Hiểu binh pháp Tôn Tử để làm ăn với thiên hạ

  • Thread starter tan gc
  • Ngày gửi
T

tan gc

Guest
Thấy hay hay nên copy về cho bà con đọc chơi & suy nghĩ
tác giả: T.S Phạm Gia Minh
Bài đã được xuất bản.: 30/11/2010 04:00 GMT+7


Câu nói "thương trường là chiến trường" quả là rất đúng trên thực tế khi đối tác kinh doanh chưa có được tư duy của văn minh "cùng thắng". Không có cách nào khác, phải "đi guốc trong bụng" đối tác và đưa ra những sách lược ứng phó cao tay hơn.

Tuy có nhiều nét tương đồng khá sâu sắc với văn hóa Trung Hoa, đặc biệt ở các lĩnh vực như tư tưởng, triết học, phong tục tập quán, kiến trúc, chế độ thi cử.v.v... nhưng có lẽ riêng trong kinh doanh người Việt ta lại có những đặc điểm khác biệt. Nói ngắn gọn người Trung Quốc từ lâu đã là những thương nhân sành sỏi, chịu khó, khôn ngoan và biết nhẫn nại chờ thời (Lã Bất Vi là một điển hình lịch sử) còn chúng ta vẫn đang bỡ ngỡ trong quá trình học hỏi thiên hạ để trưởng thành.

Nhiều ý kiến cho rằng tư duy kinh doanh của người Trung Quốc có những đặc điểm rất riêng, điển hình là lối suy nghĩ chiến lược. Các chiến lược cụ thể để xử trí nhiều loại tình huống trong cuộc sống đã được phát triển, cải tiến và nghiên cứu trong hàng nghìn năm và được ghi chép trong nhiều thư tịch mà trong đó binh pháp Tôn Tử là một cuốn cẩm nang vô giá.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các doanh nhân Việt Nam ngoài những kiến thức kinh tế thị trường hiện đại mà chủ yếu bắt nguồn từ phương Tây, thiết nghĩ nên trang bị cho mình các công cụ tư duy đặc thù của phương Đông. Bởi lẽ, như một nhà tư vấn người Hoa đã viết: "nếu một người phương Tây không cố gắng tìm hiểu tâm trí người phương Đông , anh ta sẽ thấy rằng chẳng thể nào phát hiện ra được cái mạng nhện chiến lược phức tạp mà các đối tác châu Á đang chăng ra quanh mình, và rồi sẽ trở thành nạn nhân của họ." (1)

Xin nêu lại một vài trong rất nhiều dẫn chứng đã diễn ra trong cuộc sống:

- Vụ công ty Vedan bức tử dòng sông Thị Vải khi âm thầm xả chất độc hại suốt nhiều năm là một ví dụ cho binh pháp "Giấu trời qua biển" và "Biết rõ cố làm ngơ" nhằm tránh chi phí xử lý môi trường và tăng lợi nhuận một cách gian lận.

Vedan áp dụng binh pháp "giấu trời qua biển" và "biết rõ cố làm ngơ" để tránh chi phí xử lý môi trường.
- Khi các thương lái và công ty nước ngoài đặt mua móng gia súc trâu, bò hay rễ cây công nghiệp thậm chí bằng hành động có tầm cỡ quy mô hơn là xây đập chắn nước ở thượng nguồn các con sông thì đó chính là binh pháp "Rút củi đáy nồi" nhằm triệt phá kinh tế của các nước vùng hạ lưu lân cận.

- Hay gần đây việc một công ty ngoại quốc lại đặc biệt quan tâm tới phát triển trồng rừng ở những khu vực đầu nguồn, biên giới kể cả tại các vùng giáp ranh quân sự mang tính chất an ninh quốc gia làm chúng ta phải giật mình, sửng sốt. Qua những gì mà báo chí tìm hiểu được (2), bằng cách phân tích và so sánh thông thường thì những ai đã tìm hiểu binh pháp Tôn Tử đều đi đến nhận định: đây chính là "liên hoàn kế" nhằm đạt một mục tiêu nhất định.

Vậy liên hoàn kế đó gồm những kế nào?

Trước tiên, nếu chủ đầu tư thực sự của dự án trồng rừng là công ty đã đứng ra xin giấy phép với chính quyền thì trường hợp này có chính danh. Nhưng nếu không phải mà là chủ khác không tiện xuất hiện, thì đây là binh pháp " Mượn dao giết người".

Công luận đặt câu hỏi: Có phải một sự trùng hợp hay không mà tại sao công ty nọ lại thuê toàn những vùng hẻo lánh gần biên giới, vùng xung yếu đầu nguồn và gần các điểm cao quân sự? Nếu không phải là tình cờ thì đây là kết quả của cả một quá trình tìm hiểu, nằm vùng, nghiên cứu công phu hết sức khoa học và tỉ mỉ theo "Kế phản gián" vô cùng lợi hại.

Để có được giấy phép đầu tư vào những vùng đất nhạy cảm và quan yếu như vậy chủ đầu tư chắc phải tốn nhiều công sức và tiền của để vận động hành lang và tranh thủ sự thông cảm, ủng hộ của chính quyền địa phương. Thông thường để đạt được kết quả trong trường hợp này, theo sách Tôn Tử vẫn dạy phải dùng phép "Bỏ hòn đất, cất hòn vàng" và " Mỹ nhân kế ".

Khi đã có giấy phép và sự làm ngơ (do đồng lõa hay vì bệnh quan liêu, tắc trách của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng) thì chủ đầu tư bắt đầu thực hiện những hoạt động không có trong giấy phép như: sử dụng quá diện tích quy định, không sử dụng lao động địa phương, cấm người ngoài qua lại v.v... cùng nhiều hành động biến tướng khác. Đến giai đoạn này binh pháp Tôn Tử "Khách biến thành chủ" đã bắt đầu phát huy tác dụng.

Khi đã có đủ điều kiện khách quan và chủ quan thì bước tiếp theo là kế "Giấu trời qua bể" để đạt mục tiêu "Mượn đường phạt Quắc" chỉ còn là vấn đề thời gian.

Câu nói "thương trường là chiến trường" quả là rất đúng trên thực tế khi đối tác kinh doanh chưa có được tư duy của văn minh "cùng thắng" (win-win). Khi đó, để không bị "tiêu diệt - xẻ thịt", bảo vệ được bản thân và đạt mục tiêu kinh doanh thì không có cách nào khác là phải "đi guốc trong bụng" đối tác và đưa ra những sách lược ứng phó cao tay hơn.

Biết mình, biết người và còn phải biết người hiểu gì về mình nữa thì sẽ trăm trận trăm thắng.

Nguồn http://tuan*********vietnamnet.vn/2010-11-29-hieu-binh-phap-ton-tu-de-lam-an-voi-nguoi-

----
 


ý nghĩa đó bác, NHƯNG hơi khó hiểu?

Có chi đâu mà khó hiểu. là do bạn chưa từng trải thôi

Chiến trường và thương trường đâu có khác nhau ? cũng là chiến đấu để đoạt mạng người ( thắng) hay đoạt lợi về mình ( lời)
Ở chiến trường Ngoài kĩ thuật và vũ khí nếu không có chiến thuật và mưu trí tác chiến làm sao thắng ? không chiến thuật chỉ có vũ khí thì súng đạn ấy càng bắn càng bộc lộ vị trí của mình mà chẳng giết được ai, để địch quân biết vị trí mình mà tập hậu đến gần dùng dao cũng giết được không cần tới súng

Có khác chi cuộc sống xã hội nếu bạn chỉ có chuyên môn giỏi…mà không có “quyền mưu”thì chỉ có tán gia bại sản nếu làm chủ doanh ngiệp
Trường hợp này Tốt hơn hết là nên đi làm thợ..cuộc sống cũng đầy đủ nhưng không giàu
Nếu chỉ có quyền mưu mà không có chuyên môn thì cũng khấm khá nhưng không sang vì đó là ….“tên láu cá” ( thày dùi) có thể giàu nhưng giàu cỡ nào cũng …hèn, không phải quí nhân và có thể sẽ vào… tù
Tài, Trí, và Đức là 3 điều then chốt nhất để thành 1 đại gia…đúng ngĩa và bền vững tới kiếp sau ( đại nhân)
Chỉ có tài và đức sẽ thành người đáng trân trọng nhưng nghèo ( ăn bánh vẽ)
Chỉ có tài và trí sẽ rất giàu nhưng là người…ác
Chỉ có trí thì là tên nói dối
 
Last edited by a moderator:
Mình chưa từng đọc qua binh pháp Tôn Tử nhưng qua phim Tam Quốc Diễn Nghĩa mình thấy có nhiều điều đáng suy ngẫm.
 
Làm sao hội đủ: Tài + Trí + Đức vậy ta? Tính ra thiếu hơi nhiều!!! hii
 
Làm sao hội đủ: Tài + Trí + Đức vậy ta? Tính ra thiếu hơi nhiều!!! hii
Nếu ai hội tụ đc điều đó thì có lẽ họ sẽ chẳng ở đây đâu ....Có lẽ chỉ có Cụ Hồ thôi ....
 
Thấy hay hay nên copy về cho bà con đọc chơi & suy nghĩ
tác giả: T.S Phạm Gia Minh
Bài đã được xuất bản.: 30/11/2010 04:00 GMT+7
----
Đọc thì thấy rất hay , nhưng do còn kém kinh nghiệm và chưa từng trãi những việt phức tạp như vậy nên cũng chưa hiễu nhìu lắm.
Nhưng theo em thì làm ăn thì mình cứ trung thực và thực tế với nhau là được rồi,đâu cần phãi cứ xẽ thịt nhau , cấu xé nhau đễ được lợi về mình như vậy . Cã đôi bên cùng có lợi được rồi.
Đừng nên tham lam quá , " tham sẽ => thăm " .
 

hội đủ 3 yếu tố trên thì có lẻ hiếm khi phải nuôi heo gà...:lol:
 
Tôi không ủng hộ cách làm ăn của người Trung Quốc. Các bạn thấy các công ty "Tàu" qua đây bóc lột công nhân Việt Nam, Trung Quốc sản xuất nhiều hàng hóa độc hại. Thời gian gần đây báo chí đưa nhiều tin về người Trung Quốc rất độc ác, không có tình người như Việt Nam ta.
 
VN tốt hơn TQ nhưng chưa uy tín như Nhật, Hàn,.. em nghĩ vậy, mới hơi tốt hơn người Tàu xíu, phải phấn đấu trở thành Tốt nhất, uy tín nhất mới được! khì khì,.. Tốt ở chất lượng và sự an tâm.
 
"thương trường là chiến trường" là quan niệm lỗi thời.
Từ nó mà nảy sinh ra chủ nghĩa Mác-Lê-Mao-Hồ, không tin
vào Nhân Nghĩa, mà chỉ tôn thờ Trí Dũng thôi.
*
Thời đại mới, người ta tìm lại Nhân Nghĩa đã có từ xưa,
và xây dựng xã hội trên nền tảng này. Từ Nhân Nghĩa, ta
soạn ra Hiến Pháp, và từ Hiến Pháp ra luật pháp thực hành.
Mặc dù luật pháp có thay đổi, nhưng Hiến Pháp không cần
thay đổi. Ví dụ, tai nạn xe cộ chẳng may xảy ra mà bị
thương gãy tay phải, thì phải đền 1 trăm triệu ở năm 2 nghìn,
nhưng năm 3 nghìn thì phải đền 1 tỷ, vì xã hội đã tiến lên.
*
Kinh doanh phải theo luật pháp. Các cạnh tranh không lành
mạnh sẽ bị ngăn chặn, trừng trị và phòng ngừa. Cạnh tranh
lành mạnh là: tìm mặt hàng mới, đẩy mạnh khoa học kỹ thuật,
xây dựng uy tín, cải tiến mặt hàng, làm vui lòng khách hàng,
đẩy mạnh đới sống xã hội.
*
Mặt hàng mới, ví dụ như đồ nhựa, phone, xe máy xe hơi, máy
cày, máy chạy tàu thuyền thay cho buồm và chèo.
*
Đảy mạnh khoa học kỹ thuật như phân bón, bỏ DDT và 666.
*
Vui lòng khách hàng và tiến bộ xã hội: bảo hành mặt hàng
bán ra trong khoảng thời gian xài đáng tiền. Ví dụ bỏ 1
triệu mua một chục con gà giống, thì chúng phải khoẻ mạnh
và đẻ ra trứng ấp nở trong 1 năm, chứ không thể mua về
mấy tháng thì chết ngỏm. Gà đã nuôi được 1 năm mà lăn cổ
ra chết, thì lỗi tại người nuôi, chứ không đổ cho người
bán được. Trong khi đó, bảo hành thịt gà lạnh thì chỉ 1 ngày
thôi, cho phép người mua được mang đến đổi, chứ không trả
lại tiền.
*
Xã hội ngày nay dựa vào niềm tin: mọi người chung sống hoà
bình, cùng giúp nhau làm ăn, ganh đua tài năng và đóng góp
nhiều cho xã hội, ai ai cũng thắng, cũng có lợi, chứ không
phải người nọ cưóp của người kia. Niềm tin ấy dựa trên nền
tảng trái đất là tài nguyên giàu có, thừa sức nuôi số người
gấp chục lần bây giờ, và loài người tiến bộ thì sinh đẻ sẽ
vừa bằng số người già chết đi.
*
Ví dụ tổng thống hay thủ tướng thì cũng ăn đầy dạ dày như
người chạy xe ôm thôi, nhưng đĩa thức ăn thì tình tiền gấp
chục lần. Số tiền nhiều gấp mấy đó là để nuôi gia đình những
người làm tiệm ăn. Vợ con thủ tướng cũng tiêu tiền như rác
thì người khác mới sống được, như lái xe, sửa xe, ô sin, bồi
phòng. Nói tóm lại mấy trăm triệu một ngày để chi tiêu cho
nhà thủ tướng và mấy chục nhà nghèo nữa. Vậy ai có trí thì
vào vị trí cao, ai kém trí thì vào vị trí thấp, và ai cũng
có cuộc sống vui vẻ hài lòng với tài năng của họ. Với con
mắt nhìn sáng sủa như vậy, ô sin thấy đời tưoi và vui vẻ,
chứ không nghĩ thủ tưóng và vợ con áp bức đè nén mình mà
ăn tiêu gấp mấy lần mình.
*
Ngoài ra, binh pháp Tôn Tử là sách cho người thời xưa chứ
người thời nay tìm trên Mạng thì còn có nhiều điều hay hơn.
Trong các trường quân sự, chẳng ai dạy binh pháp Tôn Tử
cả. Nó chỉ có trình độ binh nhất thôi.
*
 
Ta cần đọc để hiểu cách thức làm ăn phá nền kinh tế nước ta để đối phó chứ Bác.
Giới thiệu

Binh Pháp Tôn Tử (chữ Hán: 孫子兵法 / 孙子兵法

, Tiếng Anh: The Sun Tzu’s The Art of War hay The Sun Wu’s Art of War) là sách chiến lược, chiến thuật do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN đời Xuân Thu, không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống mà còn sáng tạo nên một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Mặt khác, tuy là một bộ binh thư, nhưng tầm ảnh hưởng của Binh pháp Tôn Tử lại không chỉ giới hạn trong quân sự, mà có thể áp dụng vào những lĩnh vực khác như: thể dục thể thao, khoa học, trong cả lĩnh vực kinh doanh …



Có câu “thương trường như chiến trường” Bộ binh pháp nổi tiếng gồm 13 thiên. Trong loạt bài này các bạn được so sánh giữa binh pháp và các khả năng vận dụng của binh pháp trong thương trường.

Thiên thứ nhất: Kế sách

Tôn tử nói: Chiến tranh là đại sự của quốc gia, quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước, không thể không khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ. Cho nên, phải dựa vào năm mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa hai bên đối địch, để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh:

Một là Đạo.

Hai là Thiên.

Ba là Địa.

Bốn là Tướng.

Năm là Pháp.

Đạo là chỉ việc chính trị, đạo nghĩa, phải làm cho nguyện vọng của dân chúng và vua nhất trí với nhau, đồng tâm đồng đức. Có như vậy, trong chiến tranh mới có thể bảo nhân dân vì vua mà chết, vì vua mà sống, không sợ hiểm nguy. Thiên là thiên thời, nói về ngày đêm, trời râm trời nắng, trời lạnh trời nóng, tức tình trạng về khí hậu thời tiết. Địa là địa lợi, nói về đường sá xa gần, địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực tác chiến rộng hẹp, địa hình phải chăng có lợi cho tiến công, phòng thủ, tiến tới, thối lui. Tướng là tướng soái, tức nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự uy nghiêm của người tướng. Pháp là pháp chế, nói về tình trạng tổ chức, biên chế, sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức quyền của tướng tá, sự cung ứng vật tư cho quân đội và chế độ quản lý... Tình huống về năm mặt nói trên, người tướng soái không thể không biết. Chỉ khi nào hiểu rõ và nắm chặt được những tình huống đó thì mới có thể giành được sự thắng lợi. Không thật sự hiểu rõ và nắm chắc được thì không thể đắc thắng. Cho nên phải từ bảy mặt sau mà tính toán, so sánh những điều kiện đôi bên giữa địch và ta để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh. Tức là phải xem xét: Vua bên nào có nền chính trị được lòng dân hơn? Tướng soái bên nào có tài năng hơn? Thiên thời địa lợi bên nào tốt hơn? Pháp lệnh bên nào được quán triệt hơn? Thực lực quân đội bên nào mạnh hơn? Binh sỹ bên nào được huấn luyện thành thục hơn? Thưởng phạt bên nào nghiêm minh hơn?
Căn cứ vào những điều đó, ta có thể tính toán mà biết trước được ai thắng ai thua. Nếu chịu nghe mưu kế của ta, để cho ta chỉ huy tác chiến thì chiến tranh có thể thắng lợi, ta sẽ ở lại; Nếu không chịu nghe mưu kế của ta, cho dù có dùng ta để chỉ huy tác chiến, chiến tranh tất nhiên bị thất bại, ta sẽ rời đi (nguyên tác"Tướng thinh ngã kế, dụng chi tất thắng, lưu chi; tướng bất thinh ngã kế, dụng chi tất bại, khứ chi") Nếu kế sách có lợi và được chấp thuận, còn phải tìm cách tạo ra tình thế có lợi để làm điều kiện phụ trợ bên ngoài cho việc tiến hành chiến tranh. Thế, tức là căn cứ vào tình huống phải chăng có lợi để mà có hành động tương ứng. Dùng binh đánh giặc thường có hành động dối trá (nguyên tác "Binh giả, quỷ đạo giã" là câu cửa miệng rất nổi tiếng của các vị trí tướng). Thông thường, nếu có thể tấn công thì giả như không thể tấn công, muốn đánh như giả như không muốn đánh, muốn hành động ở gần nhưng giả như muốn hành động ở xa, muốn hành động ở xa nhưng lại giả như muốn hành động ở gần. Lấy lợi mà dụ kẻ tham, chiến thắng kẻ loạn, phòng bị kẻ có thực lực, tránh kẻ thù mạnh, khiêu khích kẻ hay giận dữ. Địch khinh thường thì làm chúng thêm kiêu, địch nhàn hạ thì làm chúng vất vả, địch đoàn kết thì làm chúng ly tán. Tấn công kẻ thù lúc chúng không phòng bị, hành động khi chúng không ngờ tới (nguyên tác "Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý") Tất cả những điều nói trên đều là sự khôn khéo để thủ thắng của nhà quân sự, nhưng lại không thể quy định trước một cách máy móc. Phàm trước khi khai chiến, đoán được thắng là do tính toán đầy đủ.Trước khi khai chiến mà đoán không thắng là do tính toán không chu đáo. Tính nhiều hơn tính ít, huống hồ không tính toán gì. Quan sát đủ các mặt đó, ai thắng ai bại có thể đoán trước được.

Vận dụng.

Trên thương trường bạn cũng là một thành viên trong một tập thể, cũng phải bỏ công sức, thời gian, tinh lực trong công việc thậm chí tài sản và máu phải đổ để mưu cầu về một thế giới hạnh phúc. Chính thế việc đầu tư, kinh doanh cũng cần phải xem sét tính toán kỹ lưỡng trước khi kinh doanh, và cũng dựa cả vào năm mặt “Đạo, thiên, địa, tướng, pháp” để có thể đoán biết được thắng bại trong thương trường.

Đạo: Chính chỉ việc đạo đức kinh doanh, người làm kinh doanh trước hết phải có đức, có như vậy tướng sĩ một lòng, chung sức vì sự sống còn cho cùng một mục tiêu. Người không có đức tất loạn, sớm muộn gây ra những rắc rối trong toàn bộ quá trình. Đạo cũng chỉ mặt chính trong việc tuyển lựa đội ngũ làm việc. Trong công việc nếu tìm được người ham thích công việc đó, có tư chất tốt, có khả năng trong công việc được giao là tiền đề tạo dựng sự phát triển nhanh chóng. Những con người như vậy tất phải trọng dụng để có đội ngũ vững mạnh. Trong cuốn “Phá bỏ những lề thói tư duy thông thường” cũng có nhắc tới một câu: Thành công quan trọng trong là xắp đúng người đúng việc, đừng cố gắng dạy người khác hoàn hảo giống mình mà hãy thúc đẩy tiềm năng sẵn có của họ, phát huy tối đa khả năng của một nhân viên.

Thiên: Là thiên thời, nói về ngày và đêm, nắng và gió các điều kiện ngoại cảnh tác động. Trong kinh doanh chỉ hai ý chính. Thiên thời chỉ thời thế tạo cơ hội, khi bạn nhìn biết về các tình huống sảy ra trên thương trường, nhận thấy các điểm thuận lợi về nhiều mặt như sự ủng hộ về nguồn cung cấp, nhu cầu người sử dụng, tranh thủ sự ủng hộ của các đối tác đến công việc kinh doanh của mình. . . Có nhìn nhận được các điều kiện ngoại cảnh thuận lợi bạn sẽ có thêm cơ hội thành công trong kinh doanh.

Địa: Trong kinh doanh dịa cũng gồm hai ý về địa thế thuận lợi, danh tiếng hiện tại, các điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, tận dụng nhân công hiện có. . . để có thể dễ dàng thực hiện được mục đích kinh doanh của mình.

Tướng: nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự tín nhiệm của tướng soái. . . Điều này rất quan trọng trong kinh doanh. Một nhà chỉ huy được nể trọng tất quân sĩ phục, có như vậy mới mong trấn an nhân lực, đưa họ hướng tới mục tiêu đề ra.

Pháp: Chỉ những quy định, pháp chế chính là chỉ những quy tắc, quy chế của doanh nghiệp, về quyền nghĩa vụ từng cá nhân trong doanh nghiệp trong mỗi phần việc cụ thể. Việc tuân thủ đúng quy chế doanh nghiệp góp phần đảm bảo sự thống nhất, thông suốt, đúng tiến độ và hoàn thành mục tiêu. Hiện các doanh nghiệp lập quy chế dựa trên bộ tiêu chuẩn iso 9000 có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp khác.

Việc vận dụng 5 thức trên giúp cho chúng ta có thể hình dung được một mối tương quan tổng thể về một ý tưởng kinh doanh có khả thi hay không. Thiên thứ nhất này muốn bày tỏ hai ý kiến chính.

Thứ nhất: Dựa trên một ý tưởng kinh doanh cần có những phân tích cụ thể về tính đúng đắn của mục đích này, về các điều kiện thuận lợi và khó khăn khi thực hiện, các phương hướng sử lý tình huống sấu có thể sảy ra, do đó trước khi kinh doanh người ta thường lập ra đề án kinh doanh. Việc càng làm rõ các chi tiết trong 5 thức trên thì càng dễ dàng giúp các nhà đầu tư tiềm năng đi đến quyết định đầy tư cho ý tưởng kinh doanh của bạn. Phàm trước khi mở ra kinh doanh tính toán một cách đầy đủ bản có thể đoán biết được thắng bại thế nào. Tính nhiều hơn tính ít huống hồ không tính toán gì. Có như vậy mới mong có chỗ đứng trên thương trường.

Thứ hai: Trong kinh doanh người ta cũng thường hay so sánh các mặt tương quan lực lượng giữa các doanh nghiệp. Để có thể tìm hiểu rõ thực lực của mỗi bên, các điều kiện thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp cạnh tranh cũng như các doanh nghiệp đối tác để có thể đánh giá được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp mình. Những nhân viên triển vọng cũng thường so sánh sự tương quan lực lượng giữa các doanh nghiệp để chọn cho mình những bước đi phù hợp. Phân tích đăc điểm của mỗi doanh nghiệp giúp cho chủ doanh nghiệp có thể có những ứng phó phù hợp trong các tình huống sảy ra.

Trên thương trường không dùng câu "Binh giả, quỷ đạo giã" mà nên xây dựng doanh nghiệp hướng tới tính chân thưc đưa doanh nghiệp đi đến phát triển lâu dài. Trên thương trường cần nhìn nhận các tiềm lực rõ ràng, tuy nhiên hơi khác trong chiến tranh mà ở đây cần chú ý tới tính bền vững của doanh nghiệp bằng chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ.
nguồn http://www.vanthuc.com/homes/index....thien-th-nht-k-sach&catid=79:space&Itemid=422
 
Last edited by a moderator:
Người Mỹ bước vào đại học Kinh Doanh, môn học vỡ lòng
đều phải qua môn Ma kết tinh. Môn này người Mỹ học rất
dễ, vì quanh họ, đầy dẫy những ví dụ cụ thể của Ma kết tinh.
*
Ma kết tinh nghĩa là Bán hàng và Sản xuất để bán hàng.
Môn này hoàn toàn chẳng cần gì binh pháp Tôn Tử cả.
Vậy mà Ma kết tinh của Mỹ vẫn là bậc thày của Việt Nam.
*
Ma kết tinh dạy rằng trong kinh doanh, phải tìm hiểu thị
trường, và lèo lái thị trường để có nhu cầu. Khi có nhu
cầu thị trường rồi, thì tha hồ bán hàng mà lấy tiền về.
Nó không hề dạy tìm hiểu đối thủ và các mánh khoé cạnh
tranh. Vì vậy binh pháp Tôn tử bị nó quẳng vào sọt rác.
*
Ví dụ cách đây hơn 2 chục năm, thì máy tính chỉ để làm
việc văn phòng, không phải là đồ chơi. Vì thế, kinh doanh
máy tính không bán chạy hàng, vì ít người mua. Sau khi có
Internet, có Game, có Nhạc, có Phim truyện, thì máy tính
dần dần trở thành đồ chơi, và bán được nhiều tiền gấp nhiều
lần so với máy tính chỉ biết xài trong văn phòng.
*
Máy điện thoại lúc đó có thể cầm tay được chứ không bị buộc
vào bàn bởi đoạn dây dẫn loằng ngoằng, và đã bán chạy gấp
mấy điện thoại để bàn cồ xưa. Thế nhưng chỉ khi có Internet
và người ta làm Cell Phone xài trên Internet, và còn làm
máy chụp ảnh, máy quay phim, máy thu âm nữa, thì cell phone
đã lấn sân máy tính. Người chưa xài máy tính bao giờ, thì
bây giờ không thèm xài nữa, vì cell phone của họ được việc
hơn máy tính nhiều.
*
Bây giờ người ta còn nặn ra cái Bảng (Pad) chơi Internet
còn hay hơn Phôn nữa, giá vài nghìn đôla Mỹ, đắt gấp đôi
gấp ba cái cell phôn đắt tiền nhất.
*
Thuở tôi còn trẻ, cả nửa thế kỷ có gọi cú phôn nào đâu, mà
vẫn vui khoẻ? Thế thì kinh doanh phôn có phải cần binh pháp
Tôn Tử đâu? Người ta chỉ bày vẽ ra những thú chơi mới, nặn
ra những yêu cầu ảo, như ma tuý cho người ta nghiện, mà bóp
hấu bao moi tiền người nghèo thôi. Chuyện bày đặt này nặn
ra thị trường ảo này, thì binh pháp Tôn Tử gọi bằng sư phụ.
*
 
Tạo ra thứ để mọi người vui, sau đó làm việc cật lực để trả nợ, kinh tế phát triển từ nhu cầu tiêu thụ thiên nhiên khủng khiếp, vậy mà Thế giới bây giờ ai cũng theo chân Mỹ, con người làm việc mắc nợ từ tiêu dùng sản phẩm của các ông chủ, cứ như thế làm việc như điên để sống, để mua,.. Như thế mà mọi người điều ngưỡng mộ, làm gương để đi theo! đi theo Giấc mơ Mỹ, phê phán VN này nọ,.. Công bằng mà nói, như nhau cả thôi!hiii, giỏi là ai Tâm lý hơn thôi. Thuốc đắng dã tật, mà ai cũng thích ăn "đường" ngọt thôi!
 
Người Mỹ bước vào đại học Kinh Doanh, môn học vỡ lòng
đều phải qua môn Ma kết tinh. Môn này người Mỹ học rất
dễ, vì quanh họ, đầy dẫy những ví dụ cụ thể của Ma kết tinh.
*
Ma kết tinh nghĩa là Bán hàng và Sản xuất để bán hàng.
Môn này hoàn toàn chẳng cần gì binh pháp Tôn Tử cả.
Vậy mà Ma kết tinh của Mỹ vẫn là bậc thày của Việt Nam.
*
Ma kết tinh dạy rằng trong kinh doanh, phải tìm hiểu thị
trường, và lèo lái thị trường để có nhu cầu. Khi có nhu
cầu thị trường rồi, thì tha hồ bán hàng mà lấy tiền về.
Nó không hề dạy tìm hiểu đối thủ và các mánh khoé cạnh
tranh. Vì vậy binh pháp Tôn tử bị nó quẳng vào sọt rác.
*
Ví dụ cách đây hơn 2 chục năm, thì máy tính chỉ để làm
việc văn phòng, không phải là đồ chơi. Vì thế, kinh doanh
máy tính không bán chạy hàng, vì ít người mua. Sau khi có
Internet, có Game, có Nhạc, có Phim truyện, thì máy tính
dần dần trở thành đồ chơi, và bán được nhiều tiền gấp nhiều
lần so với máy tính chỉ biết xài trong văn phòng.
*
Máy điện thoại lúc đó có thể cầm tay được chứ không bị buộc
vào bàn bởi đoạn dây dẫn loằng ngoằng, và đã bán chạy gấp
mấy điện thoại để bàn cồ xưa. Thế nhưng chỉ khi có Internet
và người ta làm Cell Phone xài trên Internet, và còn làm
máy chụp ảnh, máy quay phim, máy thu âm nữa, thì cell phone
đã lấn sân máy tính. Người chưa xài máy tính bao giờ, thì
bây giờ không thèm xài nữa, vì cell phone của họ được việc
hơn máy tính nhiều.
*
Bây giờ người ta còn nặn ra cái Bảng (Pad) chơi Internet
còn hay hơn Phôn nữa, giá vài nghìn đôla Mỹ, đắt gấp đôi
gấp ba cái cell phôn đắt tiền nhất.
*
Thuở tôi còn trẻ, cả nửa thế kỷ có gọi cú phôn nào đâu, mà
vẫn vui khoẻ? Thế thì kinh doanh phôn có phải cần binh pháp
Tôn Tử đâu? Người ta chỉ bày vẽ ra những thú chơi mới, nặn
ra những yêu cầu ảo, như ma tuý cho người ta nghiện, mà bóp
hấu bao moi tiền người nghèo thôi. Chuyện bày đặt này nặn
ra thị trường ảo này, thì binh pháp Tôn Tử gọi bằng sư phụ.
*
* " Ma kết tinh của Mỹ vẫn là bậc thầy của Việt Nam " ??? Dường như ... Bác hổng biết Binh Pháp Tôn Tử do ai viết

* Tất cả những gì Bác nói chỉ mới nằm trong mỗi một câu của Binh Pháp Tôn Tử . Đó là câu :

" Biết người biết ta trăm trận trăm thắng " .

Chẳng phải Quản trị kinh doanh , ma kết tinh đều phải nghiên cứu thị trường để biết người ta cần gì và mình cần phải làm gì sao ? Khi kinh doanh có dấu hiệu đi xuống chẳng phải ta phải đi tìm hiểu lý do , từ đó ta mới cải tiến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu thụ , hổng đúng vậy ah ?

Vậy Ai là sư phụ ?
 
Bạn mới chỉ đọc 1 cuốn Binh Pháp của Tôn Tử thôi.
Vì vậy, bạn nhìn đời thấy cái gi cũng từ sách Binh Pháp mà ra.
*
Bạn chưa từng biết đã từng có sách dịch từ tiếng Nga ra tiếng
Việt, in và xuất bản ở Hà Nội, có nội dung là tất cả mọi sự
trên đời, kể cả khoa học, triết học, kỹ thuật ngày nay và mai
sau đều từ các câu nói và bài viết của Lê Nin mà ra.
*
Bạn cũng chưa từng biết tín đồ Phật giáo thấy rằng bây giờ
và mai sau, mọi khoa kỹ tư tưởng cũng từ Kinh Phật mà ra.
*
Hỡi ôi, chúng ta có biết đâu rằng Binh Pháp chỉ có mấy người
mê tín Tôn Tử đọc mà thôi. Lê Nin tuyển tập thì cũng chỉ những
người mê tín Lê Nin đọc. Kinh Phật thì cũng chỉ những người
mê tín Phật đọc. Không phải cả thế giới kỹ thuật, khoa học,
và kinh doanh, ai cũng đọc những thể loại ấy cả. Hễ ai có
thành tựu gì, cũng đều vơ vào làm thành tích của phe phái mình.
*
Bạn là một thí dụ sống cho những người nghĩ rằng ai cũng cùng
một niềm tin như mình cả, và không chấp nhận những người nghĩ
khác.
*
 
Binh pháp tôn tử trong kinh doanh – Thiên thứ hai : Tác chiến
Tôn tử nói: Nguyên tắc chung khi dụng binh tác chiến là khi phải huy động chiến xa nghìn chiếc, xe tải nặng nghìn chiếc, quân đội mười vạn, vận lương đi xa nghìn dặm, thì tình huống đó, chi phí ở tiền phương và hậu phương, chi phí đãi khách khứa sứ thần, bảo dưỡng và bổ sung tiêu phí nghìn vàng thì mới có thể cho mười vạn quân xuất chinh được. Dùng một đạo quân khổng lồ như thế để tác chiến thì đòi hỏi phải thắng nhanh. Nếu kéo dài thời gian, quân đội sẽ mệt mỏi, nhuệ khí sẽ suy giảm; tấn công thành trì sẽ hao hết sức chiến đấu, quân đội tác chiến ở ngoài lâu có thể làm nền tài chính của quốc gia gặp khó khăn.

Nếu quân đội mỏi mệt, nhuệ khí suy giảm thì lúc đó cho dù là người tài giỏi sáng suốt đến đâu cũng không thể cứu vãn tình thế được. Cho nên dùng binh đánh giặc, chỉ nghe nói trong tốc thắng có những thiếu sót vụng về chứ không bao giờ có việc kéo dài mà lợi cho quốc gia cả. Cho nên người không hiểu biết chỗ hại khi dụng binh thì không thể hiểu được chỗ lợi trong dụng binh. người giỏi dụng binh, lính mãn ngũ không gọi lại, lương thực không vận tải quá 3 lần, quân nhu lấy tại nước mình, lương thực giải quyết tại nước địch. Được vậy thì lương thảo cấp dưỡng cho quân đội sẽ được thoả mãn. Sở dĩ quốc gia phải nghèo vì dụng binh là do vận tải lương thực đi quá xa. Vận tải lượng thực xa, bá tánh sẽ nghèo. Chung quanh nơi quân đội tập kết, vật giá sẽ cao vọt bất thường. Vật giá cao vọt sẽ làm cho tiền tài của bách tính khô kiệt. Tiền tài khô kiệt tất phải gấp rút thu thêm thuế. Sức mạnh tiêu hao hết, tiền tài khô kiệt, trong nước khắp đồng quê nhà nhà đều trống rỗng. Bách tính thì tiền tài 10 phần hao bẩy, quốc gia thì xe hỏng ngựa mỏi mười phần hết sáu. Cho nên tướng soái giỏi lấy lương thực ở nước địch. Ăn 1 chung gạo ở nước địch bằng 20 chung gạo ở nước nhà. Dùng 1 thạch cỏ ở nước địch bằng 20 thạch cỏ ở nước nhà. Muốn quân hăng hái giết địch phải làm quân biết hận địch. Cướp của địch mà thưởng cho quân nhà. Đánh bằng xe, cướp được hơn 10 cái thì thưởng cho người đầu tiên cướp được. Bỏ cờ xe địch, cắm cờ quân nhà mà dùng chung với xe nhà. Đãi tù binh tử tế thì thắng địch mà làm quân nhà thêm mạnh. Thế nên dụng binh cốt thắng, không cốt kéo dài.
Tướng soái giỏi dụng binh là thần hộ mệnh của dân, là người giữ sự an nguy cho quốc gia.







Vận dụng.

Trên thương trường cũng vậy khi bạn đầu tư mở một chiến dịch cho một sản phẩm mới, hoặc mở một chi nhánh ở một thị trường tiềm năng, việc này tốn rất nhiều chi phí bao gồm phí địa điểm, phí mặt hàng, phí nhân công, phí tiếp đón chính quyền. . Nếu tài chính của bạn đủ đảm bảo chi tất cả các chi phí có thể phát sinh thì có thể mở được ở một thị trường mới. Trong khi mở chi nhánh mới chẳng hạn thì cũng cần phải nhanh chóng có một lượng khách hàng ổn định, phải nắm tương đối lượng khách hàng tiềm năng và tính toán để có thể duy trì ổn định bằng lượng khách hàng đó. Không được để tình trạng thua lỗ kéo dài như thế sẽ gây mệt mỏi cho nhà đầu tư khi đó nhiều phát sinh mới sẽ sảy đến, vốn đầu tư hao mòn, tiền phương hậu phương đều thiếu do đó việc kéo dài quá trình thua lỗ không bao giờ là có lợi cả. Khi mở một thị trường mới đòi hỏi tiêu tốn lượng tài sản lớn lâu dần sẽ gây nên suy kiệt về kinh tế, bất đồng nội bộ vì vậy một nhà quản lý và kinh doanh giỏi là biết huy động ngay các nguồn lực từ các khách hàng ở đó, một đồng lời tại cơ sở mới bằng mười đồng vốn bỏ ra, một sự giúp đỡ tại chỗ bằng 50 lần phải tiếp tế từ xa. Tiêu chí lấy mỡ nó rán nó có tác dụng thúc đẩy lớn cho chi nhánh mới có khả năng tồn tại và phát triển.Trong kinh doanh cốt duy trì tồn tại tránh để thua lỗ người biết làm như vậy thực là một nhà quản lý tài ba, phải biết coi trọng. Khi lập một chi nhánh mới cần cử người tháo vát về mọi mặt, biết thu vén tiết kiệm là tốt, có như vậy mới tránh được việc nước xa không cứu được lửa gần.
 
Last edited by a moderator:
Mỗi người theo 1 hệ tư tưởng..1 thế giới quan, 1 nhân sinh quan khác nhau để áp dụng cho cuộc sống của riêng mình..thậm chí dùng súng đạn để bắt buộc người khác phải theo mình để cho mình là đúng đến muôn đời

Mọi sinh hoạt của con người đều nhắm đến 1 mục đích duy nhất : để mình sung sướng và phải là sướng nhất…giaù nhất,hạnh phúc nhất
Đó là tiền bạc và quyền lực…tiền bạc sinh ra quyền lực hoặc quyền lực sinh ra tiền bạc.?!

Có 1 thế giới cho rằng..thị trường do mình tạo ra… do đó phải có có chiến lược có kỹ thuật để tạo ra thị trường cho mình…mình sẽ giàu
Thí dụ Âu Châu tạo ra xe ô tô..máy báy…máy giặt…tv … xe 2 bánh… điện thoại cố định và di động Vân.. vân và thực tế đã chứng minh hết sức tiện lợi cho cuộc sống…thế là thiên hạ ào ào mà mua sài

Nhưng cũng có 1 thế giới cho rằng sẽ thu lời nhiều bằng cách dùng kĩ thuật kém hơn để làm hàng nhái , hàng giả nhưng dùng mưu mẹo cao để chiếm thị trường của thế giới kia
Họ không đủ khả năng sáng tạo cái mới tiện dụng cho con người. nhưng họ lại thừa mưu kế để chiếm thị trường của người khác bằng hàng…giả
Do đó các kế sách của Tôn Tử là tuyệt chiêu của những kẻ yếu kém về năng lực nhưng thừa cái…láu lỉnh..để đoạt lợi

Nhưng các đệ tử của Tôn Tử có biết điều này : khi các bác dùng mưu mẹo để chiếm 1 phần thị trường của họ..thì họ đã sáng tạo ra mấy cái mới…mấy thị trường mới cho riêng họ rồi
Thí dụ như..hãng Nokiacho ra đời mẫu ĐT mới…rất đông khách và họ bán với giá rất cao….thì đệ tử của tôn tử mới bắt đầu tìm cách bắt chước để làm hàng nhái…
Khi có đủ khả năng xuất hàng nhái hàng loạt lại phải khổ công để có nhiều mưu mẹo bán được hàng này chiếm bớt thị phần của Nokia..
Thì hãng Nokia đã giàu to rồi….và sản xuất sáng tạo ra các mẫu ĐT mới nhiều tính năng tiện lợi hơn nên lại rất đông khách dù giá rất mắc
Tôn Tử cuối cùng chỉ là mưu mẹo để chiếm đoạt…không có bản lãnhthực sự để sáng tạo cái tiện lợi hữu dụng cho cuộc sống
Hãng Nokia chỉ là 1 thí dụ thôi…
còn máy bay,,,tàu chiến ..phi đạn… vũ khí …đệ tử tôn tử chỉ có bắt chước làm hàng nhái ,,rồi dùng mưu mẹo để bán vũ khí dởm này cho,,,trung đông
Trong mọi địa hạt sự đắc thắng là … sự sáng tạo
 


Back
Top