Mô-hình Nuôi Trồng Aquaponics mới (mà cũ)

Topic nầy tui mở ra là chiều theo ý của bạn binh_dan. Không biết đoạn tui trích dưới đây, có phải là mục-tiêu của binh_dan không?
Thân.
-=-=-=-=-=
* Thương-nghiệp/nhà hàng và cà-phê (cà-phê ở Úc bán luôn thức ăn nhẹ), thường gặp khó-khăn tìm rau cải tươi. Mà rau cải là thứ ngay khi thu-hoạch, đã bắt đầu mất mùi vị thơm ngon. Tình-huống nầy rất đáng để quán ăn nghĩ đến một hệ-thống Aquaponics để cung-cấp các loại rau thơm tươi nhất.
Có bạn nào tại VN nghĩ đến lập một quán ăn, gồm thêm :
- Cá nuôi tại chỗ : Cung-cấp cá thật tươi cho quán và cá cho khách câu (tính tiền, hì hì).
- Rau cải thật tươi, sẵn trong tầm tay, không bao giờ thiếu.
* Bà con nào hứng-thú mô-hình nầy, chờ tui rảnh, mình bàn chơi! Thân.

 


Last edited:
Em,
Tui rất vui khi đọc mấy dòng trên của em. Có dịp, em cũng nên bàn với bạn bè rồi góp ý với!
Mấy chuyện đó tui không giận hờn đâu! Nhưng chẳng đặng đừng, nên phải làm cho sạch-sẽ "nhà cửa" vậy mà!
Chúc em tinh-tấn học-hành.
Thương.

--------

Trước hết cám ơn lời chúc của Bác.
Sẵn đây, cháu có vài thắc mắc xin được hỏi Bác.Sau khi đọc bài về mô hình aquaponics của Bác thì cháu có vài thắc mắc như sau:
Việc cân đối lượng nước trong hồ nuôi cá và cây
Vd: Trong hồ nuôi cá chứa 1 lượng nước nhất định sau khi ta dùng máy bơm, bơm nước lên cho cây ở trên mặt thì nước trong hồ sẽ bị hao hụt đi so với ban đầu, có 2 vấn đề đặt ra là:
1. Nước trong hồ cá ít đi như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến mật độ nuôi cá ?
2. Nếu ta châm thêm nước vào cho đủ lượng nước như ban đầu vậy khi hệ thống bị trục trặc (như cúp điện hay hỏng máy bom) thì nước nuôi dưỡng trên cây sẽ gom trở lại đổ hết xuống hồ như vậy có thể dẫn tới tình trạng nước bị tràn.
Vậy thì giải pháp cân đối như thế nào để không xảy ra tình trạng trên xin Bác chỉ dẫn cho cháu rõ điều này.
Cám ơn Bác!

Em,
Mấy hôm nay Topic bận-rộn quá, hì hì, nên chưa trả lời em đươc. Xin lỗi em nha!
Em nêu đúng ngay điều mà dân nuôi cá lo, khi các thiết-bị phải lệ-thuộc vào điện-năng. Ngay từ đầu, tui cũng có nói nỗi lo y như em. Vậy :
- Nên có một máy phát điện nhỏ, phòng khi cúp điện, hoặc
- Nên dùng các bơm sục khí, sử-dụng điện một chiều (điện bình). Điện 2 chiều nhà máy "sạc" vào bình, bình chạy bơm. Như vậy, dù cho cúp điện, bể cá vẫn có đủ ốc-xy.

Mực nước trong bể luôn được giữ ở một mức nhất định qua 1 "Vane phao". Trồng thủy-canh, tui nối một ống nước với hệ-thống nước thành-phố đến bể cá. Vane nầy mở hay đóng là do mực nước trong bể.
Nước trong bể bị hao do :
- Bốc hơi
- Cây hô-hấp, và
- Xả cặn
sẽ được bồi-hoàn, do Vane Phao nầy kiểm-soát. Nếu không muốn dùng nước thành-phố, em có thể dùng 1 bể chứa nước dự-trữ, đặt hơi cao hơn mực nước trong bể, đã được xử-lý loại trừ các mầm gây hại cho cá.

Gởi em vài hình dưới đây, có dự-trù 1 ống cho nước dư chảy tràn trong trường-hợp cúp điện, hoặc đôi khi trong trường-hợp dùng si-phon tự-động.
Em, do tui không đủ khả-năng để diễn-tả, các hình vẽ chưa chắc đã giúp gì thêm, vậy : "Nếu có điểm nào nghi-ngờ, em đừng ngần-ngại gõ vài chữ gởi lên".
Ngoài ra, nếu em học có biết gì thêm, cũng nhớ chia sẻ, em nhé! Chúng ta học hỏi lẫn nhau.
Thân.

--------

lastscanDeepFlow.jpg
Separator2.jpg


Vanephao.jpg


--------

Em,
Như em thấy :
- Hình trên là một hệ-thống Aquaponics đơn-giản. Bên thủy-canh dùng phương-pháp Dòng Chảy Sâu. Khi cúp điện, nước bên thủy-canh tràn qua bể thủy-sản cũng không bao nhiêu.
- Hình giữa thì :
(a) bên trái là Nguồn Nước Vô, vậy nên vẽ thêm 1 Vane Phao.
(b) ở giữa là Ống Lược. Trên đầu ống nầy trống, dùng để chảy tràn.
(c) bên phải là Hộp Kiểm-soát Mực Nước.
Như vậy, trong tất cả mọi tình-huống đều không bị chảy tràn.
Em thấy sao?
Thân.
 


Last edited:
Lọc Sinh-học

Các lưọc Sinh-học là nơi trú-ngụ của quần-thể vi-sinh. "Lọc Sinh-học" là thuật-ngữ để chỉ "tiến-trình lọc chất thải bằng vi-khuẩn hiếu-khí". Các lược sinh-học nói chung, được dùng để hoán-chuyển nước nuôi cá trong bể, đặc-biệt được dùng với kỹ-thuật nuôi cá mà nước được luân-lưu trong hệ-thống, hoặc trong kỸ-thuật nuôi thủy-sản kết-hợp với trồng cây thủy-canh, nước trong bể nuôi được hồi-lưu. Các lược sinh-học "làm việc" bằng cách dùng các vi-khuẩn sống trong lược để chuyển-hóa và lọc nước. Những lược nầy chứa các quần-thể vi-sinh trong đó, để chúng chuyển nước dơ trở thành dinh-dưỡng cho cây.

Trong mô-hình kết-hợp, nếu hệ-thống thủy-canh không dùng giá-thể thì sẽ không đủ bề mặt cho quần-thể vi-sinh sinh-sản, bành-trướng để gia-tăng dân-số thì phải dùng thêm lược sinh-học.
Nhưng với liếp trồng thủy-canh có giá-thể, thì giá-thể sẽ tác-dụng như một lược sinh-học, nên không cần phải có thêm một lược sinh-học kèm thêm.

Nếu muốn, chúng ta không cần phải mua lược sinh-học chế sẵn bán trên thị-trường, mà có thể tự làm lấy. Bạn chỉ cần tạo một chỗ có nhiều mặt tiếp-xúc bằng sõi, sạn hay bằng những mảnh plastic hay mảnh vụn cây.. Nhớ dùng những loại cây cứng, lâu mục như gốc dừa hay gỗ cứng. Tui thử đề-nghị một vật-liệu hết sức rẻ tiền, dễ làm và khi cần, rất dễ làm sạch. Đó là những cây trúc già.
 
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> [video=youtube_share;IKjrI880zU0]http://youtu.be/IKjrI880zU0[/video]
[video=youtube_share;EGlIS-8QBgo]http://youtu.be/EGlIS-8QBgo[/video]
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn bạn gocnhanong nhiều lắm!
Nhìn thấy tốc-độ cá ăn mồi thấy mà ham! Nhưng điều đó cũng cho thấy lượng cứt mà cá bài-tiết ra lớn vô cùng. Tui nuôi thử 1 bể rồi. Để cho sạch hết chất thải thì phải thay nước liên-tục. Tui nuôi bằng nước máy thành-phố. Tốn nước kinh luôn! Đó là lý-do tại sao tui muốn ứng-dụng Aquaponics.
Aquaponics khác với cách tui nuôi trước đây là :
- Nước không bỏ, dùng lại.
- Trước khi dùng lại, thì phải để cho cây hút chất dơ.
Nhưng trước khi cây có thể sử-dụng được nước dơ trong bể cá, thì phải cho qua lược cơ-học, và rồi sinh-học. Mà 2 cái lược nầy rất mắc tiền. Tốn kém lắm.
Bạn xem thử tui phác-họa một mô-hình Lược Cơ-học và Sinh-học gộp chung lại mà tốn rất ít, ai cũng làm được, xem sao.
Thân.

BiofilterTrc.jpg
 
Không dám nhận cái này là của hoangama1 post mình post lại thôi. chủ yếu nhờ các bác gia cát dự 1 số điều
1. Họ nuôi cá trê với số lượng dán trên mỗi bể phải không?
2. Bể đó bao nhiêu nước? (mình đoán mò khoảng 9-10 m3:7^:).
3. Ống cấp nước phi bao nhiêu?
thoát nước tràn phi bao nhiêu?
Với tốc độ chảy của ống cấp thì khoảng bao nhiêu lít/h?
(Mình đoán mò chỉ khoảng 2 đến 2,5 m3/h/1bể, dùng chung 1 bơm vì ống cấp mỗi bể đều có van chỉnh or khoá. Có xả đáy vì lúc quay nước ko thoát = xả mặt)
4. Cái ống đen chạy vòng quanh phía trong bể dùng làm gì? (mình nghĩ là khí xục)
4. Các bác có kinh nghiệm thực tế có thể dự đoán lượng thức ăn cho 1 lần và số lần / ngày cho 1 bể ko? (dựa vào cái ca với số lần múc + loại cá họ đang nuôi đó).

hoangama1: Bác tự nhận là chuyên gia + là người post clip này lên diễn đàn này (trang 4) nên nhờ bác tý
1. Có xục khí ko? bao nhiêu m3/h ở mỗi bể?
2. Nước thoát ra đc xử lý thế nào? có tái xử dụng ko?
3. Độ sạch của nước cấp vào?

P/S: ko tranh luận râu ria nữa, cố gắng cụ thể hoá cái cơ bản để sơ bộ ước lượng giá thành từ đó ai có tâm huyết + điều kiện thì làm thử nghiệm ở bể nhỏ (1m3 chẳng hạn). Cái này ko khó ai nhiệt huyết + có điều kiện thực nghiệm có thể kêu gọi đóng góp mỗi người một ít để chạy thử
 
Không dám nhận cái này là của hoangama1 post mình post lại thôi. chủ yếu nhờ các bác gia cát dự 1 số điều
1. Họ nuôi cá trê với số lượng dán trên mỗi bể phải không?
2. Bể đó bao nhiêu nước? (mình đoán mò khoảng 9-10 m3:7^:).
3. Ống cấp nước phi bao nhiêu?
thoát nước tràn phi bao nhiêu?
Với tốc độ chảy của ống cấp thì khoảng bao nhiêu lít/h?
(Mình đoán mò chỉ khoảng 2 đến 2,5 m3/h/1bể, dùng chung 1 bơm vì ống cấp mỗi bể đều có van chỉnh or khoá. Có xả đáy vì lúc quay nước ko thoát = xả mặt)
4. Cái ống đen chạy vòng quanh phía trong bể dùng làm gì? (mình nghĩ là khí xục)
4. Các bác có kinh nghiệm thực tế có thể dự đoán lượng thức ăn cho 1 lần và số lần / ngày cho 1 bể ko? (dựa vào cái ca với số lần múc + loại cá họ đang nuôi đó).

hoangama1: Bác tự nhận là chuyên gia + là người post clip này lên diễn đàn này (trang 4) nên nhờ bác tý
1. Có xục khí ko? bao nhiêu m3/h ở mỗi bể?
2. Nước thoát ra đc xử lý thế nào? có tái xử dụng ko?
3. Độ sạch của nước cấp vào?

P/S: ko tranh luận râu ria nữa, cố gắng cụ thể hoá cái cơ bản để sơ bộ ước lượng giá thành từ đó ai có tâm huyết + điều kiện thì làm thử nghiệm ở bể nhỏ (1m3 chẳng hạn). Cái này ko khó ai nhiệt huyết + có điều kiện thực nghiệm có thể kêu gọi đóng góp mỗi người một ít để chạy thử
Hình như là họ nuôi cá da trơn hay sao đó? (em thấy catfish) loại này thì không cần nhiều oxy hòa tan do có cơ quan hô hấp phụ có thể thở oxy trực tiếp. Oxy hòa tan chủ yếu cung cấp cho vi sinh hoạt động thôi nên em nghĩ hệ thống này chỉ cần khoảng 4 cục đá sủi là ok hoặc 0,5m ống aero tuble, đầu tư cho oxy hòa tan 1 bồn tầm 100k là đủ. Cám thì em thấy 4 ca, 1 ca tầm 1kg vậy thì 1 bồn tương đương 4-5kg cám 1 lần cho ăn. Họ nuôi cá chi phí cao như vậy nên giá thành sản xuất ra theo đó cũng cao===> cạnh tranh không lại cá da trơn Việt Nam nên phải vác đơn đi kiện phá giá. Vì vậy rút kinh nghiệm, nông dân mà muốn làm hệ thống này phải tính toán kỹ lưỡng, vật liệu lọc đúng sách vở thì mắc phải tìm vật liệu cây nhà là vườn có cùng tính chất để thay thế (hiệu suất không cao bằng thì ta tăng thể tích vật liệu lọc để cân bằng). Hệ thống thì phải tính thiết kế và vận hành đơn giản, không có sự cố khi mất điện để từ đứa trẻ 10t đến người già trên 60t vẫn vận hành được là ok. Giá trị đất cao thì đầu tư cho hệ thống cao để tiết kiệm diện tích, giá trị đất thấp thì giảm đầu tư cho hệ thống nhưng tăng diện tích. Trên đây là 1 trong số ít hướng căn bản mà người nông dân như em đang cần, để tính toán được nhiêu đó việc cần phải giải quyết nhiều vấn đề không đơn giản đâu. Mong các bác đóng góp thêm ý kiến. Thanks!!!
Vừa rồi dàn hồ của em mới vừa xảy ra 1 thảm họa, đi bụi 1 hồ 100 em tai tượng thả thử nghiệm được 30 ngày, 4 em cá dĩa size 10, 1 em ngân long, 1 bầy trên 50 con bình tích, hiện giờ đang tăng cường muối xử lý. Nguyên do là mama của em cho mấy em dĩa ăn thịt bò nhiều quá, mấy em da trơn ăn cá vụn cũng dư, thức ăn dư bị cuốn vào hệ thống lọc làm hư nước. Bùng phát thảm họa. Cấp tốc mua lưới inox mảnh chặn đường nước qua hộp lọc liền để thức ăn dư không bị cuốn vào hệ thống lọc mắt thường có thể thấy và điều chỉnh lượng thức ăn đồng thời dùng ống nhựa mềm hút thức ăn thừa ra ngoài tránh ô nhiễm nước. May mà chuyến vừa rồi chỉ là thử nghiệm ở quy mô nhỏ, hồ kiếng dễ quan sát mà còn bị nạn, em sơ suất ham chơi có 3 ngày là te tua. Vừa rồi mà làm dàn hồ lớn chắc bữa nay em hỏng có vốn đi bán vé số rồi, hic!!!
 
(Lọc Sinh-học)
Như vậy, nếu cần phải dùng thêm Lược Sinh-học, thì lược nầy được đặt giữa bể cá và hệ-thống thủy-canh. Bên trên Lược Sinh-học, nên đặt thêm một hay nhiều tấm Mousse, hay lưới, hoặc vải thưa để lấy thêm cho hết cặn. Tui nói lấy thêm là bởi đa-số cặn đã được xả qua Vane Xả Cặn dưới đáy bể rồi.
Cặn xả dưới đáy cũng sẽ có nhiều nước theo cùng. Vậy cũng nên cho qua 1 Lược Cơ-học để lấy cặn, và nước thì đổ (hay bơm) xối lại lên Lược Cơ-học bên trên như đã nói. Mục-đích là để thu-hồi lại nước, không bỏ. Nếu không xối bằng tay, dùng bơm thì bơm nầy không lớn lắm. Bơm trong bể dùng cho nước xoáy tròn cũng không lớn lắm. Mà bơm xoáy nước nầy có thể cùng lúc trộn không-khí rất tốt. Cách làm như sau :
- Bơm đặt dưới đáy bể.
- Nếu dùng 2 bơm thì đặt đối nhau qua tâm bể và phun nước ra cùng chiều, để tạo dòng xoay.
- Tại đầu hút vô của bơm là một ống dẫn hơi từ máy nén hơi. Không-khí được hút vào, trộn rất tốt với nước, ngay trong lòng bơm.

Bơm chánh, bơm nước lên trên lược cơ-học và sinh-học, thì theo nguyên-tắc, lưu-lượng nước bơm lên 1 giờ là bằng dung-tích của bể. Như vậy phải để ý để chọn cho đúng cỡ bơm nầy. Bởi nó chính là quả tim của hệ-tuần-hoàn của toàn mô-hình.

Như vậy, Lược sinh-học , tùy theo kỹ-thuật của hệ-thống thủy-canh, sẽ là :
- Liếp trồng bằng Sõi sạn hay vật-liệu tương-đương, nếu trồng bằng phương-pháp giá-thể.
- Không giá-thể, thì làm Lược Cơ-học (bên trên), và dưới là Lược Sinh-học làm bằng các ống trúc đập dập hay vật-liệu tương-đương.

Nhưng rẻ hơn, và ít công bảo-trì hơn thì là không dùng cách trồng với giá-thể, mà sử-dụng phương-pháp Màng Dung-Dịch (NFT) hoặc Dòng Chảu Sâu. Dĩ-nhiên, ở đầu hệ-thống thủy-canh, là Lược Cơ-học và Lược Sinh-học.

* Tui không nói đến các Lược Sinh-học làm bằng vật-liệu bán thên thị-trường, bởi tốn kém.
 

Last edited:
Đừng lan man làm loãng, tập trung vào giải quyết từng vần đề đã. OK?

Bạn biết tiền công nhân của họ so với mình ko? dư lượng kháng sinh? huỷ diệt nguồn nước?
Phát triển bền vững hay ăn sổi?
Biết cá hồ thuỷ điện dân ta chỉ nuôi cá lồng có vài năm là tạch ko?
Mà thôi ko lan man nữa.

Cái chính là phải biết thông số mà hộ đang làm đã rồi muốn chế sao thì chế. Bàn việc kiểu bạn thì lúc nào xong?
Mình làm sản xuất thuốc. Mỗi mặt hàng mới mình bàn giao kỹ thuật xuống xưởng thì việc đầu tiên là phải làm ra viên thuốc đạt chất lượng đã rồi trên cơ sở đó mới điều chỉnh thông số lấy năng xuất. Hồi đầu mới làm công nhân bị mình đuổi ra nhiều lắm vì toàn xiên ngang nào là anh cho máy dập chạy chậm thế thì ko năng xuất, anh trộn tý một thế tốn nhiều công ...........................
 
hocathuycanh.png



Hệ thống này tổng hợp từ nhiều nguồn: hồ nổi của bác Vĩnh, lọc thẩm thấu ngược được bác 8 lúa alo tư vấn, thủy canh theo ý tưởng của bác Thuycanh, tham khảo thêm thủy canh bên cty bán vật tư thủy canh để nắm nguyên tắc.
Giờ để từ từ em giải thích nha:
_Cách làm hồ nổi mọi người tham khảo bên topic của bác Vĩnh (maquemau) nha. Khi thi công hồ nhớ lấy mực cân nước cho kỹ, sau này nhiều hồ thông nhau mực nước cân bằng.
_Còn cái hồ lọc thẩm thấu ngược thì cứ theo hình vẽ mà tính toán lưu lượng nước kêu thợ làm từ 1-5 met khối tùy hệ thống. Quan trọng nhất là cái vách ngăn ở giữa hồ, cái này phải chú ý, xoay 1-2 hàng gạch ở dưới cùng để lỗ gạch thông từ ngăn này sang ngăn kia sau này nước sẽ chảy qua ông gạch nên hàng gạch này không được tô hồ chống thấm. Vật liệu lọc thì nếu có điều kiện chơi đệm vi sinh (400k 1m2), nếu không điều kiện thì dùng gạch ống đập nhỏ ra cỡ 2-4 cm rồi thả vào hồ. Duy nhất ngăn đầu tiên có lỗ xả cặn thì dùng 1 lớp vỉ kê cao lên 20-30 cm cách đáy. Khi vận hành thấy có dấu hiệu bị nghẹt thì chỉ cần khóa van xả đáy của hệ thống hồ nuôi cá lại, mở van xả cặn bên hồ lọc cho nước thoát ra hết, chơi luôn cái vòi máy bơm vào ngăn này bơm tầm 5-10 phút là hết nghẹt. Xong rồi khóa van xả cặn này lại, mở van thoát nước của dàn hồ nuôi xả nước về hồ lọc. Vậy là xong phần lọc rồi nha!!! khỏe re, vừa vệ sinh hồ lọc vừa làm thơ cũng ok. (quá nhàn ):lol:
_Giờ đến phần máng thủy canh: sử dụng ván cốt pha đổ bê tông (có quy cách 20cmX3mX20mm) để đóng máng, đóng thành hộp vuông không nắp, dài tùy ý. Dùng bạt nhựa lót trong lòng máng để chống rỉ nước rồi cố định lên khung đỡ bằng sắt, tăng cường thêm cây chống nha(sau này máng thủy canh có nước vào nặng lắm, chú ý kỹ phần cây chống, dây treo, tốt nhất kêu thợ chuyên đóng cốt pha đóng)Cân nước kỹ kỹ chứ máng lệch sau này mệt lắm. Rải gạch vụn trong lòng máng thủy canh tầm 5-7cm làm giá thể. Xài kiểu này rẻ hơn đi mua mấy cái ống chuyên dụng cho thủy canh.
_Đến phần oxy: sử dụng ống nhựa 21 đi dọc thành hồ nuôi cá, nếu cần làm thêm 1 đường trên thành máng thủy canh luôn cho chắc ăn ^^. 1 hồ cá thả tầm 4 viên đá sủi oxy(2k/viên) là đủ rồi, sang hơn thì thả 5 tất ống aero tube(170k/1m). Trong lòng máng thủy canh thả tầm 1m 1 viên đá sủi là dư oxy cung cấp cho hệ thống rễ cây.
_Phần đi ống cấp nước: dùng mũi vét gỗ bằng với đường kính ống cấp nước để vét lỗ đi ống cấp, nối đường nước máy bơm vào thành máng bằng cục nối bồn nước xong rồi trét keo silicon chống xì nước(xài loại apollo 40k/chai cho xịn) Đường nuớc xả về mỗi bồn nhớ gắn van điều chỉnh lưu lượng nước. Sau này hồ nào cá lớn cho nước về nhiều, hồ nào cá nhỏ giảm lại.
_Đến phần thả cá: Do nhiều hồ nên phải tính thả cá theo kiểu gối đầu sao cho tháng nào cũng có cá xuất ra bán, toàn bộ hệ thống hồ thông với nhau hết nên hệ thống hồ lúc nào cũng cân bằng giữa lúc thả cá giống và xuất cá bán, coi như hệ thống lọc được giảm tải, mật độ của hồ nuôi cá sắp xuất bán cao cân bằng với mật độ hồ cá chuẩn bị thả giống. Nước hồ cá nhỏ trộn chung với hồ cá lớn giảm đi ít nhất 1/2 mức ô nhiễm hồ cá lớn.
_Phần trồng cây cũng như phần thả cá, phải tính toán xuống giống kiểu gối đầu để hệ thống không bị mất cân bằng. Cây được ươm trong chậu thủy canh cho đủ mạnh rồi sắp xếp vào máng thủy canh, khi bị sâu bệnh thì đem rọ trồng cây bị sâu bệnh ra ngoài cách ly xử lý nha.
_Tổng kết: vậy là có 1 hệ thống aquaponic không quá phức tạp ai cũng làm được, để chắc ăn copy cái hình em up ở trên để phần nào không tự thi công được đưa cho thợ làm cho chắc ăn. Về vật liệu thi công thì bác nào có ý kiến xài vật liệu nào rẻ hơn thì đóng góp ý kiến nha. Vận hành thì đơn giản chỉ cần hướng dẫn 1 lao động phổ thông tầm 15phút là người ta dư sức vận hành. Còn chủ đầu tư thì vòng vòng đi chơi sẵn tìm đầu ra cho con cá với cây thủy canh luôn :lol:
 
Đừng lan man làm loãng, tập trung vào giải quyết từng vần đề đã. OK?

Bạn biết tiền công nhân của họ so với mình ko? dư lượng kháng sinh? huỷ diệt nguồn nước?
Phát triển bền vững hay ăn sổi?
Biết cá hồ thuỷ điện dân ta chỉ nuôi cá lồng có vài năm là tạch ko?
Mà thôi ko lan man nữa.

Cái chính là phải biết thông số mà hộ đang làm đã rồi muốn chế sao thì chế. Bàn việc kiểu bạn thì lúc nào xong?
Mình làm sản xuất thuốc. Mỗi mặt hàng mới mình bàn giao kỹ thuật xuống xưởng thì việc đầu tiên là phải làm ra viên thuốc đạt chất lượng đã rồi trên cơ sở đó mới điều chỉnh thông số lấy năng xuất. Hồi đầu mới làm công nhân bị mình đuổi ra nhiều lắm vì toàn xiên ngang nào là anh cho máy dập chạy chậm thế thì ko năng xuất, anh trộn tý một thế tốn nhiều công ...........................
@gocnhanong : mình chẳng hiểu bác nói gì ??? , vì mình cũng biết ít ít về y dược . Mong bác đừng đuổi mình khỏi topic này nha .
 
@gocnhanong : mình chẳng hiểu bác nói gì ??? , vì mình cũng biết ít ít về y dược . Mong bác đừng đuổi mình khỏi topic này nha .

Sorry nếu đụng chạm.
Ý mình là mấy ông hoang....; des....... v..vvv

Thay vì lan man rông dài thì tại sao ko tập trung phân tích mô hình họ đã và đang nuôi, từ đó xây dựng 1 bộ khung xương. Sau khi có bộ khung đó thì đắp da, bồi thịt, cắm râu thế nào là tuỳ ở mỗi người. Ở đây ta chưa biết mặt người mẫu ra sao mà cứ bàn sâu vào kẻ lông mày thế nào, tô môi ra sao thì đến lúc nào mới xong.

Ý mình là xây dựng từ đơn giản đến phức tạp dựa vào mô hình nc ngoài đã làm. Ví dụ:
1. Giả định là họ lấy nước sạch, vứt nước thải thì với 1 bể như clip cần tốc độ chảy vào bao nhiêu m3/h. Lượng phân thải 1 ngày là bao nhiêu (dựa vào lượng thức ăn đi). Khi nào xong bàn tiếp 2
Khí đó xác định đc dùng bơm cỡ nào, 1 tháng bao nhiêu điện
2. Với lưu lượng nước luân chuyển như thế cần dung tích buồng lọc lắng xoáy (của thuỷ-canh)bao nhiêu để vừa đủ lắng đc phân và xác định luôn chu kỳ xả phân (có thể cho bơm tự động theo giờ để nước tự tràn + xả phân lắng ngày 3 lần thì cũng coi như nó chưa kịp phân huỷ, tức là chưa có khí độc hoà tan). Xong sang bước 3
3. Thuỷ canh: nước qua lắng xoáy (+ màng lọc ngược gì thì tuỳ theo sở thích) có trồng cây đc ko? trồng cây gì? ............
Phải xây dựng từng bước càng đúng trọng tâm thì càng nhanh hoàn thiện

Theo cá nhân mình phải lưu 2 đK bắt buộc:
1. Phải xả phân, xả cặn: lắng xoáy là để tụ phân, cần ít nước nhất mà xả đc hết phân cũng như có con lợn mọi thả trong cái vườn 1000 m2 thì khỏi xúc phân nhưng nhất trong cái chuồng 2-3m2 thì phải xúc phân, nếu huấn luyện đc nó chỉ ị 1 góc thì 1 xẻ + 1 ca nước là sạch (giống lắng xoáy). còn nếu nó ị lung tung + dẫm bôi khắp chuồng thì phải đem chổi + vaif xô nước quét --> dồn 1 góc rồi mới xúc đc. Theo mình nuôi cá ăn ko phải chơi cảnh, mật độ cao thì phải gom phân để hốt hàng ngày thậm chí là ngày 2 lần lọc chỉ mang ý nghĩa đó.
2. Thuỷ canh, vi sinh, phun mưa ................ tất cả chỉ là để tăng hệ số an toàn, cá phát triển nhanh hơn nếu ko có thì phải đảm bảo cá cũng ko chết chỉ chậm PT thôi.

Nếu thật sự tâm huyết làm thực nghiệm (thí nghiệm) chắc cũng ko đến 500K đâu :lol:.

Ra hàng cá cảnh tìm mua loại bơm công suất nhỏ nhất (ngày trước mình mua 60K, hiện giờ có 2 cái để ko:lol:). 1 cái thùng (hoặc lót bạt vào cái rương or .......tuỳ miễn là rẻ nhất) dung tích gấp 4 lần lưu lượng bơm/1h của cái bơm. Một cái xô hay thùng nhỏ miễn là với lưu lượng của cái bơm có thể tạo ra lắng xoáy. Thêm vài ba cân cá mồi.
Sau khi xác định đc lượng cá tối đa (cho cá tăng dần đến khi có cá chết tức là ko thể nhiều hơn, trừ đi 5-7% là ra lượng cá đạt đc khi thu hoạch or khi san nuôi chuyển giai đoạn, từ đó tính tiếp ra lượng giống cần thả) có thể nuôi sống tốt trong 1/2 tháng. Xong, tiếp tục thêm thùng xốp cắm cây làm thuỷ canh (ít + nhỏ thì có thể dùng cây sống đời). Làm bài bản thì chỉ 3 - 4 tháng là cho kết quả. Vừa làm, vừa quan sát, vừa suy nghĩ mới vỡ ra nhiều. Cân đo đếm đầy đủ là có số liệu lượng nước cần, lượng thức ăn, tốc độ pt của cá (làm nhỏ phải chọn cá nhỏ như cá rô chẳng hạn) điện năng.
Bơm + cả xủi khí loại nhỏ chưa đến 100K ^_________^
Bạn nào trên đây học nông nghiệp mà tâm đắc muốn làm thì cứ làm cái đề cưƠng, thuyết trình càng cụ thể càng tốt trình bày + kêu gọi mọi người gửi bưu điện 5-7 chục thì cần mươi người là ổn mà.
Nếu ở TP. Thanh Hoá thì tui cho mượn bể kính 200 lít + bơm + xục khí + thùng làm lọc luôn này ^___________^.

Bữa định thí nghiệm với đàn cá chuối con mà rùa ăn mất rồi với lại giờ cũng bận.
 
@gocnhanong: Tui không muốn nói nhưng buộc lòng phải nói, miệng thì ông hô hào vào chủ đề chính nhưng toàn post lung tung không ăn nhậu vào vấn đề chính nào cả. Trước đó bên topic "nuôi thủy sản trên bể nổi" ông đã nói tui dùng google chém bậy tui đã giải thích rõ rồi, ông đã hiểu chưa? tui vô tư không vụ lợi, kiến thức thu nhặt được thì chia sẽ hoàn toàn cho những ai không đủ điều kiện chứ chẳng có đem về lợi ích vật chất gì cho riêng tui hết. Mục tiêu chung là xây dựng 1 sân chơi lành mạnh để mọi người cùng chia sẽ kiến thức, vì đây là diễn đàn nông nghiệp nên nhiều thành viên lẫn khách quan tâm đến vấn đề nông nghiệp tham khảo (nhìn thống kê số lượng thành viên và khách sẽ biết) vì vậy hãy cùng đóng góp xây dựng và phát triển chứ không phải làm loãng, chọc phá, cãi nhau...Cũng vì những vấn đề cỏn con, những tự ái, chủ nghĩa cá nhân mà đi sai hướng đến nỗi ngay cả bác maquemau chủ topic "nuôi thủy sản trên bể nổi" mà còn rối với topic đó, topic loãng đến nổi "má nhận không ra" thử hỏi người nông dân bình thường tham khảo thu nhận được thông tin gì? đang đóng góp xây dựng mô hình nuôi trồng mới đa năng dễ ứng dụng với mọi người tự nhiên giờ chìm xuồng topic đó luôn. Qua bên đây cũng chuẩn bị cảnh đó màn 2. Vì ngay cả bác Thuycanh còn tự hỏi "có nên tiếp tục không nữa không?"

@bác Thuycanh: Con có gì sai mong bác bỏ qua cho con, không phải con dám vượt mặt bác đâu vì ở góc nhìn của con, góc nhìn của 1 người nông dân, nên con hiểu nỗi khổ của người nông dân, trăm điều khó khăn bủa vậy họ, phải dùng từ " thập diện mai phục" mới giống phim ^^. Nên từ đó con mới đưa những gì con biết ra +với bác + với mọi người chung tay góp sức giới thiệu, xây dựng, hoàn thành 1 mô hình đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu. Nên khi con up lên sơ đồ nguyên lý bác đừng giận con kiểu "mới nói đến bồn lọc mà người ta đã hoàn thiện mô hình". Mong bác thông cảm cho con vì ai biết mảng nào đóng góp mảng đó, ví dụ như trong hệ thống aquaponic này bác maquemau+ bác nguyenhungdung rành về cá thì đóng góp mảng nuôi cá, ai mạnh về mảng trồng trọt thì góp sức vào mảng trồng thủy canh, bác Thuycanh đang làm thì dỉ nhiên mạnh về tổng thể thì bác góp phần nâng cao..... để gom tất cả hoàn thành mục tiêu chung là aquaponics phù hợp với kinh tế, điều kiện và con người Việt Nam.
Nếu muốn topic này có hiệu quả sử dụng phài xát định rõ hướng đi: Nguyên lý aquaponic-->dự toán chi phí, khó khăn phát sinh khi triển khai--> triển khai aquaponics-->khó khăn, sự cố khi vận hành aquaponics-->nuôi cá+trồng cây-->tối ưu, phát triển mô hình. 1 đống vấn đề như vậy mà ngồi cãi nhau, chứng tỏ bản thân+chê bai người khác..... thì nguy cơ chìm xuồng topic này là có thật.

--------

Mặc dù em đã tham khảo nhiều youtube nhiều videoclip về aquaponics + với đến cty cung cấp vật tư thủy canh để tham khảo rồi mơ ước có 1 ngày may mắn nào đó trúng số mới có tiền làm nổi. Thích quá nên đành lòng phải suy nghĩ tính toán sao cho phù hợp với hoàn cảnh để có thể triển khai. Như em đã nói ở bài trước, giá đỡ cho hệ thống thủy canh đòi hỏi phải cứng cáp mới đỡ nổi hệ thống máng, giảm chi phí bằng cách đặt hệ thống máng thủy canh xuống đất luôn, xếp thành hàng chừa lối đi như luống rau để thuận tiện chăm sóc sau này.
qybv4gKIMEk1zyE.png
qybv4gKIMEk1zyE.png
qybv4gKIMEk1zyE.png

zPf06jBfS7tTX5S.png


Bác nào tham khảo tính triển khai ứng dụng có gì thắc mắc trong khâu thi công cứ post câu hỏi em sẽ giải đáp thắc mắc từng phần trong khâu thi công, tính toán công suất máy bơm, máy bơm oxy. Tại em làm thợ điện nước công trình nên mảng này em có thể biết chút ít.
 
Last edited:
@bác 8: Cảm ơn bác đã góp ý, con cũng suy nghĩ như ý của bác 8 là 1 đống giá thể của máng thủy canh có tác dụng lọc vi sinh rất hiệu quả. Nếu 1 máng thủy canh dài 20m thì 1 cặp máng tổng chiều dài đường nước chảy là 40m, khi nước chảy qua chiều dài như vậy giúp oxy hòa tan trong nước tốt hơn. Nhưng con phải làm hồ lọc cho chắc ăn vì tánh con làm biếng lắm, sợ phải xúc giá thể trong máng ra vệ sinh cực hơn, chẳng thà làm hồ lọc bỏ vật liệu lọc thưa 1 ngày vệ sinh 10 lần con cũng không ngán bằng vệ sinh máng thủy canh. Còn vấn đề giá thể thì vật liệu gì cũng được miễn sao đảm bảo có độ rỗng xốp tạo điều kiện cho vi sinh trú ngụ và đủ trọng lượng cố định không bị dòng nước cuốn đi, gạch vụn, đá tổ ong, sỏi... đều sử dụng được hết.
bonlocnguoc.png

mangthuycanh.png
 
Tui không bao giờ muốn sa-đà vào mấy chuyện lời qua tiếng lại. Bạn nói ngay, có phải bạn là Tám Lúa không?
Tui không muốn nói nhiều. Tóm gọn với bạn :
- Tám Lúa đóng góp thì tốt chứ không có gì.
- Nhưng "cà-khịa" với tui thì tui không thích. Và tui đã nói là tui không thích.
- Nếu bạn là Tám Lúa thì lên tiếng đi! Tui chứng-minh ngay.

Tui không thích nhùng-nhằng.
Tiếc cho Topic nầy lại bị chết!

Nói thẳng cho bác biết luôn, bác là người cà khịa với tui, chứ tui không bao giờ tui cà khịa với bác, những topic của bác tui không bao giờ cà khịa ...chính vì bác qua mục thuỷ sản cà khịa quá trớn ...

Bác nói tui đủ thức đủ điều, giờ bác không có gì hậu thuẩn để chứng minh tui là dõm ...rồi lại nói quanh co ...giờ bác có ý là tại tui cái topic nầy chết.

Ha ha ha


Tại bác quan trong quá vấn đề, nuôi cá kết hợp với trồng rau có gì là phúc tạp, chỉ có 1 mình bác thôi vẽ rồng vẽ rắn thêm đuôi thành ra con khỉ.


Topic nầy tự nó đã đầy đủ thông tin, tự nó chấm dứt, chứ không cần bác phải kéo dài thành truyện dài thành phim tập.
 
Công tác chuẩn bị thử nghiệm aquaponic bước đầu tiên:

Suy nghĩ lên phương án

hinh0000.jpg


Trong lúc bác Thuycanh đang mãi mê tranh luận thì em đã hoàn thành tác phẩm ^^

hinh0002.jpg


Và đây là "chiến trường mang tên em"

hinh0003.jpg

hinh0004.jpg
 
Tất cả những bài viết lạc đề... tranh cải linh tinh sẽ bị xóa hết mà không cần nêu lý do. Đây là các BOX về kỹ thuật.
 
Hoan hô khucthuydu ,không những ở đây, mà bất cứ topic nào cũng như vậy luôn khucthuydu à
 
Thưa,
Rõ-ràng là tui chỉ thích-hợp với các mục vui chơi. Trao đổi về kỹ-thuật thì tui lạc-hậu quá!

Coi như không có duyên! Mặc dù tui hết sức thành-khẩn thưa là "kiến-thức rất hạn-chế", là "thời-gian không có" và "sức khỏe cản trở"... , để xin bà con kiên-nhẫn dùm.

Nhưng còn một lý do khác, khiến tui phải tha-thiết kêu xin bà con cho tui thì giờ để tui có thể trình-bày được ngọn ngành, nhưng tui vẫn thất-bại. Mà đây không phải là lần thất-bại thứ nhứt.

Tại sao vậy?

Bạn nào có dịp vào các diễn-đàn của một vài nước còn rất trẻ, họ chỉ mới có vài trăm năm văn-hiến thôi, như Mỹ và Úc, xem họ trao đổi như thế nào? Tui thì thấy hay, quá hay nên theo. Họ lịch-sư với nhau, tôn-trọng ý nhau. Rất tự-trọng. Và khi cần mượn ý của một cái Link nào đó, họ ý thức rằng đó cũng chỉ là một ý-kiến có đúng có sai, chứ có ai công-nhận là đúng 100% đâu?
Họ hỏi rất thành-tâm để được biết. Câu trả lời không vừa ý họ, họ cũng cám ơn, nói : "Dù sao tui cũng cám ơn anh".

Ở Diễn-đàn chúng ta thì khác.

Sau 30 năm tiếp-xúc lại người cùng "sinh ra một bọc" với mình, tui thấy mình đã lạc-hậu xa lắm! Nên cảnh-giác lắm! Tui thưa ngay cái yếu kém, thấp dỡ của mình, để xin thông-cảm, mà có được đâu! Là vì sao?

Phần lớn là tui đã sai ngay từ lúc đầu, khi quyết-định trinh-bày Mô-thức nầy trên Diễn-đàn.

Không cần biết tui có những khó-khăn mà tui khẩn-thiết đưa lên, tui vẫn gặp những góp ý không hay, có thể có 2 nguyên-do :
- Nhiều vị thấy những điều tui trình-bày quá tầm thường.
- Nhiều vị chỉ muốn "mì ăn liền".

Chuyện chê "quá chậm lụt" là đúng.
Nhưng chê những điều tui trình-bày quá thấp, thì :
- Quý bạn đánh gía thấp là theo ý của riêng quý bạn.
- Tui, dĩ-nhiên tui đánh giá cao. Tin rằng nó có giá-trị, nên mới đưa lên.

Mà nó có giá-trị ở chỗ nào?

Tui xin được phép nói lên. Mượn những dòng giải-thích nầy như một lời xin lỗi. Thêm một lỗi dông-dài, cái thận-trọng nầy không sửa được, lại xin thông-cảm :
Mô-hình nầy tóm lại, có thể chia làm các phần chính :
- Thủy-sản
- Thủy-canh.
- Kết-hợp 2 thứ có "liên-hệ tới nước" nầy lại.
- Dùng phế-phẩm của 2 thứ trên : nuôi Trùn.
- Dùng các sản-phẩm từ Trùn : nuôi cá, thú, bò sát và trồng cây.
* Tất cả các khâu trên, phần lớn "Tự cung các nhu-cầu của nhau", khiến hiệu-số giữa vốn và thu-hoạch rất lớn!

Tui say-mê thử-nghiệm, nghiền-ngẫm Mô-thức nầy một thời-gian dài, giờ đem công-hiến bà con, mà lúc nào cũng bị xem thường!

Là vì sao?

Tui có thể trả lời ngay :
- Tui không có khả-năng tóm gọn một "Mô-thức Kết-hợp lớn"..

Nhìn chung, có thể bất cứ Diễn-đàn nào cũng dễ lâm vào tình-trạng "giang-hồ, gió tanh mưa máu" một cách không cần-thiết. Thử đóng vai một người vào tiệm sách, trả tiền mua một quyển. Đem về đọc xong, phán "dỡ òm", rồi quăng vô góc nhà. Mất tiền mà làm gì được nhau?

Ở đây khác. Hoàn-toàn ngược lại.

Người đọc (ví-dụ như đọc Mô-thức của tui), có thể hỏi lại những điều chưa rõ. Còn chất-vấn, cũng được đi! Nhưng mạt sát, chê bai thì xin nghĩ lại. Chê trong bụng thì được, bởi bạn có mất tiền đâu?

Chuyện bảo rằng tui dẫn dắt sai lạc, làm bà con táng-gia, bại-sản, thì xin xét lại :
- Thứ nhất : Bạn nào nói đó, không hiểu là đây là lãnh-vực không chuyên của bạn. Tui không nói gì là tại tui nhường thôi. Đem sở-đoản ra ăn thua với cái sở-trường của người khác thì không phải là một chọn lựa tốt.
- Thứ hai : Về Trùn thì tui học và thực-hành riêng, Nhưng về Aquaponics thì đó là kết-quả đúc-kết của một công-trình nghiên-cứu sâu, sát của các nhà chuyên-môn làm việc lãnh lương của chính-phủ. Mô-hình Aquaponics được giảng dạy khá lâu ở các trường Đại-học và Kỹ-thuật Chuyên Ngành, thì tui không có tư-cách gì để bình-luận, mà chỉ theo thôi. Khi theo như vậy, tức là tui đã hiểu mới theo được, và cũng giải-thích được theo khả-năng của tui.

Thất-bại thêm lần nầy, khiến tui xét lại chính mình và thấy rằng tui sai! Nhưng tui không nãn chí.

Điều tui sắp làm.

Bất cứ khi nào rảnh, tui sẽ tiếp-tục ghi chép. Khi nào xong, tui sẽ chuyển hết toàn bộ cho một vài bạn quan-tâm.

Đó là điều tui định làm trong những ngày sắp tới.

Nhưng không phải là một lời hứa. Do bởi sức khỏe.

Một lời xin lỗi ngắn về việc tui không thể tiếp-tục Topic nầy thì không đủ, cho nên tui mới hết lòng giải-thích, để xin bà con : Hai chữ Đại-xá!

Kính.
Thủy-canh.
 
Last edited:
Thưa,
Tui có nhận góp ý của một vài bạn qua Tin Nhắn, qua Mail. Các ý có thể tóm lại thành 2 hướng :
1- Các bài hướng-dẫn của tui sai. Làm hại bà con.
2- Hưởng-ứng.

Cả hai ý trên đều đáng quan-tâm. Hơn nữa, là người đưa mô-hình lên, tui có bổn-phận phải, đối với :

Ý thứ nhứt : Các bài hướng-dẫn của tui sai. Làm hại bà con.
Tui đồng ý với ý nầy, nếu tui thật sự như vậy, thì rõ-ràng tui có Nhiệt-tình, nhưng vì Ngu Dốt, nên thành Phá Hoại.
Trách-nhiệm nầy nặng lắm! Tui không bao giờ dám như vậy. Nên tui sẽ :
- Tìm mua tài-liệu chánh đang giảng dạy về Aquaponics để xem lại. Nếu tui đúng thì thôi. Nếu tui sai, tui phải đưa các tài-liệu đó lên. Làm như vậy, tui sẽ sửa lại được cái sai của tui và đó cũng là một hành-động chuộc lỗi.
*
Ý thứ hai : Hưởng-ứng
. Nhất là của các bạn trẻ, nhưng lại có cái nhìn rất xa. Tui không thể phụ lòng các em gioluatrentoc và ngoinhanhotrenthaonguyen, nên tui sẽ :
- Tiếp-tục Topic.

Tui xin nhắc bà con là : Đây chỉ là Mô-thức mà cá-nhân tui mơ-ước thực-hiện. Xin bà con nếu
có rảnh, đọc cho vui, nhưng đừng áp-dụng.
(* Riêng với bà con lưu-tâm. Chúng ta sẽ thảo-luận riêng, để khỏi làm phiền bà con khác).
*
Thưa chung với hết bà con về sự khiếm-khuyết của tui :
- Khả-năng rất giới-hạn. Nhất là không biết trình-bày ngắn gọn.
- Kiến-thức chung hẹp-hòi.
- Làm việc tuần 6 ngày. Cộng với sức khỏe kém. Nên thì giờ rất eo hẹp.
Nên Topic nầy chỉ thích-hợp cho bà con quan-tâm. Với các bà con khác, nếu tui có làm mất thời giờ quý báu của quý bạn, thì xin đánh cho tui hai chữ Đại-xá.
*
Sau hết. Cám ơn Mod và Admin.
Thủy-canh.

--------

Nuôi cá công-nghiệp. Không kể nuôi bè, nói riêng về nuôi bể, nuôi bồn, hay nuôi ao, theo ý tui thì có 3 hình-thức nuôi :
- Nuôi có thay nước.
- Nuôi thay rất ít nước, và
- Không thay nước.

Hai cách trên thì người nuôi cần am-tường kỹ-thuật nuôi rất cao. Còn cách nuôi chót, không thay nước nhưng dùng một hệ-thống thủy-canh đi kèm để thanh-lọc nước, như là một hình-thức thay nước. Đây là cách nuôi của Aquaponics mà chúng ta đang nói đây.

Cách sau nầy không đòi hỏi kỹ-thuật cao ở người nuôi. Chỉ cần người nuôi ý-thức rằng :
- Trong tất cả các món đầu-tư vào trong một bể cá, thì chính con cá, con tôm trong bể là thành-phần quý-giá nhứt. Người nuôi cố làm sao cho nước trong bể càng sạch càng tốt, là có kết-quả tốt.

--------

Em,
Tui rất vui khi đọc mấy dòng trên của em. Có dịp, em cũng nên bàn với bạn bè rồi góp ý với!
Mấy chuyện đó tui không giận hờn đâu! Nhưng chẳng đặng đừng, nên phải làm cho sạch-sẽ "nhà cửa" vậy mà!
Chúc em tinh-tấn học-hành.
Thương.

--------

Trước hết cám ơn lời chúc của Bác.
Sẵn đây, cháu có vài thắc mắc xin được hỏi Bác.Sau khi đọc bài về mô hình aquaponics của Bác thì cháu có vài thắc mắc như sau:
Việc cân đối lượng nước trong hồ nuôi cá và cây
Vd: Trong hồ nuôi cá chứa 1 lượng nước nhất định sau khi ta dùng máy bơm, bơm nước lên cho cây ở trên mặt thì nước trong hồ sẽ bị hao hụt đi so với ban đầu, có 2 vấn đề đặt ra là:
1. Nước trong hồ cá ít đi như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến mật độ nuôi cá ?
2. Nếu ta châm thêm nước vào cho đủ lượng nước như ban đầu vậy khi hệ thống bị trục trặc (như cúp điện hay hỏng máy bom) thì nước nuôi dưỡng trên cây sẽ gom trở lại đổ hết xuống hồ như vậy có thể dẫn tới tình trạng nước bị tràn.
Vậy thì giải pháp cân đối như thế nào để không xảy ra tình trạng trên xin Bác chỉ dẫn cho cháu rõ điều này.
Cám ơn Bác!

Câu hỏi của em rất hay.
Đâu đó tui có nói về 1 Vane Phao, nối với hệ-thống cấp nước của thành-phố, nên mực nước trong bể sẽ tùy lúc : Lúc bình-thường và lúc cúp điện, đó là hoàn-toàn tùy thuộc vào cách trồng trên hệ-thống thủy-canh :

- Hệ-thống Màng Dung-dịch và hệ-thống Dòng Chảy Sâu : Nước trong bể nuôi ở 2 mực "cao nhất" và "thấp nhất" xê-xích nhau không đáng kể.

- Hệ-thống giá-thể : Tưới bình-thường như Màng Dung-dịch hay Dòng Chảy Sâu : Mực nước trong bể cũng giống như trên.

- Hệ-thống giá-thể "Tưới ngập Xả cạn" : Vận hành bằng Vane nam-châm điện hay không dùng điện thì là 1 Siphon Tự-động.

Khi cúp điện thì, với :
- Vane nam-châm điện : Mực nước trong bể và mực nước trong liếp giá-thể sẽ lập-tức giữ nguyên tại đó.
- Siphon Tự-động :
(a) Nước sẽ giữ như tình-trạng của Vane nam-châm-điện trên :Nếu Siphon đang trong "thế nghỉ".
(b) Nước sẽ tiếp-tục chảy xuống bể cho đến lúc cạn liếp : Nếu Siphon đạng ở "thế tháo nước".
Để tránh nước ở bể bị tràn, nên giữ mực nước ở bể thấp ở một mức, mà cả nước liếp chảy xuống vẫn không bị tràn.
Thân.
 
Last edited:


Back
Top