[*,*] Chủ đề tháng 04 -Hội Nuôi Gà -Tìm hiểu về bệnh Gumboro

  • Thread starter leminhthanh_th
  • Ngày gửi
Chào cả nhà, mấy hôm nay thấy cả nhà sốt sình sịch về vụ bệnh Gumboro của phattheoct, hoangtucantho có giao cho mình viết bào về bệnh này, mình viết bài này để cả nhà cùng tham khảo, ai có phương pháp gì hay thì bổ sung nhé. Rất mong được sự góp ý của cả Hội.
1. Mầm bệnh:
- Bệnh do virus Gumboro, thuộc nhóm Birna virus, là một ARN virus.
- Có 2 serotype (I và II), trong đó Serotype II không có khả năng gây bệnh.
- Mầm bệnh dễ bị tiêu diệt bởi các hoá chất sát trùng thông thường.
2. Dịch tễ
- Bệnh có thể xảy ra ở tất cả các trang trại nuôi công nghiệp cũng như nuôi nhỏ lẻ.
- Bệnh có thể lây lan trực tiếp từ gà khoẻ sang gà ốm hoặc qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, chất thải, các động vật khác (chuột, ruồi, ...)
- Mầm bệnh được thải trừ qua phân.
- Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua miệng, mũi, mắt và lỗ huyệt.
3. Cơ chế gây bệnh

Virus tấn công chủ yếu vào túi Fabricius làm phá huỷ tế bào lympho B, phá huỷ hệ miễn dịch, gây suy giảm miễn dịch (gọi là bệnh SIDA gà)
4. Triệu chứng
- Bệnh thường xảy ra ở gà 3 – 6 tuần tuổi.
- Thời gian nung bệnh 2 – 3 ngày và thường xảy ra ở thể cấp tính, gà chết nhanh, đột ngột.
- Trước khi phát bệnh rõ có thể thấy đàn gà “nháo nhác, hiếu động” hơn bình thường.
- Gà sốt cao, uống nhiều nước, toàn đàn mệt mỏi, lười vận động.
- Gà đi ngoài phân loãng, mầu trắng, có bọt khí mầu vàng, nằm bệt trên nền chuồng, hậu môn ướt, dính bết phân.
- Quan sát kỹ có thể thấy gà “khó ỉa”: hậu môn mấp máy nhưng không đi ngoài được.
- Trọng lượng gà giảm rõ rệt và chết nhanh.
Agriviet.Com-tieu_chay_phan_dinh_hau_mon.png

Gà tiêu chảy nặng dính phân ở hậu môn

Agriviet.Com-u_ru.png

Gà ủ rũ do mắc bệnh

Agriviet.Com-ph%25C3%25A2n.png

Phân gà bệnh

5. Bệnh tích:
- Xuất huyết cơ ngực, đùi, cánh.
- Xuất huyết dạ dày tuyến: xuất huyết ở nơi giáp ranh giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ hoặc nơi dao nhau của thực quản với dạ dày tuyến.
- Thận sưng to, có màu bạc phếch do muối urat tích tụ nhiều.
- Túi Fabricius sưng toa, viêm, xuất huyết, trong lòng túi có dịch. Bổ đôi túi ra thấy niêm mạc có các lá giống hình múi khế nổi lên.

Agriviet.Com-xuuat_huyet_co_nguc.png

Cơ ngực xuất huyết

Agriviet.Com-xuat_huyet_co_dui.png

Cơ đùi xuất huyết

Agriviet.Com-Da_day_tuyen_xuat_huyet_ranh_gioi.png

Xuất huyết dạ dày tuyến

Agriviet.Com-tui_Fa_s%25C6%25B0ng_to.png

Túi Fabricius sưng to

Agriviet.Com-tui_Fa_s%25C6%25B0ng.jpg

Túi Fa xuất huyết

Agriviet.Com-Ben_trong_tui_Fa.jpg

Bên trong túi Fa

Agriviet.Com-Tui_Fa%252C_th%25E1%25BA%25ADn.png

Thận sưng to

Agriviet.Com-th%25E1%25BA%25A1n_sung_to%252C_bac.jpg

Thận sưng

Agriviet.Com-th%25E1%25BA%25A1n_sung_to.png

Thận có mầu bạc phếch do tích nhiều muối urat

6. Chẩn đoán lâm sàng:
Chỉ hướng dẫn chẩn đoán phân biệt
- Bệnh Gumboro: thấy gần như hội tụ đủ 4 biểu hiện bệnh tích (Xuất huyết cơ đùi và ngực, xuất huyết dạ dày tuyến, thận sưng to, túi Fabricius sưng to). Các triệu chứng điển hình: sốt cao, tiêu chảy phân loãng màu trắng có bọt.
- Phân biệt Newcastle: có biểu hiện hô hấp, phân xanh phân trắng, dạ dày tuyến xuất huyết ở đỉnh tuyến và các biểu hiện đặc trưng khác.
Agriviet.Com-xuat_huyet_dinh_tuyen.jpg

Xuất huyết đỉnh tuýên trong bệnh Newcastle

Agriviet.Com-xuat_huyet_da_day_tuyen.png

xuat huyet dạ dày tuyến

- Phân biệt ký sinh trùng đường máu: Có xuất huyết ở cơ đùi và ngực nhưng xuất huyết điểm (Gumboro xuất huyết thành vệt), có các biểu hiện khác (nổi mụn ở chân, chết ộc máu miệng, các cơ quan gan, thận, lách sưng to, hoại tử, thường chết về đêm và chỉ xảy ra ở nơi có muỗi, ruồi, dĩn)
Agriviet.Com-xuat_huyet_co_nguc.jpg

Xúât huyết cơ ngực ở bệnh KST đường máu

7. Phòng bệnh
7.1. Phòng bằng vệ sinh thú y:
- Thực hiện “cùng vào – cùng ra
- Xử lý chất độn chuồng, rửa sạch chuồng bằng các hoá chất như xút 2%, thuốc sát trùng. Phun thuốc sát trùng và để trống 2 tuần.
- Phun thuốc sát trùng định kỳ 2 lần/tuần (nên dùng 2 loại để dổi nhau)
- Diệt chuột và côn trùng, hạn chế người ra vào khu vực chăn nuôi.
- Xử lý dụng cụ chăn nuôi bằng cách ngâm vào các loại thuốc sát trùng.
- Giữ vệ sinh sung quanh khu vực trại chăn nuôi, phát quang bụi rậm, thường xuyên phun thuốc sát trùng bên ngoài.
7.2. Phòng bệnh bằng vaccine:
- Gà con: nhỏ vaccine 2 lần vào lúc 10 ngày và nhỏ lại sau 2 tuần, chỉ nhỏ mệng hoặc cho uống.
Chú ý: nên sử dụng các loại vaccine của công ty có thương hiệu và được phân phối bởi các đại lý có uy tín (bảo quản tốt)
- Gà đẻ trứng giống: tiêm vaccine Gumboro nhũ dầu trước khi lên đẻ ít nhất 2 tuần (thường tuần 16) để có kháng thể mẹ truyền cho gà con.
8. Xử lý:
- Nguyên nhân gấy chết gà:
o Sốt cao: gà sốt cao gây chết
o Mất nước: Tiêu chảy -> mất nước, rối loạn điện giải
o Loạn khuẩn: bệnh kế phát (E.coli, Newcastle, cầu trùng, …)
o Cơ học: gà nằm chồng đống, chen chúc -> chết
o Ngộ độc: thận bị tổn thương -> ngộ độc.
- Nguyên tắc xử lý:
o Hạ sốt, bù nước, giảm áp lực cơ học:
 Paracetamol (acetaminnophen) hoặc Analgin
 Điện giải: Pha đúng tỷ lệ, uống 3h/lần, 2 lần/ngày
 Giãn chuồng, giảm yếu tố stress, hạn chế việc xáo trộn đàn (đây là lý do không nên bắt gà để tiêm kháng thể)
 Tăng cường máng ăn, máng uống để gà có thể ăn, uống mọi nơi.
o Chống ngộ độc: Dùng thuốc giải độc gan thận và tăng cường miễn dịch (Novigol, Biomun, Escent L, Toxinil plus liquid). Chú ý; lúc này thận đã bị ngộ độc và tăng cường hoạt động rồi nên ko nên "bổ" nữa mà phải "giải độc".
o Chống loạn khuẩn: Sau khi can thiệp khoang 2 ngày cho uống kháng sinh phòng kế phát, nên sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng, an toàn (Oxytetracycilne, Doxycycline, Enrofloxacine).
Ngoài ra trong thức ăn vẫn bổ sung các loại men tiêu hoá sống chịu kháng sinh.

Mong rằng chúng ta chỉ biết về bệnh nhưng ko bao giờ phải xử lý.

Xem thêm:

1. Hỗ trợ bệnh Gumboro - Phattheoct
http://agriviet.com/home/threads/87246-Ho-tro-benh-GUMBORO#axzz1s0zqfPOg

2
. Bệnh Gumboro - thanhtuan1019
http://agriviet.com/home/threads/43436-Re-Benh-Gumboro#axzz1s0zqfPOg
 


Last edited by a moderator:
thank anh Thành nhiều lắm.Bài viết rất hay và có ích.:6^::9^:
 
o
Sốt cao: gà sốt cao gây chết
o Mất nước: Tiêu chảy -> mất nước, rối loạn điện giải
o Loạn khuẩn: bệnh kế phát (E.coli, Newcastle, cầu trùng, …)
o Cơ học: gà nằm chồng đống, chen chúc -> chết
o Ngộ độc: thận bị tổn thương -> ngộ độc.

cái này thì e cái nào cũng dính hết...hiện giờ e đã pha thuốc giải độc gan cho nó uống...còn giải độc thận là thuốc j vậy anh???có thể pha chung 2 loại cùng lúc đc ko????
 
o
Sốt cao: gà sốt cao gây chết
o Mất nước: Tiêu chảy -> mất nước, rối loạn điện giải
o Loạn khuẩn: bệnh kế phát (E.coli, Newcastle, cầu trùng, …)
o Cơ học: gà nằm chồng đống, chen chúc -> chết
o Ngộ độc: thận bị tổn thương -> ngộ độc.

cái này thì e cái nào cũng dính hết...hiện giờ e đã pha thuốc giải độc gan cho nó uống...còn giải độc thận là thuốc j vậy anh???có thể pha chung 2 loại cùng lúc đc ko????
Có sự nhầm lẫn đôi chút phattheoct ạ, ý mình là thuốc "giải độc" cho cơ thể nói chung chứ không phải là giải độc cho thận. Với thận thì bên nhân y hoặc gia súc đã có thuốc làm "lợi niệu" để tăng quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể còn gia cầm thì mình chưa thấy.
Trong trường hợp vật nuôi bị bệnh hoặc chức năng giải độc của gan, thận bị ảnh hưởng thì nên dùng thuốc "giải độc" cơ thể. Các loại thuốc thông thường chỉ là bổ gan thận, giải độc gan và tăng cường chức năng gan thôi chứ giải độc cho cơ thể thì khá đắt (tầm trên dưới 500k/1 lít).
Khi gan , thận đã có biểu hiện hoại tử, sưng to thì không nên "bổ" nữa nhé.
 
Cám ơn Trưởng Ban Thông Tin Kỹ Thuật nhiều nhé! Lần đầu tiên tôi đọc một bài viết trên mạng về Gumboro chi tiết và rõ ràng như thế này.
Bài viết gần gũi, dễ hiểu....tặng cho bó hoa nhé....:6^:
 
Cám ơn Trưởng Ban Thông Tin Kỹ Thuật nhiều nhé! Lần đầu tiên tôi đọc một bài viết trên mạng về Gumboro chi tiết và rõ ràng như thế này.
Bài viết gần gũi, dễ hiểu....tặng cho bó hoa nhé....:6^:
Cảm ơn Hội Trưởng đã quá khen. Mong Hội trưởng góp ý thêm cho hoàn chỉnh thêm nhé.
 
Ngộ độc: thận bị tổn thương -> ngộ độc.

cái này thì e cái nào cũng dính hết...hiện giờ e đã pha thuốc giải độc gan cho nó uống...còn giải độc thận là thuốc j vậy anh???có thể pha chung 2 loại cùng lúc đc ko????

Đối với gan chúng ta dùng Sorbitol để giải độc, còn với thận em nên dùng ethanol beta aminophosphoric acid để giải độc.

Thân!
 

Đối với gan chúng ta dùng Sorbitol để giải độc, còn với thận em nên dùng ethanol beta aminophosphoric acid để giải độc.

Thân!
Sorbitol là dược chất thuộc nhóm nhuận tràng lợi mật nhưng thực chất có tác dụng nhuận tràng là chính còn lợi mật rất hạn chế, nó có thể làm tăng chức năng gan do tăng cường tiết mật, còn giải độc cho gan thì chỉ có mấy ông bán thuốc nói nó giải độc gan thôi chứ trong Dược lý chẳng thấy ai nói nó giải độc gan cả. Sorbitol nếu dùng kéo dài hay dùng liều cao còn gây tiêu chảy hay khi chức năng gan đã kém rồi mà dùng Sorbitol có khi lại "chuốc hoạ vào thân".

Ethanol- B-aminophosphoric acid
có trong PHOSRETIC *, không nhầm là nó có tác dụng tăng cường tái tạo tế bào gan và thận, tức là nó làm tăng quá trình hồi phục gan thận khi bị tổn thương bằng cách tăng sinh các tế bào non để bù đăp những tế bào đã bị chết, từ đó làm tăng chức năng gan. Tuy nhiên quá trình này cần có thời gian chứ ko phải muốn là được ngay, bởi vậy song song với việc dùng Ethanol-B-aminophosphoricacid vẫn cần dùng thêm một loại thuốc giải độc trước mắt khác, nếu ko cơ thể sẽ chết vì ngộ độc trước khi tế bào gan thận được tái sinh. Nếu đã dùng đến Ethanol-B-aminophosphoric acid thì tốt nhất lãng quên Sorbitol vì tác dụng của nó hơn hản Sorbitol đối với gan.
Đó là ý kiến của cá nhân mình, mong đc chia sẻ thếm.
 
Last edited by a moderator:
Hỗ trợ tên thuốc!

phosretic.jpg
http://viphavet.com/benh-vien-vat-nuoi-viphavet/vac-xin-ga

*PHOSRETIC : Giải độc gan – thậnTHÀNH PHẦN: Trong 100 g sản phẩm có chứa:
  • Ethanol b aminophosphoric acid – 10g
  • Sodium benzoate – 10g
  • Tá dược có chứa vitamin:
  • A,K3, E, C, đường lactose vừa đủ… 100g
CÔNG DỤNGBổ sung phospho cho heo, bê, cừu non, dê con, ngựa con, gia cầm, thỏ.Phòng và trị tất cả các tổn thương trên gan và thận (bệnh sỏi thận, ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc kháng cầu trùng, sulphonamides…)
ĐƯỜNG CẤP THUỐC: Đường uống. Pha vào nước uống hay thức ăn pha loãng.
LIỀU DÙNG:
  • Gia cầm, thỏ: 1 g/lít nước uống.
  • Heo, bê, cừu non, dê con, ngựa con: 1 g/10 kg trọng lượng.
Dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.
 
Last edited:
Cám ơn Trưởng Ban Thông Tin Kỹ Thuật nhiều nhé! Lần đầu tiên tôi đọc một bài viết trên mạng về Gumboro chi tiết và rõ ràng như thế này.
Bài viết gần gũi, dễ hiểu....tặng cho bó hoa nhé....:6^:
em cũng giống bác lần đầu tiên em chưa được đọc bài viết nào chi tết và dễ hiểu như bài của bác ấy và bác thưc những bài của hai bác làm em mở rộng tầm mắt những bài này mọi người tha hồ mà học hỏi và lạp thêm kiến thức chăn nuôi

thực sự lếu được cảm ơn 100 lần em cũng không ngại clik 100 lần
 
Ethanol- B-aminophosphoric acid [/B]có trong PHOSRETIC *, không nhầm là nó có tác dụng tăng cường tái tạo tế bào gan và thận, tức là nó làm tăng quá trình hồi phục gan thận khi bị tổn thương bằng cách tăng sinh các tế bào non để bù đăp những tế bào đã bị chết, từ đó làm tăng chức năng gan. Tuy nhiên quá trình này cần có thời gian chứ ko phải muốn là được ngay, bởi vậy song song với việc dùng Ethanol-B-aminophosphoricacid vẫn cần dùng thêm một loại thuốc giải độc trước mắt khác, nếu ko cơ thể sẽ chết vì ngộ độc trước khi tế bào gan thận được tái sinh. Nếu đã dùng đến Ethanol-B-aminophosphoric acid thì tốt nhất lãng quên Sorbitol vì tác dụng của nó hơn hản Sorbitol đối với gan.
Đó là ý kiến của cá nhân mình, mong đc chia sẻ thếm.


Anh cho em hỏi chút là "thuốc giải độc cơ thể (trước mắt)" tên thương hiệu là gì được ko ạ, vì ra cửa hàng cũng chỉ thấy sorbitol, phosretic, hay detoxi thôi ạ.
 
Anh cho em hỏi chút là "thuốc giải độc cơ thể (trước mắt)" tên thương hiệu là gì được ko ạ, vì ra cửa hàng cũng chỉ thấy sorbitol, phosretic, hay detoxi thôi ạ.
Chào bạn!
Bạn có thể tìm đến các chế phẩm sau: BIOMUN, Biomun Liquid, ESCENT L, Toxynil plus Liquid.
 
Sorbitol là dược chất thuộc nhóm nhuận tràng lợi mật nhưng thực chất có tác dụng nhuận tràng là chính còn lợi mật rất hạn chế, nó có thể làm tăng chức năng gan do tăng cường tiết mật, còn giải độc cho gan thì chỉ có mấy ông bán thuốc nói nó giải độc gan thôi chứ trong Dược lý chẳng thấy ai nói nó giải độc gan cả. Sorbitol nếu dùng kéo dài hay dùng liều cao còn gây tiêu chảy hay khi chức năng gan đã kém rồi mà dùng Sorbitol có khi lại "chuốc hoạ vào thân".

Ethanol- B-aminophosphoric acid
có trong PHOSRETIC *, không nhầm là nó có tác dụng tăng cường tái tạo tế bào gan và thận, tức là nó làm tăng quá trình hồi phục gan thận khi bị tổn thương bằng cách tăng sinh các tế bào non để bù đăp những tế bào đã bị chết, từ đó làm tăng chức năng gan. Tuy nhiên quá trình này cần có thời gian chứ ko phải muốn là được ngay, bởi vậy song song với việc dùng Ethanol-B-aminophosphoricacid vẫn cần dùng thêm một loại thuốc giải độc trước mắt khác, nếu ko cơ thể sẽ chết vì ngộ độc trước khi tế bào gan thận được tái sinh. Nếu đã dùng đến Ethanol-B-aminophosphoric acid thì tốt nhất lãng quên Sorbitol vì tác dụng của nó hơn hản Sorbitol đối với gan.
Đó là ý kiến của cá nhân mình, mong đc chia sẻ thếm.
ok, boy đồng quan điểm với bạn. Phosretic phải là đúng của pháp mới xài tốt. còn của hãng khác vn thì không đảm bảo nha.
 
Anh cho em hỏi chút là "thuốc giải độc cơ thể (trước mắt)" tên thương hiệu là gì được ko ạ, vì ra cửa hàng cũng chỉ thấy sorbitol, phosretic, hay detoxi thôi ạ.

Mình xin bổ sung thêm ve điều trị Gumboro: 1. đường glucose + hạ sốt + vtm C. 2. giải độc gan, thận 3. bước sang ngày thứ 4 thì mới cho uống kháng sinh.

Chú ý thêm về kí sinh trùng: nếu có cũng nên uống xổ lãi nhé!
 
Chào bạn!
Bạn có thể tìm đến các chế phẩm sau: BIOMUN, Biomun Liquid, ESCENT L, Toxynil plus Liquid.


Anh cho em hoi cac thanh phan cua toxynil novigold biomun deu la chiet xuat nam men va cac axit huu co vay no giai doc co the kieu gi. Tac dung cua tung thanh pha. Ca nhan e da dung thi thay toxynil va escent hieu qua cao . Novigold thu y xanh san xuat thanh an phan phoi thi ko on lam. Ko biet co phai ko a hay yai em dung sai
 
gà mình mới bị Gum mặc dù đã dùng vacxin đầy đủ, bệnh này chất rất nhanh và nguy hiểm nếu dùng sai thuốc hoặc cho uống kháng sinh, nên anh em nào nuôi gà thì cố gắng tìm hiểu thêm để không bị như mình chỉ vì chuẩn đoán sai cho uống kháng sinh có 12h mà chết hết 50% đàn gà chỉ cứu đc 50% nhưng cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm là khi gặp bệnh là phải bình tĩnh, chuẩn đoán chính xác thì sẽ đem lại hiệu quả nhất.
 


Back
Top