Thoát nghèo từ "Rác", tại sao không?

Như chúng ta đã biết, việc ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt là rác thải sinh hoạt. Trong rác thải sinh hoạt có rác hữu cơ và rác vô cơ. Ở đây mình muốn nói đến rác hữu cơ. Bên cạnh đó, nước rửa chén hàng ngày mà chúng ta sử dụng, được làm ra từ hóa chất công nghiệp, mà hóa chất công nghiệp từ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Thế thì tại sao chúng ta không sản xuất nước rửa chén từ rác hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe ?
ngheod_emcd_ygrf.jpg

Việc tự làm nước rửa chén từ rác hữu cơ thì đã có rất nhiều trên mạng, nếu tra google thì có rất nhiều phương pháp làm, tuy nhiên theo mình thấy để làm với số lượng ít thì tạm được nhưng nếu làm với số lượng lớn thì hơi khó khăn. Và nếu làm nhiều, số lượng lớn thì phải làm sao? Đây chính là sự chia sẽ của mình đến anh em, làm thế nào để thoát "nghèo" từ rác ?

Mình cũng xin anh em khi đọc bài này đừng "ném đá" mình. Bởi vì việc mình chia sẽ xuất phát từ lòng biết ơn người lập ra diễn đàn và những kiến thức, kinh nghiệm của những người tham gia diễn đàn này mà mình đã được học hỏi. Mình cũng rất trân trọng những góp ý của anh em để mình có thể học hỏi thêm nữa. Trong quá trình làm, mình cũng học hỏi rất nhiều trên Internet, sau đó mình nghiên cứu thêm và trải qua quá trình thực nghiệm khoảng 9 tháng thì mới được như hôm nay.

Mình sẽ chia sẽ theo từng phần như : Quy trình, Hiệu quả kinh tế, Xử lý khó khăn. Riêng phần xử lý khó khăn thì phần đầu mình sẽ nói sơ lược, khi anh em làm thực tế bị vướng mắc chổ nào thì mình sẽ chia sẽ chổ đó.

Phần 1 : QUY TRÌNH
A/- NGUYÊN LIỆU :

1/- Phế phẩm thực vật
- Rác hữu cơ bao gồm :
+ Gốc rau các loại. Ví dụ: Gốc rau muống, gốc cải, ...
+ Các loại rau ăn lá: Ví dụ : Cải xanh, cải ngọt, hành, diếp cá,.....
+ Củ, quả các loại. Ví dụ: Bầu, bí, cà, đậu, su, khoai,.......
+ Hoa các loại: Hồng, Cúc, Huệ,........
+ Vỏ Trái cây các loại: Vỏ Bưởi. Vỏ Chôm chôm, nhãn, măng cụt, .....
* Chú ý : Không được dùng các phế phẩm có nguồn gốc từ động vật như Thịt, Cá các loại. Các chất nhựa , thủy tinh như chai mũ, túi nylon, chai thủy tinh,.....

2/- Đường mật:
- Đường mật là chất lỏng cô đặc sau khi được rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh.
- Nếu không có đường rỉ có thể thay thế bằng đường vàng, mật mía.
* Chú ý : Không dùng đường đã tinh luyện ( đường cát trắng )

3/- Nước sạch
- Có thể dùng nước máy ( nước phông-tên), nước sinh hoạt,nước giếng khoan,..... Không dùng nước ao hồ tù đọng.

B/- THỰC HIỆN :

1/- Dụng cụ :
- Sử dụng các thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy kín.
- Kích thước của thùng nhựa phụ thuộc vào khối lượng rác hữu cơ mà ta có.
Ví dụ : Có thể dùng chai nhựa, thùng nhựa kín có thể tích từ 05 lít trở lên. Thùng càng lớn thì ta càng chứa được nhiều dung dịch.

2/- Công thức :

01 Phần đường + 03 Phần phế phẩm + 10 Phần nước

+ Ví dụ : 01 kg đường mật + 03 kg rác hữu cơ + 10 lít nước

3/- Cách làm :
- Đầu tiên quan trọng là ta phải phân loại rác hữu cơ theo từng loại như đã ghi ở phần 1A.
+ Loại nào theo loại đó. Ví dụ Rau ăn lá chứa riêng 1 thùng, Hoa chứa riêng 1 thùng,, Củ quả chứa riêng 01 thùng.
- Sau đó ta rửa sơ hoặc ngâm phần rác này trong nước khoảng 10 phút để trôi đi các chất như bùn, đất, cát.
- Tiếp theo ta băm, chặt, cắt nhỏ các loại rác hữu cơ từ 2cm-3cm. Sau đó bỏ rác hữu cơ ( sau khi đã phân loại và băm nhỏ ) vào thùng nhựa kín.
- Sau 2 ngày, pha đường với nước theo tỷ lệ công thức trên, sau đó đổ vào thùng đã có rác hữu cơ và đậy kín nắp lại.
* Chú ý :
+ Không được nhồi nhét phần rác hữu cơ đầy,tràn thùng. Đổ vào theo tỷ lệ 3 phần không khí và 7 phần nguyên liệu.
+ Đặt thùng chứa nơi thoáng mát.
+ Dán nhãn, ghi ngày bắt đầu ủ lên thùng chứa để dễ dàng kiểm tra và theo dõi.


3/- Kiểm tra :
- Đến ngày thứ 3 sau ủ , ta mở nắp thùng để không khí thoát ra. Sau đó đậy kín nắp thùng lại.
+ Lưu ý : Khi mở nắp thùng, ta phải mở từ từ, tránh mở nhanh, đột ngột sẽ gây ra hiện tượng trào bọt hoặc bay nắp thùng.

- Sau đó, cứ cách ngày ta mở nắp thùng 1 lần.
- Đến ngày thứ 14, cứ cách 3 ngày ta mở nắp thùng 1 lần, sau đó đậy kín tiếp.
+ Lưu ý : Khi mở nắp thùng ta thấy có phần bả màu trắng đục nổi lên trên mặt thì ta dùng cây gổ hoặc cây bằng nhựa đẩy phần bả màu trắng chìm xuống dưới cho thấm nước.

- Đến hết 30 ngày, khi mở nắp thùng ta sẽ ngửi thấy mùi cồn. Đến ngày thứ 60, khi mở nắp ta sẽ ngửi được mùi chua nhẹ. Tất cả các mùi trên đều là hiện tượng bình thường.
- Thời gian hoàn thành việc ủ rác hữu cơ :
+ Đối với Bông, Hoa : Khoảng 30 ngày
+ Đối với Rau ăn lá : Từ 40 đến 60 ngày
+ Đối với Củ, quả : Từ 60 đến 90 ngày

Khi kiểm tra dung dịch ngửi thấy mùi thơm, hơi chua, màu hơi nâu, nguyên liệu đã bị phân hủy, chứng tỏ quá trình ủ rác hữu cơ đã hoàn chỉnh.

5/- Kết quả:
Sau khi hoàn thành việc ủ rác, chúng ta sẽ thực hiện bước cuối cùng là :
+ Dùng vải mỏng, vải mùng để lọc cặn dung dịch.
+ Sau khi lọc ta sẽ có 02 phần: Phần nước và phần bã, mỗi phần ta đựng riêng lẻ trong thùng nhựa khác nhau.
+ Phần bã ta sẽ dùng bón cho cây trồng. Phần này mình sẽ chia sẽ ở một bài viết khác .
+ Phần dung dịch chính là nước rửa chén hữu cơ.
Nước rửa chén này có màu vàng đục, có mùi chua nhẹ. Khi rửa chén đũa thì phải nói là sạch các chất dầu mỡ như các loại nước rửa chén thông thường nhưng đều quan trọng là nó được làm từ rác hữu cơ. Chúng ta sử dụng nước rửa chén hữu cơ này thì chúng ta vừa tận dụng được nguồn phế phẩm từ rác sinh hoạt hàng ngày, vừa trực tiếp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đồng thời đảm bảo được sức khỏe của chúng ta.

Xin cám ơn Admin đã tạo một sân chơi cho anh em được học hỏi, giao lưu chia sẽ kinh nghiệm trong nông nghiệp và trong cuộc sống.
Khi tình cờ đọc được diễn đàn này, mình thấy rất bổ ích, rất hay khi mà có rất nhiều anh em đã chia sẽ những kinh nghiệm của họ để cho mọi người ( trong đó có mình ) học hỏi những kinh nghiệm quý báu và thực tiển đó. Chính vì vậy, hôm nay, mình xin chia sẽ lại một công việc mà chính bản thân mình đã được học hỏi từ Agriviet, từ những người anh em không quen biết đã giúp đỡ những kiến thức, kinh nghiệm để mình thoát khỏi những khó khăn trong cuộc sống.


( còn tiếp phần 2 : Bài toán kinh tế )
 


D
Có 1 chi phí mà anh chưa tính tới, đó là công sức phân loại rác, rồi thu gom vận chuyển rác. Làm ít cho nhà tự xài thì dễ nhưng làm vài trăm khối thì cv phân loại rác và thu gom vận chuyển là cả vấn đề lớn.
Tôi đề xuất a dùng nguyên liệu bằng lục bình thì sẽ dễ hơn nhiều. Ở đbscl lục bình đầy cả kinh rạch, người ta phải phun thuốc cỏ để diệt thì ghe xuồng mới đi được.
Còn a muốn giữ quan điểm dùng rác thải từ sinh hoạt thì theo tôi nghĩ sẽ ko làm lớn được. Thân chào!
Cách làm của anh rất chuẩn nếu xét về mặt kinh tế
Tuy nhiên về việc bảo vệ môi trường thì chưa được hay lắm
Theo em mình sẽ thực hiện trên một khu phố, xóm nhỏ trước
- Mình đầu tư mỗi gia đình 3 sọt giác nhỏ
- Yêu cầu họ phân loại giác thải và mình sẽ trả chi phí giác thải hàng tháng cho họ ( với điều kiện họ phải phân loại giác cho mình, người thu gom thì cty môi trường sẽ làm, thậm chí mình tổ chức làm )
- Tính toán cân đối phần chi phí đầu vào và đầu ra là ok
- CÁI KHÓ NHẤT CHÍNH LÀ : ĐƯỜNG. Cái này chiếm giá thành lớn nhất và khó làm nhất anh à.
 


B
PHẦN 3 - THẤT BẠI VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM

1/- Hỏi : Tại sao không dùng đường tinh luyện mà dùng đường mật ?
* Trả lời
:
- Thứ nhất: Đường tinh luyện hay đường mật đều giống nhau được sản xuất từ mía. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, đường cát trắng có xử lý một số hóa chất trong quá trình làm cô đặc. Còn đường mật thì chưa qua xử lý hóa chất. Vì vậy, dùng đường mật sẽ có tác dụng tốt hơn so với dùng đường cát trắng. (Theo thông tin google thì có một số thông tin cho hay là trong đường tinh luyện có một số chất có hại đến da tay. Cái này mình cũng không rành lắm. )
- Thứ 2 : Đường tinh luyện có giá bán cao hơn đường mật.
Ví dụ : 1kg đường tinh luyện mua thị trường là 18.000 đ - 20.000 đ. Trong khi đường mật chỉ có 13.000 đ ( mua sĩ giá sẽ rẻ hơn )
- Thứ 3 : Theo kinh nghiệm rút ra của mình thì khi ngâm/ủ nguyên liệu bằng đường tinh luyện thì tính tẩy rửa yếu hơn so với ngâm/ủ bằng đường mật. Đồng thời, thời gian ngâm/ủ của đường tinh luyện dài hơn so với đường mật ( chênh lệch khoảng 15 ngày trở lên )

2/- Hỏi : Có cách nào rút ngắn thời gian ngâm/ủ hay không ?
( .......còn tiếp )
»
Cách làm của anh rất chuẩn nếu xét về mặt kinh tế
Tuy nhiên về việc bảo vệ môi trường thì chưa được hay lắm
Theo em mình sẽ thực hiện trên một khu phố, xóm nhỏ trước
- Mình đầu tư mỗi gia đình 3 sọt giác nhỏ
- Yêu cầu họ phân loại giác thải và mình sẽ trả chi phí giác thải hàng tháng cho họ ( với điều kiện họ phải phân loại giác cho mình, người thu gom thì cty môi trường sẽ làm, thậm chí mình tổ chức làm )
- Tính toán cân đối phần chi phí đầu vào và đầu ra là ok
- CÁI KHÓ NHẤT CHÍNH LÀ : ĐƯỜNG. Cái này chiếm giá thành lớn nhất và khó làm nhất anh à.
Chào bạn !
Xin cám ơn ý kiến của bạn.
- Việc đầu tư sọt rác để mỗi gia đình tự phân loại rác ngay từ đầu thì đã có nhiều nơi làm rồi. Tuy nhiên trong thời gian đầu thì mọi người sẽ nhiệt tình thực hiện, nhưng sau một thời gian thì đâu cũng vào đấy ( cho chung vào 1 túi rồi vứt đi ). Đồng thời nếu người dân ý thức và thực hiện được phân loại rác thải thì vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn của người đi thu gom. Có 1 thực tế, khi người dân đã phân loại rác ngay từ nhà rồi, nhưng khi người thu gom đến thì họ gom lại và vứt lên chung 1 xe ( chung với các loại khác ). Thế là công cốc !!! Lại phải phân loại lần nữa ????
- Kinh phí để đầu tư mua 3 sọt rác cho người dân ở xung quanh xóm thì có thể không hề nhỏ.
Ví dụ: Mình mua 3 sọt x 20.000 đ = 60.000 đ. Xóm mình có khoảng 50 người chịu phân loại cho mình và mình là người đi thu gom luôn. Như vậy 60.000 đ x 50 người = 3.000.000 đ.
Như vậy, ban đầu mình phải tốn khoảng 3 tirệu đồng cho người dân phân loại rác tại nhà. Mà mục đích chính của mình là làm như thế nào để tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất nhưng phải mang lại lợi ích nhiều nhất.
- Theo mình nghĩ thay vì mua sọt rác cho họ, thì mình sẽ hướng dẫn cho mọi người làm và sau đó sẽ thu mua lại của họ. Theo bạn, mình tính như vậy có được không ?

P/s : Hiện giờ, sức mình như đã nói chỉ làm 1,2 ngàn lít, nhưng bạn mình yêu cầu tăng thêm số lượng nữa ( khoảng vài chục ngàn ). Mình đang đau đầu đây. Chắc phải áp dụng cách như mình vừa nói thì mới đáp ứng được yêu cầu.
»
Giờ mà tìm được một gia đình nào chịu khó phân loại rác ra đã khó, kiếm được một cộng đồng những người có ý thức phân loại rác thải ra cho anh thử nghiệm càng khó hơn nhiều lần. Tôi hiện đang làm một công việc rất nhàm chán, để giảm stress hàng ngày tôi hay quan sát những hoạt động của những người xung quanh, và thấy cái việc vứt rác bừa bãi là rất hiển nhiên, thùng rác cách mấy bước chân còn không thèm liếc tới, nói gì là việc phân loại này nọ. Cái việc làm nước rửa chén, nước lau nhà bằng rác này mấy năm trước có đọc rồi, hình như ở Đà Nẵng, vậy giờ ai người Đà Nẵng thử tới tìm hiểu coi dân ở khu đó còn xài không, hay là chuyển qua sunlight, lix rồi :D. Nhưng nếu anh làm có bài bản và không phải chỉ làm chơi cho vui, làm ngay nơi khu dân cư đông đúc có thể sẽ tác động được tới nhiều người, từ đó sẽ có lợi hơn khí thuyết phục người dân thay đổi nhận thức. Chúc anh thành công.
Chào bạn ! Chia sẽ của bạn rất thực tế và rất bổ ích. Xin cám ơn bạn !
Mình xin phân tích một số ý của bạn :
1/- Ý thức phân loại rác :
- Bạn nói rất đúng, ý thức phân loại rác trong cộng đồng là một việc cực kỳ khó khăn hiện nay. Đa phần người dân đều đã có thói quen đụng đâu vứt đấy, tiện tay thì quăng đi. Bên cạnh đó, như mình đã nói ở trên, cho dù người dân có ý thức phân loại từ đầu thì khi người đi thu gom họ vẫn bỏ chung với các loại khác trên xe thu gom. Vì vậy, để thay đổi 1 thói quen hay thay đổi nhận thức là 1 việc nan giải vô cùng. Nhưng nó không phải là không thể.
- Trước đây trong quá trình làm thử nghiệm, với nguyên liệu số lượng nhỏ thì mình có thể tự tìm kiếm, nhưng khi làm số lượng lớn thì mình gặp rất nhiều khó khăn. Thế là phải suy nghĩ, tìm tòi và cuối cùng hiện giờ, khi mình làm số lượng tương đối nhiều hơn ( 300kg rác tương đương 3.000 lít dung dịch ). Đó là, mình vận động mọi người trong xóm cho mình xin rác. Mình hướng dẫn cho họ cách phân loại rác, sau đó cứ cách ngày mình đến lấy rác. Mình sẽ ghi sổ khối lượng của từng nhà. Đến cuối tuần, mình mua sữa, đường, dầu ăn,.......đến nhà và tặng lại họ. Họ rất vui, và đến giờ họ vẫn còn chung sức với mình. Và trong cái khó, nó ló ra.....một số người nói thay vì tặng quà, sao không quy ra tiền để họ muốn mua gì họ mua..... Một ý tưởng mới ra đời...... Mình sẽ thu mua lại của họ...
Theo bạn, mình nghĩ vậy có được không ?

2/- Việc làm nước rửa chén hữu cơ từ rác thực vật
Mình cũng có tham khảo việc này trên internet ( như trong phần đầu tiên bài viết mình có nói ) và trong đó có trường hợp ở Đà Nẵng. Mình cũng không biết hiện tại là việc bà con cho rác hay Chị ấy thu gom rác thải như thế nào nhưng mình thấy hiện giờ là chị ấy đã phát triển việc này ở các tỉnh khác như Quảng Nam, phú yên,.......rồi.

3/- Cách thay đổi nhận thức phân loại rác:
Như mình đã nói ở trên, thay đổi nhận thức là cả một vấn đề nan giải vô cùng. Tuy nhiên, theo mình nghĩ một cách thực tế nhất: Nếu tui làm 1 việc gì đó mà có lợi ích cho bản thân trước mắt, và lợi ích sau đó cho mọi người xung quanh thì tui sẽ làm ( đây chỉ là suy nghĩ cá nhân mình ). Cũng có thể sẽ có một số người có cùng suy nghĩ với mình. Vì vậy, mình sẽ làm từng bước:
- Chia sẽ về ô nhiễm môi trường, về các chất hóa học công nghiệp,.........
- Chia sẽ về cách phân loại rác thải
- Hướng dẫn cách làm NRCHC cho mọi người
- Mua lại sản phẩm của họ.
-.....
Theo bạn, mình nghĩ như vậy có đúng không ?

4/- Cuối cùng: Bạn có thể chia sẽ cách làm bài bản là mình sẽ làm như thế nào không ?
Bởi vì, nguyên nhân nào mình làm NRCHC thì mình đã nói ở đầu bài viết. Mình chỉ muốn thoát nghèo mà thôi. Nhưng thực tế hiện giờ việc này nó bắt đầu làm cho mình rối khi mà yêu cầu số lượng sản phẩm cứ tăng dần.....
Hy vọng bạn sẽ chia sẽ cùng mình với mọi người.
Chúc bạn vui, khỏe !
 
Last edited by a moderator:
T
Em thấy công thức của anh là 3kg rác + 1kg đường + 10l nước
Trong khi của cô hồng ngoài Đà Nẵng chỉ có 300 gram đường.
Vậy cho em hỏi cái nào là chính xác ạ.
 
B
anh thử phơi nắng dung dịch khi ngâm xem sao,em nghĩ sẽ giảm thời gian còn dưới 30 ngày.
Tiện thể a cho e xin 0,5l dùng thử được ko ạ,thank anh
Ok. Mình sẽ thử cách của bạn. Thanks.
Bạn mail địa chỉ, mình sẽ gởi tặng bạn dùng thử.
Thân.
»
Em thấy công thức của anh là 3kg rác + 1kg đường + 10l nước
Trong khi của cô hồng ngoài Đà Nẵng chỉ có 300 gram đường.
Vậy cho em hỏi cái nào là chính xác ạ.
Chính xác là 01 kg đường. Bởi vì nếu là 300g thì quá trình phân hủy rác sẽ rất lâu (trên 3 tháng ). Ở phần 3 -kinh nghiệm.....mình sẽ chia sẽ cách rút ngắn thời gian lại.
Thân.
 
D
PHẦN 3 - THẤT BẠI VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM

1/- Hỏi : Tại sao không dùng đường tinh luyện mà dùng đường mật ?
* Trả lời
:
- Thứ nhất: Đường tinh luyện hay đường mật đều giống nhau được sản xuất từ mía. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, đường cát trắng có xử lý một số hóa chất trong quá trình làm cô đặc. Còn đường mật thì chưa qua xử lý hóa chất. Vì vậy, dùng đường mật sẽ có tác dụng tốt hơn so với dùng đường cát trắng. (Theo thông tin google thì có một số thông tin cho hay là trong đường tinh luyện có một số chất có hại đến da tay. Cái này mình cũng không rành lắm. )
- Thứ 2 : Đường tinh luyện có giá bán cao hơn đường mật.
Ví dụ : 1kg đường tinh luyện mua thị trường là 18.000 đ - 20.000 đ. Trong khi đường mật chỉ có 13.000 đ ( mua sĩ giá sẽ rẻ hơn )
- Thứ 3 : Theo kinh nghiệm rút ra của mình thì khi ngâm/ủ nguyên liệu bằng đường tinh luyện thì tính tẩy rửa yếu hơn so với ngâm/ủ bằng đường mật. Đồng thời, thời gian ngâm/ủ của đường tinh luyện dài hơn so với đường mật ( chênh lệch khoảng 15 ngày trở lên )

2/- Hỏi : Có cách nào rút ngắn thời gian ngâm/ủ hay không ?
( .......còn tiếp )
»

Chào bạn !
Xin cám ơn ý kiến của bạn.
- Việc đầu tư sọt rác để mỗi gia đình tự phân loại rác ngay từ đầu thì đã có nhiều nơi làm rồi. Tuy nhiên trong thời gian đầu thì mọi người sẽ nhiệt tình thực hiện, nhưng sau một thời gian thì đâu cũng vào đấy ( cho chung vào 1 túi rồi vứt đi ). Đồng thời nếu người dân ý thức và thực hiện được phân loại rác thải thì vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn của người đi thu gom. Có 1 thực tế, khi người dân đã phân loại rác ngay từ nhà rồi, nhưng khi người thu gom đến thì họ gom lại và vứt lên chung 1 xe ( chung với các loại khác ). Thế là công cốc !!! Lại phải phân loại lần nữa ????
- Kinh phí để đầu tư mua 3 sọt rác cho người dân ở xung quanh xóm thì có thể không hề nhỏ.
Ví dụ: Mình mua 3 sọt x 20.000 đ = 60.000 đ. Xóm mình có khoảng 50 người chịu phân loại cho mình và mình là người đi thu gom luôn. Như vậy 60.000 đ x 50 người = 3.000.000 đ.
Như vậy, ban đầu mình phải tốn khoảng 3 tirệu đồng cho người dân phân loại rác tại nhà. Mà mục đích chính của mình là làm như thế nào để tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất nhưng phải mang lại lợi ích nhiều nhất.
- Theo mình nghĩ thay vì mua sọt rác cho họ, thì mình sẽ hướng dẫn cho mọi người làm và sau đó sẽ thu mua lại của họ. Theo bạn, mình tính như vậy có được không ?

P/s : Hiện giờ, sức mình như đã nói chỉ làm 1,2 ngàn lít, nhưng bạn mình yêu cầu tăng thêm số lượng nữa ( khoảng vài chục ngàn ). Mình đang đau đầu đây. Chắc phải áp dụng cách như mình vừa nói thì mới đáp ứng được yêu cầu.
»

Chào bạn ! Chia sẽ của bạn rất thực tế và rất bổ ích. Xin cám ơn bạn !
Mình xin phân tích một số ý của bạn :
1/- Ý thức phân loại rác :
- Bạn nói rất đúng, ý thức phân loại rác trong cộng đồng là một việc cực kỳ khó khăn hiện nay. Đa phần người dân đều đã có thói quen đụng đâu vứt đấy, tiện tay thì quăng đi. Bên cạnh đó, như mình đã nói ở trên, cho dù người dân có ý thức phân loại từ đầu thì khi người đi thu gom họ vẫn bỏ chung với các loại khác trên xe thu gom. Vì vậy, để thay đổi 1 thói quen hay thay đổi nhận thức là 1 việc nan giải vô cùng. Nhưng nó không phải là không thể.
- Trước đây trong quá trình làm thử nghiệm, với nguyên liệu số lượng nhỏ thì mình có thể tự tìm kiếm, nhưng khi làm số lượng lớn thì mình gặp rất nhiều khó khăn. Thế là phải suy nghĩ, tìm tòi và cuối cùng hiện giờ, khi mình làm số lượng tương đối nhiều hơn ( 300kg rác tương đương 3.000 lít dung dịch ). Đó là, mình vận động mọi người trong xóm cho mình xin rác. Mình hướng dẫn cho họ cách phân loại rác, sau đó cứ cách ngày mình đến lấy rác. Mình sẽ ghi sổ khối lượng của từng nhà. Đến cuối tuần, mình mua sữa, đường, dầu ăn,.......đến nhà và tặng lại họ. Họ rất vui, và đến giờ họ vẫn còn chung sức với mình. Và trong cái khó, nó ló ra.....một số người nói thay vì tặng quà, sao không quy ra tiền để họ muốn mua gì họ mua..... Một ý tưởng mới ra đời...... Mình sẽ thu mua lại của họ...
Theo bạn, mình nghĩ vậy có được không ?

2/- Việc làm nước rửa chén hữu cơ từ rác thực vật
Mình cũng có tham khảo việc này trên internet ( như trong phần đầu tiên bài viết mình có nói ) và trong đó có trường hợp ở Đà Nẵng. Mình cũng không biết hiện tại là việc bà con cho rác hay Chị ấy thu gom rác thải như thế nào nhưng mình thấy hiện giờ là chị ấy đã phát triển việc này ở các tỉnh khác như Quảng Nam, phú yên,.......rồi.

3/- Cách thay đổi nhận thức phân loại rác:
Như mình đã nói ở trên, thay đổi nhận thức là cả một vấn đề nan giải vô cùng. Tuy nhiên, theo mình nghĩ một cách thực tế nhất: Nếu tui làm 1 việc gì đó mà có lợi ích cho bản thân trước mắt, và lợi ích sau đó cho mọi người xung quanh thì tui sẽ làm ( đây chỉ là suy nghĩ cá nhân mình ). Cũng có thể sẽ có một số người có cùng suy nghĩ với mình. Vì vậy, mình sẽ làm từng bước:
- Chia sẽ về ô nhiễm môi trường, về các chất hóa học công nghiệp,.........
- Chia sẽ về cách phân loại rác thải
- Hướng dẫn cách làm NRCHC cho mọi người
- Mua lại sản phẩm của họ.
-.....
Theo bạn, mình nghĩ như vậy có đúng không ?

4/- Cuối cùng: Bạn có thể chia sẽ cách làm bài bản là mình sẽ làm như thế nào không ?
Bởi vì, nguyên nhân nào mình làm NRCHC thì mình đã nói ở đầu bài viết. Mình chỉ muốn thoát nghèo mà thôi. Nhưng thực tế hiện giờ việc này nó bắt đầu làm cho mình rối khi mà yêu cầu số lượng sản phẩm cứ tăng dần.....
Hy vọng bạn sẽ chia sẽ cùng mình với mọi người.
Chúc bạn vui, khỏe !

Chào bạn !
Cám ơn bạn đã để tâm và tôn trọng ý kiến của cá nhân mình và các anh em trên diễn đàn.
Ý tưởng của bạn rất có ích, mang lại lợi lạc cho cộng đồng, thậm chí cho cả con cháu chúng ta sau này. Đấy là một trong những cách bảo vệ môi trường mà bất kỳ ai có hiểu biết, có lương tri đều sẽ ủng hộ và cổ vũ bạn.
Bạn đã hỏi mình xin có vài ý kiến đóng góp như sau :
Mình thấy Ý TƯỞNG của bạn rất hay. Chúng ta có thể hướng dẫn và khuyến khích người dân tự làm ở nhà, rồi mình sẽ thu mua lại sản phẩm của họ. Tuy nhiên, theo mình bạn phải bỏ công nghiên cứu thêm một số điểm như sau đây :
- Chất lượng sản phẩm, thực sự tính tẩy rửa của nó so với nước rửa chén công nghiệp độc hại có ưu việt hơn không ?
- Thời gian sử dụng để không bị biến tính là bao nhiêu ?
- Có thể hạ được giá thành sản phẩm được nữa hay không ?
- Tính ứng dụng của sản phẩm ngoài dùng rửa chén ra còn có thể làm được việc gì khác ?
- Phát triển việc người dân tự làm có lẽ phù hợp với nông thôn, ở thành thị có thể họ sẽ phân loại rác cho mình, nhưng để họ làm và bán lại e không khả thi. (Tất nhiên đây chỉ là phỏng đoán của mình, cứ phải thử mới biết được.)
- Còn lại của chế phẩm bạn có thể tận dụng để làm phân bón cây, nuôi ruồi lính đen...
Nói chung, sẽ có rất nhiều thứ phải tính và nghĩ đến. Và sau khi có sản phẩm tốt, rẻ, an toàn, tiện dụng...cho người dùng thì mới đến khâu QUAN TRỌNG hơn rất nhiều đó là KÊNH PHÂN PHỐI. Muốn sản phẩm đến được tay người tiêu dùng cả nước thì phải có kênh phân phối cực rộng lớn. Để làm được việc này, thì bạn buộc lòng bạn phải đăng ký bản quền sản phẩm, liên kết với các đại lý trên toàn quốc để họ bao tiêu sản phẩm, làm việc với chương trình LÀM GIÀU TỪ LÀNG để họ tới quay phim đưa lên truyền hình để quảng cáo tới người dân, giới thiệu qua bạn bè, người thân, đăng quảng cáo trên Zalo, Face book... Tóm lại là bằng mọi cách quảng bá sản phẩm của mình ra cộng đồng. ( Đăng bài trên AgriViet cũng là một cách trong số đó ). Theo mình, sản phẩm có tốt đến bao nhiêu mà người tiêu dùng không biết, không tới được tay họ thì không bao giờ phát triển được. Vì thế, kênh phân phối là khâu cực kỳ quan trọng mà bạn phải tính cách làm tốt.

Mọi thứ còn ở phía trước, nhưng mình nghĩ bạn sẽ thành công !

Một lần nữa phải nhấn mạnh : mình rất khâm phục bạn. Bạn cố gắng nhé.

Nếu có thể, bạn vui lòng cho mình xin tên tuổi và sdt để sau này có dịp kết bạn giao lưu với nhau. Địa chỉ email của mình : daoanhdungthuynguyen@gmail.com

Trân trọng !
 
N
Có 1 chi phí mà anh chưa tính tới, đó là công sức phân loại rác, rồi thu gom vận chuyển rác. Làm ít cho nhà tự xài thì dễ nhưng làm vài trăm khối thì cv phân loại rác và thu gom vận chuyển là cả vấn đề lớn.
Tôi đề xuất a dùng nguyên liệu bằng lục bình thì sẽ dễ hơn nhiều. Ở đbscl lục bình đầy cả kinh rạch, người ta phải phun thuốc cỏ để diệt thì ghe xuồng mới đi được.
Còn a muốn giữ quan điểm dùng rác thải từ sinh hoạt thì theo tôi nghĩ sẽ ko làm lớn được. Thân chào!
Mình thấy bạn nói chuẩn đấy, như mình ở dưới miền tây cứ tới mùa lại thấy lục bình kín cả sông. Việc phun thuốc cỏ để diệt lục bình là việc cần thiết. Nhưng thuốc bảo vệ thực vật rất hại cho môi trường.
 
B
Chào bạn !
Cám ơn bạn đã để tâm và tôn trọng ý kiến của cá nhân mình và các anh em trên diễn đàn.
Ý tưởng của bạn rất có ích, mang lại lợi lạc cho cộng đồng, thậm chí cho cả con cháu chúng ta sau này. Đấy là một trong những cách bảo vệ môi trường mà bất kỳ ai có hiểu biết, có lương tri đều sẽ ủng hộ và cổ vũ bạn.
Bạn đã hỏi mình xin có vài ý kiến đóng góp như sau :
Mình thấy Ý TƯỞNG của bạn rất hay. Chúng ta có thể hướng dẫn và khuyến khích người dân tự làm ở nhà, rồi mình sẽ thu mua lại sản phẩm của họ. Tuy nhiên, theo mình bạn phải bỏ công nghiên cứu thêm một số điểm như sau đây :
- Chất lượng sản phẩm, thực sự tính tẩy rửa của nó so với nước rửa chén công nghiệp độc hại có ưu việt hơn không ?
- Thời gian sử dụng để không bị biến tính là bao nhiêu ?
- Có thể hạ được giá thành sản phẩm được nữa hay không ?
- Tính ứng dụng của sản phẩm ngoài dùng rửa chén ra còn có thể làm được việc gì khác ?
- Phát triển việc người dân tự làm có lẽ phù hợp với nông thôn, ở thành thị có thể họ sẽ phân loại rác cho mình, nhưng để họ làm và bán lại e không khả thi. (Tất nhiên đây chỉ là phỏng đoán của mình, cứ phải thử mới biết được.)
- Còn lại của chế phẩm bạn có thể tận dụng để làm phân bón cây, nuôi ruồi lính đen...
Nói chung, sẽ có rất nhiều thứ phải tính và nghĩ đến. Và sau khi có sản phẩm tốt, rẻ, an toàn, tiện dụng...cho người dùng thì mới đến khâu QUAN TRỌNG hơn rất nhiều đó là KÊNH PHÂN PHỐI. Muốn sản phẩm đến được tay người tiêu dùng cả nước thì phải có kênh phân phối cực rộng lớn. Để làm được việc này, thì bạn buộc lòng bạn phải đăng ký bản quền sản phẩm, liên kết với các đại lý trên toàn quốc để họ bao tiêu sản phẩm, làm việc với chương trình LÀM GIÀU TỪ LÀNG để họ tới quay phim đưa lên truyền hình để quảng cáo tới người dân, giới thiệu qua bạn bè, người thân, đăng quảng cáo trên Zalo, Face book... Tóm lại là bằng mọi cách quảng bá sản phẩm của mình ra cộng đồng. ( Đăng bài trên AgriViet cũng là một cách trong số đó ). Theo mình, sản phẩm có tốt đến bao nhiêu mà người tiêu dùng không biết, không tới được tay họ thì không bao giờ phát triển được. Vì thế, kênh phân phối là khâu cực kỳ quan trọng mà bạn phải tính cách làm tốt.

Mọi thứ còn ở phía trước, nhưng mình nghĩ bạn sẽ thành công !

Một lần nữa phải nhấn mạnh : mình rất khâm phục bạn. Bạn cố gắng nhé.

Nếu có thể, bạn vui lòng cho mình xin tên tuổi và sdt để sau này có dịp kết bạn giao lưu với nhau. Địa chỉ email của mình : daoanhdungthuynguyen@gmail.com

Trân trọng !
Chào bạn !
Mình tên Bửu, 48 tuổi, hiện ở TP Vĩnh Long. Số ĐT: 0941700444.
Khi đọc những lời góp ý của bạn, thật lòng mình rất cảm động. Hầu như bạn đã khai mở cho mình rất nhiều điều bổ ích trong việc phát triển NRCHC.
Như mình đã chia sẽ ở đầu bài viết, xuất phát từ lòng biết ơn người lập ra Agriviet này và những anh chị em khác đã chia sẽ những kiến thức, kinh nghiệm trên diễn đàn này mà mình đã được học hỏi, cho nên mình chia sẽ việc mình đã làm để nếu có ai cùng hoàn cảnh hay có ý muốn giảm thiểu ô nhiễm môi trường 1 cách đơn giản thì thử làm giống mình.
Và trong số ACE trên đây có bạn, một người mình chưa hề gặp, giao lưu ngoài đời nhưng lại có những chia sẽ, góp ý vô cùng quý giá cho mình và mọi người. Xin bạn nhận từ mình lòng biết ơn sâu sắc nhất. Tất cả những ý kiến đóng góp quan trọng của bạn, mình sẽ suy nghĩ và làm theo một cách cụ thể nhất.
Trân trọng!
»
PHẦN 3 - THẤT BẠI VÀ KINH NGHIỆM XỬ LÝ
Xin chào !
Trước khi chia sẽ tiếp, mình muốn xin ý kiến các bạn một việc như sau :
Qua diễn đàn này đã có 1 số anh em liên hệ để mua hoặc xin mẫu thử, mình đã nói là sẽ tặng cho anh em muốn dùng thử để trải nghiệm nó như thế nào. Tuy nhiên, mình gặp khó khăn là 1 lít NRC tặng cho các bạn thì không có bao nhiêu tiền nhưng tiền cước để gởi thì hơi nhiều. Ví dụ: gởi 0,5 lít ra miền Trung thì giá cước là 60.000đ. Số lượng các bạn liên hệ với mình hiện giờ khoảng 20 người ở các tỉnh thành. Và mình thì chưa có ý định bán NRC này cho các bạn mà chỉ muốn tặng để các bạn trải nghiệm mà thôi. Vì vậy, mong các bạn cho mình ý kiến để mình có thể gởi tặng NRC cho các bạn mà không tốn nhiều tiền cước.

..............................................
2/- Rút ngắn thời gian gâm/ủ :
- Thông thường khi ngâm/ủ nguyên liệu thì thời gian từ 30 đến 60 ngày tùy theo nguyên liệu. Việc này hơi khó khăn cho chúng ta nếu muốn làm số nhiều, có 1 số cách rút ngắn thời gian :

+ Cách 1: Khi bạn ngâm/ủ nguyên liệu ngoài việc phân loại ra, thì bạn có thể thay thế phần nước bằng nước vo gạo. Dĩ nhiên ngay cùng 1 lúc thì không thể có ngay 10l nước vo gạo, chúng ta sẽ ngâm nguyên liệu+ đường trước, sau đó bỏ nước vo gạo vào từ từ cho đến khi đủ 10 lít là xong.
Cách này rút ngắn được thời gian gian khoảng 7 ngày. Không tốn thêm chi phí

+ Cách 2: Khi ngâm nguyên liệu theo công thức, chúng ta trộn thêm 01 lít chế phẩm EM thứ cấp ( các bạn có thể tìm hiểu thêm chế phẩm EM thứ cấp này trên google nha ).
Cách này rút ngắn thời gian ngâm/ủ khoảng 10-15 ngày. Tuy nhiên, cách này mình sẽ tốn thêm chi phí ( khoảng 30.000 đ )

+ Cách 3 : Nếu bạn nào ở nhà có nấu rượu ( rượu từ 40 độ trở lên ) thì bỏ thêm vào khi ngâm/ủ 01 lít ( theo công thức + rượu ).
Cách này rút ngắn thời gian được 5 ngày trở lên. Tuy nhiên nếu rượu nhà làm thì không tốn chi phí, còn nếu mua thì cũng phải tốn thêm khoảng 20.000 đ.
* Các bạn lưu ý :
Tất cả chi phí để làm ra dung dịch ( kể cả thêm rượu hay chế phẩm EM ) đều chỉ áp dụng cho lần ngâm/ủ đầu tiên. Kể từ lần thứ 2 trở đi, thì ta chỉ cần dùng dung dịch lần 1 + nguyên liệu + nước mà thôi.


3/- Xử lý giòi, bọ trong quá trình ngâm/ủ như thế nào ?
( ........còn tiếp )
 

Last edited by a moderator:
D
Dear Mr Bảo,

Anh ạ, em là Dũng ở Hải Phòng, năm nay 36 tuổi, vậy em gọi bác bằng anh cho phải phép.

Việc anh nói tới em nghĩ cách xử lý như sau :

1. Đã có sẵn công thức chuẩn anh giới thiệu, mọi người chịu khó mà tự làm ( thực chất đây cũng là cách phát triển mô hình ra cả nước )

2. Anh gửi sản phẩm và tiền ship thì buộc lòng các bạn xin sản phẩm phải trả phí này.

Về sau, hình thức bán hàng trực tuyến thì anh Bửu đàm phán với một nhà vận chuyển chuyên nghiệp để họ ship hàng cho anh với giá ưu đãi. Hiện nay các tập đoàn lớn : Sendo, Tiki... họ đều có các đối tác dạng như thế . Hiện tại em có biết anh Trần Thế Phục ở Cần Thơ, anh ấy chuyên ship các hàng thực dưỡng đi toàn quốc, nếu có thể anh hãy hỏi anh Phục xem đối tác của họ có chịu ship hàng cho mình với giá ưu đãi ko ? Nếu có thì sản lượng phải là bao nhiêu ?... Bây giờ mình đang là con cá nhỏ thì mình cần họ, nhưng khi anh phát triển được thương hiệu, sản lượng anh khủng rồi thì anh sẽ trở thành con cá lớn và họ sẽ phải săn đón anh.

Anh liên hệ với anh Phục theo số đt : 0941 007 575 hoặc 0988 707 008.

Kính chúc anh sức khỏe và thành công !
 
Y
Chào bạn !
Mình tên Bửu, 48 tuổi, hiện ở TP Vĩnh Long. Số ĐT: 0941700444.
Khi đọc những lời góp ý của bạn, thật lòng mình rất cảm động. Hầu như bạn đã khai mở cho mình rất nhiều điều bổ ích trong việc phát triển NRCHC.
Như mình đã chia sẽ ở đầu bài viết, xuất phát từ lòng biết ơn người lập ra Agriviet này và những anh chị em khác đã chia sẽ những kiến thức, kinh nghiệm trên diễn đàn này mà mình đã được học hỏi, cho nên mình chia sẽ việc mình đã làm để nếu có ai cùng hoàn cảnh hay có ý muốn giảm thiểu ô nhiễm môi trường 1 cách đơn giản thì thử làm giống mình.
Và trong số ACE trên đây có bạn, một người mình chưa hề gặp, giao lưu ngoài đời nhưng lại có những chia sẽ, góp ý vô cùng quý giá cho mình và mọi người. Xin bạn nhận từ mình lòng biết ơn sâu sắc nhất. Tất cả những ý kiến đóng góp quan trọng của bạn, mình sẽ suy nghĩ và làm theo một cách cụ thể nhất.
Trân trọng!
»
PHẦN 3 - THẤT BẠI VÀ KINH NGHIỆM XỬ LÝ
Xin chào !
Trước khi chia sẽ tiếp, mình muốn xin ý kiến các bạn một việc như sau :
Qua diễn đàn này đã có 1 số anh em liên hệ để mua hoặc xin mẫu thử, mình đã nói là sẽ tặng cho anh em muốn dùng thử để trải nghiệm nó như thế nào. Tuy nhiên, mình gặp khó khăn là 1 lít NRC tặng cho các bạn thì không có bao nhiêu tiền nhưng tiền cước để gởi thì hơi nhiều. Ví dụ: gởi 0,5 lít ra miền Trung thì giá cước là 60.000đ. Số lượng các bạn liên hệ với mình hiện giờ khoảng 20 người ở các tỉnh thành. Và mình thì chưa có ý định bán NRC này cho các bạn mà chỉ muốn tặng để các bạn trải nghiệm mà thôi. Vì vậy, mong các bạn cho mình ý kiến để mình có thể gởi tặng NRC cho các bạn mà không tốn nhiều tiền cước.

..............................................
2/- Rút ngắn thời gian gâm/ủ :
- Thông thường khi ngâm/ủ nguyên liệu thì thời gian từ 30 đến 60 ngày tùy theo nguyên liệu. Việc này hơi khó khăn cho chúng ta nếu muốn làm số nhiều, có 1 số cách rút ngắn thời gian :

+ Cách 1: Khi bạn ngâm/ủ nguyên liệu ngoài việc phân loại ra, thì bạn có thể thay thế phần nước bằng nước vo gạo. Dĩ nhiên ngay cùng 1 lúc thì không thể có ngay 10l nước vo gạo, chúng ta sẽ ngâm nguyên liệu+ đường trước, sau đó bỏ nước vo gạo vào từ từ cho đến khi đủ 10 lít là xong.
Cách này rút ngắn được thời gian gian khoảng 7 ngày. Không tốn thêm chi phí

+ Cách 2: Khi ngâm nguyên liệu theo công thức, chúng ta trộn thêm 01 lít chế phẩm EM thứ cấp ( các bạn có thể tìm hiểu thêm chế phẩm EM thứ cấp này trên google nha ).
Cách này rút ngắn thời gian ngâm/ủ khoảng 10-15 ngày. Tuy nhiên, cách này mình sẽ tốn thêm chi phí ( khoảng 30.000 đ )

+ Cách 3 : Nếu bạn nào ở nhà có nấu rượu ( rượu từ 40 độ trở lên ) thì bỏ thêm vào khi ngâm/ủ 01 lít ( theo công thức + rượu ).
Cách này rút ngắn thời gian được 5 ngày trở lên. Tuy nhiên nếu rượu nhà làm thì không tốn chi phí, còn nếu mua thì cũng phải tốn thêm khoảng 20.000 đ.
* Các bạn lưu ý :
Tất cả chi phí để làm ra dung dịch ( kể cả thêm rượu hay chế phẩm EM ) đều chỉ áp dụng cho lần ngâm/ủ đầu tiên. Kể từ lần thứ 2 trở đi, thì ta chỉ cần dùng dung dịch lần 1 + nguyên liệu + nước mà thôi.


3/- Xử lý giòi, bọ trong quá trình ngâm/ủ như thế nào ?
( ........còn tiếp )
Chào anh bửu
Em có một vài ý kiến nhỏ với anh về việc mở rộng sản xuất như sau (e phân tích dưới sản lượng 1000l/ngày nhé)
1. Lượng rác = 3 tấn (để đảm bảo anh nên thu gom ở các chợ đầu mối rau củ quả sẽ dễ dàng hơn)
2. Dụng cụ: 30 ngày x 5 phi nhựa 200 lít = 150 phi
3. Nhân công thu gom rác, phân loại 3 tấn rác = 1 công
4. Mặt bằng cho sản xuất, để thành phẩm.
5. Chi phí đăng ký kinh doanh, thuế má...
6. Chi phí bán hàng bình quân cho 1 lít sản phẩm.
Anh tính theo đơn giá chỗ anh sẽ ra chi phí cần thiết cho sản lượng 1000l/ngày
Trên cơ sở đó anh tính được doanh thu và chi phí, lợi nhuận hoặc anh đưa lên em tính cho
Thân !
 
B
Dear Mr Bảo,

Anh ạ, em là Dũng ở Hải Phòng, năm nay 36 tuổi, vậy em gọi bác bằng anh cho phải phép.

Việc anh nói tới em nghĩ cách xử lý như sau :

1. Đã có sẵn công thức chuẩn anh giới thiệu, mọi người chịu khó mà tự làm ( thực chất đây cũng là cách phát triển mô hình ra cả nước )

2. Anh gửi sản phẩm và tiền ship thì buộc lòng các bạn xin sản phẩm phải trả phí này.

Về sau, hình thức bán hàng trực tuyến thì anh Bửu đàm phán với một nhà vận chuyển chuyên nghiệp để họ ship hàng cho anh với giá ưu đãi. Hiện nay các tập đoàn lớn : Sendo, Tiki... họ đều có các đối tác dạng như thế . Hiện tại em có biết anh Trần Thế Phục ở Cần Thơ, anh ấy chuyên ship các hàng thực dưỡng đi toàn quốc, nếu có thể anh hãy hỏi anh Phục xem đối tác của họ có chịu ship hàng cho mình với giá ưu đãi ko ? Nếu có thì sản lượng phải là bao nhiêu ?... Bây giờ mình đang là con cá nhỏ thì mình cần họ, nhưng khi anh phát triển được thương hiệu, sản lượng anh khủng rồi thì anh sẽ trở thành con cá lớn và họ sẽ phải săn đón anh.

Anh liên hệ với anh Phục theo số đt : 0941 007 575 hoặc 0988 707 008.

Kính chúc anh sức khỏe và thành công !
Chào Dũng !
Rất cám ơn sự hổ trợ thông tin của Dũng. Anh sẽ liên hệ theo sự chỉ dẫn của em.
Ước gì sẽ có 1 ngày được gặp Dũng để anh em cùng uống 1 tách chè cùng nhau tâm sự nhiều hơn. Hy vọng là sẽ được em nhé!
Chúc em và gia đình luôn Vui - Khỏe
Thân.
»
Chào anh bửu
Em có một vài ý kiến nhỏ với anh về việc mở rộng sản xuất như sau (e phân tích dưới sản lượng 1000l/ngày nhé)
1. Lượng rác = 3 tấn (để đảm bảo anh nên thu gom ở các chợ đầu mối rau củ quả sẽ dễ dàng hơn)
2. Dụng cụ: 30 ngày x 5 phi nhựa 200 lít = 150 phi
3. Nhân công thu gom rác, phân loại 3 tấn rác = 1 công
4. Mặt bằng cho sản xuất, để thành phẩm.
5. Chi phí đăng ký kinh doanh, thuế má...
6. Chi phí bán hàng bình quân cho 1 lít sản phẩm.
Anh tính theo đơn giá chỗ anh sẽ ra chi phí cần thiết cho sản lượng 1000l/ngày
Trên cơ sở đó anh tính được doanh thu và chi phí, lợi nhuận hoặc anh đưa lên em tính cho
Thân !
Chào bạn !
Trước hết, mình rất cảm kích và biết ơn tấm lòng của bạn. Không chỉ hổ trợ về mặt phân tích phương pháp kinh doanh mà còn có nhã ý giúp mình tính toán luôn nữa. Chắc chắn là mình sẽ phải nhận sự giúp đỡ của bạn mà thôi. Rất cảm ơn bạn!
Hiện giờ thì mình chưa làm đến mức lớn như thế, để có được 1000l thì cũng mất đến gần 30 ngày, nhiêu đây là cũng khá vất vả rồi. Tuy nhiên cứ theo đà này, có lẻ việc sản xuất 1000 lít/ngày cũng như áp dụng các phân tích, hướng dẫn của bạn thì mình sẽ phải áp dụng vào thôi. Hy vọng là sẽ nhận được sự giúp đỡ của bạn về sau này.
Mến chúc bạn luôn Vui- Khỏe.
 
Last edited by a moderator:
Y
Chào Dũng !
Rất cám ơn sự hổ trợ thông tin của Dũng. Anh sẽ liên hệ theo sự chỉ dẫn của em.
Ước gì sẽ có 1 ngày được gặp Dũng để anh em cùng uống 1 tách chè cùng nhau tâm sự nhiều hơn. Hy vọng là sẽ được em nhé!
Chúc em và gia đình luôn Vui - Khỏe
Thân.
»

Chào bạn !
Trước hết, mình rất cảm kích và biết ơn tấm lòng của bạn. Không chỉ hổ trợ về mặt phân tích phương pháp kinh doanh mà còn có nhã ý giúp mình tính toán luôn nữa. Chắc chắn là mình sẽ phải nhận sự giúp đỡ của bạn mà thôi. Rất cảm ơn bạn!
Hiện giờ thì mình chưa làm đến mức lớn như thế, để có được 1000l thì cũng mất đến gần 30 ngày, nhiêu đây là cũng khá vất vả rồi. Tuy nhiên cứ theo đà này, có lẻ việc sản xuất 1000 lít/ngày cũng như áp dụng các phân tích, hướng dẫn của bạn thì mình sẽ phải áp dụng vào thôi. Hy vọng là sẽ nhận được sự giúp đỡ của bạn về sau này.
Mến chúc bạn luôn Vui- Khỏe.
Chào anh, em đây mới là sơ bộ thôi, còn chi tiết khi nào anh cần có thể trao đổi thêm em sẽ lập kế hoạch kinh doanh chi tiết cho anh sau nhé.
 
B
3/- Xử lý giòi, bọ trong quá trình ngâm/ủ
- Khi phát hiện giòi, bọ trong quá trình ngâm/ủ, đó là do :
+ Nguyên liệu ban đầu không được xử lý kỹ. Ngay từ đầu đã có sâu/bọ lẫn trong nguyên liệu rồi.
+ Khi ngâm/ủ không đậy kín nắp
+ Nguyên liệu khi ngâm/ủ đã bị thối rửa, dập nát, đã có ấu trùng sẳn bên trong
+ Nơi để nguyên liệu ngâm/ủ ẩm thấp.
- Cách xử lý :
+ Trước khi ngâm/ủ, nguyên liệu phải được xử lý triệt để bằng cách rửa dưới vòi nước hoặc ngâm trong bồn để trôi sạch các chất bẩn hoặc các ấu trùng nằm lẫn bên trong.
+ Khi bỏ nguyên liệu vào thùng để ngâm thì phải đậy nắp thùng thật chặt. Tránh để côn trùng bay vào bên trong thùng.
+ Trường hợp sau khi ngâm/ủ vài ngày, khi mở thùng ra phát hiện có ấu trùng hoặc giòi, bọ nằm phía trên thì ta xử lý bằng cách hòa tan thêm 0,5 lít đường và đổ thêm vào. Sau đó đậy nắp thật kỹ. Sau khoảng 15 ngày, ấu trùng sẽ chết và sẽ tự phân hủy trong nguyên liệu.
+ Nguyên liệu khi làm phải được đảm bảo còn nguyên vẹn, không bị dập, thối, nát.
+ Nơi đặt thùng nguyên liệu phải thoáng, mát. Không nên để nơi quá ẩm thấp, mốc meo.

........( còn tiếp )
 
N
rau ăn vào mồm còn lo hóa chất.. nước rửa từ rau bẩn thì nó cũng vẫn có hóa chất... tóm lại.. một chai nước rửa rất rẻ.. dùng gốc rau bón cây còn có lý..mất nhiều thời gian để làm việc khác .. tiết kiệm thời gian có ích hơn
 
D
Chào anh, em đây mới là sơ bộ thôi, còn chi tiết khi nào anh cần có thể trao đổi thêm em sẽ lập kế hoạch kinh doanh chi tiết cho anh sau nhé.

Anh Bửu thân mến !

Dạ, em cám ơn nhã ý của anh !

Gặp nhau tuy rằng là qua mạng xã hội, trên Internet, nhưng anh em mình đã có sự đồng điệu trong cách nghĩ và hành động thì cũng coi như là bạn tâm giao được rồi anh. Nếu gần thì em chạy qua được, nhưng anh em mình ở xa nhau quá thành thử cái ước muốn nhỏ nhoi, giản dị( cùng nhau uống trà, chém gió ) cũng khó thực hiện. Hi vọng sau này có đủ duyên gặp mặt, cái đó phải tùy duyên thôi anh ạ.

Trân trọng !
 
Kinh doanh rác, ở các nước khác, thường là thầu của nhà nước. Vì sao? Vì rác thải là trách nhiệm của chính phủ. Chính phủ phải tự tay giải quyết. Thông thường, thì chính phủ lập ban bệ, thuê công nhân. Một số người tự nghĩ mình làm tốt hơn, đứng ra thầu việc này cho chính phủ. Chính phủ tự làm thì tốn 100 đồng, thì thầu khoán đề nghị chỉ lấy 90 đồng thôi. Thế là được thầu.

Rác thải xử lý thế nào? Trước hết phải phân loại. Kim loại thì lấy ra, bán cho các nhà máy đúc. Thủy tinh cũng vậy, bán cho nhà máy thủy tinh. Giấy và bìa cũng bán cho các nhà máy làm bìa. Các chất hữu cơ dễ thối như thức ăn thiu thối, hư hỏng, quá hạn từ các chợ, hay từ gia đình, thì ủ thối làm phân, đóng bao, bán làm phân xanh, giá 10 đôla một bao 30 ký.

Rắc rối nhất là nhựa. Có nhiều loại nhựa lắm. Có nhựa xài lại được như PVC và PE. Phải rửa sạch các bao và chai lọ mới nấu lại đúc lại được. Rửa sạch là một vấn đề rất khó. Dù sao, nhựa rửa không sạch cũng vẫn nấu lên, đúc lại, nhưng mầu bị tối đi, thường pha cho đen hẳn để làm vật màu đen. Có những nhựa không xài lại được, chỉ có cách nghiền vụn, hâm nóng, trộn với nhựa đúc được rồi đúc tảng, làm những phiến trong nghề xây dựng, như ván ép chuồng nuôi súc vật.

Nói nghe ngon vậy, nhưng thực tế, không mấy nước, không mấy thành phố nào làm được. Họ vẫn theo cách cổ truyền là đổ đống vào một chỗ, và chỗ đó trở nên độc hại cho mấy chục năm, ít nhất nửa thế kỷ. Vì sao lý thuyết làm được mà thực hành không được? Vì lỗ vốn. Cùng một đồng tiền, đầu tư làm nghề khác kiếm được 100 đồng tiền lời, thì làm nghề rác chỉ kiếm được 10 đồng thôi, bị lỗ 90 đồng.

Nghe bà con nói có thể làm giàu, tôi thực sự không tin, và tỏ lòng kính trọng bạn có tài như vậy.
 
O
trong quá trình ủ thi vsv phất triển và sau khi chiết ra dung dịch vi khuẩn đó có anh hưởng ntn đối vói việc rửa chén bát, ecoli, colifom... ?
 


Back
Top