Ngành chăn nuôi bò thịt VN: Nguy cơ...

- Giới chuyên gia cho rằng, nếu chúng ta không nhanh chóng có những chính sách giải cứu ngành chăn nuôi bò thịt, ngành này có thể bị “giết chết” khi cánh cửa thị trường của VN chính thức mở vào năm 2015.

Mô hình chăn nuôi bò thịt công nghiệp tập trung được kỳ vọng sẽ là
bước đệm quan trọng để VN thực hiện tái cơ cấu thành công ngành chăn nuôi

Tuy nhiên, mọi thứ không phải hoàn toàn màu xám khi nhu cầu phục vụ thịt bò của các DN nội địa cho thị trường là rất lớn.

“Lá chắn” cạnh tranh

Thịt nhập ngoại chủ yếu đi vào các nhà hàng, khách sạn, do vậy, bò nuôi trong nước vẫn phục vụ tốt cho bán lẻ tại các chợ truyền thống hoặc chế biến công nghiệp như xay, làm xúc xích.

Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm tư vấn chính sách NN - NT, ngành chăn nuôi bò thịt của chúng ta vẫn còn đủ thời gian để nâng cao sức cạnh tranh nếu được “xốc lại” ngay từ bây giờ. Bởi lẽ, thị hiếu tiêu dùng thịt tươi sống từ các chợ truyền thống đang là hàng rào bảo hộ tự nhiên với các nhà sản xuất trong nước. Ông Tuấn dẫn chứng, mỗi khi có dịch bệnh ở lợn thì có 40,55% số người tiêu dùng chuyển sang thịt bò và bình quân mỗi người VN sẽ tiêu dùng 1,9kg thịt bò/ngày. Còn mỗi khi có dịch cúm gia cấm, thì 75% số người tiêu dùng ngừng mua thịt gà; 21,3% sẽ mua ít hơn trước; 24,6% chuyển sang thịt lợn, bò. Thói quen tiêu dùng này sẽ là “lá chắn” giúp thịt bò trong nước có thể cạnh tranh với bò nhập khẩu - ông Tuấn nhận định.

Mô hình liên kết “cứu” ngành

Tuy nhiên, để “lá chắn” ấy phát huy tính hiệu quả thì theo ông Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện chiến lược chính sách NN- NT, ngành nuôi bò thịt của VN cần hình thành một mô hình liên kết giữa các nhóm hộ với nhau hoặc giữa DN cùng nhiều hộ nông dân. Theo đó, DN xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường, ký hợp đồng với nông dân, còn nông dân góp sức lao động, đất đai, chuồng trại… Bởi lẽ, theo ông Sơn, bất ổn lớn nhất của ngành lâu nay vẫn là sản xuất theo kiểu tận dụng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, thiếu quy hoạch, hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thiếu tính liên kết.

Một chiến dịch có tên gọi “Truyền thống và chất lượng thịt Châu Âu” đang được Liên minh UPEMI – một tổ chức địa diện cho ngành thịt Ba Lan thực hiện, nhằm quảng bá ưu điểm, chất lượng thịt bò, thịt lợn tại ba thị trường Hoa Kỳ, Hàn Quốc và VN đang đặt ngành chăn nuôi bò thịt tại VN vào nguy cơ... “chết yểu”.

Theo tiết lộ của Tham tán Kinh tế - Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội, ông Wojciech Gerweli, trong thời gian tới, sẽ có 9 DN sản xuất thịt (chủ yếu là thịt bò) và các sản phẩm từ thịt, sữa, rau đông lạnh... sẽ sang VN tổ chức hội thảo, gặp gỡ trực tiếp tìm kiếm đối tác để đưa sản phẩm thịt về thị trường VN tiêu thụ.

Cạnh tranh khốc liệt

Với thế mạnh là nước sản xuất thịt lớn nhất Châu Âu, Ba Lan hiện xuất khẩu thịt tới 70 quốc gia, thuộc hàng top 10 thế giới và lớn thứ 4 ở Châu Âu. Trong số hơn 1.100 tấn thịt VN nhập từ Châu Âu trong thời gian qua, có tới hơn 300 tấn thịt bò đông lạnh, trung bình quốc gia này thu từ thị trường VN với tổng giá trị hơn 1,5 triệu Euro/năm. Và theo dự kiến, đến năm 2018 thuế nhập khẩu thịt bò tại VN sẽ về mức 0% thì lượng thịt đổ vào VN sẽ lớn hơn nhiều.

Trong số hơn 1.100 tấn thịt VN nhập từ Châu Âu trong thời gian qua, có tới hơn 300 tấn thịt bò đông lạnh, trung bình quốc gia này thu từ thị trường VN với tổng giá trị hơn 1,5 triệu Euro/năm. Dĩ nhiên, khi tham gia chuỗi liên kết này, hộ chăn nuôi được Cty sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng nên thời gian vay vốn nhanh chóng hoàn tất và không phải mất những chi phí không cần thiết. Ngoài ra, mỗi bao thức ăn mua trực tiếp từ Cty rẻ hơn so với giá trị trường từ 10.000-12.000 đồng. Các hộ dân, sau khi mua thức ăn của Cty, họ không phải trả tiền ngay mà mang hóa đơn đến ngân hàng, ngân hàng căn cứ vào đó chuyển tiền cho Cty nên ngân hàng yên tâm vốn được giải ngân đúng mục đích, đúng đối tượng và an toàn- ông Sơn phân tích.
Trên thực tế đã có một số mô hình tại Đồng Nai hay Hà Nội đã rất thành công khi áp dụng chuỗi liên kết này. Ví dụ như, trang trại của ông Khoa tại Phú Xuyên, TP Hà Nội, trung bình 130 con bò thịt đem về cho ông khoảng 600 triệu đồng/năm (đã trừ chi phí). Tuy nhiên, theo đề xuất của ông Khoa, để thật sự bền vững, ổn định thì mối liên kết ấy không chỉ dừng lại ở ba nhà mà cần có sự bắt tay “nhiệt huyết” hơn nữa của nhà nước và cơ sở giết mổ để hoàn tất chu trình sản xuất, tiêu thụ khép kín.

Dường như, mô hình chăn nuôi bò thịt công nghiệp tập trung được giới chuyên gia, nhà quản lý cũng như DN kỳ vọng sẽ là bước đệm quan trọng để VN thực hiện tái cơ cấu thành công ngành chăn nuôi.
 


Bọn nó cho ăn gì mà giá rẻ thế nhỉ??? Mà nuôi bò mà có vùng chăn thả rổng thì không lo gì cả, vì thức an không tốn xu nào bệnh Tật cũng ít, trông thêm cỏ nụa là quá ok. Trước đây ở xả e có bà gì đó thuê đất nuôi 200 con bò mà thức ăn thi khôg có bải chăn thả cũng không, có lần phải mua >40 triệu tiên rơm cho bò ăn, nghe mà nản, sau đó cũng phải bán hết bò đi vì không chăm nổi, có tiên mà không biết tình toán thì cũng dễ phá sản lắm.
 
Bên họ có nhiều chính sách hỗ trợ trang trại lắm. Bảo hiểm vật nuôi cũng có. Đồng ruộng cho thuê giá rẻ. Vốn cho vay đến tận răng. :( Nền chăn nuôi công nghệ hiện đại nên giá thành rẻ nhiều so với VN mình.
 
Giá bò hơi ở Úc + thuế nhập khẩu + phí các loại + ... vậy mà về đến VN chỉ khoảng 50k/kg. Trong khi giá bò hơi trong nước 65 - 75k/kg. Hiện tại giá con giống lại quá cao, lối thoát nào đây?
 
Giá bò hơi ở Úc + thuế nhập khẩu + phí các loại + ... vậy mà về đến VN chỉ khoảng 50k/kg. Trong khi giá bò hơi trong nước 65 - 75k/kg. Hiện tại giá con giống lại quá cao, lối thoát nào đây?
Mặc dù nhập nhiều nhưng mình thấy thị trường nuôi bò vẫn ok mà. Nếu có ảnh hưởng chắc sang năm :))
 
Bò chỉ ăn cỏ và cám, ko fải tốn TACN, chi phí cùng lắm là giống cỏ, phân bón tưới tiêu. Nếu có vốn nhiều tôi cũng nuôi bò, ít rủi ro hơn so với con heo và gà !
 
Bò chỉ ăn cỏ và cám, ko fải tốn TACN, chi phí cùng lắm là giống cỏ, phân bón tưới tiêu. Nếu có vốn nhiều tôi cũng nuôi bò, ít rủi ro hơn so với con heo và gà !
Chính xác, nuôi những con vật ăn cỏ là ko lo lổ.....giá có xuống thì cầm cự củng còn được...
 

Giá bò hơi (bò sống) được giá 65-75k/kg (nếu con bò nặng khoảng 400kg thì cũng từ 26-30tr rồi) là người nuôi đạt mức lợi nhuận rất lớn nếu họ biết cách tổ chức chăn nuôi đạt hiệu quả, chi phí thấp, vì với một mô hình chăn nuôi tập trung hiệu quả thì giá thành cho mỗi kg bò hơi chỉ dừng lại ở mức 30k (nếu tình trung bình mỗi ngày tăng trọng 0.5kg)
 
Con bò thực ra e hok lo đâu. Vì thợ thịt bò chỗ e ngta biết bò nhập rẻ nhưng ngta hok mua về mổ vì tỷ lệ hao thịt cao hơn bò ta, ăn hok ngon quán phở hay nhà hàng họ hok chuộng lắm đâu vì thái nó hok ra thịt. Thịt bò của mình ngon hơn bò nhập nhiều nên mọi ng cố tập trung chăn nuôi kỹ thuật đi :)
 
"theo ý kiến các chuyên gia"
cho hỏi chuyên gia ở đây là ai vậy? ổng có nuôi nhiều bò không?
ổng thấy tình hình như vậy sao ko nhập bò về mà bán
toàn tinh thần chém gió
 
Con bò thực ra e hok lo đâu. Vì thợ thịt bò chỗ e ngta biết bò nhập rẻ nhưng ngta hok mua về mổ vì tỷ lệ hao thịt cao hơn bò ta, ăn hok ngon quán phở hay nhà hàng họ hok chuộng lắm đâu vì thái nó hok ra thịt. Thịt bò của mình ngon hơn bò nhập nhiều nên mọi ng cố tập trung chăn nuôi kỹ thuật đi :)
Thịt bỏ của mình là bò gì hả bác
 
Em đang có câu hỏi là chất lượng thịt các giống bò mà chúng đang nuôi trong nước khác gì với bò Úc không vậy, hay chỉ là giá cả tương đương như nhau ???
 
Hiện nay các giống bò của VN đang được chăn nuôi cũng gần tương đồng với các giống bò ở nước ngoài (các nước có nền chăn nuôi bò phát triển), nhưng về độ thuần chủng thì chưa được cao bằng họ do mình đang sử dụng tinh bò nhập từ nước họ. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây thì tỷ lệ bò cao sản (siêu thịt) ngày càng thuần chủng hơn,nên không bao lâu nữa các giống bò cỏ (bò vàng nhỏ con, trọng lượng thấp) sẽ được thay thế bằng các giống bò trọng lượng lớn, tăng trọng nhanh. Còn chất lượng thịt của bò nuôi trong nước (phương pháp nuôi truyền thống) so với bò nhập, qua một số người tiêu dùng thì họ vẫn đánh giá cao bò nội hơn. Tuy nhiên để có một kết quả khách quan về vấn đề này thì cần phải có một cuộc nghiên cứu, khảo sát khoa học.
 
Con bò thực ra e hok lo đâu. Vì thợ thịt bò chỗ e ngta biết bò nhập rẻ nhưng ngta hok mua về mổ vì tỷ lệ hao thịt cao hơn bò ta, ăn hok ngon quán phở hay nhà hàng họ hok chuộng lắm đâu vì thái nó hok ra thịt. Thịt bò của mình ngon hơn bò nhập nhiều nên mọi ng cố tập trung chăn nuôi kỹ thuật đi :)

Bác hơi nhầm đấy. Bò nhập em không dám nói là ngon hay dở hơn nhưng nó là giống bò siêu thịt, khi mổ tỷ lệ thịt cao ( khoảng 60%) Còn bò trong nước thì tùy con, nhằm con bò ta nhỏ con thì tỷ lệ thịt thấp ( 40%) .
 
Bác hơi nhầm đấy. Bò nhập em không dám nói là ngon hay dở hơn nhưng nó là giống bò siêu thịt, khi mổ tỷ lệ thịt cao ( khoảng 60%) Còn bò trong nước thì tùy con, nhằm con bò ta nhỏ con thì tỷ lệ thịt thấp ( 40%) .
bác nói củng đúng nhưng bò ngoại nuôi ở vn ( tạm gọi là bò vn ) vẩn đạt nhưng it mở . nếu bác so sanh 2 mẩu thịt thì thấy vấn đề là bò vn thịt nạt bò nước ngoài ( nhập ) có mở y như heo cho nên dân ta vẩn kén. nói chung con bò con dê cứ mạnh zạng mà nuôi không gì phải lo ( khi mua giống thì đừng mua giá ảo để rồi bán thịt lổ )
 
Sở thịt bò nhập từ nước ngoài không ngon bằng thịt bò được chăn nuôi trong nước là vì người ta nuôi bò theo hướng công nghiệp, bò ngoại ăn thức ăn tinh (thức ăn công nghiệp) là chủ yếu nên chất lượng thịt kém hơn bò được nuôi bằng việc cho ăn cỏ, nếu có cho ăn thức ăn tinh thì cũng với tỷ lệ rất thắp nên ít mỡ, thịt chắc hơn bò nhập. Giống như nuôi gà thả vườn với gà công nghiệp vậy đó, thịt gà công nghiệp ăn dỡ òm, còn gà thả vườn ăn ngon hết sẩy.
Vấn đề bò nhập ngoại sau năm 2015 hay 2018 sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam, thậm chí có nguy cơ đe dọa ngành chăn nuôi bò trong nước, chúng ta có lo nhưng đừng ngạy vì chất lượng thịt bò nuôi bằng thức ăn công nghiệp sẽ không thể sách được với thịt bò được nuôi bằng cỏ đâu. Cũng giống như thịt gà thả vườn lúc nào cũng cao hơn thịt gà công nghiệp nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận mua gà thả vườn vì chất lượng thịt ngon hơn.
 
Bạn có biết rằng người ta là nước công nghiệp phát triển, thức ăn chăn nuôi không đắc đỏ như nước mình đâu, vả lại ngành nông nghiệp của nước ngoài còn được sự bảo hộ từ chính phủ nửa;còn nước mình thức ăn chăn nuôi đã đắt đỏ mà thời gian qua thức ăn chỉ có tăng giá mà không thấy giảm, nhà nước chưa có chính sách gì hỗ trợ mạnh cho nông dân cả.
 
Bạn có biết rằng người ta là nước công nghiệp phát triển, thức ăn chăn nuôi không đắc đỏ như nước mình đâu, vả lại ngành nông nghiệp của nước ngoài còn được sự bảo hộ từ chính phủ nửa;còn nước mình thức ăn chăn nuôi đã đắt đỏ mà thời gian qua thức ăn chỉ có tăng giá mà không thấy giảm, nhà nước chưa có chính sách gì hỗ trợ mạnh cho nông dân cả.
CMT bác câu nào cũng chuẩn. Like
 


Back
Top