà chua luôn .
Có 3 vấn đề hiện nay mà các bác đưa ra là pH , EC , DO :
- pH thì Cl điều chỉnh 1 lần duy nhất sau khi pha dung dịch . Điều này khá đơn giản .
- DO thì sục khí 30 phút 1 lần (đấu nguồn vào hệ thống tưới nhỏ giọt, vưa tưới vừa sục khí).
- EC vụ này căng lắm . Cl chưa tìm ra cách điều chỉnh EC nữa . Các bác chỉ giáo với ! Nếu cần thiết có lẽ phải mua thêm bút đo thôi .
 
Cl và 123 đang bước vào thuy-canh, mà bước bước dài... Hay chớ không phải dở . Tham-khảo kỹ như vầy rất tốt .
123 nói đúng đó, EC (Electrical Conductivity) là khả năng dẫn điện. Nó chỉ cho biết chung chung tính điện dẫn hiện hữu trong dung dịch mà không phải là từng chất . Chỉ có phòng thí nghiệm mới làm được thôi, nghĩa là từng chất. Nhưng mình đâu cần . Người trồng chỉ cần biết nồng độ dung dịch cao, số EC cao, nồng độ thấp, EC thấp là đủ .
Cl xem lại, cà chua là một trong những cây cần EC rất cao. 123 không cần phải lo đo 02, bởi :(1) khi nhỏ giọt, 02 đã thấm vào, (2) khi tưới dung dịch vào giá thể, đuổi thán khí ra . Như vậy đủ rồi . Đừng mất công 123 nhé!
pH giữ dưới 7. Ở khoảng nầy có nhiều ion trở nên sẵn sàng để đi vào rễ hơn là pH cao hơn hay thấp hợn .
Đúng là Cl nên mua bút đo. Mà bút đo pH và EC có mắc không ? Mua ở đâu vậy ?
Thân .
 
Bút đo Cl thấy rao bán rất nhiều, giá bút đo EC từ 1 triệu trở lên, còn máy đo pH cầm tay thì mắc hơn . Tùy tiền nào của nấy . có loại vừa đo pH vừa đo EC và cả độ mặn ... nữa . Nhưng hiện tại Cl thấy chỉ nên mua bút đo EC thôi , pH thì đo bằng giấy hoặc bằng dung dịch cũng khá chính xác mà lại NGON - BỔ - RẺ
nữa .
- " Người trồng chỉ cần biết nồng độ dung dịch cao, số EC cao, nồng độ thấp, EC thấp là đủ . "
- " Nếu dung dịch có chỉ số EC cao thì sự hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất, hậu quả là nồng độ dung dịch sẽ rất cao và gây độc cho cây. Khi đó ta phải bổ sung thêm nước vao môi trượng
Ngược lại nếu EC thấp, cây sẽ hấp thu khoáng chất nhanh hơn hấp thu nước và khi đó ta phải bổ sung thêm khoáng chất vào dung dịch.
"

=> vậy là cây ăn mặn thì cần uống nhiều nước, mà lo uống nước không lo ăn thì mặn càng mặn thêm (như cá bống kho tiu , kho càng khô càng mặn). muốn bớt mặn thì chế nước vào .
 
Last edited by a moderator:
Đúng rồi đó bác Cuốc lủi, pH thì dùng giấy quỳ cho rẻ tiền. Còn EC thì em chỉ quan tâm đến việc thiếu hay thưa khoáng chất thôi.
Hồi trước em có xem 1 tài liệu về thuỷ canh cua nước ngoài, trong tài liệu có nói, trong suốt thời gian trồng thuy canh, khi dung dịch thiếu khoáng gì là tự động báo về máy tính. Thấy hay quá mà không hiểu được nguyên lý, nhưng chắc là có liên quan đến EC, hay nói cách khác là dựa vào tín hiệu điện của ion để biết thưa hay thiếu, không biết đúng không nữa hihi
 
Mình muốn mua lẻ các hóa chất dùng cho Thủy Canh này thì mua ở đâu nhỉ ? Địa chỉ nào cung cấp số lượng hóa chất nhỏ và đáng tin cậy ...

Mình đang ở Hà Nội !!!

Đọc bài của các bạn mình thấy cũng mê cái món thủy canh , mình đã chế được một bộ NTF đa năng hoàn chỉnh bữa nào sẽ chụp hình lên cho các bạn xem kiểu thiết kế đa năng của mình :D

Cảm ơn các bạn nhé !
 
Last edited by a moderator:
Chào anh Thuy-canh!
em hiện tại đang cần tìm tài liệu về lịch sử của thủy canh, vô tình đọc được bài của anh....hic!em mừng rơi cả nước mắt....hình như bài này anh tự dịch phải không? nếu anh có file của bài này anh có thể share cho em được không vậy?
nếu được anh có thể gửi cho em qua mail này: doantrang511@gmail.com
cảm ơn anh về bài viết rất hay và chờ tin anh.:)
 


Back
Top