Thú vui trang trại điền viên khiến tôi mất sạch tiền tiết kiệm nhiều năm

Mong muốn có tuổi già vui thú với vườn cây, ao cá, ông Hùng đã dốc 1,8 tỷ tiền chăn nuôi, trồng trọt, nhưng 6 năm không thu được gì.
Dưới đây là chia sẻ của ông Việt Hùng, 65 tuổi, ở Hà Nội về kinh nghiệm mua và nuôi trồng cây cối, động vật trên trang trại rộng 12 ha tại Hòa Bình:
Từ lâu tôi đã mong muốn được về quê sống, hòa nhập với thiên nhiên nên nhờ họ hàng tìm mua một trang trại ở quê tôi, Hòa Bình, một năm trước khi nghỉ hưu. Sau khoảng nửa năm tìm hiểu, tôi chốt mua một trang trại rộng 12ha với giá 800 triệu đồng, ở lưng chừng dốc Cun, thuộc địa phận phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, năm 2011.
Dĩ nhiên là tôi cũng muốn nó sinh lời, vì bỏ ra cả khoản tiền lớn như vậy chỉ để vui chơi thì quá phí. Đó là số tiền tôi phải tiết kiệm mấy chục năm đi làm, nên tôn chỉ của tôi là "vừa đáp ứng sở thích vừa phải ra tiền".
Phần đất trang trại của tôi nằm ngay mặt đường quốc lộ. Khu nhà và ao cá cách đường khoảng 300m, đường xuống bên dưới khá dốc. Khi tôi mua, nó chỉ là một đường mòn, xung quanh cây cối rậm rạp. Muốn cho xe máy, xe ủi xuống phải làm lại hết. Tôi phải thuê máy xúc làm đường xương cá, san mặt bằng, sửa đường. Tiện thể tôi sửa luôn 3 chiếc ao sẵn có, mở rộng một chút và làm thêm một chiếc ao nữa (tổng 4 ao là 3.000m2). Tổng cộng tiền thuê máy, mở đường các thứ... tốn hơn 200 triệu đồng.
ty2-2239-1511061425.jpg

Từ con đường mòn chỉ vừa xe máy, tôi đã phải mở rộng đường vào, đổ đá dăm như hiện tại.

3 cái ao tôi nuôi thả cá, còn một ao trồng sen để lấy hoa và hạt, mất vài triệu tiền cá giống (2 năm mới mua một đợt cá giống mới). Lúc đầu, nhà thích ăn loại nào, tôi mua về thả hết, từ trắm đen, trắm cỏ, trôi, rô phi, mè, cá trê, cá chim...
Sau này tôi mới biết do không tìm hiểu kỹ về đặc tính từng loại nên cá nhà tôi chậm lớn. Một phần nữa là vì xác định nuôi cá ngon nên tôi chỉ cho ăn cỏ, chứ không mua cám công nghiệp. Thời gian đầu tôi vẫn đi làm ở Hà Nội, cuối tuần mới về nên có thuê người chăm, dù là họ hàng nhưng vì cũng chưa có kinh nghiệm, họ cũng bận nhiều việc khác nên nhiều hôm cá bị bỏ đói.
Cá nhà người ta nuôi công nghiệp 3-6 tháng đã ăn được, còn nhà tôi phải hơn một năm mới lớn. Khi cá tới ngưỡng, tôi thường rủ bạn bè lên câu, hoặc đánh bắt đem cho người nhà, chứ không bán, vì cũng không được bao nhiêu. Có đợt mùa đông năm 2012, cá chim chết hàng loạt vì lạnh quá. Tôi phải thuê người vớt hết lên vì sợ ảnh hưởng cả ao. Sau này tôi tuyệt nhiên không nuôi loại cá này nữa.
Ngoài nuôi cá, thời gian đầu tôi có nuôi thêm 6 con bò, do người chủ cũ bán lại với giá 90 triệu. Có bữa người trông do sơ suất đã cột một con bò không chắc, khiến dây lỏng, bò bị trượt xuống phần dốc gần chuồng không thể trèo lên được. Đợt đó nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời toàn hơn 40 độ C, khiến bò kiệt sức chết. Thấy không ổn nên sau khi nuôi 2 tháng tôi đã quyết định bán hết, lỗ hơn chục triệu.
Sau đó, nghe lời khuyên của bạn bè, tôi bắt đầu thử nuôi dê. Tôi mua khoảng 60 con, giá 86 triệu đồng. Nhưng do kinh nghiệm ít, nghe người nọ mách, người kia nói, tôi áp dụng tùm lum, dê chậm lớn mà còn bị bệnh. Nuôi 9 tháng chết khoảng 35 con. Quá sốt ruột, tôi lại bán thống bán tháo được hơn 70 triệu. Đấy là chúng còn đẻ ra được khoảng 20 con nữa, chứ không tôi còn lỗ nặng hơn. Phi vụ nuôi bò và dê với dự kiến kiếm được vài trăm triệu đã thất bại thảm hại, vừa mất công nuôi, thuê người chăm, lại âm tiền.
Khi về hưu, tôi quyết định mạnh tay hơn, trồng thêm cây gỗ gồm 3.000 cây xoan, 100 cây sưa, 50 cây sấu, giá khoảng 20 nghìn đồng/cây giống. Thấy cây chậm lớn, tôi có nhờ một anh bạn chuyên làm trang trại tư vấn. Anh ấy nói trang trại tôi mua có nhiều đá quá, ít đất màu nên cây kém phát triển, các cây tôi lại trồng quá gần nhau. Tôi lại để cỏ mọc quá cao, nên nó hút hết chất của cây. Đất đồi có độ dốc lớn nên khi mưa to trôi hết đất màu bên trên, lâu ngày trơ đá với rễ cây.
goc-6873-1511061425.jpg

Những góc trong trang trại nhà ông Hùng.

Đến lúc tôi biết cách trồng, phát cỏ đúng dịp thì cây đã còi cọc, có chăm bón cũng không thể lớn nhanh được nữa. Đợt cây mới tôi áp dụng đúng kỹ thuật thì thấy phát triển tốt hơn hẳn. Dù vậy, để những cây gỗ này lớn và bán được kiếm được tiền vẫn còn xa lắm.
Năm ngoái, tôi trồng thêm khoảng 2.000 gốc cây gỗ, đu đủ cũng tầm đó, bưởi thì ít hơn chút... Tôi chọn giống đu đủ của Đài Loan, quả to, mã khá đẹp và ra quả quanh năm. Thế nhưng có điều tôi không ngờ tới là khách hàng không thích mua đu đủ quả quá to, trong khi nhà tôi quả nào cũng 2,5-3kg. Vì thế, nên mỗi lần chín nhà tôi chỉ chọn quả nhỏ, đẹp mang bán. Giá rẻ có vài chục nghìn/kg nên cũng chẳng ăn thua.
Vì trang trại rộng nên mỗi lần phát cỏ, trồng cây, tôi phải thuê khá nhiều người, cao điểm nhất là có lúc 8 người/đợt, trung bình trả 150.000 mỗi người/ngày, mỗi đợt khoảng 15 ngày.
Sau khoảng 6 năm, số tiền tôi bỏ vào trang trại đã tốn gần 1,8 tỷ đồng, chưa kể công sức, tiền đi lại suốt từng đấy năm. Ngoài tiết tiết kiệm, tôi thậm chí còn phải vay thêm bạn bè, nhưng số tiền thu lại được không đáng là bao, vì hầu như khoản nào bỏ vào cũng thất bại.
Tham khảo ý kiến bạn bè và tự nhìn nhận lại bản thân, tôi thấy mình đã sai lầm khi nuôi trồng quá dàn trải, chọn cây trồng, vật nuôi khi chưa tìm hiểu kỹ về thổ nhưỡng, hay học hỏi những mô hình trang trại hiệu quả. Nếu có cơ hội làm lại, tôi sẽ chỉ tập trung vào những lĩnh vực chính. Ví dụ như nuôi bò thì nên trồng cỏ, trồng ngô để lấy thức ăn cho bò, thay vì trồng cây gỗ... Nuôi con gì, trồng cây gì phải quy hoạch rõ ràng từ đầu, phục vụ vào lĩnh vực chính, như vậy dễ quản lý hơn.
Hy vọng kinh nghiệm thất bại của tôi sẽ giúp ích cho những người đang có ý định mua trang trại. Giờ tôi chỉ mong có thể nhượng được trang trại của mình, dù chịu lỗ.
Việt Hùng
 


Tạm thời giữ vườn cây, không thể lợi nhuận được nhiều từ đó. Chỉ giảm chi phí chăm sóc: 6đợt/năm x 3 công x 5 ngày x 200.000đ/công. Mỗi năm tổng thu vườn cây được cả giá và năng suất khoảng 100-120 triệu thì chi phí đã mất hơn nửa. Lấy ngắn nuôi dài nên nuôi gà, vịt mỗi lứa 500-1000con cho cùng công trông nom trại. Thu nhập không cao, it vất vả mà đỡ được làm cỏ vườn cây. Vốn lưu động chăn nuôi tầm 100 triệu mỗi năm lỗ lãi bù lại cũng được 30-40 triệu
»
Thực trạng nông dân làm trang trại, phần lớn có mức vốn 100-300 triệu, sau khi làm xong hạ tầng là hết nên phụ thuộc tài chính từ các nhà cung cấp dịch vụ để sản xuất và lấy công làm lãi nên hai vợ chồng mỗi năm chỉ kiếm được vài chục triệu là OK rồi. Họ chưa bao giờ tính khấu hao tài sản đã đầu tư, họ cho đó là lãi nhưng bao giờ mới dư ra số tiền 100-300 triệu đó
Cảm ơn anh
Nhưng nghe anh nói buồn vậy
Xem chừng phải kiếm tiền bằng cách khác bù vào vậy
Trụ 3 năm nữa cây có thu thì quay lại tính tiếp (cây em mới trồng được 24 tháng)
Trước mắt chắc em tiết giảm chi phí
Chứ giờ đầu tư lớn cho chăn nuôi mà rủi ro tiếp thì gay
 


Cảm ơn anh
Nhưng nghe anh nói buồn vậy
Xem chừng phải kiếm tiền bằng cách khác bù vào vậy
Trụ 3 năm nữa cây có thu thì quay lại tính tiếp (cây em mới trồng được 24 tháng)
Trước mắt chắc em tiết giảm chi phí
Chứ giờ đầu tư lớn cho chăn nuôi mà rủi ro tiếp thì gay
Đó là thực tế sản xuất nông nghiệp. Lợi nhuận sx nông nghiệp khá cao chứ không hề thấp như mọi người nghĩ (15%) trên vốn đầu tư (tính cả lãi suất vay ngân hàng 1%/thangs~12%/năm). Tuy nhiên, đa số thất bại do kỹ thuật SX không làm tốt, sau mới đến giá bán. Kỹ thuật thì dựa vào kinh nghiệm, cái đơn giản không làm tốt, chủ quan việc nhỏ, làm đại khái, đối phó công việc > tự mình hại mình. Khi đã làm phải xác định tư tưởng "không ai có thể làm việc cho mình tốt hơn mình làm cho mình". Khi ấy có nằm trong chăn ấm thấy không yên tâm việc gì là tự giác vùng dậy ngay. Bạn cứ xem lại mình đã làm được như vậy chưa? Mình là kỹ sư chăn nuôi về quê làm nông nghiệp cũng ngấm thất bại chứ. 15 năm chỉ là học hỏi, khi làm chủ mới biết mình đã trang bị chưa đầy đủ kiến thức mà đã làm nên thất bại cũng là bình thường. Bạn sợ rủi ro thì cần phải xem xét, học hỏi nhưng từ bỏ là thất bại (thất bại từ trong suy nghĩ: không dám nghĩ khác, không dám làm, sợ thất bại).
 
Đó là thực tế sản xuất nông nghiệp. Lợi nhuận sx nông nghiệp khá cao chứ không hề thấp như mọi người nghĩ (15%) trên vốn đầu tư (tính cả lãi suất vay ngân hàng 1%/thangs~12%/năm). Tuy nhiên, đa số thất bại do kỹ thuật SX không làm tốt, sau mới đến giá bán. Kỹ thuật thì dựa vào kinh nghiệm, cái đơn giản không làm tốt, chủ quan việc nhỏ, làm đại khái, đối phó công việc > tự mình hại mình. Khi đã làm phải xác định tư tưởng "không ai có thể làm việc cho mình tốt hơn mình làm cho mình". Khi ấy có nằm trong chăn ấm thấy không yên tâm việc gì là tự giác vùng dậy ngay. Bạn cứ xem lại mình đã làm được như vậy chưa? Mình là kỹ sư chăn nuôi về quê làm nông nghiệp cũng ngấm thất bại chứ. 15 năm chỉ là học hỏi, khi làm chủ mới biết mình đã trang bị chưa đầy đủ kiến thức mà đã làm nên thất bại cũng là bình thường. Bạn sợ rủi ro thì cần phải xem xét, học hỏi nhưng từ bỏ là thất bại (thất bại từ trong suy nghĩ: không dám nghĩ khác, không dám làm, sợ thất bại).
Cảm ơn anh
Em cảm nhận anh là người rất tâm huyết
Cảm ơn anh lần nữa
Em sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm, tài chính, đất đai... để có phương án phòng thủ chắc chắn, dự phòng đủ các tình huống và khoảng 3 năm nữa em sẽ đầu tư mở rộng theo lời anh khuyên (đúng là có nhiều điều em chưa làm được như anh nói)
Thanks anh
 
Tôi cũng có bạn làm trang trại gần Dốc Cun, 10 năm nay vẫn nghèo, ko trả đc tiền mua đất. Tôi may mắn hơn nhiều, khởi nghiệp nông nghiệp từ 2 bàn tay trắng trên mảnh đất thuê, nhg sau 5 năm, tôi đã có khoản vốn tich lũy vững chắc . Hiện nay, tôi có 4 trại nuôi giun: Vân Côn ( Hoài Đức, HN), Phượng Cách, Làng So (Quốc Oai, HN), và Định Hóa (Thái Nguyên). Tôi chỉ chuyên sâu về nuôi giun từ các nguồn nguyên liêu sẵn có tại chỗ và chi phí thấp như bã nấm, bèo tây, cỏ dại, bã sắn, bã củ dong riềng, phân trâu, bò, lợn... Kinh nghiệm của tôi, ko ngoài lời dạy cổ nhân: muốn thành công phải yêu công việc và phải dựa vào THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI, NHÂN HÒA. Chúc mọi người yêu ng nghiệp cùng thành công!
Chào bác.em cũng đang nghiên cứu về mô hình trang trại khép kín và mong học hỏi về nuôi giun bác có thể cho em xin thông tin liên hệ của bác để em xin được học hỏi không ạ
 
Chào các bác,
Em vào học hỏi kinh nghiệm của các bác.
Năm nay em 30 rồi, rất muốn chuyển sang mảng nông nghiệp mà phần vì vốn ít phần vì chưa có kinh nghiệm nên chưa dám làm :(.
 
Me
Chào các bác,
Em vào học hỏi kinh nghiệm của các bác.
Năm nay em 30 rồi, rất muốn chuyển sang mảng nông nghiệp mà phần vì vốn ít phần vì chưa có kinh nghiệm nên chưa dám làm :(.
Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ, không chỉ riêng làm nông nghiệp. Bạn muốn làm nông nghiệp thì mình khuyên bạn làm việc này trước khi "động thủ": đi hỏi ba (3)người này về nghề của họ, một người làm công nhân lâu năm, một người công chức có tuổi, người còn lại là người thân đang làm nông nghiệp. Điều chắc chắn bạn nhận được là không ai thích nghề đó cả, còn người thân bạn sẽ phản đối, những người khác sẽ nói cho bạn ý tưởng và đường đi
 


Back
Top