Chuyện về cây lúa quê tôi.

Nhân tiện có một bài viết về phân bón cho cây lúa ngaytrovellcd lại nhớ về cây lúa quê hương nên mở topic này để cùng trao đổi về vấn đề này. 500m2 đất trồng lúa nếu đạt thì thu được 150kg. Với giá lúa tại địa phương là 5.5k thì thu được 825k (thời gian là 90 ngày). Trong khi đó tiền xới đất trước khi gieo sạ cho 500m2 là 150k; lúa giống 100k; thuốc bvtv (thuốc trừ cỏ, thuốc trị bệnh và phân bón lá) 100k; phân bón 300k; công thu hoạch hết 300k. Vị chi là hết:150+100+100+300+300 = 950k. Trong khi bán lúa chỉ mới đạt 825k thì người trồng lúa "lãi" 125k chưa tính công phun thuốc, bơm nước. Đất miền trung đầy nắng, gió và cả thời tiết khắt nghiệt (bão lũ,...) Đất thì nghèo dinh dưỡng; ruộng nương thì manh múng nhỏ lẻ vậy thử hỏi đến bao giờ mới phát triển được???
Rất mong sớm tìm thấy giải pháp để phát triển những vùng quê nghèo này.
 


Tính ra chỉ được có 3 tấn/heta sao bác, sao tệ vậy? người ta năm bảy tấn còn sặc máu. Nếu không thể trồng gì ngoài lúa thì bác nên trồng lúa mùa để bán cho mấy bác nuôi chim cảnh và kiếm chân phụ hồ có khi lại hay hơn vì trồng lúa mùa chi phí rất rất ít mà giá thì rất rất cao nhưng có cái một năm chỉ làm được có hai vụ thôi à.
Nếu chúng ta có diện tích lớn trồng lúa thì tốt hơn hết nên chuyển hướng một chút là trồng lúa để kinh doanh ngạo thì sẽ khai thác triệt để chuỗi giá trị gia tăm nhằm nâng cao thu nhập chứ cái kiểu này hoài thì làm sao thoát khỏi bài ca kiếp nghèo! Mà thôi em đi mua mười tờ vé số đây có khi lại kiếm được ít ruộng trồng lúc, hít hít lại lúa!
 
Tính ra chỉ được có 3 tấn/heta sao bác, sao tệ vậy? người ta năm bảy tấn còn sặc máu. Nếu không thể trồng gì ngoài lúa thì bác nên trồng lúa mùa để bán cho mấy bác nuôi chim cảnh và kiếm chân phụ hồ có khi lại hay hơn vì trồng lúa mùa chi phí rất rất ít mà giá thì rất rất cao nhưng có cái một năm chỉ làm được có hai vụ thôi à.
Nếu chúng ta có diện tích lớn trồng lúa thì tốt hơn hết nên chuyển hướng một chút là trồng lúa để kinh doanh ngạo thì sẽ khai thác triệt để chuỗi giá trị gia tăm nhằm nâng cao thu nhập chứ cái kiểu này hoài thì làm sao thoát khỏi bài ca kiếp nghèo! Mà thôi em đi mua mười tờ vé số đây có khi lại kiếm được ít ruộng trồng lúc, hít hít lại lúa!

Đúng là như vậy đó bạn. Người dân ở đây trồng lúa chẳng qua là vì không biết trồng cây gì khác và cũng là không còn con gì để nuôi khác (đất nơi đây mùa nắng (tháng 2- tháng 8) thì thiếu nước. Nếu có khoan giếng thfi cũng chỉ đủ tưới cho những loại cây trồng cạn) trong khi đó từ tháng 9 đến tháng 1 thì lại ngập nước. Ngập cũng chẳng ra ngập mà chỉ là lưng lưng tầm 15cm. Vậy thì người dân sẽ làm gì???
Từ những thực tế đó mà vùng đất này chỉ còn lại người già và trẻ em. Những thanh niên trai tráng đi học hay đi vào thành phố làm ăn kiếm sống. Người ở lại làm việc cho các khu công nghiệp với mức lương 60 - 70k (nữ và nam)/ngày 10tiếng. Thử hỏi cuộc sống của họ sẽ ra sao??? Thật là buồn cho mảnh đất mà người ta gọi lên 2 tiếng quê hương!
 
Đúng là như vậy đó bạn. Người dân ở đây trồng lúa chẳng qua là vì không biết trồng cây gì khác và cũng là không còn con gì để nuôi khác (đất nơi đây mùa nắng (tháng 2- tháng 8) thì thiếu nước. Nếu có khoan giếng thfi cũng chỉ đủ tưới cho những loại cây trồng cạn) trong khi đó từ tháng 9 đến tháng 1 thì lại ngập nước. Ngập cũng chẳng ra ngập mà chỉ là lưng lưng tầm 15cm. Vậy thì người dân sẽ làm gì???
Từ những thực tế đó mà vùng đất này chỉ còn lại người già và trẻ em. Những thanh niên trai tráng đi học hay đi vào thành phố làm ăn kiếm sống. Người ở lại làm việc cho các khu công nghiệp với mức lương 60 - 70k (nữ và nam)/ngày 10tiếng. Thử hỏi cuộc sống của họ sẽ ra sao??? Thật là buồn cho mảnh đất mà người ta gọi lên 2 tiếng quê hương!
cũng chẳng biết sao bây giờ nữa, em đi xe ôm ngày trừ đi trừ lại cũng còn may ra 50k có hôm ăn rồi cơm bụi ko còn đồng nào. đất trồng lúa cũng ko có
 
Nói về lúa bán cho chim cảnh có hai giống lúa mùa lở, có thể làm vụ mùa và làm vụ đông xuân đều được.
- Là lúa tiêu nhum : lúa này có có 2 giống một là giống tiêu nhum mẳng, và tiêu nhum mở. Tiêu nhum mở không làm được vụ đông xuân, chỉ tiêu nhum mẳng thôi.
Lúa tiêu nhum hạt nhỏ tròn, mỏng vỏ , rất phù hợp cho chim cảnh. Giống này có tại Việt Nam từ thưởu xa xưa rồi
_ Lua Mahsury giống này nhỏ hạt vỏ mỏng nhưng hơi dài hơn tiêu nhum cũng rất thuận lợi cho chim cảnh. Giống này được lai tạo trong thế kỷ 20 , sau giống tiêu nhum.
Chim cảnh ăn lúa nhất là chim cu gáy ( cu cườm, cu đất), bạc má, yến phụng, sắc nhật, chim công, chim trĩ, xích , vẹt, họ vẹt, bồ câu...
Ở miền Nam có 2 giống này, nhưng hiện nay rất ít nới trồng vì năng xuất thấp và dài ngày hơn những giống mới hiện nay.
 
Vậy cuối cùng ai thu lợi nhuận trên đầu nông dân qua từng hạt lúa?
Hay nhà nước đang bỏ quên họ?
 
Cũng khó quá bác a. em vấn đề này chỉ dám ngồi chiếu dưới hóng chuyện thôi
 

Nếu chỉ ngồi chờ những ông khuyến nông địa phương chắt dân còn đói dài dài. Thực tế nhiều người đã nghĩ đến chuyện bỏ ruộng đi làm thuê, làm mướn ở tây nguyên hay vào thành phố. Nhưng em thấy đó ko phải là giải pháp. Bỡi trình độ không có mà dòng lao động phổ thông cứ ồ ạt đổ về tp như vậy sớm muộn gì sẽ có chuyện thôi. Đất chật người đông, trong đó một số lười lao động và cuối cùng bần cùng sinh đạo tặt. Vấn đề chỉ là thời gian để xảy ra nữa thôi. Chán quá!!!!!
 
Đấy chỗ bác tính chất thế nào, tầng canh tác dày hay mỏng
Vừa ngập vừa úng chỉ có nhà trời giải quyết đc thôi, nhà nước cg bó tay
Đất gì cg cải tạo đc nhưng chi phí bỏ ra qua lớn. Mà cải tạo đất nhưng khí hậu khắc nhiệt cũng ko trồng đc.
 
Tầng canh tác thì sâu, thực tế người dân có thể tận dụng mùa khô để trồng bầu bí, dưa, cải. Tuy nhiên trúng hay trật lại phụ thuộc vào "ông trời". Trên một dãi đất rộng lớn, nếu ai cũng làm như vậy thì cung sẽ vượt cầu. Người dân sẽ "tự giẫm lên nhau mà chết" vì giá cả. Nhưng cũng không khỏi những lúc "thiên tai nghịch mùa" làm cho người thì không thu lại được vốn còn một số người khác thì lại trúng mùa (đúng hơn là được giá).
Về việc cải tạo đất, em có ý định đổ đất nâng lên để không bị ngập úng nữa. Chi phí cho việc này sẽ là 20 000 000/500m2. Vậy làm được không???? Chưa biết việc làm trúng trật thế nào nhưng giờ bỏ ra một đống tiền như vậy cũng thấy rung tay nhất là trong bối cảnh hiện nay.
 
Tầng canh tác thì sâu, thực tế người dân có thể tận dụng mùa khô để trồng bầu bí, dưa, cải. Tuy nhiên trúng hay trật lại phụ thuộc vào "ông trời". Trên một dãi đất rộng lớn, nếu ai cũng làm như vậy thì cung sẽ vượt cầu. Người dân sẽ "tự giẫm lên nhau mà chết" vì giá cả. Nhưng cũng không khỏi những lúc "thiên tai nghịch mùa" làm cho người thì không thu lại được vốn còn một số người khác thì lại trúng mùa (đúng hơn là được giá).
Về việc cải tạo đất, em có ý định đổ đất nâng lên để không bị ngập úng nữa. Chi phí cho việc này sẽ là 20 000 000/500m2. Vậy làm được không???? Chưa biết việc làm trúng trật thế nào nhưng giờ bỏ ra một đống tiền như vậy cũng thấy rung tay nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Bầu bí cung còn lâu đã vượt được cầu,h vẫn nhập khẩu nhiều. Vấn đề là chỗ bác có thể giao thông không thuận lợi và có thể diện tích còn nhỏ không phải vùng chuyên canh lên thương lái không tìm đến thôi. không bán ra ngoài được lên thừa cục bộ.
20tr /500m2 thì phải trồng cây có hiệu quả kinh tế cao mới được. Nhưng còn phụ thuộc vào khí hậu. hay là đầu tư làm nhà có mái che luôn đi:6^::5^:
EM chưa đc vừa miền trung bao h cũng chỉ đoán mò chém gió thôi. hix hay là thử chăn nuôi xem sao
 
Bầu bí cung còn lâu đã vượt được cầu,h vẫn nhập khẩu nhiều. Vấn đề là chỗ bác có thể giao thông không thuận lợi và có thể diện tích còn nhỏ không phải vùng chuyên canh lên thương lái không tìm đến thôi. không bán ra ngoài được lên thừa cục bộ.
20tr /500m2 thì phải trồng cây có hiệu quả kinh tế cao mới được. Nhưng còn phụ thuộc vào khí hậu. hay là đầu tư làm nhà có mái che luôn đi:6^::5^:
EM chưa đc vừa miền trung bao h cũng chỉ đoán mò chém gió thôi. hix hay là thử chăn nuôi xem sao

Vấn đề giao thông thì ok vì hiện tài thì toàn bộ đường đã được bê tông hoá cả rồi.Thường thì người dân trồng xong, thu hái chở lên tận quốc lộ 1A mới có thương lái mua. Nhưng họ muốn mua bao nhiêu thì mua chứ ai biết thực tế là giá bao nhiêu???? Nếu hôm nào họ thấy nhiều quá thì cứ bảo nay hạ rồi bán thì bán không thì mang về nấu cho lợn ăn!!!! Vì là mặc hàng tươi nên khi hái xong mà bán không được thì coi như đồ bỏ đi!!! Còn ở các chợ địa phương thì vì ai cũng trồng nên sẽ bị ứ rất nhiều. Thương lái thấy được điểm này nên cứ mạnh tay mà chê; "mày không bán cho tao thì cứ mang đi đổ""" Thử hỏi sao không gọi cung vượt cầu?????
Nếu không bị "ông Thuỷ" quấy rối thì cơ bản cũng khí hậu cũng không khắc nghiệt lắm. Em làm được nhưng toàn kiểu làm ngược người ta may ra kiếm ăn được miếng! Ví dụ mùa này người ta trồng dưa leo, khổ qua, bí đỏ, cải thì em trồng bầu, mướp! Cũng không phải là tài giỏi gì chỉ là "hên hay xui" thôi.Bầu có khi là 8k/kg nhưng cũng có khi 2k/kg; bí đao thì khỏi nói luôn lúc thì 4k/kg lúc thì 500đ/kg; khổ qua 10k/kg lúc thì 1.5k/kg. Chỉ có may thì thắng thôi anh ơi
Còn về chuyện 20 triệu/500m2 thì em cũng thấy ngại lắm vì phải bỏ ra một số tiền lớn nhưng chưa biết hiệu quả thế nào. Nhiêu đó đã thấy ớn rồi mà đòi đầu tư nhà vòm nữa sao dám làm????? Vấn đề không phải là trồng không được mà là bán không xong! Trồng lên thì ok nhưng khi bán mà bị chê thì chỉ có nước dỡ bỏ!!!.
 
Vấn đề giao thông thì ok vì hiện tài thì toàn bộ đường đã được bê tông hoá cả rồi.Thường thì người dân trồng xong, thu hái chở lên tận quốc lộ 1A mới có thương lái mua. Nhưng họ muốn mua bao nhiêu thì mua chứ ai biết thực tế là giá bao nhiêu???? Nếu hôm nào họ thấy nhiều quá thì cứ bảo nay hạ rồi bán thì bán không thì mang về nấu cho lợn ăn!!!! Vì là mặc hàng tươi nên khi hái xong mà bán không được thì coi như đồ bỏ đi!!! Còn ở các chợ địa phương thì vì ai cũng trồng nên sẽ bị ứ rất nhiều. Thương lái thấy được điểm này nên cứ mạnh tay mà chê; "mày không bán cho tao thì cứ mang đi đổ""" Thử hỏi sao không gọi cung vượt cầu?????
Nếu không bị "ông Thuỷ" quấy rối thì cơ bản cũng khí hậu cũng không khắc nghiệt lắm. Em làm được nhưng toàn kiểu làm ngược người ta may ra kiếm ăn được miếng! Ví dụ mùa này người ta trồng dưa leo, khổ qua, bí đỏ, cải thì em trồng bầu, mướp! Cũng không phải là tài giỏi gì chỉ là "hên hay xui" thôi.Bầu có khi là 8k/kg nhưng cũng có khi 2k/kg; bí đao thì khỏi nói luôn lúc thì 4k/kg lúc thì 500đ/kg; khổ qua 10k/kg lúc thì 1.5k/kg. Chỉ có may thì thắng thôi anh ơi
Còn về chuyện 20 triệu/500m2 thì em cũng thấy ngại lắm vì phải bỏ ra một số tiền lớn nhưng chưa biết hiệu quả thế nào. Nhiêu đó đã thấy ớn rồi mà đòi đầu tư nhà vòm nữa sao dám làm????? Vấn đề không phải là trồng không được mà là bán không xong! Trồng lên thì ok nhưng khi bán mà bị chê thì chỉ có nước dỡ bỏ!!!.

Vậy là vẫn trồng được thì không cần đầu tư nhiều vậy cứ mùa gì cây ấy thôi, trái vụ một chút thì càng tốt. Nếu chỗ bạn trồng rau củ bán tập trung được trên 100 tấn một lúc thì sẽ có nhiều thương lái sẵn sàng tới mua. Nhiều người mua thì sẽ ít bị ép giá. Chỗ mình bây h người ta quay lại thời hợp tác xã rồi bạn ạ, có nửa số xã có hợp tác xã nông nghiệp, HTX lo giống, phân, thuốc và thuỷ lợi, và đầu ra. dân chỉ việc trồng thôi. Mội năm thu một khoản phí hoạt động theo diện tích. Chỗ bạn mà làm được thì rất tốt
 
Nghe bạn tả mà mình thấy xót xa. Đất đai kiểu đó mà trồng lúa thì cũng hơi bị khó. Trồng lúa 6 tháng trong thời gian ngập thì cũng là khả thi nếu ... ông trời ưng bụng. Nhưng đáng tiếc miền Trung mùa đó lại là mùa ông trời vui buồn thất thường.

Lúa 6 tháng ngoài việc làm thức ăn cao cấp cho chim thì cũng là 1 loại lương thực cao cấp cho người. Có rất nhiều người muốn ăn gạo 6 tháng nhưng tìm ko ra người trồng.

Lợi là như vậy nhưng khó khăn thì cũng có nhiều: Phòng nông nghiệp chỗ đó có cho phép người dân trồng khác giống, khác thời gian mà họ vẽ trên giấy ko? Hạt giống tìm nơi đâu? Kỹ thuật và phương thức canh tác lúa 6 tháng thế nào (mình nói riêng và thế hệ trẻ nói chung thì chả biết gì về nó, có thì cũng sơ sơ)? Thiên tai và dịch hại tác động ra sao?

Khu bạn nên có kế hoạch lập Hợp Tác Xã. Cái lợi thì bài viết trên đã nêu rõ. Cái hại thì từ từ bạn chiêm nghiệm.
 
Nghe bạn tả mà mình thấy xót xa. Đất đai kiểu đó mà trồng lúa thì cũng hơi bị khó. Trồng lúa 6 tháng trong thời gian ngập thì cũng là khả thi nếu ... ông trời ưng bụng. Nhưng đáng tiếc miền Trung mùa đó lại là mùa ông trời vui buồn thất thường.

Lúa 6 tháng ngoài việc làm thức ăn cao cấp cho chim thì cũng là 1 loại lương thực cao cấp cho người. Có rất nhiều người muốn ăn gạo 6 tháng nhưng tìm ko ra người trồng.

Lợi là như vậy nhưng khó khăn thì cũng có nhiều: Phòng nông nghiệp chỗ đó có cho phép người dân trồng khác giống, khác thời gian mà họ vẽ trên giấy ko? Hạt giống tìm nơi đâu? Kỹ thuật và phương thức canh tác lúa 6 tháng thế nào (mình nói riêng và thế hệ trẻ nói chung thì chả biết gì về nó, có thì cũng sơ sơ)? Thiên tai và dịch hại tác động ra sao?

Khu bạn nên có kế hoạch lập Hợp Tác Xã. Cái lợi thì bài viết trên đã nêu rõ. Cái hại thì từ từ bạn chiêm nghiệm.
Bác ơi cho em hỏi thăm một tý. Cây lúa 6 tháng mà bác nói nó như thế nào? Hiện tại quê mình và nhà mình có trồng một giống lúa từ thời xa xưa (xưa đến nổi mình chẳng biết nó bắt nguồn như thế nào cả). Giống lúa này năng suất thấp, nó được chọn trồng bỡi một đặt điểm đó là có giai đoạn gieo mạ (giai đoạn này kéo dài khoảng 1.5 - 2 tháng) khi cấy xuống ruộng (cho vùng ruộng thấp nước ngập sâu) khoảng gần 4 tháng sau mới thu hoạch được. Hạt lúa khi xay ra màu đỏ (nên thường đọc gọi là gạo đỏ) dùng chủ yếu để tráng bánh tráng (tác dụng là làm bánh xốp hơn, thơm ngon hơn). Hạt gạo hơi cứng (giá cũng cao hơn lúa bình thường 14 - 15k/kg) nên cũng chưa ăn bao giờ!!!!.
Xin hỏi cái giống lúa trồng cho "chim cao cấp" có phải là giống lúa này không????
 
Giống mà bạn đang trồng là lúa 6 tháng đó. Hiểu theo nghĩa đen là được.
Như vậy là ít nhất bạn cũng đã có giống lúa tốt (giá bán cao, phù hợp địa lý). Vậy vấn đề bây giờ là nghiên cứu phương thức canh tác để đưa năng xuất lên cao nhất.
Như lần trước mình đã nói, phương thức và kỹ thuật canh tác cây lúa 6 tháng thì mình hầu như ko biết. Chỉ biết được những kiến thức căn bản về hệ cây lúa thôi. Bạn thử hỏi bác Xuân Vũ hay ai đó có tuổi hơn bọn mình coi sao.

Loại dùng cho chim là loại khác. Còn giống lúa mà bạn đang trồng là giống gì thì chắc phải nhờ anh Ngọc Kỳ Lân thẩm định thôi.
 


Back
Top