Mô-hình Nuôi Trồng Aquaponics mới (mà cũ)

Topic nầy tui mở ra là chiều theo ý của bạn binh_dan. Không biết đoạn tui trích dưới đây, có phải là mục-tiêu của binh_dan không?
Thân.
-=-=-=-=-=
* Thương-nghiệp/nhà hàng và cà-phê (cà-phê ở Úc bán luôn thức ăn nhẹ), thường gặp khó-khăn tìm rau cải tươi. Mà rau cải là thứ ngay khi thu-hoạch, đã bắt đầu mất mùi vị thơm ngon. Tình-huống nầy rất đáng để quán ăn nghĩ đến một hệ-thống Aquaponics để cung-cấp các loại rau thơm tươi nhất.
Có bạn nào tại VN nghĩ đến lập một quán ăn, gồm thêm :
- Cá nuôi tại chỗ : Cung-cấp cá thật tươi cho quán và cá cho khách câu (tính tiền, hì hì).
- Rau cải thật tươi, sẵn trong tầm tay, không bao giờ thiếu.
* Bà con nào hứng-thú mô-hình nầy, chờ tui rảnh, mình bàn chơi! Thân.

 


Last edited:
Em,
Tui vẫn quan-tâm và muốn chia sẻ những cái chung cho cả 2 cách nuôi của em và của tui : đó là bể nuôi. Vậy tui nói ý tui về bể nuôi, có thể không đúng ý em, nhưng để em tham-khảo. Tui sẽ góp ý về hình dáng bể nuôi.
Nhiều kiểu lắm, người thì chọn hình chữ-nhật (chữ nhật ngắn, chữ-nhật dài), hình vuông và hình tròn. Rồi còn chiều sâu của bể sao cho tương-ứng với diện-tích mặt nữa... Ở đây tui với em đã có bàn về cách nuôi mà nước dơ đem ra lọc, rồi cho trở về bồn dùng lại. Tức là hồi-lưu. Và như vậy, chúng ta không bàn tới "ao", chúng ta chú-trọng vào "bể cạn". Mỗi thứ có cách nuôi, cách săn-sóc bảo-tri riêng, không giống nhau. Nếu em chưa làm các bể của em, mà thấy cần thêm ý kiến về bể nuôi như tui vừa trình-bày để xem có cần bổ-túc gì không, thì cho biết nha!
Thân.

(---Bổ sung sau 15 minutes)

Thưa, về Aquaponics, tui nghĩ, tốt hơn là tui trình-bày từng bộ-phận, sau đó ráp lại thành 2 hệ-thống Thủy-canh (Hydroponics) và Thủy-sản (Aquaculture) để hình-thành hệ-thống kết-hợp Thủy-canh/Thủy-sản (Aquaponincs). Tuy như vậy sẽ làm tốn thêm nhiều thì giờ của quý bạn, phải mất công theo dõi dông-dài, nhưng lại được cái lợi rất lớn là quý bạn sẽ có được cái hiểu chiều sâu, chứ không phải hời-hợt bên ngoài, rồi ứng-dụng tam sao thất bổn. Khi hiểu như vậy rồi thì quý bạn sẽ thấy kỹ-thuật nầy hết sức giản-dị, mà lại có thể uyển-chuyển theo hoàn-cảnh và sở-thích của từng người, áp-dụng cách tự-tin, miễn sao bể nuôi đủ :
- Nước sạch, và
- Nước đủ ốc-xy
thì chúng ta sẽ có kết-quả tốt.
Thân.
Làm 1 hệ thống thủy sản rồi kết hợp với hệ thống thủy canh cho ra hệ thống aquaponincs thì với góc độ của người chăn nuôi như em thấy cần phải đầu tư vốn lớn, mà vấn đề vốn là 1 vấn đề khá nan giải đối với người chăn nuôi như em. Ngoài ra còn vấn đề diện tích đất, tiết kiệm năng lượng, nhân công, vật tư.... Vì vậy em tính đường làm sao để đầu tư vốn ở 1 mức thấp nhất có thể được trong giới hạn để mau thu hồi vốn đầu tư. Cái chính yếu vẫn là thủy sản, thủy canh chỉ phụ thêm thôi, thay vì phải đầu tư vào hệ thống lọc thì đầu tư vào thủy canh. Hiện nay em xác định rõ: chủ lực vẫn là thủy sản, thủy canh bổ sung thêm để tối ưu cho hệ thống thủy sản. Trồng cây luôn trong hệ thống thủy sản 1 mặt tận dụng diện tích, mặt khác che 1/2 diện tích mặt nước để giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa trời nắng và ban đêm. Ương cây tập trung trong chậu ở ngoài cho mạnh rồi mới đưa vào hồ cá. Do chưa thực nghiệm trước đó nên đến giờ không biết cá nó có rỉa bộ rễ của cây không? nếu có thì trồng loại cây nào để thích hợp? Tính trồng rau xà lách mà đang lăn tăn vấn đề này nên phải nhờ các bác sành điệu về nông nghiệp cố vấn dùm, thanks!!!
 


Cái chính yếu vẫn là thủy sản, thủy canh chỉ phụ thêm thôi, thay vì phải đầu tư vào hệ thống lọc thì đầu tư vào thủy canh. (Desertrose).

Em, trong một bài nào đó, tui cũng nói y chang như câu trên của em. Nhưng khi ứng-dụng thì khác. Xin em em phần "Giá-thể" ở trên.

Hiện nay em xác định rõ: chủ lực vẫn là thủy sản, thủy canh bổ sung thêm để tối ưu cho hệ thống thủy sản. Trồng cây luôn trong hệ thống thủy sản 1 mặt tận dụng diện tích, mặt khác che 1/2 diện tích mặt nước để giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa trời nắng và ban đêm. Ương cây tập trung trong chậu ở ngoài cho mạnh rồi mới đưa vào hồ cá.
(Desertrose)
Đây là cách nuôi "truyền-thống". Tui không dám chắc là có thể nuôi với mật-độ cao được, nên tui sẽ không theo cách nầy. Vậy chỉ xin nhắc em : - Nên cố gắng giữ nước cho sạch.
Thân.

(---Bổ sung sau 29 minutes)

Đây là mô hình aquaponics

http://farm3.anhso.net/upload/20110721/11/o/anhso-113839_aquaponics.jpg



Đây là 1 trong những mô hình aquaponics:
Bạn binh_dan,
Mô-hình nầy trồng được những cây có thể hút thẳng Ammmonia (như rau muống), để nuôi vài con cá kiểng chơi, chứ không nuôi cá số-lượng lớn được.
Nhân có hình của bạn, tui góp ý về kiểu thủy-canh thứ 3 Màng Dung-dịch (kết-hợp vớì Thủy-sản) trước, rồi sẽ nóì đến kiểu thứ 2 Dòng Chảy Sâu sau.

Màng Dung-dịch NFT (Nutrient Film Technique) :
Kiểu Màng Dung-dịch nầy, cây trồng trong những máng, có dòng dung-dịch chảy thật mỏng (như tráng phim), thường khoảng 1mm, chảy dọc trong lòng máng.
Hệ-thống nầy không dùng giá-thể. Chỉ có 1 màng nước mỏng thôi. Đôi khi có thể dùng 1 lớp sõi, sạn, nhưng không cần lắm.
Nước chảy thành 1 lớp mỏng, và chảy liên-tục để rễ cây được tiếp-xúc luôn, không ngừng. Theo cách nầy, rễ không được ngập như kiểu Giá-thể. Cây thường được nằm luôn trong rọ gieo, hay đã lấy ra khỏi lọ gieo và chỉ có lá chạm vào miệng lổ trên ống và rễ thì chạm đáy ống.
Các nông-trại Thủy-canh đôi khi không dùng ống tròn, mà dùng máng, đáy máng phẳng. Thường dùng để trồng rau mầm hay cỏ. Hạt được gieo một lớp mỏng trên đáy máng, thường là hạt cỏ. Cây lên rất dầy, dùng nuôi súc-vật.
Với kiểu trồng nầy thì không thể thiếu lược Cơ-học và lược Sinh-học. Bởi hệ-thống Lược nầy là chính-yếu dùng để lấy cặn-bả ra khỏi hệ-thống (lược cơ-học) và sau đó biến Ammonia và Nitrít ra Nitrate (lược sinh-học) trước khi chảy ngang rễ cây.
Vi-sinh cũng có trong lòng máng, trong bể cá, trong ống dẫn nước, và trong lược cơ-học, nhưng Lược Sinh-học giúp tăng thêm quần-thể vi-sinh.
Thân.
 
Last edited:
Chắc là bác TC đang nói về mô hình này
anhso-21841_education%5B1%5D.jpg
 
mô hình hay quá. Nếu có 1 chuồng heo, 1 bể bioga và 1 máy phát điện bioga, 1 cục biến thế, 1 bình acqui, 1 máy hút núơc công suất nhỏ thì tuyệt quá. em phải thử mô hình này nuôi cá chình mới đuợc.
 
Chắc là bác TC đang nói về mô hình này
anhso-21841_education[1].jpg
Đúng đó bạn binh_dan
Có 2 loại ống : ống tròn và ống hình chữ-nhật. Tui trồng ống hình chữ-nhật như kiểu trong hình. Sau một thời-gian, anh em tui bỏ cách nầy, trồng rau.
Tui trồng rau là bởi tui nghĩ ra một mô-hình khác hết sức ít tốn kém về ráp đặt cũng như hết sức giản-dị để vận-hành, thu-hoạch lại nhiều hơn.
Nhiều bạn áp-dụng trồng thủy-canh vì cái vẻ lạ-lùng, hoành-tráng của nó. Tui đã làm qua hầu hết các mô-hình thủy-canh.Các bạn sẽ thấy : những mô-hình tui bàn với quý bạn, tui không chú-trọng phần trên nhánh, trên lá, mà chú-trọng hơn ở phần dưới gốc, dưới rễ.
Gốc và rễ làm tốt phần trên lá, nhất là khi kết-hợp với thủy-sản, thì : Nước trong hệ-thống kết-hợp Thủy-canh/Thủy-sản quan-trọng hàng đầu, nó quyết-định tốt xấu cho Cá và Cây.
Có khi chúng ta không quan-tâm đúng mức phần nầy. Nhiều bạn sửa soạn bể nuôi hoàn-hảo đến mức không chỗ nào thiếu, nhưng không nghĩ thêm là đâu phải lúc nào nước cũng sạch như ngày đầu? Vậy nếu sau khi bể cá được đưa nước sạch vào, sẵn-sàng để thả cá, mà không có biện-pháp làm sạch nước thật chặc chẽ, thì hãy khoan nuôi. Bởi thất bại đã nằm sẵn trước mắt. Trừ khi nào nuôi thật ít, như một cái ao với vài con cá sau nhà thì không kể. Những ao sau nhà thì không cần phải cho ăn. Mà nếu cá nhiều, phải cho ăn, thì ô-nhiễm sẽ làm chết cá.
Thân.

* Bổ sung sau 6 Giờ 42 minutes:

3- Kiểu Dòng Chảy Sâu
Kiểu nầy, trong Aquaponics, vận-hành hoàn-toàn khác với 2 kiểu kia (Giá-thể và Màng Dung-dịch), và chủ-yếu là dùng cho các nông-trại nuôi trồng kết-hợp qui-mô công-nghệ. Tui khuyên bà con nên dùng mô-hình nầy, bởi đây là mô-hình dễ vận-hành nhứt và ít tốn sức lao-động nhứt.
Nước trong mô-hình nầy được bơm liên-tục, không ngừng nghỉ chảy qua liếp trồng (liếp nước sâu). Không cần giá-thể, mà thay vào đó là mấy tấm mốp làm bằng Polystyrene hoặc Styrofoam nổi trên mặt liếp trồng. Nhiều lổ được cắt đều nhau trên các tấm mốp. Cây con, hoặc các chén ương cùng với cây con được đặt vào trong lổ, rễ luôn thòng trong nước. Những đá sủi bọt không-khí được đặt cách khoảng 1,2m để cung-cấp ốc-xy cho rễ. Bọt không-khí trong hệ-thống nầy là cốt-yếu, để rễ không bị úng. Rễ chỉ bị úng khi rễ thiếu ốc-xy trong nước. Bọt khí sủi từ dưới lên còn có tác-dụng trộn nước.

* Bổ sung sau 1 51 minutes:

Kiểu trồng nầy cần 2 lược hết sức quan-trọng. Đó là lược Cơ-học và lược Sinh-học. Nước chạy qua hệ-thống thủy-canh Dòng Chảy Sâu nầy cần phải thật sạch hết cặn bả, bởi chất dơ bám vào rễ sẽ cản trở cây hút 2 thứ rất cần cho chúng, đó là chất dinh-dưỡng và ốc-xy. Thiếu 2 thứ nầy, ít thì cây kém tăng-trưởng, nhiều thì có thể chết.
Quần-thể vi-sinh hữu-ích trong hệ-thống nầy bành-trướng tất cả nơi nào tiếp-xúc với nước : mặt dưới các tấm mốp, tất cả các vách của bể nuôi và vách liếp trồng, trong các ống dẫn nước, trên rễ cây và ngay cả trong nước. Lược sinh-học tăng-cường thêm số-lượng vi-sinh trong hệ-thống.

Mô-hình hệ-thống thế nào, là hoàn-toàn uyển-chuyển tùy thuộc vào bạn, miễn sao :
- Lọc nước thật sạch cặn bả.
- Chuyển các chất hòa-tan trong nước thành chất cây hút được.
- Đủ ốc-xy cho cá và rễ cây.

* Bổ sung sau 42 minutes:

lastscanDeepFlow.jpg
Separator2.jpg
Separator.jpg
Filter.jpg
 
Last edited:
wow !! Đề tài này hay hết sức bác Thuy Canh ui . Tuy nhiên theo con nghĩ thì việc kết hợp chăn nuôi - trồng trọt - ăn uống vào cùng một chỗ có vẻ sẽ rất phức tạp. Bởi những việc này đòi hỏi một mặt bằng rất lớn trong khi những khu đất có vị trí đắc địa cho kinh doanh ăn uống lại rất mắc mỏ. Làm sao ngăn chặn hoàn toàn mùi hôi của cá, phân... ?. Giả sử con có tiền ( cứ mơ đi - đâu ai đánh thuế đâu ?) thì con sẽ đầu tư một nhà hàng mà trang trí hoàn toàn bằng các loại rau trái trồng thủy canh ( hoàn toàn khả thi ). Cá- con thì nhốt trong bể - chuồng ( khả thi). Tất cả các món đều được tô điểm bằng ánh sáng thích hợp. (Rau dưới ánh đèn của siêu thị trông cứ xanh mướt hơn hẳn)Người ăn tự chọn tất cả các nguyên liệu cho bữa tiệc của mình. Bộ phận tiếp phẩm liên tục thay thế các chậu rau thủy canh, cá, con đã được nuôi ở nơi khác vào . Người thành phố rất thèm được đắm mình trong không khí đồng quê. Nay với mô hình này thì con chắc chắn chưa ăn đã thèm.
 
Bạn ngnvhung,
Thì mình cứ mơ, tui cũng đang mơ đó chứ. Mơ gì?
Topic chúng ta đang bàn là một cái mô-hình nuôi/trồng "Cũ" mà "Mới". Cũ là cũ với nhiều người, người ta đang làm đó chứ! Nhưng mới với mình, vì mình không có đủ điều-kiện thực hiện, nên "mơ" cho đỡ ghiền. Nhưng mà mô-hình nầy thì không mơ-hồ chút nào. Điều em ưu-tư cũng có lý. Vậy nên tui hỏi em :
- Nếu em có miếng đất 2000m2 mà mô-hình tui đang nói, sẽ không có mùi cá, mùi phân thì em có thích không?
Thân.

--------

x.jpg


--------

[FONT=&quot]2.3.4 Thủy-canh và Thỗ-canh
[/FONT]

[FONT=&quot]Không có sự khác biệt vật-lý giữa cây trồng trong đất và trồng trong nước. Trong đất, cả hai chất hữu-cơ và vô-cơ phải được phân-hủy (hoai) cho ra những thành-tố vô-cơ, như calcium, magnesium, nitrogen, potassium, phosphorus, sắt và các chất khác trước khi chúng trở nên sẵn-sàng cho rễ cây có thể hút được (Hình 2.3). Những thành-tố nầy dính vào các hạt đất và được hoán-chuyển vào trong dung-dịch đất, để cây hút từ đó. Trong thủy-canh, rễ cây được làm ẫm bằng nước có pha những thành-tố nói trên. Kết-quả tiến-trình cây hút chất dinh-dưỡng trong cả hai cách trồng trên hoàn-toàn giống nhau, được chi-tiết trong 2.3.5 và 2.3.6.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
 

Last edited:
Mức quan-trọng của "Vi-sinh hữu-ích"
Vi-sinh hữu-ích là nhân-tố chánh của một hệ-thống Aquaponics thành-công. Bởi không có chúng, nước trong hệ-thống sẽ nhanh chóng trở nên độc cho cá. Vắng mặt các vi-khuẩn nầy, dung-dịch dinh-dưỡng sẽ không trở thành sẵn-sàng để cho cây dùng để tăng-trưởng một cách khỏe mạnh; còn về phần cá, thì cá thì sẽ bị nghẹt thở do chất phế-thải của chính chúng.

Trong hệ-thống Thủy-canh, phải giữ cho toàn hệ-thống vô-trùng. Môi-trường vô-trùng nầy không cần có, cũng không phải là điều-kiện cần phải có cho một hệ-thống Aquaponics. Bởi làm vậy, chúng ta sẽ giết luôn vi-sinh hữu-ích.

Trong Aquaponics, các vi-khuẩn nầy biến các chất cá phế-thải thành dinh-dưỡng cho cây. Hai loại vi-sinh chính đảm-nhiệm công-việc chuyển-hóa nầy là Nitrosomonas và Nitrobacter.
Nitrosomonas tiêu-thụ ammonia (do cá thải ra, và độc cho cá) và chuyển-hóa ammonia thành nitrite (rất độc cho cá). Noitrobacter tiếp tay, tiêu-thụ nitrite và chuyển-hóa thành nitrate (chất dinh-dưỡng cho cây).

Hai loại vi-khuẩn nầy được biết như là loại hiếu-khí. Chúng sống và sinh-sản dưới sự hiện-diện của ốc-xy. Trái ngược lại là vi-khuẩn yếm-khí. Loại nầy bành-trướng trong điều-kiện thiếu, hay không có ốc-xy và bốc ra mùi rất khó ngữi.

Vi-khuẩn sịnh-sôi nẩy nở cách tự-nhiên trong hệ-thống, và đôi khi cần đến thời-gian vài tháng mới có thể có một quần-thể vi-sinh đủ để trở thành lý-tưởng. Vi-khuẩn cũng được nuôi gầy nơi khác, đựng trong chai khi bán/mua, có thể đưa vào để kích-hoạt quần-thể vi-sinh cho một hệ-thống Thủy-sản hay Aquaponics mới bắt đầu.

Vi-khuẩn sống trên tất cả mọi bề mặt của hệ-thống, nếu nơi đó có thức ăn (chất cá phế-thải) và ốc-xy, kể cả rễ cây, vách bể cá, ống nước, vách liếp thủy-canh, bề mặt các giá-thể, mặt dưới các tấm mốp trồng cây của hệ-thống Dòng chảy sâu. Khởi đầu với một số vi-sinh nhỏ, chúng luôn có sẵn bất cứ đâu trong thiên-nhiên. Nếu muốn bắt đầu bằng số-lượng vi-sinh nhiều hơn, bạn có thể mua ở các nơi chuyên bán các sản-phẩm nuôi thủy-sản. Mức độ quần-thể vi-sinh tăng-trưởng là tỷ-lệ thuận với chất cá phế-thải ra trong nước, có nghĩa là lượng thức ăn cho cá mỗi ngày. Đây là điểm then chốt mà đôi khi chúng ta quên.
 
Tiến-trình nầy có khi phải đến vài tháng mới đạt mức ổn-định. Điều nầy giải-thích tại sao những bể cá mới thiết-lập, cá thả vô không được khỏe mạnh, thậm chí chết!

Nhiều giá-thể, không có nghĩa là sẽ nhiều vi-sinh. Mà với mật-độ của vi-sinh, đương-nhiên phải có nơi cho chúng bám để sinh-sản, bành-trướng, thì yếu-tố quyết-định là chúng phải được cung-cấp đủ thức ăn. Một khi thức ăn, tức chất cá phế-thải có đủ để nuôi quần-thể vi-sinh đã phát-triển tương-ứng thì chúng, vi-sinh, sẽ lấy sạch ammonia và nitrít; cá sống trong bể nước sạch ammonia, sạch nitrít sẽ khỏe mạnh, chóng lớn, tiêu-thụ thức ăn nhiều hơn, và đương-nhiên, bài-tiết cũng nhiều hơn cho vi-sinh... Chúng ta gọi : "đây là một hệ-thống đã ổn-định". Đến giai-đoạn nầy thì việc thay nước để kiểm-soát ammonia và nitrít sẽ không còn cần-thiết nữa.

Một hệ-thống thủy-sản "chạy đều", ổn-định như trên chỉ tốn vài tháng, nhưng một hệ-thống Aquaponics để được gọi là "chín mùi", cho năng-xuất tối-đa có khi phải tới 2 năm. Đôi khi chúng ta không hiểu cái nguyên-lý nầy, nên cứ thắc-mắc tại sao nhiều người nuôi cá kiểng không bao giờ thay nước, trông nước "dơ" vô cùng! Nhưng cá của họ thì hết sức khỏe mạnh, đẻ đều, lớn nhanh. Bởi đến giai-đoạn nầy, trong toàn hệ-thống, nhất là trong lược sinh-học đã chứa đựng không những vi-sinh mà còn có thêm sinh-vật nguyên-sinh (protozoa), tuyến-trùng (nematodes) và các loại nấm nữa.
Những vi-sinh mới nầy cùng với các nguyên-sinh-vật, tuyến-trùng và nấm... phân-hủy thêm các nguyên-tố khác trong chất cá phế-thải, và thức ăn thừa, biến thành chất dinh-dưỡng, góp thêm phần thức ăn cho cây, cây do đó có thêm nhiều thành-phần đa lượng và vi-lượng để tăng-trưởng. Và chính tất cả các thành-phần sống li-ti trong hệ-thống cũng "ăn thịt" nhau, để rồi thảì ra thêm phân cho cây.
 
Cảm ơn chú Thuỷ canh đưa ra ý tưởng này.
Theo cháu không thể nuôi cá dưới ao, gà trong vườn, rau dưới ruộng để tự ý thực khách lựa chọn được. Ý tưởng này rất tuyệt vời nhưng chú cứ tưởng tượng nếu nhà hàng đông khách, ngày nào cũng câu cá, ngày nào cũng bắt gà và nhổ rau, cháu nghĩ rằng nhà hàng đó phải nằm giữa một trang trại rất lớn chứ không thì những thực phẩm tại chỗ không thể đáp ứng kịp cho khách, chỉ còn cách là : Mua lợn, gà, cá ở những trại chăn nuôi khác rồi thả gà, lợn ra vườn, đổ cá xuống ao, rau thì trồng trong các khay nhỏ rồi chuyển đến đặt dưới ruộng như vậy là lừa dối khách hàng cũng giống như vào quán " Cơm niêu ", người ta náu chín cơm bằng nồi cơm điện rồi chuyển sang niêu đất và bảo đó là cơm niêu.
Cháu nghĩ ý tưởng rất tốt nhưng phải tìm cách nào đó để khách không có cảm giác bị lừa dối. Theo cháu thì nên làm như thế này. Nhà hàng đó có thể liên kết hoặc mở trang trại chăn nuôi và trồng trọt. Khi có khách có thể giới thiệu với khách và cho khách đi thăm quan trang trại, người hướng dẫn khách tham quan có thể giới thiệu với khách về các loại rau, hoa, quả, vật nuôi trong trang trại và mang theo quyển thực đơn của nhà hàng và giới thiệu với khách những món ăn là từ rau, cá, vật nuôi trong trại. Có thể cho khách cùng tham gia làm cùng như bắt cá, nhổ rau, mổ gà...,nhưng có vẻ như chuyến dã ngoại thì đúng hơn chú nhỉ.
 
Tiến-trình nầy có khi phải đến vài tháng mới đạt mức ổn-định. Điều nầy giải-thích tại sao những bể cá mới thiết-lập, cá thả vô không được khỏe mạnh, thậm chí chết!

Nhiều giá-thể, không có nghĩa là sẽ nhiều vi-sinh. Mà với mật-độ của vi-sinh, đương-nhiên phải có nơi cho chúng bám để sinh-sản, bành-trướng, thì yếu-tố quyết-định là chúng phải được cung-cấp đủ thức ăn. Một khi thức ăn, tức chất cá phế-thải có đủ để nuôi quần-thể vi-sinh đã phát-triển tương-ứng thì chúng, vi-sinh, sẽ lấy sạch ammonia và nitrít; cá sống trong bể nước sạch ammonia, sạch nitrít sẽ khỏe mạnh, chóng lớn, tiêu-thụ thức ăn nhiều hơn, và đương-nhiên, bài-tiết cũng nhiều hơn cho vi-sinh... Chúng ta gọi : "đây là một hệ-thống đã ổn-định". Đến giai-đoạn nầy thì việc thay nước để kiểm-soát ammonia và nitrít sẽ không còn cần-thiết nữa.

Một hệ-thống thủy-sản "chạy đều", ổn-định như trên chỉ tốn vài tháng, nhưng một hệ-thống Aquaponics để được gọi là "chín mùi", cho năng-xuất tối-đa có khi phải tới 2 năm. Đôi khi chúng ta không hiểu cái nguyên-lý nầy, nên cứ thắc-mắc tại sao nhiều người nuôi cá kiểng không bao giờ thay nước, trông nước "dơ" vô cùng! Nhưng cá của họ thì hết sức khỏe mạnh, đẻ đều, lớn nhanh. Bởi đến giai-đoạn nầy, trong toàn hệ-thống, nhất là trong lược sinh-học đã chứa đựng không những vi-sinh mà còn có thêm sinh-vật nguyên-sinh (protozoa), tuyến-trùng (nematodes) và các loại nấm nữa.
Những vi-sinh mới nầy cùng với các nguyên-sinh-vật, tuyến-trùng và nấm... phân-hủy thêm các nguyên-tố khác trong chất cá phế-thải, và thức ăn thừa, biến thành chất dinh-dưỡng, góp thêm phần thức ăn cho cây, cây do đó có thêm nhiều thành-phần đa lượng và vi-lượng để tăng-trưởng. Và chính tất cả các thành-phần sống li-ti trong hệ-thống cũng "ăn thịt" nhau, để rồi thảì ra thêm phân cho cây.
Bác TC cho em hỏi phần này : nếu phải mất 2 năm để cho hệ thống aquaponics chín mùi , vậy 6 tháng sau ta phải thu hoạch cá , hay là rau , vậy thì có phá vỡ hệ thống aquaponics đang hình thành hay không , và để đánh giá được hệ thống aquaponics đã chín mùi thì ta phải làm như thế nào .
Thân .
 
Cảm ơn chú Thuỷ canh đưa ra ý tưởng này.
Theo cháu không thể nuôi cá dưới ao, gà trong vườn, rau dưới ruộng để tự ý thực khách lựa chọn được. Ý tưởng này rất tuyệt vời nhưng chú cứ tưởng tượng nếu nhà hàng đông khách, ngày nào cũng câu cá, ngày nào cũng bắt gà và nhổ rau, cháu nghĩ rằng nhà hàng đó phải nằm giữa một trang trại rất lớn chứ không thì những thực phẩm tại chỗ không thể đáp ứng kịp cho khách, chỉ còn cách là : Mua lợn, gà, cá ở những trại chăn nuôi khác rồi thả gà, lợn ra vườn, đổ cá xuống ao, rau thì trồng trong các khay nhỏ rồi chuyển đến đặt dưới ruộng như vậy là lừa dối khách hàng cũng giống như vào quán " Cơm niêu ", người ta náu chín cơm bằng nồi cơm điện rồi chuyển sang niêu đất và bảo đó là cơm niêu.
Cháu nghĩ ý tưởng rất tốt nhưng phải tìm cách nào đó để khách không có cảm giác bị lừa dối. Theo cháu thì nên làm như thế này. Nhà hàng đó có thể liên kết hoặc mở trang trại chăn nuôi và trồng trọt. Khi có khách có thể giới thiệu với khách và cho khách đi thăm quan trang trại, người hướng dẫn khách tham quan có thể giới thiệu với khách về các loại rau, hoa, quả, vật nuôi trong trang trại và mang theo quyển thực đơn của nhà hàng và giới thiệu với khách những món ăn là từ rau, cá, vật nuôi trong trại. Có thể cho khách cùng tham gia làm cùng như bắt cá, nhổ rau, mổ gà...,nhưng có vẻ như chuyến dã ngoại thì đúng hơn chú nhỉ.
Em,
Tâm-hồn em rất đẹp, nhưng câu trên (in đậm) của em không hay chút nào! (Hì hì, mình cứ thân-mật "bạn bè" với nhau như vậy cho thoãi-mái, em nhá!).
Tui đồng ý với em về chuyện "phải trung-tín" với khách hàng. Bởi, "một lần bất-tín, vạn lần không tin"!
Chuyện "câu cá" là như thế nầy :
- Có lần tui ghé 1 trại nuôi cá. Họ nuôi cá trong những đường nước bằng xi-măng rất dài, ngang 6m. Trại nằm gần 1 con suối. Nước vô đầu nầy, chảy ra đầu kia. Gần bên có lều cỏ, bàn, băng ngồi chỗ làm cá và chỗ nướng nữa.
- Khách được cho mượn cần câu, và cho luôn mồi.
- Cá câu lên, được cân ký, tính thành tiền ngay. Mắc hơn ở chợ nhiều. Nhưng nhằm nhò gì?! Bởi vừa được câu cá vui chơi, vừa được ăn cá tươi không đâu bằng. Bia bán tại chỗ luôn.
- Người của trại phụ-trách cân cá, làm cá sẵn cho khách nướng ngay.
- Trong trại, cũng có nhiều bể nuôi. Nuôi nhiều loại cá. Khi cá lớn đủ sức để bắt ăn, thì vớt qua ao cho khách câu.
Em,
Tui đã thấy nhiều lần ở Sài-gòn. Bà con ghiền câu, đứng dọc theo bờ kinh nước đen ngòm! Mấy ông nầy mà được vào mấy nông-trại, có cá đói mồi đầy ao cho mấy ổng câu, thì khoái cỡ nào? Dĩ-nhiên, ở VN khác với ở Úc. Vậy em nghĩ xem : Mình làm 1 trại cá cho khách câu, thì hình-thức kinh-doanh nầy khả-thi không?
Còn chuyện "Rau", rồi thì mình sẽ giải-quyết theo khâu Rau.

Em, tui không có ý về sống ở VN, cũng không thể thực-hiện tại Úc vì lý-do sức khỏe, nhưng vì là người ủng-hộ mội-trường lành mạnh và sản-xuất thực-phẩm Sạch, nên tui luôn "xúi" bà con nuôi/trồng theo hướng nầy. Mỗi lần như vậy, tui thường đùa là "cho tui hùn". Nhưng nếu quý bạn áp-dụng để có thực-phẩm sạch thì tức là tui đã nhận được "phần hùn" rồi vậy.
Bạn cứ bàn tới đi nha!
Thân.

--------

Bác TC cho em hỏi phần này : nếu phải mất 2 năm để cho hệ thống aquaponics chín mùi , vậy 6 tháng sau ta phải thu hoạch cá , hay là rau , vậy thì có phá vỡ hệ thống aquaponics đang hình thành hay không , và để đánh giá được hệ thống aquaponics đã chín mùi thì ta phải làm như thế nào .
Thân .
Em binh_dân,
Cái nầy không phải tui nói, mà là một cặp vợ chồng người Úc, bà Shannida và ông Matt Herbert, chuyên-gia và cũng là thầy dạy Aquaponics, nói. Tui nghiệm lại kinh-nghiệm của chính tui, thì quả đúng như vậy.
Cho nên, đâu nó tui có trình-bày, và mới đây tui cũng đã có nhắc em desertrose khi em dự-định làm 8 bể nuôi, mỗi bể 100m2. Tui chỉ dám khuyên em từ-từ. Bởi tui thấy, nếu làm ao mà :
- Nuôi liền.
- Không có biện-pháp kỹ-thuật đáng tin-cậy hỗ-trợ.
- Nếu theo đúng kỹ-thuật tức là phải nuôi hệ-thống vi-sinh cho "ổn-định" : khoảng 6 tháng; và "chín mùi" khoảng 2 năm. Nếu không thì bấp-bênh lắm! Không hiểu em desertrose có ý-kiến gì không?

Chuyện "đánh giá" nầy rất hay. Chúng ta sẽ đánh giá bằng quan-sát hệ-thống thủy-canh. Chúng ta điều-chỉnh "Sạch/Dơ" của toàn hệ-thống thủy-sản cũng bằng hệ-thống thủy-canh :
- Thêm cây để hút thêm các chất hòa-tan trong nước nuôi cá, và
- Bớt cây, khi thấy cây bị thiếu phân.
- Nếu bán tiệm ăn, chúng ta chỉ xoay vòng trong khoảng 10 thứ rau thông-dụng cũng đã đủ. Dĩ-nhiên tầm mức lón, nhỏ là tùy điều-kiện, và hoàn-cảnh của mỗi chúng ta.
Bạn binh_dan thấy sao?
Thân.

--------

(tiếp)
Cáì khác nhau giữa vi-khuẩn và vi-sinh hữu-ích với vi-khuẩn và vi-sinh không có lợi (cũng đồng-nghĩa với hại) là trong thiên-nhiên, loại sau là loại yếm-khí, và các chất phế-thải chúng đưa ra là độc cho các loài sinh-vật khác, lớn cũng như nhỏ.
Một bách-phân nhỏ của vi-khuẩn và vi-sinh không có lợi nầy luôn hiện-diện. Ngày nào mà số-lượng vi-khuẩn và vi-sinh có-lợi luôn là đa-số áp-đảo, so với loại yếm-khí, thì hệ-thống của chúng ta sẽ ở trong tình-trạng khỏe mạnh, an-toàn.

Vi-khuẩn và vi-sinh hữu-ích không bài-tiết chất độc hại, mà thay vào đó, chúng cho ra các chất dinh-dưỡng cho cây. Vi-sinh hiếu-khí cần một lượng ốc-xy hòa-tan trên 6ppm (phần triệu) để duy-trì tình-trạng khỏe mạnh. Khi mức ốc-xy hòa-tan thấp hơn mức nầy, thì vi-khuẩn và vi-sinh yếm-khí bắt đầu hoạt-động và bành-trướng. Chúng tạo thành môi-trường chứa nhiều mầm bệnh, và chúng bài-tiết độc-tố. Chúng cũng bốc ra mùi rất khó ngữi. Một mật-độ cao vi-khuẩn và vi-sinh hiếu-khí trong môi-trường đầy-đủ ốc-xy sẽ tái-lập tiến-trình phân-hủy với sự hiện-diện của ốc-xy. Môi-trường nầy cần :
- Thông-khí tốt, và
- Không sình lầy. Bởi cặn-bả, sình lầy ngăn không cho vi-khuẩn, vi-sinh hiếu-khí tiếp-xúc với ốc-xy.
Đây là nhân-tố quan-trọng hàng đầu của người nuôi thủy-sản. Nhất là nuôi theo mô-thức kết-hợp với thủy-canh. Vậy chúng ta lưu-ý một dấu hiệu đơn-giản : Sức khỏe của đàn cá là tỷ-lệ nghịch với mùi của hệ-thống mà chúng ta ngữi được.
 
Last edited:
Topic nầy tui mở ra là chìu theo ý của bạn binh_dan. Không biết đoạn tui trích dưới đây, có phải là mục-tiêu của binh_dan không?
Thân.
-=-=-=-=-=
* Thương-nghiệp/nhà hàng và cà-phê (cà-phê ở Úc bán luôn thức ăn nhẹ), thường gặp khó-khăn tìm rau cải tươi. Mà rau cải là thứ ngay khi thu-hoạch, đã bắt đầu mất mùi vị thơm ngon. Tình-huống nầy rất đáng để quán ăn nghĩ đến một hệ-thống Aquaponics để cung-cấp các loại rau thơm tươi nhất.
Có bạn nào tại VN nghĩ đến lập một quán ăn, gồm thêm :
- Cá nuôi tại chỗ : Cung-cấp cá thật tươi cho quán và cá cho khách câu (tính tiền, hì hì).
- Rau cải thật tươi, sẵn trong tầm tay, không bao giờ thiếu.
* Bà con nào hứng-thú mô-hình nầy, chờ tui rảnh, mình bàn chơi! Thân.


có mấy video mô tả việc nuôi cá kết hợp thủy canh hồi lưu, các Bác xem tham khảo
http://theurbanfarmingguys.com/
 
Phác-thảo một mô-thức kết-hợp Thủy-canh/Thủy-sản

Khi phác-hoạ một mô-thức kết-hợp, chúng ta phải xét đến các thành-tố tạo thành hệ-thống. Gồm :
- Bể nuôi.
- Liếp trồng.
- Các đường ống.
- Bơm nước.
- Bơm khí.
- Lược cơ-học, và
- Lược sinh-học.
*
Bể

Bể nuôi cá được làm bằng nhiều thứ vật-liệu, miễn rằng sạch và chưa từng được dùng đựng hóa-chất. Đặc-biệt các bể bằng plastic, bởi có thể phóng-thích mỗi ngày một chút hóa-chất còn dính sót lại vào trong nước. Điều nầy dẫn đến cá bị bệnh và chết do độc-tố xả ra.
Hệ-thống, ngay lúc thiết-lập càng dùng vật liệu sạch, càng tránh cho người nuôi những tình-huống khó-khăn về lâu về dài.

Bể nuôi có nhiều kích-cỡ, hinh-dáng và được làm bằng nhiều thứ vật-liệu khác nhau. Vật-liệu làm bể thông-dụng nhất trong Aquaponics thường được làm bằng Poly hay đôi khi Fiberglass và thường có đáy trũng sâu hơn ở giữa tâm đáy, để dễ xả cặn. Nhiều hệ-thống nhỏ sau nhà, người ta dùng bồn tắm, bồn đào âm xuống đất, hay một bồn chứa nước mưa. Khi phác-thảo một hệ-thống Aquaponics, bạn chú ý đến vật-liệu, xem có thể chịu được sự hư-hoại do tiếp-xúc với tia cực-tím (Ultra-Violet), nếu có phần nào nằm lộ-thiên dưới ánh mặt trời.
 
Phác-thảo một mô-thức kết-hợp Thủy-canh/Thủy-sản

Khi phác-hoạ một mô-thức kết-hợp, chúng ta phải xét đến các thành-tố tạo thành hệ-thống. Gồm :
- Bể nuôi.
- Liếp trồng.
- Các đường ống.
- Bơm nước.
- Bơm khí.
- Lược cơ-học, và
- Lược sinh-học.
*
Bể

Bể nuôi cá được làm bằng nhiều thứ vật-liệu, miễn rằng sạch và chưa từng được dùng đựng hóa-chất. Đặc-biệt các bể bằng plastic, bởi có thể phóng-thích mỗi ngày một chút hóa-chất còn dính sót lại vào trong nước. Điều nầy dẫn đến cá bị bệnh và chết do độc-tố xả ra.
Hệ-thống, ngay lúc thiết-lập càng dùng vật liệu sạch, càng tránh cho người nuôi những tình-huống khó-khăn về lâu về dài.

Bể nuôi có nhiều kích-cỡ, hinh-dáng và được làm bằng nhiều thứ vật-liệu khác nhau. Vật-liệu làm bể thông-dụng nhất trong Aquaponics thường được làm bằng Poly hay đôi khi Fiberglass và thường có đáy trũng sâu hơn ở giữa tâm đáy, để dễ xả cặn. Nhiều hệ-thống nhỏ sau nhà, người ta dùng bồn tắm, bồn đào âm xuống đất, hay một bồn chứa nước mưa. Khi phác-thảo một hệ-thống Aquaponics, bạn chú ý đến vật-liệu, xem có thể chịu được sự hư-hoại do tiếp-xúc với tia cực-tím (Ultra-Violet), nếu có phần nào nằm lộ-thiên dưới ánh mặt trời.
Bài này bác viết rất là tâm đắc , em phải nói là có đi mưa mới biết lạnh he!he! .Em có thằng bạn , lúc nuôi cá ít , sài bồn nước có sẵn ở nhà chẳng có gì , đến khi nuôi nhiều phải sắm thêm bồn chứa nước , làm xong chiều gọi em sang nhậu ...:huh:Sáng mai em chưa tỉnh thì gọi ĐT sang , cá đã chết sạch ...vì mấy cái bồn nhựa mới , chưa ngâm nước mà đã sữ dụng ...he!he!
 
Cám ơn binh_dan đã "tâm-đắc" với tui về đoạn trên.
Khi tui gõ tới đoạn nầy, tức "Bể Cá", tui nhớ lui lại cái ngày tui mua 1 cái bồn plastic cũ. Tui rửa rất kỹ. Không biết trước đựng nước cốt giặt đồ hay rửa chén gì đó. Bọt nhiều lắm. Tui rửa đến không còn chút bọt đó, chứ có rửa dối đâu! Vậy mà kết-quả là tui phải chôn cất hết "giòng họ Hoàng-gia". Nào là Vua và Hoàng-hậu, cùng với Hoàng-tử Công-chúa... mới hôm qua còn đẹp đẽ xinh tươi!
Vậy xin quý bạn nuôi cá, cá kiểng hay cá bán thịt, đừng bao giờ quên :
- Con cá sống nhờ nước.................................................... sạch!
Thân.
 
Tám Lúa,
Anh giỏi quá ha! Nếu anh nghĩ anh ngon thì anh cứ dùng ngay mảnh đất nầy, tiếp-tục gửi bài.
Chí anh lớn, anh làm chuyện lớn. Còn tui, chỉ có 2000m2 thì phải làm ăn theo kiểu cò con chứ! Nhưng mà anh coi chừng! Cái mô-thức nhỏ xíu, thu hẹp của tui gửi lên cho bà con, ngầm ở trong đó anh với tui đâu có biết được bà con sẽ ứng-dụng vớì tầm vóc nào, qui-mô bao lớn? Đúng không nào?
Mời bạn gởi bài, gởi hình, video hay bất cứ gì mà bạn thấy có ích. Nhưng làm ơn vui-vẻ, hài-hòa!
Vậy xin mời.
Thân.
 
Ở đây các bác QUAN TRỌNG "HOÁ" VẤN ĐỀ, thành ra cái tư duy của các bác bị bế tắt, không còn cái đầu cái óc để suy nghĩ ...việc nuôi trồng từ thuỷ sản đến thuỷ canh rất là giản đơn, hiểu, tuân thủ qui trình là xong ...có gì đâu mà bàn tới bàn lui còn hơn thời Đông Châu Liệt Quốc từ mô hình "nuôi thủy sản trên bể nổi" của bác maquemau cũng chưa xong, giờ đến mô hình thuỷ canh của bác Thuycanh.

Hãy xem mô hình dưới đây mà tự học, tự phát huy cho thích hợp với nhu cầu, với hoàn cảnh địa lí của nơi mình muốn làm, thấy mà làm không được thì đập lên Mạng chết cho gòy.

Hì hì...! Cảm ơn đã gửi tài liệu tham khảo.
Nhưng mình biết là một chuyện. Truyền đạt cho người khác biết là chuyện khác hẳn.
Nếu không có kiến thức cơ bản và trải qua kinh nghiệm mà chỉ nhìn mấy video clip của bác đưa lên mà bảo làm được thì...Tôi ...chết đến 365 lần rồi, khỏi cần bác rủa.
Còn gì nữa bác làm ơn cứ gửi lên rồi...im lặng giùm cho tụi tôi nghe bác Thuy-canh... giảng bài. Mất trật tự quá thì tụi tôi ...ảnh hưởng, tiếp thu không được. Học hiểu phần của bác Thuy-canh xong thì sẽ tiếp tục ...nâng cao qua các phần của bác.
 


Back
Top