Mô-hình Nuôi Trồng Aquaponics mới (mà cũ)

Topic nầy tui mở ra là chiều theo ý của bạn binh_dan. Không biết đoạn tui trích dưới đây, có phải là mục-tiêu của binh_dan không?
Thân.
-=-=-=-=-=
* Thương-nghiệp/nhà hàng và cà-phê (cà-phê ở Úc bán luôn thức ăn nhẹ), thường gặp khó-khăn tìm rau cải tươi. Mà rau cải là thứ ngay khi thu-hoạch, đã bắt đầu mất mùi vị thơm ngon. Tình-huống nầy rất đáng để quán ăn nghĩ đến một hệ-thống Aquaponics để cung-cấp các loại rau thơm tươi nhất.
Có bạn nào tại VN nghĩ đến lập một quán ăn, gồm thêm :
- Cá nuôi tại chỗ : Cung-cấp cá thật tươi cho quán và cá cho khách câu (tính tiền, hì hì).
- Rau cải thật tươi, sẵn trong tầm tay, không bao giờ thiếu.
* Bà con nào hứng-thú mô-hình nầy, chờ tui rảnh, mình bàn chơi! Thân.

 


Last edited:
Không phải vậy đâu bác botienthi!
Có Tám Lúa thì Topic nầy càng thêm phong-phú, có lợi hơn chứ không có hại. Với kiến-thức về thủy-sản của ảnh, tui trật là ảnh biết liền. Cái mà tui cần là chỗ đó.
Anh Tám,
Anh chịu khó xem tui nói thiếu cái gì, anh bổ-khuyết dùm. "Người trong cuộc thì quáng, mà người ngoài thì sáng". Vậy anh tiếp tay dùm nha!
Thân, 2 bạn.

--------

20110730194925_bunmang.jpg

Xếp hàng chờ đến lượt mua phở ở Bát Đàn. Ảnh: TP
Không lẻ anh Tám muốn tui bán cho anh 1 tô?
Tui mời anh đàng-hoàng. Nhưng nếu anh không đối lại tương-xứng, thì tui sẽ cho anh nghe, mà lại không cho ăn.
Nói vậy chứ bao nhiêu đó đủ rồi nha anh Tám!
 


Last edited:
Những bể nuôi tiêu-chuẩn của kỹ-nghệ thủy-sản, có những nét chung đặc-thù như là : trũng hình nón ở giữa đáy để xả cặn, hoặc có thể thêm 1 ống xả tràn và có thêm một hay nhiều bồn xoáy lắng cặn. Những thiết-bị đặc-biệt nầy chỉ có mục-đích lấy cặn bả trong bể. Nhưng với một bể đáy bằng thì sình, cáu lắng ở đáy sẽ tạo thành những vùng yếm-khí. Đây là những chỗ tăng thêm lượng Ammonia và phóng-thích ra độc-tố như Hydrogen Sulphide vào trong nước làm hại cá. Bạn phải giữ thật kỹ đáy bể, lấy thật hết các thức ăn thừa, dĩ-nhiên các cặn-bả khác cũng sạch theo. Thử nước thường xuyên và nhất là đừng cho cá nhiều thức ăn hơn số lượng chúng cần. Đó là bước đầu bắt buộc phải có, cho một cuộc nuôi trồng thành-công sau nầy.

Sau khi phác-họa là thực-hiện. Dùng vật-liệu có phẩm-chất tốt (không độc cho cá). Bồn trũng hình nón giữa đáy để rút căn và không có nhiều ống trong bể, sẽ làm cản dòng nước lưu-thông. Nên có thêm bồn xoáy lắng cặn để chậm làm dơ lược cơ-học.

Thường thì cặn lấy từ đáy ra chứa rất nhiều thức ăn thừa, khi chúng bắt đầu hư-thúi sẽ sinh ra rất nhiều ammonia. Khi cho cá ăn, bạn phải chắc chắn là chúng sẽ ăn hết trong vòng 5 phút. Dần dần bạn sẽ quen với tập-tính ăn mồi của cá bạn đang nuôi và bạn sẽ biết cho ăn cách nào tốt nhất, bằng cách quan-sát thức ăn rớt xuống đáy và quan-sát cặn-bả tháo ra khỏi bể.

Bể cá trong hệ-thống Aquaponics nên che mát, không cho ánh-sáng chiếu vào để tránh rong-rêu. Điều nầy thật khác với quan-niệm thông-thường. Bởi rong-rêu cạnh-tranh ốc-xy của cá và dinh-dưỡng của cây bên phần thủy-canh.


Vậy nếu bạn hỏi là bạn có thể dùng bể cá lộ-thiên cho mô-thức Nuôi/Trồng kết-hợp nầy không? Câu trả lời là không, chính là do rong-rêu. Một mô hình mà :
- Bể được che nắng.
- Nước di-động.
- Đủ ốc-xy.
- Lược (cơ-học và sinh-học)
thì có thể nói là sẽ thành-công.

--------

Hì hì...! Cảm ơn đã gửi tài liệu tham khảo.
Nhưng mình biết là một chuyện. Truyền đạt cho người khác biết là chuyện khác hẳn.
Nếu không có kiến thức cơ bản và trải qua kinh nghiệm mà chỉ nhìn mấy video clip của bác đưa lên mà bảo làm được thì...Tôi ...chết đến 365 lần rồi, khỏi cần bác rủa.
Còn gì nữa bác làm ơn cứ gửi lên rồi...im lặng giùm cho tụi tôi nghe bác Thuy-canh... giảng bài. Mất trật tự quá thì tụi tôi ...ảnh hưởng, tiếp thu không được. Học hiểu phần của bác Thuy-canh xong thì sẽ tiếp tục ...nâng cao qua các phần của bác.

Cám ơn bác botienthi cảm-thông tui.
Do bởi tui muốn bác ứng-dụng, mà không muốn bác đi lại những bước thất-bại đắng cay của tui, nên tui hết sức cẩn-thận... dùm bác! (Hì hì) Và trong những trường-hợp bị kích-bác, do rề-rà, tui lại lôi "câu thần-chú" của tui ra, đó là : "Hãy kiên-nhẫn!
Mà trước khi bắt đầu, tui cũng đã nói trước, quý bạn nào có hứng-thú theo dõi : - Xin hãy kiên-nhẫn với tui. Đó sao!
Thời-giờ không có bác ơi!
Lần nữa, cám ơn bác.
Thân.
Anh Tám Lúa,
Thôi anh đừng cà-khịa với tui nữa. Để tui nói anh nghe nha!
- Trên Topic "Cuộc thi : Giải cờ thế" thì cái vụ Aquaponincs nầy rõ-ràng không thích-hợp. Với lại đã có em caremvn hứa sẽ thông/phiên-dịch lại tiếng Việt cho bà con về mấy cuộn Video, nên tui nhường chỗ.
- Ở Topic "Nuôi cá trên Bể nổi" của bác maquemau. Anh Vĩnh (maquemau) trách tui đã đem chuyện cá kiểng vào, thì tui đã xin lỗi anh Vĩnh rồi.

Anh Tám, cái khuyết-điểm lớn nhất của tui là ham vui. Khi cần góp ý với bà con thì tui quên mất là "Topic thì có chủ". Mà tui thì không thấy cái quyền của "Sở Hữu Chủ" trong đó, nên tuy Topic nầy do tui mở ra, nhưng xin anh quên vụ đó đi! Xin cứ thoãi-mái góp ý trong tình thân-thiện.
Còn tại sao tui mở ra trong Khu "Nhưng vấn-đề khác trong Nông-nghiệp" là bởi tui cũng không biết phải vô đâu. Nếu không ở đây thì là Khu Thư-giản.
Vậy đi nhá anh.
Thân.

--------

Thông khí

Thông khí là một nhân-tố chánh trong một bể nuôi cá. Bởi phải đủ ốc-xy hòa-tan trong nước để cá hô-hấp dễ-dàng. Không duy-trì đủ lượng ốc-xy trong nước có thể tạo nên nhiều vấn-đề, từ cá yếu cho đến cá chết. Thông khí có thể đạt được do bơm hơi nối ống với đá sủi bọt đặt trong bể, do tạt nước hoặc bằng máy tạo ốc-xy.

Dùng bơm hơi với đá bọt đặt trong bể được nhiều người nuôi cá tin cậy, nên rất thông-dụng. Tùy theo cỡ bơm hơi mà dùng đá bọt. Vài cục đá bọt có thể dùng chung 1 bơm hơi. Đá bọt được đặt dưới đáy bể. Đá càng đặt sâu càng nặng sức bơm, có khi bơm yếu sẽ không bơm nổi. Nhưng đá càng đặt sâu, ốc-xy càng có thêm thời-gian để hòa-tan vào nước.
 
Last edited:
Trời đất ơi!
Mới sáng pha ly cà-phê, mở máy ra thấy bài của Tám Lúa! Vậy là sáng nay đi làm khỏi ăn xôi cũng no!

Anh Tám nè,
Anh đi vô lộn chuồng rồi! Đây là chuồng nhỏ, dành cho tui và những bạn biết chút đỉnh hay chưa biết gì về thủy-canh và thủy-sản. Và tui, so với bác botienthi thì tui đi trước bác ấy, nên muốn chia sẻ mà không có thì giờ, rồi bạn binh_dan cũng muốn bàn sâu thêm, nên mới có Topic nầy. Vậy tui nhắc anh :
- Đây là Topic thủy-canh/thủy-sản kết-hợp.
- Anh muốn nói về chuyện nuôi Tôm ư? Mở 1 Topic đi! Tui thách anh : "Anh làm sao cho một người chưa từng nuôi tôm như tui hiểu, thì mới là tài! Dám không?
Hì hì, chạy mất dép!
 
Last edited:
--------

Anh Tám,
Anh mở Topic nuôi Tôm đi! Tui sẽ cho anh biết tui không hiểu cái gì.

-------

Ngoài đá bọt còn có Đầu khuyếch-tán, cho ra những bọt khí nhỏ hơn đá bọt, nhưng vì cùng một lượng khí, nên đầu khuyếch-tán cho ra nhiều bọt hơn. Nói chung thì đầu khuyếch-tán mắc hơn đá bọt, nhưng chúng trộn được nhiều không-khí vào nước hơn. Cũng như đá bọt, đầu khuyếch-tán được đặt dưới đáy bể nuôi.
Khi dùng bơm khí cho đá bọt hoặc đầu khuyếch-tán, không nên : dùng ống quá nhỏ và nhiều chỗ bẻ cong. Bởi như vậy sẽ tạo sức cản rất lớn.
Đá bọt và đầu khuếch-tán cần phải đặt chỗ sâu, ngoài việc không-khí tiếp-xúc với nước lâu hơn, dòng bọt từ đáy nổi thẳng lên mặt nước sẽ tạo thành một dòng đối-lưu, tránh được cho bể tình-trạng nước bị yếm-khí dưới sát đáy.

Một cách khác. Thay vì dùng bơm khí, người ta dùng bơm nước tạo thành một màn mưa trên mặt bể nuôi. Như vậy diện-tích nước tiếp-xúc với không-khí trở nên rất lớn. Đây là cách hết sức tiện và rất ít trở ngại bởi không không còn cần tới bơm khí.
Bơm nước đặt dưới đáy, phun mưa lên trên cũng tạo thành dòng đối-lưu trong bể.
 
Last edited:
Xin lỗi bà con, bài nầy tui chỉ gởi riêng cho anh bạn Tám Lúa.
*
Em nhỏ Tám Lúa,
Ngồi xuống! Muốn hỏi thì tự mình hỏi, chứ không "hỏi dùm".
Nhớ :
- Hỏi đàng-hoàng.
- Không mượn cớ để nói cạnh, nói khóe bất kỳ cái gì, bất kỳ ai.
- Bất cứ cung-cách phát biểu "rẻ tiền" nào "trong lớp", người dùng nó sẽ bị tui đuổi cổ thẳng tay.
- Cái nào "anh hai" không trả lời được, sẽ nhờ "em" tiếp tay. Đừng lo.
Tám Lúa không chấp-nhận các điều-lệ trên, thì : "Cút xéo".

* Tám Lúa đã sẵn-sàng mở Topic Nuôi Tôm chưa? Coi chừng! Tui không biết gì về nuôi Tôm, nhưng về Ngành nầy, trong Diễn-đàn có rất nhiều vị hiểu biết và dầy kinh-nghiệm. Tám Lúa mà dám mở Topic, thì tui dám nói :
- Tám Lúa sẽ :
"Một là "đỏ ngực"
"Hai là xanh cỏ"
Dám không? Còn tui ở đây, tui không trèo cao nên không té nặng. Ha ha....

--------

Nước luân-chuyển

Cá cần nước trong hệ-thống luân-chuyển. Mức tối-thiểu nước cần luân-chuyển trong 1 giờ, ít nhất phải bằng dung-tích nước trong bể. Điều nầy có nghĩa là, nếu bạn cho bơm chạy liên-tục, và bể của bạn có dung-tích 1000 lít, thì bạn phải cần 1 cái bơm 1000 lít/giờ.
Nếu bạn cho bơm khi chạy, khi nghỉ đứt khoảng, thì bơm phải có công-xuất lớn hơn. Thí-dụ mỗi giờ chỉ bơm 30 phút, thì bể 1000 lít của bạn cần 1 bơm 2000 lít/giờ. Vậy khi mua bơm, bạn phải xem công-xuất của bơm. Một bơm ghi 1000 lít/phút, chỉ bơm được 500 lít/phút, nếu phải bơm cao 2 mét.

Nước luân-lưu trên căn-bản liên-tục, là được cá thích nhất và nước được trộn đều nhất. Khi nước yên lặng ở một vị-trí một thời-gian dài không di-chuyển, thì sẽ có nhiều vùng càng lúc càng thiếu ốc-xy, cũng như tạo thành những vùng "nước tù", nơi nhiều cặn-bả lắng đọng. Những vùng nước không di-chuyển nầy sẽ trở thành yếm-khí, với rất ít, hoặc không có chút ốc-xy hòa-tan nào.
 
Last edited:
Gửi hoangama1 (hay tám lúa ....)
Trước tiên xin cảm ơn bạn về mấy cái clip nhưng sao bạn ko giải thích hay phân tích chút xíu về nội dung hay mô hình đó nhỉ?
Ví dụ: Tại sao họ lại nuôi cá cao sản (tạm gọi thế) vào bể xây, bể nhựa, vại ..... mà ko nuôi ao đất đào? Theo clip thì họ đâu thiếu đất. Nếu có thể thì bạn thử cho mình 1 cái clip về nuôi mật độ cao trong ao đất đào, mình nghĩ ko có đâu ^___^.
Bạn có thể phân tích ưu, nhược điểm giữa nuôi trong bể nổi (nước ngoài) và ao đất (giống ở VN hiện nay) ko? Mình biết lý thuyết thôi nên ngại nói, chờ bạn đánh giá đã ^____^.
Bạn có quante lại cái câu ai đó nói mình và thủy-canh làm đường ống loằng nghoằng nông dân khó vận hành. Vậy bạn đánh giá thế nào về mấy đầu ống mình đánh dấu (chụp từ clip của bạn)?. Đó chỉ là phần nổi, theo mình chắc còn ống hút đáy.
6004172628_0c8ef46902.jpg
 
Anh Tám! Cám ơn anh có tiến-bộ. Nhưng phải nhắc anh thêm :
- Dẹp mấy cái vụ "râu ria" : Bà Dâu, Nàng Dâu, Con Dâu....Ối, sao mà mệt quá!

Đây, trả lời anh :
Anh hỏi tui cái vụ phun nước đó cũng là một dịp để tui nói rõ. Nhưng lần sau nhớ : "Trước khi chỉ-trích, phải nắm vững nội-dung". Không được quên!
Hay là trí nhớ anh kém! Tui mới vừa nói : Mấy cục đá bọt và khuyếch-tán (tui không biết bên VN gọi là gì, ở đây tui gọi là Air Stone và Air Diffuser) theo như cách gọi của tui thì có thể sai. Nhưng không phải là lỗi nặng. Anh cứ noí thẳng cái sai của tui. Tui ghét nhứt là cái cách ví-von của anh. Tui đã mời anh đọc, tìm cái nào tui nói không đúng thì vạch ra dùm, vậy anh cứ làm, và cứ nói thẳng. Anh Tám nhé!

Vậy anh xem lại. Tất cả mọi nổ lực của tui muốn nói về nước trong bể cá là :
- Nước sạch, và
- Đủ ốc-xy.
Anh có thấy tui nhắc bà con để mấy cục sủi khí sát đáy không?
Còn phun nước trên mặt ao : Bơm đặt dưới đáy ao phun mặt ao, để cho nhiều giọt nước tiếp-xúc được với không-khí. Cũng như bọt khí, tui đặt bơm phun nầy dưới đáy bể nuôi, như vậy để tạo thành dòng đối-lưu. Anh xem lại.

Bể nuôi, nói bao nhiêu đó là chỉ vừa đủ, để còn nói qua bộ-phận khác, trước khi gộp lại thành một hệ-thống. Sau đó, nếu cần sẽ nói rõ thêm.

Anh Tám, những điều anh cho là rườm-ra đó. Nếu là người khác nói thì cũng tự-nhiên thôi. Nhưng một người chuyên về nuôi thủy-sản như anh, thì không có quyền phát-ngôn một cách... mẫu-giáo như vậy.
Mời anh tiếp-tục xem tui nói sai chỗ nào, móc ra dùm : Vì lợi-ích của bà con, chứ không phải của tui với anh.
 

Ngoài đá bọt còn có Đầu khuyếch-tán, cho ra những bọt khí nhỏ hơn đá bọt, nhưng vì cùng một lượng khí, nên đầu khuyếch-tán cho ra nhiều bọt hơn. Nói chung thì đầu khuyếch-tán mắc hơn đá bọt, nhưng chúng trộn được nhiều không-khí vào nước hơn. Cũng như đá bọt, đầu khuyếch-tán được đặt dưới đáy bể nuôi.
Khi dùng bơm khí cho đá bọt hoặc đầu khuyếch-tán, không nên : dùng ống quá nhỏ và nhiều chỗ bẻ cong. Bởi như vậy sẽ tạo sức cản rất lớn.
Đá bọt và đầu khuếch-tán cần phải đặt chỗ sâu, ngoài việc không-khí tiếp-xúc với nước lâu hơn, dòng bọt từ đáy nổi thẳng lên mặt nước sẽ tạo thành một dòng đối-lưu, tránh được cho bể tình-trạng nước bị yếm-khí dưới sát đáy.

Một cách khác. Thay vì dùng bơm khí, người ta dùng bơm nước tạo thành một màn mưa trên mặt bể nuôi. Như vậy diện-tích nước tiếp-xúc với không-khí trở nên rất lớn. Đây là cách hết sức tiện và rất ít trở ngại bởi không không còn cần tới bơm khí.
Bơm nước đặt dưới đáy, phun mưa lên trên cũng tạo thành dòng đối-lưu trong bể.

Link: http://agriviet.com/home/threads/56425-Mot-mo-hinh-Nuoi-Trong-moi-ma-cu-/page5#ixzz1Tw8W25s3

Tám Lúa,
Bài trên là cũng trong trang nầy. Anh không cà-khịa với tui được đâu!
Anh mở Topic mới đi! Đố anh dám! Nếu không dám thì quăng cái bằng Tiến-sĩ Thủy-sản Du-Ếch-Ê của vô anh vô... vô (đầu...) tui!
Ha ha!
 
Ưu-điểm của nước luân-chuyển liên-tục khi nuôi cá trong bể nổi :
- Nước liên-tục chảy qua lược, cải-thiện phẩm-chất nước và tạo môi-trường tốt hơn cho cá.
- Dòng nước chảy liên-tục là một hình-thức "nhái lại", bắt chước thiên-nhiên.
- Nước trong bể được trộn đều, ngăn không có "điểm chết", những nơi đó nước "đứng", không chảy.

Lược Cơ-học
Nếu dùng phương-pháp Dòng Chảy Sâu hoặc Màng Dung-dịch trong mô-thức Aquaponics, thì Lược Cơ-học là một phần hết sức quan-trọng, ngăn không cho cặn-bả bám đầy rễ.
Nếu dùng Giá-thể cho hệ-thống thủy-canh, thì chuyện lược có phần nới lỏng được, mặc dù một lược cơ-học tốt sẽ giúp cho nước trước khi vào các liếp thủy-canh vẫn rất cần để lấy đi càng nhiều càng tốt các cặn-bả, giảm bớt thời-gian cần làm sạch gía-thể do đóng sình, cặn.
Cây không hút cặn, chỉ hút chất dinh-dưỡng hòa-tan trong nước. Quá nhiều cặn bả theo nước chảy vào liếp trồng bằng giá-thể, cách riêng là thức ăn thừa, có thể trở thành tai-họa, do căn-bả và thức ăn thừa sẽ tạo thành những vùng yếm-khí.
Sự thành-công của mô-thức Aquaponics phần lớn tùy-thuộc vào khâu lược nước. Đó là lý-do tại sao chúng ta đã có ống xả cặn dưới đáy bể nuôi, còn có thêm 1 lược cơ-học bên trên, để gạn lại càng sạch càng tốt cặn-bả và thức ăn thừa, trước khi nước chảy vào hệ-thống thủy-canh.
 
Anh Tám,
Tui đã đọc lại phần đó rồi. Tui muốn cản em desertrose lắm, nên tui khuyên em ấy cẩn-thận. Cách lược ngược từ dưới lên trên tui đã có làm rồi, nên tui biết.

Bây giờ, tui có điều nói với anh :
- Topic nầy là một Topic cò con, tui trao đổi chơi với môt vài bạn ở đây.
- Riêng anh, một người rất rành về thủy-sản, tui mừng có anh góp ý, nhưng mỗi lần đọc bài anh là một lần buồn phiền. Vậy xin anh nghe đây :
"Tui, Thủy-canh, nhường Topic nầy lại cho Tám Lúa Liêm Trần".
*
Thưa cùng với bà con :
"Chừng nào Anh Tám chán, không vào Topic nầy nữa, tui xin sẽ được tiếp-tục".
Thân.
 
"Tui, Thủy-canh, nhường Topic nầy lại cho Tám Lúa Liêm Trần".
*
Thưa cùng với bà con :
"Chừng nào Anh Tám chán, không vào Topic nầy nữa, tui xin sẽ được tiếp-tục".
Thân.

Ấy ấy...! Chuyện nào ra chuyện nấy chứ...
Nếu ở trường học, các giáo viên cãi nhau (bất kể vì lý do gì, học sinh không cần biết) xong rồi kéo nhau nghỉ dạy ráo thì còn gì hở trời !!!
Topic này của bác nên bác phải trụ trì tới bến.

@ Tám lúa : Theo tôi hiểu là bác rất có tâm huyết. Riêng tôi không phản cảm những điều bác viết đâu. Cám ơn nữa là đằng khác. Nhờ vậy mà tôi có hứng thú hơn về nghành thủy sản mà tôi dốt đặc. Và nhờ vậy mà tôi hiểu được một số nguyên tắc cốt lõi trong nuôi thủy sản (có dịp tôi sẽ trình bày để bác xem hộ còn hiểu sai chỗ nào và..."chửi").
Nhưng trên diễn đàn không phải chỉ có tôi và bác. Trong một cộng đồng trao đổi thì thái độ là điều quan trọng nhất. Sau đó mới đến nội dung chuyển tải. Chỉ vì thái độ với nhau mà những ý kiến thiện chí của mình nêu ra bị định kiến che mờ rồi phủ nhận thì có phải uổng phí công sức, kiến thức, tâm huyết của mình và thiệt thòi cho cộng đồng không? (Xin lỗi đây là suy nghĩ của riêng tôi chứ không dám "lên giọng" với ai cả).

@ bác Thuy-canh: Trong topic này tôi nghĩ là bác Thuy-canh đang cụ thể hóa các nguyên tắc nuôi trồng thủy canh- thủy sản bằng các kỹ thuật cho một số trường hợp. Qua đó lại khái quát trở lại những nguyên tắc. Rất phù hợp cho những người mới tập tọng abc như tôi. Từ nắm được nguyên tắc qua những việc cụ thể rồi khái quát lại đó, tôi nghĩ tôi sẽ hiểu được đến mức "tùy điều kiện hoàn cảnh mà thực hiên". Khi nào bác nói đã truyền đạt xong thì tôi sẽ trình bày lại một lượt (nguyên tắc) những điều tôi hiểu để bác xem có "tầm bậy" chỗ nào không nhé. Mời bác tiếp tục.
 
Các bác lớn hết rồi , chém nhau thì cứ thẳng tay chứ đừng hờn đừng giận. Anh thuy-canh xin bỏ qua ưu phiền mà tiếp tục vì những bài viết của anh rất cơ bản giúp những người mới nhập môn nắm được khái niệm về aquaponics. Anh 8 cũng nên tiếp tục phản biện vì diễn đàn này mà không có anh thì tui không biết tìm ai để chọt :lol: nên mong anh cứ tiếp tục, nhưng anh phải cam kết xoáy thẳng vào 1 vấn đề chứ đừng có cái kiểu nói úp úp mở mở, loanh quanh lẩn quẩn như là kiểu nói nước đôi thì bố ai mà hiểu. Tui tuy hay chọt anh nhưng tui cũng công nhận anh nắm cơ bản về thủy sản khá tốt nên xin mời anh cứ tiếp tục tấn công cho người đọc có cơ hội tìm hiểu cả hai trường phái. Nhưng tui nhắc lại lần cuối, anh tấn công thì phải chứng minh, lý giải hoặc thậm chí có kết quả thực nghiệm cụ thể rõ ràng chứ nói kiểu nước đôi học lóm từ mấy cái quép sai trên mạng thì tui sẽ xiên anh từ "đáy" lên "đỉnh" đó nghe chưa anh bạn già. Cố gắng viết rõ ràng chút nha cha nội.

Riêng tui đọc mấy phần tranh luận của mấy anh thì tui có 1 vài théc méc như sau:
- Những hệ thống mấy anh đưa ra có thể nói khá ưu việt về cách thức đảm bảo chất lượng nước nhưng xét về kinh tế thì 1 hệ thống bể nổi như vậy cộng với vô số những ống, bơm, hệ thống sục khí.... thì khi khấu hao sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá thành con cá, con tôm vì theo tui biết giá con cá, con tôm bán bên nước ngoài cao hơn nhiều lần bán ở VN.

- Năng suất mấy anh nói rằng cao thì cao hơn bao nhiêu lần so với cách nuôi truyền thống trên ao, hồ, vèo, bè ? Năng suất ưu việt này có bù đắp lại được những khỏan chi phí phát sinh như tui đã nêu ra trên cái gạch đầu dòng thứ nhất không?

- Với thị trường đầu ra biến động và rất bị động như ở VN hiện nay thì đầu tư 1 hệ thống vững chắc như vậy liệu sẽ thu hồi vốn trong bao lâu?

Tui làm nông thật nên tui rất khoái coi mấy anh chỉ dẫn về công nghệ nhưng điều tui băn khoăn mãi cho đến tận bây giờ là áp dụng chúng trong điều kiện kinh tế ở VN như thế nào cho có hiệu quả. Tui sống bằng nghề nông nên làm gì cũng phải nghĩ đến chuyện lời lỗ. Mong mấy ông anh giúp tui luôn cái chuyện kinh tế này. Nói túm lại là tui đang cố hiểu xem đầu tư mấy cái hệ thống này có thể cạnh tranh về giá hiện tại ở VN hay không mà thôi? Ví dụ nuôi cá rô đầu vuông trên mấy cái hệ thống như vầy thì có thể ra được giá 14k vnd/kg hay không để tui còn bán 17k/kg cho thương lái nữa chứ? Xin mời anh 8 lúa phát biểu trước chứ không thôi anh lại hờn mát với anh trung-thuycanh thì lại khổ nữa.:approve:
 
"Trong một cộng đồng trao đổi thì thái độ là điều quan trọng nhất. Sau đó mới đến nội dung chuyển tải."

Bác nói câu nầy quá đúng, bác vẫn theo học kiểu Bà Dâu, chứ không phải học kiểu Nàng Dâu ...ngàn đời ...ngàn đời bác cũng không học hỏi được gì đâu...

Hì hì...! Vậy mà tôi vẫn thấy học được nhiều đấy. Kệ bác nói gì thì nói. Mà những điều tôi học được có cả của bác nữa đấy. Sao nào? Vì tôi coi những lời khó nghe của bác với mọi người là một "kiểu hài hước" hiếm có.

Mời bác Thuy-canh tiếp tục đi ạ
 
Anh 8 đẹp giai ơi, anh có thể đẹp giai nhưng anh có tật không đọc kỹ câu hỏi. Trời ạ, tui hỏi anh nếu đảm bào chất lượng nước theo kiểu hiện đại như anh nói nghĩa là hoặc dùng men vi sinh ( sinh học) hoặc dùng các hệ thống lọc tiên tiến ( cơ học) như anh nói thì nó ảnh hưởng đến giá thành thế nào chứ thằng con tui nhỏ híu nó cũng dư biết là nhà tui nghèo có bi nhiêu làm bi nhiêu thôi chứ có muốn làm lớn cũng có rặn ra "vàng" để làm đâu anh đẹp giai?

Ý tui muốn nói là mấy anh đưa ra những mô hình đảm bào cho chất lượng nước ở mức tốt nhất vậy nếu áp dụng mô hình đó ở VN thì liệu với cái giá bó rau, con cá rẻ như hiện nay thì có lời được không? Vậy nếu chi phí đầu tư cao quá làm đội giá thành thì có hệ thống nào đảm bảo chất lượng nước giá rẻ hơn nữa hay không chứ tui thấy anh 8 đưa mấy cái vi đi ô cờ líp của tụi nước ngoài thấy hầm hố quá. Đầu tư mấy cái đó ở VN mà bán theo đúng giá thị trường ở VN nếu anh không đi bụi thì tui nuôi anh suốt đời. Anh 8 hiểu ý thằng tư này muốn nói gì chứ? Có mô hình nào hay phù hợp với nông dân VN không ông anh?
 
Hì hì,
Hai bác botienthi với tu_ech,
Mấy chuyện như vầy có có thể làm tui để tâm, làm tui tức tối sao? Chẳng qua cứ bị nhùng-nhằng mất thì giờ, mà ý muốn nhắc nhở, xây-dựng của tui càng ngày càng thấy không được đáp-ứng, cực chẳng đã phải làm điều cần phải làm là : "đập cho tan". Chứ không phải oán giận gì!
Lại nữa, mấy cái chuyện dưới chân Cầu Ông Lãnh nầy, tui không sợ mấy bác cười, mà chỉ sợ mấy em, mấy cháu... Vậy nên tui chặt đứt dứt khoát, chứ không sa-đà vào làm gì. Ai huỡn đâu nà!

Bác botienthi,
Theo như ý của bạn binh_dan, và nhân thấy cái ao của bác, mà tui nghĩ là tui biết được chút đỉnh, nên muốn chia sẻ. Như tui đã thưa, thời-giờ không có mà tui lại không muốn trình-bày qua-quít, phiến-diện. Tui muốn trình-bày cái mà tui nghĩ là nguyên-tắc, để khi ứng-dụng, bác không chút nào lệ-thuộc tui, bởi biết bao nhiêu tui đã nói hết rồi, và vậy bác sẽ đủ khả-năng binh được nhiều đường, uyển-chuyển tùy theo tình-huống. Mà để được vậy thì tui phải ráng trình-bày cho hết cái nguyên-lý của nó một cách thứ-tự, có hệ-thống. Có điều, tui biết, việc nầy ngoài khả-năng của tui, nên tui cần có người hiểu biết, vạch ra dùm. Nhưng người đó bây giờ tui không cần nữa. Cho ăn vàng cũng không. Lên trên mạng có thiếu gì đó. Tại sao phải hỏi, để phải chịu những lời khó nghe. Chấm dứt ngay sau khi đã nhân-nhượng đủ.

Nhưng trời không phụ người... gian! Hì hì, Ổng gởi cho chúng ta tu_ech!
Thưa bạn tu_ech, tui biết bạn võ-công đầy mình. Vậy tiếp tay với tui nha! Để tui nói mục-tiêu tui nhắm vào :
Làm sao cho 1 cái bể như của bác botienthi trong suốt thời-gian nuôi, được :
- Thật sạch nước, và
- Đủ ốc-xy.
Bạn có đồng-ý là : Nuôi cá mà không lo cho bể cá được 2 thứ trên, thì thà là ở không sướng hơn. Đúng không nào?
Thân.
 
Ô hô hô,
Tui vốn là dân miệt bưng biền, đồng chua nước mặn thì chỉ có "võ cua" , "võ còng" thôi chứ võ công ở đâu mà đầy mình hả anh Trung. Chẳng qua là quanh năm vật lộn với con cá, con tôm không có lúc nào khô được cái đũng quần mà nghèo vưỡn hòan nghèo nên tui mới lọ mọ nghe theo chỉ dẫn của thằng con lớn chui vào cái chỗ này để học hỏi những kỹ thuật tiên tiến. Vô đây thấy mấy anh em cô bác có những kỹ thuật mới thì cũng háo hức xem nhưng khi xem xét kỹ lại thì tui thấy sao nó khó áp dụng cho những người nông dân như tui quá. Vì vậy tui cố tình thọt lét cha nội 8 lúa cho chả phun ra những gì chả biết nhưng khi ổng phun ra thi tui hơi thất vọng vì những thứ ổng phun ra toàn ba cái thứ cơ bản mà nông dân quê tui ai cũng biết. Gỉa dụ như nông dân tụi tui ai mà không biết trong lĩnh vực nuôi thủy sản thì môi trường sống của tụi tôm, cá là cái thứ quan trọng hàng đầu nhưng làm thế nào để có 1 cái môi trường sạch sẽ, đầy đủ dưỡng khí và dưỡng chất như mong muốn thì đó là điều mà tụi tui bí. Nhưng khi vào đây thì thấy mấy anh người thì kêu đánh men vi sinh, kẻ thì kêu làm hệ thống lược nhưng chẳng anh nào nghĩ rằng những điều mấy anh nói có phù hợp với hòan cảnh người nông dân hiện nay đang gánh chịu hay không? Ông nội 8 lúa cứ luôn miệng gào thét " vi sinh" "vi sinh ngàn năm" nhưng ổng đâu có biết 1 gói men vi sinh ở VN giá bao nhiêu và nếu định kỳ 5-7 ngày quất 1 lần thì bán nhà tụi tui cũng không đủ tiền mua vi sinh chứ đừng nói đến là có lời có lãi. Nói như vậy thì ông anh 8 lúa lại tiếp tục chửi tụi tui là "ngu" là "dốt" là không biết động não để có "vi sinh ngàn năm" nhưng hỡi ôi ông ta đâu biết rằng cái nồi vi sinh mang nhãn hiệu "Thạch Sanh" của ông ta làm ra men thúi hoắc không thể nào sử dụng được. Cái này tui biết chắc nó thúi vì có 1 anh bạn trẻ làm nó ra thúi hoắc rồi chỉ cho tui làm thử thì tui làm ra cũng thúi hoắc luôn. :approve: Tui bỏ cái mộng vi sinh của anh 8 thì bắt gặp cái topic lọc ngược lọc xuôi gì đó. Mừng húm mừng híu tui chui vào đọc ngày đọc đêm thì rồi phát hiện ra rằng đầu tư 1 hệ thống như vậy nặng tiền vật liệu, thiết bị, nặng tiền điện vận hành bơm so với cái giá thành con cá vốn rẻ mạt ở VN. Vì lẽ đó tui mới mong anh thuy-canh đừng bỏ dỡ cuộc hơi vì biết đâu khi anh trình bày hết tất cả những gì anh biết thì tui có thể lọc lựa được vài thứ áp dụng cho cái ao ở quê nhà. Chỉ đơn giản là vậy thôi chứ tui nào biết võ công võ cán gì đâu nè.

@thuy-canh: thật ra không chỉ mình anh hay tui đồng ý quan điểm nước sạch và ốc xy là 2 thứ tối quan trọng cho con cá đâu mà mọi người 2 cũng đồng ý. Vấn đề là cách thực hiện để có nước sạch và ốc xy dồi dào thì mỗi người 1 quan điểm khác nhau. Nếu như anh 8 lúa chủ trương dùng pp vi sinh thì anh lại dùng pp cơ học ( lắng , lọc) kết hợp sinh học ( trồng cây...). Tuy nhiên tui nghĩ topic này sẽ rất hay nếu mấy anh lồng kinh tế vào trong những pp đó, nghĩa là có sự so sánh rút kết pp nào có giá thành thấp nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất với 1 chất lượng nước vừa đủ xài cho từng pp canh tác ( quãng canh, thâm canh, xen canh...). Nông dân tụi tui chỉ cần nước vừa đủ sạch thôi chứ không cần quá sạch làm gì để chi phí đội lên cao để rồi bán nhà trả nợ cho công nghệ " hại điện". Vài dòng tâm sự cùng anh thuy-canh.:lol:
 
Cháu chào tất cả mọi người!!!
Chào Bác Thủy-canh!
Cháu gia nhập vô diễn đàn này cũng được 1 thời gian, vô tình xem và học được nhiều điều từ bài viết của Bác. Mấy nay cháu vẫn âm thầm đọc bài viết của Bác và mọi người để góp phần vào việc học của cháu .Hiện tại cháu đang học tại trường Đại học nông lâm (Agriculture and Forestry College) TPHCM chuyên về ngành thủy sản (về cá cảnh thủy đặc sản), đọc những bài viết của Bác cháu cũng biết thêm được nhiều điều thực tế . Hôm nay đang đọc bài thì đọc tới đoạn Bác xin ‘’tạm ngưng’’. Bác ơi, bác đừng giận và tiếp tục viết tiếp nha Bác vì cháu còn rất nhiều điều muốn biết để góp phần thực tế vào bài học của mình.
Cuối cùng, gửi lời chúc sức khỏe tới Bác và tất cả mọi người.
 
Em,
Tui rất vui khi đọc mấy dòng trên của em. Có dịp, em cũng nên bàn với bạn bè rồi góp ý với!
Mấy chuyện đó tui không giận hờn đâu! Nhưng chẳng đặng đừng, nên phải làm cho sạch-sẽ "nhà cửa" vậy mà!
Chúc em tinh-tấn học-hành.
Thương.

--------

Trước hết cám ơn lời chúc của Bác.
Sẵn đây, cháu có vài thắc mắc xin được hỏi Bác.Sau khi đọc bài về mô hình aquaponics của Bác thì cháu có vài thắc mắc như sau:
Việc cân đối lượng nước trong hồ nuôi cá và cây
Vd: Trong hồ nuôi cá chứa 1 lượng nước nhất định sau khi ta dùng máy bơm, bơm nước lên cho cây ở trên mặt thì nước trong hồ sẽ bị hao hụt đi so với ban đầu, có 2 vấn đề đặt ra là:
1. Nước trong hồ cá ít đi như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến mật độ nuôi cá ?
2. Nếu ta châm thêm nước vào cho đủ lượng nước như ban đầu vậy khi hệ thống bị trục trặc (như cúp điện hay hỏng máy bom) thì nước nuôi dưỡng trên cây sẽ gom trở lại đổ hết xuống hồ như vậy có thể dẫn tới tình trạng nước bị tràn.
Vậy thì giải pháp cân đối như thế nào để không xảy ra tình trạng trên xin Bác chỉ dẫn cho cháu rõ điều này.
Cám ơn Bác!
 
@thuy-canh: thật ra không chỉ mình anh hay tui đồng ý quan điểm nước sạch và ốc xy là 2 thứ tối quan trọng cho con cá đâu mà mọi người 2 cũng đồng ý. Vấn đề là cách thực hiện để có nước sạch và ốc xy dồi dào thì mỗi người 1 quan điểm khác nhau. Nếu như anh 8 lúa chủ trương dùng pp vi sinh thì anh lại dùng pp cơ học ( lắng , lọc) kết hợp sinh học ( trồng cây...). Tuy nhiên tui nghĩ topic này sẽ rất hay nếu mấy anh lồng kinh tế vào trong những pp đó, nghĩa là có sự so sánh rút kết pp nào có giá thành thấp nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất với 1 chất lượng nước vừa đủ xài cho từng pp canh tác ( quãng canh, thâm canh, xen canh...). Nông dân tụi tui chỉ cần nước vừa đủ sạch thôi chứ không cần quá sạch làm gì để chi phí đội lên cao để rồi bán nhà trả nợ cho công nghệ " hại điện". Vài dòng tâm sự cùng anh thuy-canh.:lol:

Link: http://agriviet.com/home/threads/56425-Mot-mo-hinh-Nuoi-Trong-moi-ma-cu-/page7#ixzz1U1qVWDxf

Bác Tu_ech,
Bây giờ mình trở lại "công việc", hì hì...
Tui góp ý với bác về việc làm sao cho nước sạch. Điều tui cần là bác và quý bạn xem giúp có khả-thi không và nhất là tìm xem khuyết-điểm. Hoàn-thiện nó là chuyện của quý bạn góp sức dùm.
*
Có nuôi tôm cá rồi mới biết, mỗi ngày đổ vào bể cả chục ký thức ăn, thì nước phải dơ. Cá càng lớn, ăn càng nhiều, càng dơ. Mà cá càng lớn, chúng càng cạnh-tranh với nhau ốc-xy để thở nữa. Nên theo thiển-ý, như tui đã thưa ở trang trước, chúng ta làm sao cho bể lúc nào cũng sạch. Sạch nhiều được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Cùng lúc phải lo cho ốc-xy hòa-tan không thiếu cho đàn cá.

Thưa bạn Tu_ech,
Để rồi sau khi tui trình-bày, bạn, và hết quý bạn có đọc Topic nầy, cho nhận-xét, xem tui có làm theo cách phung-phí hay làm theo cách con nhà nghèo.
Về mặt làm sạch nước trong bể. Thì chắc chúng ta cùng đồng-ý là nước dơ chỉ do cá bài-tiết và thức ăn cho cá ăn dư mà thôi. Nên việc làm sạch, tui sẽ :
- Lấy hết cặn-bả và thức ăn dư càng sớm càng tốt.
- Những thứ đã hòa-tan trong nước (từ chất cá bài-tiết và thức ăn dư thừa) thì phần độc hại nhất là Nitrít, tui sẽ dùng hệ-thống lược (cơ-học và sinh-học) để biến Ammonia và Nitrít ra Nitrate ít độc hơn.
- Sau đó, hệ-thống thủy-canh sẽ hút hết phần Nitrate, trả nước sạch lại cho bể cá.
Tui sẽ từ từ trinh-bày từng bước. Hình phác-hoạ dưới đây, cũng như các hình trước, là cách tui đề-nghị lấy cặn-bả.
Thân.



--------

Separator3.jpg
Separator2.jpg
Separator.jpg
 
Last edited:


Back
Top