Cần lắm một trái tim.

Kính gửi các bác!

Những ngày qua, em đang gặp phải một vấn đề rất nan giải. Và đương nhiên em chưa tìm thấy đáp án cho trường hợp này. Nay em mạo mụi viết chủ để này mong rằng sẽ gặp được một trái tim chia sẻ và chỉ em cách vượt qua.
5 tháng trước, được sự giới thiệu của bạn bè, em nhập về 1500 con lươn giống từ trang trại Sơn Ca - Tiền Giang nhưng chỉ chưa đầy 15 ngày thì số lượng đã bị hao hụt đáng kể (nhiều đến mức em không thể tính là đã mất hết bao nhiêu). Quy trình hồ nước, cho ăn uống em tuân theo đầy đủ nhưng kết quả thì lại không tuân theo em một tý nào.Cách đây hơn một tháng, em quyết định cảo hết hồ đó để xem còn lại bao nhiêu và cũng vì giá lúc đó khá cao. Kết quả mà em nhận được là số lượng chưa tới 100 con. Nhưng trọng lượng thì ok.
Chỉnh sửa lại hồ nuôi, chuẩn bị nước non đầy đủ, em chuẩn bị làm lại mẻ thứ 2.
1 tuần trước, em cất công vào tận Sài Gòn rồi đến cả trang trại em lấy giống để mua giống đồng thời học thêm mấy chiu nữa. Xem qua mô hình trong đó, em rất hân hoan vì nghĩ rằng mình thật may mắn khi đã chọn con đường này. Nhưng thực tế không như trong sách viết. Em quyết định nhập thử thêm một lần nữa. Và thế là 2000 con giống được nhập về.
Ngay khi đáp chân xuống miền đất võ (quê em ở Bình Định) thì lập tức 300 con chào biệt cả đàn. Em nghĩ đó có thể là do quá trình vận chuyển quá xa lại thêm thời tiết nắng nóng nữa. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì vẫn không có gì đáng nói. Nếu chỉ hao hụt do quá trình vận chuyển thì lần sau em sẽ có cách khắc phục.
Ngày hôm sau khi ra thay nước em giật mình khi thấy xác chết nằm đầy lòng hồ. Xả cạn, gom vớt hết lên đếm thì lại có thêm 350 con không kịp chào mà vẫn ra đi nữa.
Gọi điện thoại vào trang trại trong đó em báo cáo tình hình và hỏi luôn kết quả kiểm tra mẫu nước mà trước đó em mang vào. Kết quả thu được là "em phải cố gắng tạc xác trùng và Oxytetra để cho lươn thích nghi chứ không có cách khác. Về mẫu nước thì nước không được tốt lắm, nên cho nước qua bể lọc".
Sáng hôm nay khi bước ra hồ em lại có cảm giác bất an, xả nước xong lại phải vớt lên gần 300 con nữa. Thế là hết.
Tình hình này chỉ trong vòng tuần tới là hồ em sẽ không còn lươn bị chết (vì chết hết rồi).
Nay em gửi topic này không ngoài mục đích tìm lời giải cho tình huấn em đang gặp. Hiện tại em có hai cách nghĩ.
1 là em sẽ xây bể lọc theo kiểu lọc nước sinh hoạt (cát vàng, cát thạch anh, than hoạt tính, cát vàng, sỏi). Nhưng liệu cách này có giải quyết được vấn đề hay không? Nếu nước ở đây không hợp thì phải chết hết ngay lứa đầu tiên chứ? Ngoài ra, ở quê em lươn đồng vẫn còn tồn tại mà? Đây là vấn đề thứ nhất.
2 là em sẽ đi theo con đường mòn (dễ đi, khó tìm và đương nhiên là rất lâu, có thể bị lạc nữa). Em sẽ cố gắng băt được vài con (10 con chẳng hạn) không dùng điện, câu để về nuôi và cho chúng đẻ. Ở cách này em chưa biết làm sao để chúng có thể đẻ và cách chăm sóc con lươn tính từ lúc trứng được hình thành trong bụng mẹ đến khi con lươn được như mút đũa.
Về phần thức ăn cho nó thì em đảm bảo vì em có trùn quế, ốc bươu vàng, cá tạp.
Vậy kính mong các bác gần xa nhiệt tình chỉ bảo!
Em xin chân thành cảm ơn các bác đã dành time đọc hết bài này. Chúc các bác sức khoẻ và thành công!

 


Last edited by a moderator:
Bạn xem lại mấy bài viết của bác maquemau về việc mua lươn giống thì sẽ hiểu ngay nguyên nhân lươn chết từ đâu...

Các cơ sở mà bạn mua giống chắc gì họ đưa cho bạn giống sinh sản . Mà đó là giống lươn được bắt bằng điện,thuốc dụ,...
 
Mình không chuyên thuỷ sản đặc biệt là lươn nhưng qua bài viết hết sức chia sẻ với bạn.
Về góc độ nuôi trồng mình nghĩ trước hết khi nuôi bạn nên tìm hiểu về các điều kiện nuôi qua lý thuết tới thực tế có thể là đi làm công cho cơ sở một thời gian lấy kinh nghiệm. Về chọn lựa con giống bạn nên chọn cở sở có uy tín và mua số lượng nhiều nên có sự dàng buộc về hợp đồng và điều khoản bảo hành. Chúc bạn sơm thành công
 
Cái này theo tui nghĩ là không phải con giống , mà do vận chuyển xa kèm theo môi trường mới , lươn chịu không nổi ... chết
 
Con lươn hiện nay chưa có cơ sở con giống nào , được công nhận, hình như có nghe 1 cơ sở thủy sản gì đó ... có nhân được con giống, nhưng mua thì không có. Còn con giống hiện nay trên 90% là giống bắt ngoài thiên nhiên. Ở miền tây... Tỉnh An Giang là tỉnh nuôi lươn nhiều nhất, nghe nói có 1 vài anh chàng nào đó nhân giống lươn được, nhưng thật ra chỉ có 1 số rất ít thôi, toàn là nuôi bằng con giống hoang dã nhiều hơn
Còn về lươn chết do nhiều điểm : vận chuyển đi xa , không bảo quản đúng cách, nguồn nước mới, lươn bị bắt ngoài hoang dã gây thương tích....
Nói thì ai cũng nói được hết, nhưng làm thì có khác.
Theo tôi nghỉ lươn giống nhân tạo mà bán bằng kg thì quá rẻ, và người nhân giống sẽ phá sản
 
[h=2]
icon1.png
[/h]
Mình không chuyên thuỷ sản đặc biệt là lươn nhưng qua bài viết hết sức chia sẻ với bạn.
Về góc độ nuôi trồng mình nghĩ trước hết khi nuôi bạn nên tìm hiểu về các điều kiện nuôi qua lý thuết tới thực tế có thể là đi làm công cho cơ sở một thời gian lấy kinh nghiệm. Về chọn lựa con giống bạn nên chọn cở sở có uy tín và mua số lượng nhiều nên có sự dàng buộc về hợp đồng và điều khoản bảo hành. Chúc bạn sơm thành công



Link: http://agriviet.com/home/threads/85756-Ca-n-la-m-mo-t-tra-i-tim-#ixzz1qViL9Ncx
 
cám ơn nuoide vẩn còn nhớ.đọc bài của bạn tôi cũng khó biết lươn của bạn hao hụt nhiều là do nguyên nhân gì?tôi trả lời chung chung bạn xem lại thực tế của mình.
con lươn nếu nuôi thành công thì phải nói siêu lợi nhuận vì giá thành thương phẩm được mua theo kiểu phân loại 1-2-3 và lươn heo.giá từng loại chênh lệch rất lớn.
con lươn rất dể nuôi,đa phần người nuôi thất bại là do con giống.tôi nói do con giống bởi tôi đã từng thất bại rất nhiều lần,đi tìm mua rất nhiều nơi,và cho tới hôm nay tôi cũng chưa được biết nơi nào bán con giống nhân tạo.nghe giới thiệu và quảng cáo con giống chất lượng tôi thử liên hệ và....cuối cùng họ cũng thừa nhận là giống thu gom hoang dã (còn thu gom hoang dã như thế nào tôi đã viết ở những bài trước)
 

Biết nói gì đây trong lúc này!
Cảm ơn các bác rất nhiều. Thật lòng mà nói thì càng ngày em càng thấy mình rất ít hiểu biết. Nếu cẩn thận hơn một tý có lẽ .... Đúng là cuộc sống phức tạp hơn ta nghĩ rất nhiều. Hy vọng rằng đây sẽ là bài học đáng giá cho em nói riêng và mọi người nói chung. Vấn đề là chúng ta cần phải làm thế nào để những chuyện tương tự không diễn ra nữa? Đôi lúc cũng thấy buồn quá nhỉ!!!
Làm sao để có thể đứng lên bằng chính đôi chân của mình đây???
Mong rằng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với tất cả chúng ta trong một ngày gần nhất!!!!
:9^:
 
Em cũng ko rành về những con sống dưới nước! khi đọc bài viết của Anh hết sức chia sẻ! nhưng biết làm sao? thua keo này bày keo khác . ! khâm phục ý trí và nghị lực nơi Anh!cố gắng lên người Anh nơi đất Võ! chúc Anh sớm thành công và thành công Rực Rỡ!
 
Con lươn nó chịu ô nhiễm cũng giỏi lắm .... ngay như ở Cống,rãnh ở chỗ mình ... Khi nhà nước cho máy xúc đào cống xây lại . Lươn bị xúc lên bờ nhiều vô kể luôn . Trong khi thứ nước thải hàng ngày sinh hoạt ở các gia đình là xà bông,... Nước bốc mùi xù uế chịu không nổi thế mà nó vẫn sinh sôi
 
Biết nói gì đây trong lúc này!
Cảm ơn các bác rất nhiều. Thật lòng mà nói thì càng ngày em càng thấy mình rất ít hiểu biết. Nếu cẩn thận hơn một tý có lẽ .... Đúng là cuộc sống phức tạp hơn ta nghĩ rất nhiều. Hy vọng rằng đây sẽ là bài học đáng giá cho em nói riêng và mọi người nói chung. Vấn đề là chúng ta cần phải làm thế nào để những chuyện tương tự không diễn ra nữa? Đôi lúc cũng thấy buồn quá nhỉ!!!
Làm sao để có thể đứng lên bằng chính đôi chân của mình đây???
Mong rằng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với tất cả chúng ta trong một ngày gần nhất!!!!
:9^:
nuoiluonnongho.jpg
An Giang là một trong những tỉnh có diện tích nuôi lươn thương phẩm tương đối lớntrong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Người dân vùng ĐBSCL bắt đầu nuôi từ những năm cuối của thế kỷ 20. Riêng diện tích nuôi của An Giang dao động từ 80.000–120.000m[SUP]2[/SUP]/năm trong 3 năm trở lại đây. Với mật độ thả 50 - 70 con/m[SUP]2[/SUP]. Số lượng con giống đáp ứng cho diện tích nuôi trong tỉnh lên đến 5 - 10 triệu con giống/năm.
Điều này có nghĩa lượng giống cần khai thác cung cấp cho nhu cầu hộ nuôi lươn thương phẩm trên địa bàn khoảng 80 – 130 tấn đã dẫn đến việc khai thác lươn giống với nhiều hình thức “tận thu tận diệt ”. Việc khai thác “vô tội vạ” nàykhông những làm suy giảm sản lượng ngoài tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình.

Từ nhiều năm nay, hộ nuôi trong vùng thường tận dụng diện tích đất quanh nhà xây bể và lợi thế của mùa nước nổi, khai thác một số giống loài thủy sản nhưốc bươu vàng, cua, cá tạp… làm thức ăn cho lươn đồng nhằm giảm giá thành và tăng hiệu quả kinh tế cho gia đình. Tỷ suất lợi nhuận của mô hình nuôi lươn thương phẩm dao động từ 40- 60%. Đây cònlà mô hình nuôi thủy sản có ý nghĩa xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và dễ thực hiện. Mặc dù nghề nuôi này đã phát triển hơn 10 năm nhưng con giống chủ yếu vẫn phải thu gom ngoài tự nhiên và hiện nay trong cả nước, chưa có cơ sở chuyên sản xuất loại con giống này, do lươn đồng có đặc điểm sinh sản tương đối đặc biệt so với những loài thủy sản khác.

Tháng 9/2009, Trung tâm Giống thủy sản An Giang tiếp nhận công nghệ sản xuất giống bán nhân tạo từ đề tài “Tập huấn kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm giống lươn đồng (Monopterus albus)” từ Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (trực thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II) và đến tháng 11/ 2010 đã nghiệm thu kết thúc. Xuất phát từ việc bảo tồn nguồn lợi thiên nhiên quý báu này vànhu cầu giống lươn đồng của các nông hộ, Trung tâm Giống thủy sản An giang triển khai tổ chức các lớp dạy nghề về sản xuất giống lươn đồng bằngphương pháp sinh sản bán nhân tạo, từ nguồn kinh phí của Sở Lao động Thương binh & Xã hội. Năm 2010, Trung Tâm đã tổ chức được 13 lớp, tại huyện Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, TP Long Xuyên và Tân Châu, thu hút hơn 300 nông dân tham gia lớp học. Phối hợp cùng Hội Nông Dân, Trạm Khuyến nông, Phòng Nông Nghiệp & PTNT các huyện thị chiêu sinh nông dân có nhu cầu học nghề. Ngoài phần tập huấn lý thuyết, học viên còn được hướng dẫn thực hiện mô hình để ứng dụng quy trình vào thực tiển. Khi thực hiện mô hình, chủ hộ được hỗ trợ kinh phí nhất định và một số trang thiết bị cần thiết để phục vụ mô hình như máy sục khí, test đo yếu tố môi trường, thuốc… từ nguồn kinh phí của chương trình dạy nghề.

Sau 1 năm triển khai tại huyện Châu Thành, Tân Châu và Thoại Sơn, một số mô hình thực hiện đạt hiệu quả nhất định. Riêng mô hình củahộ anh Nguyễn Ngọc Hân ngụ ấp Phú Hùng xã Tây Phú huyện Thoại sơnvới số lượng 20kg tương đương 200 con, sau 6 tháng, ông Hân đã thu được 4.000 lươn giống với kích cỡ 10gam/con (đạt kết quả tương đương với kết quả tiếp nhận công nghệcủa Trung tâm). Đây là mô hình sản xuất giống lươn đồng đầu tiên tại An Giang đã ứng dụng thành công. Tuy số lượng lươn chưa lớn lắm nhưng cũng là bước chuyển mình mới cho nghề nuôi lươn thương phẩm.

Nguyễn Ngọc Hân, 31 tuổi, là thanh niên chưa học hết cấp 2 nhưng có tinh thần tiến thủ, ham học hỏi, đã tham gianhiều khóa tập huấn về sản xuất nông nghiệp nhưng tâm đắc nhất sản xuất lúa và nuôi lươn. Trong quá trình nuôi lươn thương phẩm, anh cảm nhận nỗi vất vã khithu gom giống tự nhiên, tỷ lệ sống lươn nuôi không cao, do hao hụt lúc nhập giống. Từ đó, anh có ý nghĩ muốn nghiên cứu để sản xuất giống lươn. Tháng 7/2010, vào đúng dịp Trung tâm Giống thủy sản An Giang triển khai mở lớp dạy nghề sản xuất giống lươn đồng, anh mừng “như mình bắt được vàng” và đăng ký tham gia lớp. Sau khi tham khảo ý kiến của lớp và địa phương, Ban Tổ chức lớp quyết định chọn anh Hân là chủ hộ thực hiện mô hình thựchành.

Từ kết quả của mô hình thực hành, vợ chồng anh (thuộc diện hộ nghèo) tích cóp số vốn ít ỏi cùng với vốn vay từ nguồn Ngân Hàng Chính sách, anh đầu tưmở rộng mô hình với diện tích 100m[SUP]2[/SUP] và bố trí 45kg lươn bố mẹ (476 con) vào tháng 12/2010. Với vốn kiến thức đã được trang bị tại lớp cùng đức tính cần cù sáng tạo và đam mê, anh đã cải tiến một biện pháp kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện của gia đình và địa phương, giúp cho mô hình đạt được kết quả tốt. Đến thời điểm hiện nay, anh đã sản xuất được hơn 30.000 lươn bột và đang ương dưỡng 20.000 lươn hương - giống. So với nhu cầu lươn giống hiện nay (4- 6 triệu/ năm), đây chẳng qua chỉ là hạt muối bỏ vào biển cả nhưng đã nêu được tấm gương thanh niên nghèo vượt khó ham học hỏi, đam mê sáng tạo và biết ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hy vọng rằng công việc sản xuất của anh Nguyễn Ngọc Hân ngày càng phát triển và nông thôn Việt Nam có càng nhiều và càng nhiều nữa những tấm gương vượt khó nhiều sáng tạo như thế.

Bà con nông dân có nhu cầu mua lươn giống xin liên hệ :
Cô Y Vanne, Phòng Kỹ thuật, Trung tâm Giống thủy sản An Giang. Điện thoại 0939450770
Hoặc: Anh: Nguyễn Ngọc Hân, ấp Phú Hùng, xã Tây Phú huyện Thoại sơn tỉnh An Giang
TRÍ HÙNG – IVAN
Trung tâm giống thủy sản An Giang
mấy tháng trước tôi có liên hệ với trung tâm và có nói chuyện với cô Y Vanne nhưng vẩn không có giống.nếu có nhu cầu bạn liên hệ thử
 
Kính gửi các bác!

Những ngày qua, em đang gặp phải một vấn đề rất nan giải. Và đương nhiên em chưa tìm thấy đáp án cho trường hợp này. Nay em mạo mụi viết chủ để này mong rằng sẽ gặp được một trái tim chia sẻ và chỉ em cách vượt qua.
5 tháng trước, được sự giới thiệu của bạn bè, em nhập về 1500 con lươn giống từ trang trại Sơn Ca - Tiền Giang nhưng chỉ chưa đầy 15 ngày thì số lượng đã bị hao hụt đáng kể (nhiều đến mức em không thể tính là đã mất hết bao nhiêu). Quy trình hồ nước, cho ăn uống em tuân theo đầy đủ nhưng kết quả thì lại không tuân theo em một tý nào.Cách đây hơn một tháng, em quyết định cảo hết hồ đó để xem còn lại bao nhiêu và cũng vì giá lúc đó khá cao. Kết quả mà em nhận được là số lượng chưa tới 100 con. Nhưng trọng lượng thì ok.
Chỉnh sửa lại hồ nuôi, chuẩn bị nước non đầy đủ, em chuẩn bị làm lại mẻ thứ 2.
1 tuần trước, em cất công vào tận Sài Gòn rồi đến cả trang trại em lấy giống để mua giống đồng thời học thêm mấy chiu nữa. Xem qua mô hình trong đó, em rất hân hoan vì nghĩ rằng mình thật may mắn khi đã chọn con đường này. Nhưng thực tế không như trong sách viết. Em quyết định nhập thử thêm một lần nữa. Và thế là 2000 con giống được nhập về.
Ngay khi đáp chân xuống miền đất võ (quê em ở Bình Định) thì lập tức 300 con chào biệt cả đàn. Em nghĩ đó có thể là do quá trình vận chuyển quá xa lại thêm thời tiết nắng nóng nữa. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì vẫn không có gì đáng nói. Nếu chỉ hao hụt do quá trình vận chuyển thì lần sau em sẽ có cách khắc phục.
Ngày hôm sau khi ra thay nước em giật mình khi thấy xác chết nằm đầy lòng hồ. Xả cạn, gom vớt hết lên đếm thì lại có thêm 350 con không kịp chào mà vẫn ra đi nữa.
Gọi điện thoại vào trang trại trong đó em báo cáo tình hình và hỏi luôn kết quả kiểm tra mẫu nước mà trước đó em mang vào. Kết quả thu được là "em phải cố gắng tạc xác trùng và Oxytetra để cho lươn thích nghi chứ không có cách khác. Về mẫu nước thì nước không được tốt lắm, nên cho nước qua bể lọc".
Sáng hôm nay khi bước ra hồ em lại có cảm giác bất an, xả nước xong lại phải vớt lên gần 300 con nữa. Thế là hết.
Tình hình này chỉ trong vòng tuần tới là hồ em sẽ không còn lươn bị chết (vì chết hết rồi).
Nay em gửi topic này không ngoài mục đích tìm lời giải cho tình huấn em đang gặp. Hiện tại em có hai cách nghĩ.
1 là em sẽ xây bể lọc theo kiểu lọc nước sinh hoạt (cát vàng, cát thạch anh, than hoạt tính, cát vàng, sỏi). Nhưng liệu cách này có giải quyết được vấn đề hay không? Nếu nước ở đây không hợp thì phải chết hết ngay lứa đầu tiên chứ? Ngoài ra, ở quê em lươn đồng vẫn còn tồn tại mà? Đây là vấn đề thứ nhất.
2 là em sẽ đi theo con đường mòn (dễ đi, khó tìm và đương nhiên là rất lâu, có thể bị lạc nữa). Em sẽ cố gắng băt được vài con (10 con chẳng hạn) không dùng điện, câu để về nuôi và cho chúng đẻ. Ở cách này em chưa biết làm sao để chúng có thể đẻ và cách chăm sóc con lươn tính từ lúc trứng được hình thành trong bụng mẹ đến khi con lươn được như mút đũa.
Về phần thức ăn cho nó thì em đảm bảo vì em có trùn quế, ốc bươu vàng, cá tạp.
Vậy kính mong các bác gần xa nhiệt tình chỉ bảo!
Em xin chân thành cảm ơn các bác đã dành time đọc hết bài này. Chúc các bác sức khoẻ và thành công!

đây là 1 bài học về giống vật nuôi tỉnh này đem đi tỉnh khác, khác cả về chất nước lẫn thổ nhưỡng và thời tiết thì sao nó sống nỗi, với lại đường vận chuyển cũng QUÁ GẦN nên các em chịu không nổi là phải rồi.
 
đọc xong bài viết của a e ko bit gì tại ko rành và ko bit j về con lươn nhưng e khâm phục ý chí của a cố lên a nhé.ông trời ko phụ lòng người đâu mình còn trẻ mà.còn thời gian làm lại mà.chúc a thành công và đứng vững trên đôi chân của mình
 
nuoiluonnongho.jpg
An Giang là một trong những tỉnh có diện tích nuôi lươn thương phẩm tương đối lớntrong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Người dân vùng ĐBSCL bắt đầu nuôi từ những năm cuối của thế kỷ 20. Riêng diện tích nuôi của An Giang dao động từ 80.000–120.000m[SUP]2[/SUP]/năm trong 3 năm trở lại đây. Với mật độ thả 50 - 70 con/m[SUP]2[/SUP]. Số lượng con giống đáp ứng cho diện tích nuôi trong tỉnh lên đến 5 - 10 triệu con giống/năm.
Điều này có nghĩa lượng giống cần khai thác cung cấp cho nhu cầu hộ nuôi lươn thương phẩm trên địa bàn khoảng 80 – 130 tấn đã dẫn đến việc khai thác lươn giống với nhiều hình thức “tận thu tận diệt ”. Việc khai thác “vô tội vạ” nàykhông những làm suy giảm sản lượng ngoài tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình.

Từ nhiều năm nay, hộ nuôi trong vùng thường tận dụng diện tích đất quanh nhà xây bể và lợi thế của mùa nước nổi, khai thác một số giống loài thủy sản nhưốc bươu vàng, cua, cá tạp… làm thức ăn cho lươn đồng nhằm giảm giá thành và tăng hiệu quả kinh tế cho gia đình. Tỷ suất lợi nhuận của mô hình nuôi lươn thương phẩm dao động từ 40- 60%. Đây cònlà mô hình nuôi thủy sản có ý nghĩa xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và dễ thực hiện. Mặc dù nghề nuôi này đã phát triển hơn 10 năm nhưng con giống chủ yếu vẫn phải thu gom ngoài tự nhiên và hiện nay trong cả nước, chưa có cơ sở chuyên sản xuất loại con giống này, do lươn đồng có đặc điểm sinh sản tương đối đặc biệt so với những loài thủy sản khác.

Tháng 9/2009, Trung tâm Giống thủy sản An Giang tiếp nhận công nghệ sản xuất giống bán nhân tạo từ đề tài “Tập huấn kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm giống lươn đồng (Monopterus albus)” từ Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (trực thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II) và đến tháng 11/ 2010 đã nghiệm thu kết thúc. Xuất phát từ việc bảo tồn nguồn lợi thiên nhiên quý báu này vànhu cầu giống lươn đồng của các nông hộ, Trung tâm Giống thủy sản An giang triển khai tổ chức các lớp dạy nghề về sản xuất giống lươn đồng bằngphương pháp sinh sản bán nhân tạo, từ nguồn kinh phí của Sở Lao động Thương binh & Xã hội. Năm 2010, Trung Tâm đã tổ chức được 13 lớp, tại huyện Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, TP Long Xuyên và Tân Châu, thu hút hơn 300 nông dân tham gia lớp học. Phối hợp cùng Hội Nông Dân, Trạm Khuyến nông, Phòng Nông Nghiệp & PTNT các huyện thị chiêu sinh nông dân có nhu cầu học nghề. Ngoài phần tập huấn lý thuyết, học viên còn được hướng dẫn thực hiện mô hình để ứng dụng quy trình vào thực tiển. Khi thực hiện mô hình, chủ hộ được hỗ trợ kinh phí nhất định và một số trang thiết bị cần thiết để phục vụ mô hình như máy sục khí, test đo yếu tố môi trường, thuốc… từ nguồn kinh phí của chương trình dạy nghề.

Sau 1 năm triển khai tại huyện Châu Thành, Tân Châu và Thoại Sơn, một số mô hình thực hiện đạt hiệu quả nhất định. Riêng mô hình củahộ anh Nguyễn Ngọc Hân ngụ ấp Phú Hùng xã Tây Phú huyện Thoại sơnvới số lượng 20kg tương đương 200 con, sau 6 tháng, ông Hân đã thu được 4.000 lươn giống với kích cỡ 10gam/con (đạt kết quả tương đương với kết quả tiếp nhận công nghệcủa Trung tâm). Đây là mô hình sản xuất giống lươn đồng đầu tiên tại An Giang đã ứng dụng thành công. Tuy số lượng lươn chưa lớn lắm nhưng cũng là bước chuyển mình mới cho nghề nuôi lươn thương phẩm.

Nguyễn Ngọc Hân, 31 tuổi, là thanh niên chưa học hết cấp 2 nhưng có tinh thần tiến thủ, ham học hỏi, đã tham gianhiều khóa tập huấn về sản xuất nông nghiệp nhưng tâm đắc nhất sản xuất lúa và nuôi lươn. Trong quá trình nuôi lươn thương phẩm, anh cảm nhận nỗi vất vã khithu gom giống tự nhiên, tỷ lệ sống lươn nuôi không cao, do hao hụt lúc nhập giống. Từ đó, anh có ý nghĩ muốn nghiên cứu để sản xuất giống lươn. Tháng 7/2010, vào đúng dịp Trung tâm Giống thủy sản An Giang triển khai mở lớp dạy nghề sản xuất giống lươn đồng, anh mừng “như mình bắt được vàng” và đăng ký tham gia lớp. Sau khi tham khảo ý kiến của lớp và địa phương, Ban Tổ chức lớp quyết định chọn anh Hân là chủ hộ thực hiện mô hình thựchành.

Từ kết quả của mô hình thực hành, vợ chồng anh (thuộc diện hộ nghèo) tích cóp số vốn ít ỏi cùng với vốn vay từ nguồn Ngân Hàng Chính sách, anh đầu tưmở rộng mô hình với diện tích 100m[SUP]2[/SUP] và bố trí 45kg lươn bố mẹ (476 con) vào tháng 12/2010. Với vốn kiến thức đã được trang bị tại lớp cùng đức tính cần cù sáng tạo và đam mê, anh đã cải tiến một biện pháp kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện của gia đình và địa phương, giúp cho mô hình đạt được kết quả tốt. Đến thời điểm hiện nay, anh đã sản xuất được hơn 30.000 lươn bột và đang ương dưỡng 20.000 lươn hương - giống. So với nhu cầu lươn giống hiện nay (4- 6 triệu/ năm), đây chẳng qua chỉ là hạt muối bỏ vào biển cả nhưng đã nêu được tấm gương thanh niên nghèo vượt khó ham học hỏi, đam mê sáng tạo và biết ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hy vọng rằng công việc sản xuất của anh Nguyễn Ngọc Hân ngày càng phát triển và nông thôn Việt Nam có càng nhiều và càng nhiều nữa những tấm gương vượt khó nhiều sáng tạo như thế.

Bà con nông dân có nhu cầu mua lươn giống xin liên hệ :
Cô Y Vanne, Phòng Kỹ thuật, Trung tâm Giống thủy sản An Giang. Điện thoại 0939450770
Hoặc: Anh: Nguyễn Ngọc Hân, ấp Phú Hùng, xã Tây Phú huyện Thoại sơn tỉnh An Giang
TRÍ HÙNG – IVAN
Trung tâm giống thủy sản An Giang
mấy tháng trước tôi có liên hệ với trung tâm và có nói chuyện với cô Y Vanne nhưng vẩn không có giống.nếu có nhu cầu bạn liên hệ thử

Chân thành cảm ơn bác đã nhiệt tình chia sẻ. Đúng là em còn thiếu hiểu biết nhiều quá. Cứ nghĩ mình tìm được nguồn giống như vậy là có thể an tâm. Nào ngờ!!!
 
...
......đa phần người nuôi thất bại là do con giống.tôi nói do con giống bởi tôi đã từng thất bại rất nhiều lần,đi tìm mua rất nhiều nơi,và cho tới hôm nay tôi cũng chưa được biết nơi nào bán con giống nhân tạo.nghe giới thiệu và quảng cáo con giống chất lượng tôi thử liên hệ và....cuối cùng họ cũng thừa nhận là giống thu gom hoang dã (còn thu gom hoang dã như thế nào tôi đã viết ở những bài trước)

Vâng đó cũng là lý do tôi rậm rịch nuôi lươn mấy lần mà không dám.

@ngaytrovellcd : Trước mắt có lẽ em nên tìm hiểu nuôi những loại khác trong khi chưa đủ điều kiện nuôi lươn để có thu nhập đã. Từ từ tìm hiểu tiếp. Không cần cưỡng cầu. Mấy hôm nay anh ăn giỗ liên miên nên vân chưa đi hỏi chỗ than hoạt tính được. Có lẽ hai hôm nữa mới rảnh hẳn.
 
Last edited:
Vâng đó cũng là lý do tôi rậm rịch nuôi lươn mấy lần mà không dám..
bác bồ.
nơi quê tôi khá nhiều bà con nuôi thành công con lươn nhưng không khuyết trương được cũng bởi do không tìm được con giống tốt.bà con tự mình đi tìm bắt giống hoang dã bằng hình thức xúc mô hay đặc trúm(phải là tự mình nha).
con lươn nuôi cũng dể thôi chịu được môi trường khá tốt.tôi cũng rất ưng ý với nó.
-bà con mình khi mang giống về nên thuần cho lươn trong thời gian đầu...nữa khô...nữa nước sẻ ít hao hụt hơn
 
bác bồ.
nơi quê tôi khá nhiều bà con nuôi thành công con lươn nhưng không khuyết trương được cũng bởi do không tìm được con giống tốt.bà con tự mình đi tìm bắt giống hoang dã bằng hình thức xúc mô hay đặc trúm(phải là tự mình nha).
con lươn nuôi cũng dể thôi chịu được môi trường khá tốt.tôi cũng rất ưng ý với nó.
-bà con mình khi mang giống về nên thuần cho lươn trong thời gian đầu...nữa khô...nữa nước sẻ ít hao hụt hơn

"nửa khô....nửa nước"...bác có thể nói rõ hơn cái vụ này cho em(cũng như ai đó) hiểu thêm được không ạh....
 
"nửa khô....nửa nước"...bác có thể nói rõ hơn cái vụ này cho em(cũng như ai đó) hiểu thêm được không ạh....
hi...hi
nếu chỉ nói nữa khô nữa nước thì cũng hơi tối nghỉa. thật ra cũng đơn giản thôi,vì khi ta mang giống về do vận chuyển lươn đã bị mệt và cũng do tập tính ? chúng thường hay quấn vào nhau,dể làm lươn chết ngộp.
cho nên khi ta thiết kế bể nuôi nên làm ụ dốc thoai thoải mực nước không cao quá chỉ khoảng 1 tất như vậy là có khoảng khô khoảng nước chúng sẻ tự tìm chổ để thích nghi,theo dỏi đến khi nào chúng thật sự thích nghi ta cho nước vào nơi sâu nhất cũng không quá 3 tất và trên ụ vẩn khô cho giống hoang dã chút vậy mà.
xin thưa đây là kinh nghiệm cá nhân nên không có tài liệu kiểm chứng,bà con nào có đọc và định làm theo thì tự mình quyết định nha.
bây giờ cũng nhiều bà con nuôi theo mô hình làm giá thể bằng dây bẹ không dùng đất nữa rất dể vệ sinh
 
Last edited by a moderator:
hi...hi
nếu chỉ nói nữa khô nữa nước thì cũng hơi tối nghỉa. thật ra cũng đơn giản thôi,vì khi ta mang giống về do vận chuyển lươn đã bị mệt và cũng do tập tính ? chúng thường hay quấn vào nhau,dể làm lươn chết ngộp.
cho nên khi ta thiết kế bể nuôi nên làm ụ dốc thoai thoải mực nước không cao quá chỉ khoảng 1 tất như vậy là có khoảng khô khoảng nước chúng sẻ tự tìm chổ để thích nghi,theo dỏi đến khi nào chúng thật sự thích nghi ta cho nước vào nơi sâu nhất cũng không quá 3 tất và trên ụ vẩn khô cho giống hoang dã chút vậy mà.
xin thưa đây là kinh nghiệm cá nhân nên không có tài liệu kiểm chứng,bà con nào có đọc và định làm theo thì tự mình quyết định nha.
bây giờ cũng nhiều bà con nuôi theo mô hình làm giá thể bằng dây bẹ không dùng đất nữa rất dể vệ sinh
Cảm ơn bác Maquemau nhiều lắm. Em thật may mắn khi những ngày qua nhận được sự giúp đõ nhiệt tình từ các bác. Hình như bác chuyên bên nuôi trồng thuỷ sản à?
Hôm kia em liên hệ được trung tâm giông thuỷ sản An Giang (chỗ Cô Ngọc Trinh) họ nói có giống lươn nhưng không nhiều lắm. Tạm thời họ chỉ có thể để cho em 2000 con thôi.
Vậy là chuẩn bị cất công đi một chuyến nữa rồi. Hy vọng lần này sẽ thành công.
Chúc cả nhà có những ngày nghỉ lễ bình yên!

 


Back
Top