Trồng ớt - Thực tế của tôi

Tôi thấy nhiều người quan tâm đến ớt. Tài liệu kỹ thuật cũng rất nhiều. Tôi cũng làm theo tài liệu về trồng ớt trái vụ. Kết quả khá khả quan. Tuy vậy trong thực tế mỗi nơi mỗi khác. Vì vậy tôi xin trao đổi những điều thực tế của tôi, mong rằng sẽ giúp ích thêm cho ai đó quan tâm. Và cũng mong những ai đã có kinh nghiệm bổ sung thêm chỗ hay, chỉ ra chỗ còn chưa đúng cho tôi học hỏi thêm.
Về khâu làm đất : Tôi trộn phân trùn quế với đất để bón lót, khoảng 1 tấn/1000m2. Lân và npk theo như tài liệu, rải thêm 2 bì thuốc diệt trùng cùng với 50kg vôi. Sau đó một tuần tôi mới rải đều 2kg nấm trichoderma trộn vào đất( vì vôi sẽ làm hại nấm), tưới nước cho ẩm rồi lên luống cao khoảng 15cm, rộng 80cm, tủ màng phủ nông nghiệp loại rộng 1,2m. Rãnh rộng 1m nên hơi bị rộng, sau tưới thấy phí nước, khoảng 60cm là vừa. Luống như vậy trồng hàng đôi.
Về giống thì tôi mua hột giống chỉ thiên lai F1 của Thái lan. Gieo trước khi làm đất 2 tuần. Đất gieo tôi lấy đất phù sa trộn phân trùn với tỷ lệ 1:1. Gieo trong bầu nhựa, để trong mái che bằng tôn sáng. 1000m2 thì 2 bì hột là vừa (đủ cho sau này cấy dặm).
(Xin lỗi tôi có việc phải đi, về sẽ tiếp tục)
 


Vườn nhà tôi năm nào cũng trồng Cà Pháo, Cà Chua, và Ớt.
Năm nào Cà Pháo cũng bị bệnh nấm lá, làm chết cành hay chết cả cây.
Cà Chua thi có cây bị nhiều, có cây bị ít, và nhiều cây vẫn khoẻ mạnh.
Riêng Ớt, tôi trồng giống ớt Ý trái lớn bằng ngón tay cái, dài 1 gang
thì chẳng bị nấm chút nào. Từ khi tôi trồng năm đầu tiên đến nay là
6 năm rồi. Chẳng lẽ vì sợ nó bị nấm lá mà không trồng?
*
Đây là mấy cây ớt tôi trồng trong vườn nhà:
Ương hạt trong nhà kính từ giữa tháng Năm.
Giữa tháng Sáu đem ra trồng. Èo ọt 1 tháng nữa vì lạnh kéo dài.
Tháng Tám mọc tốt, nhưng thiếu nắng vì có nhiều cây xung quanh,
và có cây cao, và một chòi nhỏ sát bên. Đã hái ăn nhiều, cũng
rụng nhiều vì con sên trần (slug) ăn vào thủng trái, làm thối nhũn.
Tôi đưa các thanh gỗ vào để nâng thân cây đổ. Thân cây không cứng
vì mọc thiếu nắng.
*
DSCF8983.jpg

*
DSCF8984.jpg

*
Còn bạn, nếu sợ, thì cứ luân canh đi.
*
 


Sau khi trồng được vườn ớt chống chọi được với mưa lụt và cho thu hoạch kha khá. Tôi lấy làm đắc ý lắm, đi đâu cũng ngó nghiêng xem có ai trồng để mà so sánh. Rôi đến khi gặp được vườn ớt chuyên nghiệp của nông dân chính cống mới thấy mình đáng buồn cười ! Họ trồng ớt xen canh với đậu phộng . Lên luống đẹp, cây khỏe chứ không yếu như của tôi. Tôi xin gửi lên một số hình của những người trồng chuyên nghiệp : Hình chụp tại Vĩnh thạnh, Bình định ngày mồng 7 tết.


a1297407252hnhnh0089a.jpg


a1297407296hnhnh0086.jpg







Ối! nhờ mod nào xoay hình lại giúp cái. Cám ơn nhiều!
Bác botienthi làm ơn cho tôi hỏi mấy câu (chắc là hơi ngớ ngẩn nhưng bác thông cảm nha, tôi là "nhà nông tập sự" mà):
1. Cái rãnh có phủ bạt giữa 2 luống ớt có phải dùng để đưa nước vào đó để tưới cho ớt hay không? Nếu đúng thì họ để nước đọng trên bạt phủ rồi dùng gáo múc tưới lên gốc ớt, hay là đục thủng bạt cho nước thấm xuống rãnh đất?
2. Theo hình này thì "nông dân chính cống" (như cách gọi của bác) họ trồng mật độ còn thưa hơn cả vườn của bác nữa. Đó là do họ xen canh đậu phộng. Vậy theo bác xét về hiệu quả kinh tế thì có nên xen canh đậu phộng không?
3. Tổng cộng thời gian:
- Từ khi gieo đến khi đem trồng cây ớt con ra ruộng
- Từ khi trồng đến khi cây ra hoa
- Từ khi ra hoa đến khi bắt đầu thu hoạch
- Từ khi bắt đầu thu hoạch đến hết vụ thu hoạch
là bao lâu vậy bác?
Mà tôi tính nếu bác trồng đạt năng suất cỡ 0.5-0.8 kg/cây với giá khoảng 30 - 40.000 đ/kg thì 1000 m2 bác cũng thu cỡ 100 triệu là hiệu quả cũng tốt đấy chứ?
 
Last edited by a moderator:
Hì hì...! Thật ra tôi chỉ chụp hình rồi đi luôn chứ không gặp ai, cũng chưa quay lại nơi đó để hỏi thăm kết quả.
Tuy vậy tôi biết họ dẫn nước vào rãnh có bạt (ở đầu rãnh có đắp đất chặn nước). Trên bạt có nhiều lỗ thủng đều khắp cho nước thấm xuống từ từ.

Họ trồng ớt chính vụ => giá thấp nên khi xen canh đậu phộng sẽ có hiệu quả cao hơn, hơn nữa còn làm đất tốt hơn. Mật độ của họ tôi thấy không thưa hơn tôi đâu.
Từ khi gieo tới khi cấy khoảng 25-26 ngày.
Sau khi cấy khoảng hơn một tháng đã lác đác ra hoa
Tôi nhớ là sau 3 tháng trồng thì bắt đầu thu hoạch. Và từ đó cứ hái tới khi nào thấy giá thấp thì thôi.

Thực ra trồng ớt nếu không may mắn thì không thu nhiều như bạn nghĩ đâu.
Công chăm sóc rất nhiều. Công hái càng nhiều nữa. Nếu bạn không có nhân công nhàn rỗi thường xuyên để hái ớt thì khi giá ớt hạ tới dưới 15 nghìn/kg sẽ bị lỗ công đấy. Nếu không có biện pháp phòng bệnh hữu hiệu thì khả năng thất thu rất cao.
 
Nếu bạn không có nhân công nhàn rỗi thường xuyên để hái ớt thì khi giá ớt hạ tới dưới 15 nghìn/kg sẽ bị lỗ công đấy. Nếu không có biện pháp phòng bệnh hữu hiệu thì khả năng thất thu rất cao.

Cám ơn bác botienthi nhiều nha. Bác cho hỏi thêm là điểm hòa vốn 15 nghìn/kg bác tính dựa trên chi phí nhân công bao nhiêu tiền một ngày công vậy bác?
 
Chỗ tôi công ngày Nam = 100.000đ . Nữ = 80.000đ
Trời, sao mà chỗ bác lại trọng nam khinh nữ vậy ^_^? Làm ớt nếu có thuê thì tôi thích thuê nữ hơn vì cũng không nặng nhọc quá mà thường thì nữ chăm chỉ hơn nam.
 
Hai bác đều nói đúng cả:
*
1- Việc nhẹ thì nữ làm tốt hơn nam.
*
2- Việc nặng thì nam làm tốt hơn, hoặc nữ
không chịu làm, ví dụ cởi trần lội móc bùn ao,
trời nắng chang chang làm đen mặt chẳng hạn.
*
Vì thế giá lao động Nam cao hơn, nhưng
người thuê thì thích thuê Nữ hơn. Nói một
cách tiêu cực thì Nam lười còn hay làm cao,
nếu không trả nhiều thì không chịu làm.
Nữ cần cù chịu khó, tuy thấy thiệt cũng cắn
răng năng nhặt chặt bị, mang về nuôi mấy ông
chồng lười dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm.
*
 

Nếu không có biện pháp phòng bệnh hữu hiệu thì khả năng thất thu rất cao.
Bác Bồ ơi mặc dù tôi áp dụng khá đầy đủ các biện pháp phòng bệnh như rải vôi, phun thuốc trừ nấm trước khi cấy, nhưng cây ớt mới cao chưa được gang tay đã dính bệnh rồi. Nhờ bác Bồ và bà con xem giúp tôi xem cây ớt của tôi thế này là bị bệnh gì:
sieuthiNHANH201201151402mty3ogq1md774454.jpeg
[/IMG]
Bênh xuất hiện đã ba bốn hôm. Ban đầu xuất hiện các đốm nhỏ, sau đó lan rộng ra trên lá như trong ảnh, sau đó lá quăn queo, vàng rồi rụng. Đọt cũng bị đen dần, dẫn đến thối.
Đợt này tôi trồng thử nghiệm 3 giống: chỉ thiên của Trang Nông, chỉ thiên Brand Hot của Thái Lan và chỉ địa của Trang Nông, thì mới chỉ thầy lô trồng giống chỉ thiên của Trang Nông là bị bệnh này (tỷ lệ khá cao, có lẽ đến 20 - 30% hoặc hơn), lô chỉ địa của Trang Nông cũng đang bị rệp chích hút, còn lô Brand Hot ngay cạnh thì chưa bị sâu bệnh gì. Thời tiết đợt vừa rồi lạnh quá, sau đó lại mưa nhiều, ẩm ướt chắc cũng góp một phần nguyên nhân gây bệnh.
Chiều nay tôi đã phun thuốc Anvil của Syngenta cho lô chỉ thiên Trang Nông, theo bà con có ổn không?
 
Last edited by a moderator:
Tôi không bị loại bệnh này phá. Nhưng theo tôi tìm hiểu thì cây ớt của bạn có khả năng bị nhiễm virut Tobacco mosaic virus (TMV). Xin copy phần tài liệu này để bạn tham khảo:
Triệu chứng đầu tiên xuất hiện trên lá non gồm các vùng xanh đậm,xanh nhạt, vàng xen kẽ nhau. Lá phát triển kém, phiến lá nhỏ hẹp, mặt lá gồ ghề. Cây nhỏ chỉ bằng 1/2 - 1/4 lần so với cây khoẻ
Trên cây ớt, virus TMV nhiễm hệ thống gây hiện tượng khảm lá, lùn cây. Đôi khi cây bệnh xuất hiện các vết chết hoại ở phần cuống lá.

TMV là một loại virus truyền qua hạt của nhiều loại cây (ví dụ hạt cà chua, thuốc lá). Tuynhiên, virus không tồn tại bên trong hạt giống mà bám ở bề mặt vỏ hạt.

TMVcó thể tồn tại rất lâu dài (hàng tháng tới hàng năm) trên tàn dư cây bệnh trong đất. Thậm chí thuốc lá đã qua chế biến vẫn có thể truyền bệnh (virus giữ được hoạt tính gây bệnh sau 30 phút sấy ở nhiệt độ 120 0C). Virus TMV có thể tồn tại ở vỏ hạt. Có thể loại trừ bệnh bằng cách xử lí hạt trong dung dịch Na3PO4 10% trong 2 giờ.
Biện pháp phòng trừ

Sử dụng giống chống bệnh, giống sạch bệnh. Chọn giống từ những ruộng không bị nhiễm bệnh.

Thu hoạch riêng cây bệnh, cây khoẻ.

Vì TMV có thể tồn tại ở vỏ hạt nên có thể hạn chế virus bằng xử lí hạt giống với hóa chất. Ví dụ ngâm hạt trong dung dịch Na3PO4 10% trong 2 giờ; hoặc ngâm hạt trong dung dịch Na3PO4 1% trong 15 phút, sau đó ngâm trong dung dịch NaOCl 0.53% trong 30 phút. Xử lý hạt với dung dịch HCl 20% cũng cho kết quả tốt.

Khử trùng dụng cụ thu hái bằng Formalin 4 %, rửa tay và dụng cụ bằng xà phòng.

Nhổ bỏ cây bệnh trên đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây bệnh và diệt côn trùng môi giới
 
Tôi không bị loại bệnh này phá. Nhưng theo tôi tìm hiểu thì cây ớt của bạn có khả năng bị nhiễm virut Tobacco mosaic virus (TMV). Xin copy phần tài liệu này để bạn tham khảo:
Triệu chứng đầu tiên xuất hiện trên lá non gồm các vùng xanh đậm,xanh nhạt, vàng xen kẽ nhau. Lá phát triển kém, phiến lá nhỏ hẹp, mặt lá gồ ghề. Cây nhỏ chỉ bằng 1/2 - 1/4 lần so với cây khoẻ
Trên cây ớt, virus TMV nhiễm hệ thống gây hiện tượng khảm lá, lùn cây. Đôi khi cây bệnh xuất hiện các vết chết hoại ở phần cuống lá.

TMV là một loại virus truyền qua hạt của nhiều loại cây (ví dụ hạt cà chua, thuốc lá). Tuynhiên, virus không tồn tại bên trong hạt giống mà bám ở bề mặt vỏ hạt.

TMVcó thể tồn tại rất lâu dài (hàng tháng tới hàng năm) trên tàn dư cây bệnh trong đất. Thậm chí thuốc lá đã qua chế biến vẫn có thể truyền bệnh (virus giữ được hoạt tính gây bệnh sau 30 phút sấy ở nhiệt độ 120 0C). Virus TMV có thể tồn tại ở vỏ hạt. Có thể loại trừ bệnh bằng cách xử lí hạt trong dung dịch Na3PO4 10% trong 2 giờ.
Biện pháp phòng trừ

Sử dụng giống chống bệnh, giống sạch bệnh. Chọn giống từ những ruộng không bị nhiễm bệnh.

Thu hoạch riêng cây bệnh, cây khoẻ.

Vì TMV có thể tồn tại ở vỏ hạt nên có thể hạn chế virus bằng xử lí hạt giống với hóa chất. Ví dụ ngâm hạt trong dung dịch Na3PO4 10% trong 2 giờ; hoặc ngâm hạt trong dung dịch Na3PO4 1% trong 15 phút, sau đó ngâm trong dung dịch NaOCl 0.53% trong 30 phút. Xử lý hạt với dung dịch HCl 20% cũng cho kết quả tốt.

Khử trùng dụng cụ thu hái bằng Formalin 4 %, rửa tay và dụng cụ bằng xà phòng.

Nhổ bỏ cây bệnh trên đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây bệnh và diệt côn trùng môi giới
Nếu là vi-rus thì không biết phun Anvil có ổn không hả bác (tôi phun theo tư vấn của bác bán thuốc trừ sâu ở địa phương, không chắc có đúng không).
 
Last edited by a moderator:
Theo tôi thì không phun thuốc nào hữu hiệu cả. Cách hay nhất bây giờ là mau mau nhỏ bỏ và đốt sạch tàn dư của những cây bệnh. Đổ vôi bột vào những hốc cây đã nhổ và xung quanh. Ngưng tưới nước vài ngày. Nguyên nhân bị nhiễm chỉ có thể là do hạt giống Thiên nông không được xử lý tốt và có mầm bệnh (cùng điều kiện đất đai khí hậu, nước phân bón mà chỉ có Thiên nông bị nhiễm). Nếu bạn trồng ít thì can đảm nhổ hết chúng đi và khoanh vùng cách ly để khỏi ảnh hưởng đến cây khác. Vụ sau quên nó và các loại hạt giống có nhãn hiệu đó đi.
Ở Việt nam ta khâu cây, con giống vẫn đang là một vấn đề nhức nhối!
 
Last edited:
Nếu là vi-rus thì có vẻ phun Anvil không ổn rùi.

Nói chung về nuôi hay trồng thì các bệnh về virus chưa có thuốc đặc trị , chỉ phòng ngừa là chính .

 
Cám ơn các bác. Tôi cũng vừa học được bài học là vi-rus thì không chữa được nhưng phun anvil cũng có thể diệt được loài côn trùng làm lây bệnh. Tôi cũng nghi là do hạt giống bị nhiễm bệnh, vì thậm chí tôi trồng trên cùng 1 thửa ruộng 2 loại giống khác nhau, thì giống của Thái Lan chưa bị làm sao cả. Chắc phải nhổ bỏ để tránh lây sang lô chưa bị bệnh quá.
 
Xin lỗi các bác, mấy ruộng ớt cùng lúc bị sâu bệnh nên nhầm lẫn lung tung cả. Ruộng bị rệp chích hút thì đã phun AREMEC 36 EC, còn ruộng bị bệnh thì phun Anvil. Anvil là thuốc trị nấm chứ không phải thuốc diệt côn trùng ợ.

Cán bộ bảo vệ thực vật địa phương lại cho rằng cây ớt này bị bệnh sương mai, bà con có ai có kinh nghiệm hoặc hình ảnh triệu chứng điển hình của mấy bệnh này xin vui lồng chia sẻ. Cám ơn bà con.
 
Bác botienthi cho em hỏi tý. Bác tưới nước cho vườn ớt của bác bằng cách nào?
 
Bác botienthi cho em hỏi tý. Bác tưới nước cho vườn ớt của bác bằng cách nào?

Ớt của tôi trồng trái vụ (vào mùa mưa) vì vậy ít phải tưới lắm mà chủ yếu lo chống ngập. Mặt liếp phủ màng nông nghiệp nên giữ ẩm tốt. Tuy vậy cũng có lúc bị khô vào thời gian chớm đầu mùa nắng nóng. Tôi tưới bằng cách "ngập rút". Tức là đắp đất be đầu rãnh luống rồi cứ thế xả nước vào cho ngập chân luống. Nước ngấm vào luống rồi được giữ không cho bay hơi bởi màng phủ. Cả tuần chỉ tưới một lần.
 
Em nghĩ nếu đã phủ nilon thế thì bác làm hệ thống tưới nhỏ giọt( tưới thẳng vào gốc ớt) thế thì tiết kiệm được nước. mà lúc chăm sóc thu hoạch sẽ dẽ dàng hơn vi rãnh không bị ngập nước ( do tưới ngập). nếu bác tưới ngập thì rãnh thế là lớn quá. như thế tốn nước lắm.
 
Hỡi ôi! Tôi cũng đã làm thử, nhưng thất bại lập tức vì ...vụng về và thiếu kiến thức cũng như vốn. Vì vậy tôi chỉ trồng trái vụ (mưa nhiều, phải tưới rất ít, giá bán lại cao)).
 


Back
Top