Thủy canh - Trồng cây không cần đất

Thủy Canh - Trồng cây không cần đât

Thủy canh thường được định nghĩa như là "Trồng cây trong nước". Tuy nhiên do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là " trồng cây không sử dụng đất".
Từ nhiều thế kỷ trước ở vunAmmaaazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, người xưa đã biết sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác. Sau đó các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng cây trên môi trường dung dịch dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và gọi là "nuôi cấy dinh dưỡng".
Năm 1929, William F. GoGGoricke đã thàn công trong việc trồng cây cà chua đạt kích thước 7,5 m trong dịch dinh dưỡng. Ông gọi hệ thống mới này là "thủy canh" ("Hydroponic" - theo tiếng Hy Lạp, hydros là 'nước" và ponos là "làm việc"). Từ đó, thủy canh được ứng dụng và phát triển rộng rãi, và mở rộng thành các phương pháp trồng cây trên môi trường rắn trơ sử dụng dung dịch dinh dưỡng.

hydroponic-lettuce-in-beaker-thumb3.jpg


Việc trồng cây không có đất thật sự đem lại rất nhiều thuận lợi. Khi sử dụng một môi trường sạch khuẩn và không phải lo lắng đến việc trừ cỏ dại, trừ sâu và các côn trùng có hại trong đất. Hơn nữa khi dùng kỹ thuật thủy canh, cây trồng sẽ có được môi trường sống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Do vậy cây sẽ sinh truỏng và phát triển nhanh hơn, việc canh tác cũng đơn giản hơn đối với cây rau và hoa. Một thuânnj lợi lớn của kỹ thuật thủy canh là cho phép thiết lập hệ thống nuôi trồng tự động. Khi sử dụng hệ thống tự động, người làm vườn có thể linh hoạt được thời gian chăm sóc cây trồng.
Trong tương lai, khi dân số ngày một gia tăng, đời sống được nâng cao, đất đai trở nên khan hiếm, thì kỹ thuật thủy canh dần dần thay thế phương pháp trồng trọt truyền thống. Vì không những mang lại món lợi nhuận không lồ cho ngành nông nghiệp, kỹ thuật này còn giúp giữ gìn môi trường được trong sạch, đây chính là mục tiêu được coi trọng hàng đầu để góp phần năng cao chất lượng cuộc sống của con người.
---------------
Đây là một bài giới thiệu về thủy canh để mọi người tham khảo và đóng góp ý kiến. Em nghĩ rằng muốn tìm hiểu về thủy canh thì trước tiên mình phải biết thủy canh là gì và tại sao phải tìm hiểu về thủy canh. Nếu có thời gian rãnh em sẽ post từ từ các kiến thức cơ bản về thủy canh mà em biết cho đến những tài liệu thủy canh chuyên dụng trồng các loại cây đơn giản. Em là một người đam mê thủy canh nên em rất hy vọng càng ngày sẽ càng có nhiều người có niềm đam mê như em.
Thân!
---------------
* Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh:
- Không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi cũng như tại gia đình sân thượng, balcon.
- Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới.
- Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ,
- Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.
- Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.
- Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất. Giàu dinh dưỡng và tươi ngon.
- Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
- Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già trẻ em đều ó thể tham gia hiệu quả

* Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh
- Vốn đầu tư ban đầu cao do chí phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, chi phí này không phải là cao so với những chi phí phải trả để diệt sâu bệnh và côn trùng, thuê nhân công. Hơn nữa các máy móc thiết bị được tái sử dụng nhiều lần nên chỉ tốn chi phí đầu tư cho ban đàu.
- Đòi hỏi trình độ chuyên mộ kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này gây trở ngại cho việc đưa phương pháp thủy canh mở rộng đại trà.
- Trong quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, thực vật làm thay đổi độ pH trong dung dịch thủy canh. Do đó, cần phải điều chỉnh pH mồi ngày. Giá trị pH tối thích từ khoảng 5.8 - 6.5. giá trị pH càng chênh lệch khỏi khoảng này thì mức độ ảnh hưởng không tốt lên hệ thống thủy canh càng lơn.
- Ngoài ra, những yếu tố thay đổi đột ngột môi trường cũng như việc cung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng có thể gây ra những triệu chứng rối loạn sinh lý ở cây (như hiện tượng thối quả cà chua, nứt quả cà chua).
 


Last edited by a moderator:
Ah! Bác nhờ kiểm tra pH thường xuyên nha.
Thân!
 


Hihi! mấy nay không thấy bác Thuycanh buồn ơi là buồn.
Em tiến hành trông rồi. Hiện nay bầu và dưa đều bắt đầu ra lá thật đầu tiên.
Em dùng hệ thống thủy canh nhỏ giọt để nghiên cứu tác dụng của dung dịch phân bón đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Nếu thành công trong phần dung dịch em sẽ tiến hành chuyển sang trồng trên hệ thống NFT đơn giản

Bạn 123,
Tôi có cái không rõ, khi bạn chuyển sang NFT thì cây đã được bao lớn vậy? Tôi nghĩ nếu chuyển như vậy thì đừng chuyển lúc cây đã khá lớn. 123 nghĩ sao?
Thân.
 
Vậy các bác cho tôi hỏi những chất trên thì chất nào nên mua ở cửa hàng hóa chất, chất nào nên mua ở cửa hàng phân bón. Vì tôi thấy trong các chất trên có một số chất là phân.
Sẵn tiện các bác đọc dùm tôi tên hóa chất luôn nhe. Ví dụ CuSO4 là đồng sunfat chẳng hạn.
Cảm ơn nhiều.
 
Bạn 123,
Tôi có cái không rõ, khi bạn chuyển sang NFT thì cây đã được bao lớn vậy? Tôi nghĩ nếu chuyển như vậy thì đừng chuyển lúc cây đã khá lớn. 123 nghĩ sao?
Thân.

Thưa bác! Đây giống như là một bài thí nghiệm vậy đó.
Sau khi tìm được hàm lượng phân bón thích hợp để pha dung dịch thủy canh, em sẽ trồng lại mới hoàn toàn để so sánh sự sinh trưởng và phát triển của cây dây leo đối với cả hai hệ thống nhỏ giọt và NFT.
Thân!
---------------
Vậy các bác cho tôi hỏi những chất trên thì chất nào nên mua ở cửa hàng hóa chất, chất nào nên mua ở cửa hàng phân bón. Vì tôi thấy trong các chất trên có một số chất là phân.
Sẵn tiện các bác đọc dùm tôi tên hóa chất luôn nhe. Ví dụ CuSO4 là đồng sunfat chẳng hạn.
Cảm ơn nhiều.

Nếu bác đã pha dung dịch dinh dưỡng thủy canh theo công thức của môi trường MS, Jack Ross, Monier,... thì phải sử dụng toàn bộ là hóa chất riêng lẽ
Ưu điểm vượt trội của việc sử dụng môi trường MS, Jack Ross,... đối với phân bón là chúng ta có thể chủ động hoàn toàn về hàm lượng và số lượng các khoáng chất cần thiết.
 
Last edited by a moderator:
Thưa bác! Đây giống như là một bài thí nghiệm vậy đó.
Sau khi tìm được hàm lượng phân bón thích hợp để pha dung dịch thủy canh, em sẽ trồng lại mới hoàn toàn để so sánh sự sinh trưởng và phát triển của cây dây leo đối với cả hai hệ thống nhỏ giọt và NFT.
Thân!
---------------


Nếu bác đã pha dung dịch dinh dưỡng thủy canh theo công thức của môi trường MS, Jack Ross, Monier,... thì phải sử dụng toàn bộ là hóa chất riêng lẽ
Ưu điểm vượt trội của việc sử dụng môi trường MS, Jack Ross,... đối với phân bón là chúng ta có thể chủ động hoàn toàn về hàm lượng và số lượng các khoáng chất cần thiết.

Bạn 123,
Các hạt dưa và bầu 123 gieo đã nẩy mầm chưa?
Thân.
 
các bác cho tôi hỏi công thức môi trường Jack Ross, môi trường MS .. các bác tính đơn vị là gì. Tôi thấy môi trường Jack Ross bác Thainguyen ghi đơn vị là gam. số lượng lớn như vậy làm sao pha được trong vài lít nước.
 
các bác cho tôi hỏi công thức môi trường Jack Ross, môi trường MS .. các bác tính đơn vị là gì. Tôi thấy môi trường Jack Ross bác Thainguyen ghi đơn vị là gam. số lượng lớn như vậy làm sao pha được trong vài lít nước.

Môi trường MS đơn vị tính là mg.
Môi trường Jack Ross em đăng là để pha cho 50 lít dung dịch thủy canh.
Thân!
---------------
Vậy các bác cho tôi hỏi những chất trên thì chất nào nên mua ở cửa hàng hóa chất, chất nào nên mua ở cửa hàng phân bón. Vì tôi thấy trong các chất trên có một số chất là phân.
Sẵn tiện các bác đọc dùm tôi tên hóa chất luôn nhe. Ví dụ CuSO4 là đồng sunfat chẳng hạn.
Cảm ơn nhiều.


<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8"><meta name="ProgId" content="Word.Document"><meta name="Generator" content="Microsoft Word 11"><meta name="Originator" content="Microsoft Word 11"><link rel="File-List" href="file:///C:%5CUsers%5CAdmin%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><style> <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> NH4NO3 Ammonium Nitrate
MgSO4.7H2O Magnesium Sulphate Heptahydrate
Ca(NO3)2.4H2O Calcium Nitrate Tetrahydrate<o:p></o:p>
KNO3 Potassium Nitrate
KH2PO4Mono Potassium Phosphate
ZNSO4.7H2O Zinc Sunphate Heptahydrate
H3BO3 Acid Boric
CuSO4.5H2O Copper Sulphate Pentahydrate
Na2MoO4.2H2O Natrii molybdate dihydrate
MnCl2.4H2O Manganese Chloride tetrahydrate
CoCl2 6H2O Cobalt (II) chloride hexahydrate
KI Kali iot<o:p></o:p>
FeSO4.7H2O Ferrous Sulphate Heptahydrate
Na2EDTA Disodium ethylenediaminetetraacetate <o:p></o:p>
 

Last edited by a moderator:
Bạn 123,
Các hạt dưa và bầu 123 gieo đã nẩy mầm chưa?
Thân.

Dạ! dưa leo và bầu hồ lô đều đã nảy mầm. Giống em mua tại Gino, gieo trên giá thể gồm sơ dừa và tro trấu.
Post vài hình lên các bác góp ý kiến với em nha.

IMG00418.jpg


Dưa leo

IMG00424.jpg


Bầu hồ lô

IMG00426.jpg
 
Hóa chất khó mua thiệt. phải tìm hơi cực.
 
Last edited by a moderator:
Em trồng cây dưa leo, cây cũng bắt đầu ra lá thật, nhưng có 1 số cây lá mầm có vài hiện tượng rất là lạ, các bác có thể giải thích dùm em được không ạ?

IMG00472.jpg


IMG00470.jpg


IMG00469.jpg


IMG00468.jpg


IMG00466.jpg


giá thể em dùng là tro trấu trộn đều với sơ dừa, xung quanh còn có cây sứ, lan và cây xoài.
Mấy cây cà chua lớn là cung bị giống vậy, nhưng cà chua và dưa leo thì cách xa nhau lắm.
Nhìn hiện tượng thì thấy hơi giống cây bị sâu vẽ bùa.
Không biết sau này khi cây phát triển lớn có ảnh hưởng gì không?
Cám ơn các bác trước!
 
nhìn giống bệnh "thán thư" quá bác ơi. mua thuốc trị bệnh thôi.
Còn sâu vẽ bùa là con sâu nhỏ như cây kim, màu vàng vàng, thường ăn lớp mặt của lá, vừa ăn vừa di chuyển tạo thành một đường vòng vèo nối liền nhau, nếu gặp trường hợp như vậy thì cứ lần theo đường vẽ là bắt được con sâu, còn mắt thường khó biết nó nằm chổ nào vì nó có phủ một lớp màng bên ngoài ở bất cứ nơi nào mà nó đi qua.
 
Bệnh thán thư hả bác?
vậy em phải diệt như thế nào để không làm hại đến cây
 
Cây khỏe chưa vậy bác ntx123. Tôi nghi là bệnh thán thư thôi. Chỉ cần mua thuốc phun là khỏi mà.
Tình hình là hôm nay tôi đã mua hóa chất rồi, còn mỗi chất Mo là chưa mua được, vì giá 914k/lọ , không bán lẻ. Mà thành phần thì dùng quá ít. mua lọ ấy về thì có dùng tới đời con cháu vẫn còn. Vậy có ai mua nhiều chia lại tôi vài gam cùng trồng nha. cảm ơn nhiều!
 
Dạ! Cám ơn Bác. Chắc là cây bị bệnh thán thư rồi ạ? Toàn bộ cây đều bị, không biết có phải do giống không hay là do môi trường đã bị nhiễm sẵng.
Nhìn cây dưa thích ghê!
 
Last edited by a moderator:
Theo em thấy thì cây của bác có những triệu chứng của dòi đục lá.
Dòi đục lá (Liriomysa trifolii)

dualeo5.jpg


Ruồi trưởng thành rất nhỏ ,màu đen. Ruồi non (con dòi) đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường vòng vèo màu trắng (Sâu vẽ bùa).
Xuất hiện khi cây có 2-3 lá thật đến khi ra hoa
-Phòng trị :
*Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, vượt qua tác hại của dòi.
*Ngắt bỏ những lá bị dòi gây hại nặng.
*Phun thuốc vào thời điểm trời bắt đầu nắng nóng (khoảng 9h sáng) lúc dòi bò ra ngoài : Dầu khoáng Enspray 99EC +Sapen Alpha 5EC Sec SaiGon 5EC, 10EC, 25EC, 50EC. Thời gian cách ly 7-10 ngày
 
Tôi đi khắp tp Cần Thơ mà không thể tìm được các hóa chất trên. Bác nào có thể mua dùm tôi cảm ơn nhiều nha.
Liên hệ Email +++vinhquangthai@yahoo.com+++(bỏ 6 dấu cộng).
1747photobucket


Bạn cuoclui,
Tôi thử theo chì dẫn của bạn, không biết ra sao.
Thân.
---------------
Vậy là vẫn chưa được vào giai đoạn paste!
---------------

---------------
imager
 
Last edited:
nematode
photobucket
Tôi đi khắp tp Cần Thơ mà không thể tìm được các hóa chất trên. Bác nào có thể mua dùm tôi cảm ơn nhiều nha.
Liên hệ Email +++vinhquangthai@yahoo.com+++(bỏ 6 dấu cộng).
1747photobucket


Bạn cuoclui,
Tôi thử theo chì dẫn của bạn, không biết ra sao.
Thân.

nematode

---------------

---------------
 
Last edited:


Back
Top