Nghe đồn: dưa hấu, đu đủ mà ngọt, đỏ là có bơm thuôc??

  • Thread starter mit.jacmo84
  • Ngày gửi
Em nghe đâu bơm Kali hay gì đó. Không biết thông tin đó chính xác không các bác?
 


Ai mà rảnh rổi đi bơm làm gì bác ơi. Ở giai đoạn nuôi trái người ta có bón kali rùi, tóm lại là pác ăn mấy thứ trên thì không sợ tồn dư thuốc.
 
Em nghe đâu bơm Kali hay gì đó. Không biết thông tin đó chính xác không các bác?
Bạn nên phân biệt rõ giữa phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hay các loại thuốc khác. Để nuôi cây ra hoa, nuôi quả (cho tất cả các loại cây) người ta tăng cường lượng Kali. Đây là việc làm đúng và cần thiết để nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản. Nếu không dùng những loại khác mà chỉ dùng Kali không thì bạn cứ yên tâm mà dùng không vấn đề gì hết.
Thêm một ý nhỏ nữa đó là sự khác nhau giữa KNO3 với KCl. KNO3 tốt hơn và nó hoàn toàn có thể là yếu tố kết nối các chất trong tế bào cũng như quá trình vận chuyển và tổng hợp đường trong trái cây nên đương nhiên nó sẽ ngọt hơn cây thiếu Kali.
Canxi cũng rất cần thiết và vai trò của nó không kém Kali nhưng nó không liên quan nhiều đến trái ngọt mà chỉ liên quan đến rụng nụ.
Bạn có thể tìm hiểu thêm để xem có phải thuốc gì đó làm ngọt và đỏ quả không nhé. Còn Kali tốt.
 
Bạn nên phân biệt rõ giữa phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hay các loại thuốc khác. Để nuôi cây ra hoa, nuôi quả (cho tất cả các loại cây) người ta tăng cường lượng Kali. Đây là việc làm đúng và cần thiết để nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản. Nếu không dùng những loại khác mà chỉ dùng Kali không thì bạn cứ yên tâm mà dùng không vấn đề gì hết.
Thêm một ý nhỏ nữa đó là sự khác nhau giữa KNO3 với KCl. KNO3 tốt hơn và nó hoàn toàn có thể là yếu tố kết nối các chất trong tế bào cũng như quá trình vận chuyển và tổng hợp đường trong trái cây nên đương nhiên nó sẽ ngọt hơn cây thiếu Kali.
Canxi cũng rất cần thiết và vai trò của nó không kém Kali nhưng nó không liên quan nhiều đến trái ngọt mà chỉ liên quan đến rụng nụ.
Bạn có thể tìm hiểu thêm để xem có phải thuốc gì đó làm ngọt và đỏ quả không nhé. Còn Kali tốt.

Em xin nói rõ thêm là: bơm trực tiếp vô trái khi còn xanh để trái ngọt, đỏ. Chứ không phải bón vô cây trong lúc trồng ạ.
 
Em xin nói rõ thêm là: bơm trực tiếp vô trái khi còn xanh để trái ngọt, đỏ. Chứ không phải bón vô cây trong lúc trồng ạ.

Ko có ai rãnh vậy đâu bạn, đừng đồn bậy làm hạ giá tội nông dân, bạn thêm tội tung tin thất thiệt, va tội làm hại ngừơi khác. Đu đủ(đu du đài loan), dưa hấu bản thân nó chín là màu đỏ, khi chín đỏ sẽ ngọt, và khi trồng ngừơi ta luôn chú trong bón kali cho cây để tăng chất lượng cây, làm trái ngọt hơn.
 
Bạn có thể tự mình thí nghiệm, tiêm thuốc nhuộm pha đường vào dưa hấu.

Tuy thế, người bán không dại gì mà tiêm như vậy, vì nếu khách không mua,
thì trái dưa bị tiêm thuốc sẽ nẫu ra ngay. Người mua sờ vào thấy dưa nhũn
thì không mua, và người bán sẽ bị mất trái dưa tiêm thuốc đó vào sọt rác.

Dưa không tiêm, không chọc, không vần, không giập, thì có thể tốt cả tuần.
 
Cám ơn ý kiến của các bác. Vậy thì em bớt lo.
Nhờ các bác chỉ giáo thêm: vậy mít người ta bơm thuốc làm sao? Chuyện mít bơm thuốc thì em nghe từ lâu rùi.
 

Mình chia sẻ chút ít cho bạn.
Về đu đủ thì mình không rõ nhưng đối với dưa hấu.Dưa hấu là cây trồng chính ở vùng mình trồng.hiện tại là bắt đầu gieo hạt để trồng rồi.mình đã trồng cùng bố mình cách đây 15 năm,khi mà dưa ngày đó vẫn là loại dưa trái tròn,dày vỏ và nhiều hạt chứ k như bây giờ nhiều giống dưa rất hiệu quả kinh tế.nay thì mình trồng 1 mình với diện tích chừng 5saof bắc bộ.mình đã trồng nên biết.từ 15 năm nay chưa bao giờ mình phải hay chứng kiến bố mình phun kích thích hay tiêm kali như bạn nghe nói.dưa bơm hay tiêm kali trực tiếp lên quả sẻ bị thối vỏ ngay.khi dưa ra trái còn không dám bón kali huống chi bơm hay tiêm.khi đậu trái chỉ bón thúc kali ở gần gốc và từ gốc ra thân cây 20cm thôi.Dưa quê mình trồng luôn ngọt và mỏng vỏ,để được lâu và tuyệt đối an toàn.CHÚC bạn ăn dưa ngon miệng:5^:
 
Cám ơn ý kiến của các bác. Vậy thì em bớt lo.
Nhờ các bác chỉ giáo thêm: vậy mít người ta bơm thuốc làm sao? Chuyện mít bơm thuốc thì em nghe từ lâu rùi.

bơm để làm gì bạn, mít là loại dễ trồng, dễ cho trái. Và khi trái già thì người ta hái bán, độ ngọt của nó thì trái nào củng vậy.

Nông nghiệp VN bây giờ toàn hàng sạch nên bác cứ yên tâm mà ăn. Bác nên cảnh giác hàng Trung Quốc, trái cây bên TQ nhập về toàn dùng chất bảo quản đọc hại bác nên cẩn thận.
 
http://www.baodatviet.vn/kinh-te/ba...huoc-bat-hang-tan-mit-xanh-phai-chin-2348660/
te8.gif


zsd.gif


tuav.gif


q8nq.gif


qre.gif
 
bơm để làm gì bạn, mít là loại dễ trồng, dễ cho trái. Và khi trái già thì người ta hái bán, độ ngọt của nó thì trái nào củng vậy.

Nông nghiệp VN bây giờ toàn hàng sạch nên bác cứ yên tâm mà ăn. Bác nên cảnh giác hàng Trung Quốc, trái cây bên TQ nhập về toàn dùng chất bảo quản đọc hại bác nên cẩn thận.

Bác tính lừa tình em à???:bash:
 
Nói có sách mách có chứng như bác thì em phải khâm phục bác luôn rồi.

Mà bác nên nhớ báo mạng đăng bài toàn ba láp ba xàm, bác nên kiểm chứng cho kỹ lại rồi hả đăng lên nhé kẽo hại nhà vườn là khổ lắm.

Bác thử link chuột vào google rõ: "bát bỏ tin đồn mín non tẩm hoá chất".

Và em thấy là mít này thương lái thâu mua sau đó đưa ra hà nội rồi xuất khẩu sang TQ, đu đủ và dưa hấu củng vậy. Và bác có nghĩ rằng đây là chiêu mà bọn TQ bài ra để ép giá người dân hay không.
Trong mấy bài báo mà bác đăng lên có nói là đu đủ tẩm hoá chất vào cuống làm đu đủ chín nhanh vỏ cứng ruột đỏ.. Em thấy trên thị trường hiện nay có nhiều giống đu đủ ruột đỏ, da vàng, khi chín thì vỏ vẫn cứng như thường chứ đâu cần gì mà tẩm hoá chất.
 
hì, thực ra thì bác chủ thớt nghi ngờ cũng là có lí do, nhưng bởi vì ông nhà báo viết bài này không có nhiều kiến thức về kinh nghiệm cộng với đi hỏi han chút ít rồi nghe hơi nồi chõ viết tung tin thất thiệt.

Thực ra cái thuốc để làm trái chín nhanh và đồng loạt thì như xưa kia ông bà ta thường dùng là đất đèn (khí đá). Và ngày xưa thường dùng để dấm chuối, bơ... là chủ yếu. Sau này khi những thứ phân bón, thuốc và các chế phẩm BVTV phổ biến hơn và tiện dụng hơn thì người ta có ethylen dạng nước đóng chai. Bên cạnh đó có một dẫn xuất của ethylen nữa, và việc sử dụng cái này trên diện rộng phải nói là bắt đầu từ những đồn điền trồng dứa khổng lồ ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Sau đó người Trung Quốc mới học hỏi cách làm này trong sản xuất quy mô lớn các loại trái cây và họ giấu tiệt bí quyết một thời gian. Họ chỉ bán qua nước ta với dạng tiểu ngạch và thuốc thường bị xé nhãn. Sau này khi mọi thứ đã tỏ tường thì bà con nông dân thấy nó tiện lợi quá thế là xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc.

Một chai thuốc pha vào trong một cái phi nước 200l, nhúng nguyên buồng chuối vào, ngày hôm sau chín vàng đều đồng loạt hết, rồi đến bơ, rồi mít, rồi sầu riêng và tá lả loại khác nữa. Vấn đề là đây là một thứ rất tốt, nhưng bà con đã lạm dụng với nồng độ cao. Đã thế lại hái trái chưa đủ độ già cần thiết mà cứ trái non hoặc hơi già già là hái tuốt rồi ngâm thuốc dẫn đến việc trái bị chín ép mất năng suất và chất lượng. Ăn nó cứ ngọt không ra ngọt mà chua không ra chua, thế là bà con tự mình hại mình thôi.

Hay ! Nhưng còn thiếu - Đúng ! nhưng chưa đủ !

Có những loại hoá chất PRO hơn nhiều - nhưng chưa được "đá" "động" đến thôi.
 
Last edited by a moderator:
Vậy khí elylen có được cho phép sử dụng trong nông nghiệp không????
 
Các bác tranh luận hoài ko có kết quả đâu.
Bác chủ thớt sợ thì liên hệ tôi, đảm bảo mít, sầu riêng, đu đủ, xoài, chuối , chôm chôm, đều chín tự nhiên trên cây. Muốn ăn thì mua tôi bán, giao hàng tận nơi( phạm vi 100km). Luu ý mỗi lần giao phải trên 100kg, giá theo thị trừờng + thêm 50%. 50% này là chi phí hết sợ, an toàn, chín cây. Ok giao dịch
 
Dùng hóa chất xử lý cho trái chín


Đây là người ta dùng chất kích thích để cho quả chín nhưng dùng các hóa chất này (có xuất xứ từ bọn Tàu) thì quả không ngọt, không có mùi chín tự nhiên; mục đích sử dụng là thu hoạch trái đồng loạt, không kể trái non; bây giờ mình mua sầu riêng mà ăn vào nhạt mà không mùi vị đặc trưng của sầu riêng là biết bị xử lý thuốc rồi; bây giờ ra chợ thấy chuối, đủ đủ,... chín có màu vàng nhợt nhạc, không tươi như ngày xưa cũng là do người bán xử lý hóa chất đó.
Loại trái cây mà bị xử lý ăn vào lâu dần hóa chất tích tụ sẽ gây bệnh tật, nhất là bệnh ung thư.
 


Back
Top