Vì sao nói "một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân"

  • Thread starter mat_bao
  • Ngày gửi
Trước tiên bạn phải cho mọi người biết "nỏ" là gì chứ hihi..... có lẽ đây là một từ địa phương, khi ta biết ý nghĩa của nó thì mới giải thích được.
 
Hòn đất nỏ tạo diều kiện thoáng khí nên VSV dễ hoạt động vì vậy đất tơi xốp hơn......... mặt khác khi nỏ dễ vun khi các biện pháp kĩ thuật khác tác động nhwng cày bừa chẳng hạn làm cho đất tơi xốp nên cây dễ hấp thu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó khi phơi đất giúp giải phóng khí độc trong đất nữa và rất nhìu lý do nữa...............................
 
nỏ= khô. ý của câu này là phải ải đất để các loại vi trùng, mầm sâu bệnh hại cây sẽ bị chết, không hại được cây trồng.
 
câu này trong sách trồng trọt cơ bản mà sv trường Nông nghiệp phải học của cô Thanh Bình ý giải thích rùi mà
 
Cái này bọn em học trong thổ nhưỡng của ĐH Nông nghiệp nhưng ko có câu giải thích cụ thể.
Kết hợp của 2 bạn là tuyeninfo vàHHuuyyllhh9 là chính xác nhất.
Thanks nhé
 
:):D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:eek:
Hòn đất nỏ tạo diều kiện thoáng khí nên VSV dễ hoạt động vì vậy đất tơi xốp hơn......... mặt khác khi nỏ dễ vun khi các biện pháp kĩ thuật khác tác động nhwng cày bừa chẳng hạn làm cho đất tơi xốp nên cây dễ hấp thu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó khi phơi đất giúp giải phóng khí độc trong đất nữa và rất nhìu lý do nữa...............................
 

Hòn đất nỏ tạo diều kiện thoáng khí nên VSV dễ hoạt động vì vậy đất tơi xốp hơn......... mặt khác khi nỏ dễ vun khi các biện pháp kĩ thuật khác tác động nhwng cày bừa chẳng hạn làm cho đất tơi xốp nên cây dễ hấp thu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó khi phơi đất giúp giải phóng khí độc trong đất nữa và rất nhìu lý do nữa...............................
một lý do quan trọng nữa là sau vụ thu hoạch một số vi lượng cần thiết cho cây trồng đã bị khai thác, qua để đất nỏ vi lượng theo mao mạch đất đi lên, nước thì bốc hơi vi lượng còn lại làm bổ xung phần nào sự thiếu hụt ấy.
 
Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân

Theo mình hiểu thì câu ca dao này đề cập đến tác dụng của biện pháp canh tác. Cụ thể là phương pháp làm đất ải trong sản xuất thâm canh Lúa nước. Quá trình phơi ải là quá trình làm cho đất khô nỏ.
Việc làm này có ý nghĩa rất lớn đến năng suất cây trồng ở vụ sau. Cụ thể:

- Phơi ải đất giúp tiêu diệt một số mầm bệnh từ vụ trước.
- Đặc biệt quá trình phơi ải làm tăng các cation và muối khoáng. Lượng phân dễ tiêu tăng lên do quá trình khử các muối phôtphat. Lượng NH4+ tăng lên nhờ hoạt đông mạnh của các vi sinh vật amom hoá. Quá trình phơi ải ở gia đoạn đầu làm giảm lượng ẩm trong đất tạo thoáng khí giúp hệ sinh vật phát triển mạnh. Nhờ vậy thúc đẩy quá trình phân giải các chất hữu cơ giải phóng dinh dưỡng vao đất. thoáng khí là điều kiện thuận lợi cho quá trình khoáng hoá chất hữu cơ...
- Đồng thời quá trình đổ ải cho nước vào chân ruộng đang khô nỏ sẽ làm cho các viên đất vỡ ra, giảm thiểu công làm đất, tạo điều kiên thuận lợi cho hệ rễ cây trồng phát triển.
Biện pháp làm đất ải thường áp dụng đối với vùng đất sản xuất chủ động được nguồn nước tưới. nhưng trên thực tế mình thấy ở quê mình( miền trung) người dân có thể lợi dụng thời tiết nắng hạn để phơi ải những chân ruộng trũng,và biện pháp này cho hiệu quả rất cao..
...Vì vậy người dân mới có câu ca dao trên.
Chắc vẫn có thể còn nhiều nguyên nhân khác nữa,mong các bạn cùng góp ý để cùng giải thích hoàn thiện câu hỏi này. Mình cũng đang cần giải thích gấp vì sắp thi có câu này.:lol::lol::lol:hhj
 
Nỏ: tính từ, nghĩa là khô kiệt, không còn độ ấm nữa.
*
Đồng bằng bắc bộ, ven sông Hồng, bà con nông dân xưa hay
để đất khô bằng cách cày ải. Cày ải là cày sâu, lật đất
lên thành từng tảng lớn, không bừa. Nắng lên, những tảng
đất này khô bạc trắng ra. Trúng giun dế, sâu, nhộng, hạt
giống cây dại, các loại cỏ dại chết đi rất nhiều. Sau đó
là bà con mang vồ đi đập đất thành những mảnh nhỏ và ra
bột. Vồ làm bằng một cán tre dài bằng chiều cao của người,
chừng 1.6 mét, lắp vào một cục gỗ đường kính chừng 6 cm,
dài 2 hay 3 gang tay . Cũng có thể cục gỗ này bào thành
hinh 6 cạnh, bằng gỗ cứng như Vải, Nhãn, hay Lim, Nghiến.
Sau khi đập đất, thì cào cỏ khô trong đất bằng bồ cào.
Sau đó có thể bừa khô, đánh luống trồng màu hay trồng mía,
hay cho nước vào bừa nước cấy lúa.
*
Tác dụng cụ thể của để ải (để đất khô nỏ) thì tôi cũng
không rõ lắm, chứ không thể nào bằng một giỏ phân được.
Có lẽ ngày xưa bà con bón rất ít phân, nói đúng ra là chưa
có phân hoá học, và kỹ thuật bón phân, trồng cấy thưa,
giống cũ năng suất thấp, mới đề cao tác dụng của để ải.
Ngày nay giống năng suất cao, bón ít phân, mà thay bằng
để ải, thì rất kém năng suất, so với thị trường, thì lỗ
vốn. Nếu chịu chơi, thích ăn gạo ngon giống cũ, có lẽ phải
để ải thật, chứ bón phân hoá học có khi lại hỏng.
*
Ngày xưa tôi đã từng phải đi xếp ải (nhặt từng tảng đất
xếp chồng cho cao lên như bức tường mỏng) và đi đập đất
dưới trời nắng chang chang, mới hơn 10 tuổi thôi, cùng với
trẻ con khác, và người lớn, mệt nhọc không bút nào viết
cho hết. Bây giờ nhớ lại, mới thấy lạc hậu quá, nghèo khổ
quá, vì năng suất hình như 3 tấn một hécta thì phải. Hoa
màu khác như ngô đậu cũng năng suất thấp, vì mang liềm đi
cắt cỏ nuôi bò nuôi lợn mới có phân chuồng . Phân xanh thì
không có, vì cỏ bò ăn thừa đã trộn vào phân chuồng rồi .
Có bao nhiêu phân thì bón bấy nhiêu, ngoài bón lót, thì
bón làm mấy đợt, tôi cũng không nhớ làm gì, vì kỹ thuật
ấy đã xưa rồi . Bón không đúng lúc, và bón nhiều quá thì
lúa lôp, lúa đẻ lai rai, vân vân . Vì thế có lẽ cày ải,
xếp ải là một kỹ thuật rất quan trọng, rất có giá trị .
*
Ngày nay, cày ải, xếp ải là việc làm không kinh tế, vì
mất nhiều công lao động, mất nhiều thời gian phơi nắng,
trong khi các giống cây ngắn ngày thì đã mọc cao, sắp
cho thu hoạch rồi. Phân các loại thì rất rẻ (so với công
lao động) và dễ xài . Câu tục ngữ đó là một văn bản ghi
lại cuộc sống cần cù khó nhọc ngày xưa, chứ không phải
là kỹ thuật đáng học hỏi ngày nay.
*
 
hjxxxx

"hòn đất nỏ bằng giỏ phân". đây là một kinh nghiêm sản xuất của cha ông ta để lại. Quả thật rất đúng, trong quá trình canh tác, đặc biệt là canh tác lúa nước, người ta hay có quá trình phơi ải đất. Đó là quá trình xử lý đất nhằm tạo điều kiện:
+ Đất ở tầng dưới được cày lật lên, thông thoáng, giúp cho các quá trình khoáng hoá diễn ra tốt, vi sinh vật hoạt động mạnh, phân huỷ các chất khó tiêu, khó xử dụng trong đất thành các chất dễ tiêu, dễ xử dụng tạo điều kiện dinh dưỡng cho cầy trồng xử dụng được thuận lợi.
+ Quá trình phơi đất nỏ giúp cho việc tiêu diệt, hạn chế mầm bệnh, sâu bệnh, cỏ dại trong quá trình canh tác.
+ phơi ải có thể giúp đất giải phóng các chất độc: S, co2,CH4.... trong quá trình thoát hơi nước.
=>> Tạo độ màu mỡ tơi xốp cho đất.
 
đất nỏ là loại đất xốp, được cày hoặc cuốc lên để đất khô thoáng nên một số các chất hữu cơ có trong đất thành mùn rất tốt cho cây trồng. Vì vậy khi cây trồng được trồng trên đất này sẽ tự phát triển như được phân bón( câu trả lời đúng nhất cho bạn)
 


Back
Top