Thoát nghèo từ "Rác", tại sao không?

Như chúng ta đã biết, việc ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt là rác thải sinh hoạt. Trong rác thải sinh hoạt có rác hữu cơ và rác vô cơ. Ở đây mình muốn nói đến rác hữu cơ. Bên cạnh đó, nước rửa chén hàng ngày mà chúng ta sử dụng, được làm ra từ hóa chất công nghiệp, mà hóa chất công nghiệp từ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Thế thì tại sao chúng ta không sản xuất nước rửa chén từ rác hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe ?
ngheod_emcd_ygrf.jpg

Việc tự làm nước rửa chén từ rác hữu cơ thì đã có rất nhiều trên mạng, nếu tra google thì có rất nhiều phương pháp làm, tuy nhiên theo mình thấy để làm với số lượng ít thì tạm được nhưng nếu làm với số lượng lớn thì hơi khó khăn. Và nếu làm nhiều, số lượng lớn thì phải làm sao? Đây chính là sự chia sẽ của mình đến anh em, làm thế nào để thoát "nghèo" từ rác ?

Mình cũng xin anh em khi đọc bài này đừng "ném đá" mình. Bởi vì việc mình chia sẽ xuất phát từ lòng biết ơn người lập ra diễn đàn và những kiến thức, kinh nghiệm của những người tham gia diễn đàn này mà mình đã được học hỏi. Mình cũng rất trân trọng những góp ý của anh em để mình có thể học hỏi thêm nữa. Trong quá trình làm, mình cũng học hỏi rất nhiều trên Internet, sau đó mình nghiên cứu thêm và trải qua quá trình thực nghiệm khoảng 9 tháng thì mới được như hôm nay.

Mình sẽ chia sẽ theo từng phần như : Quy trình, Hiệu quả kinh tế, Xử lý khó khăn. Riêng phần xử lý khó khăn thì phần đầu mình sẽ nói sơ lược, khi anh em làm thực tế bị vướng mắc chổ nào thì mình sẽ chia sẽ chổ đó.

Phần 1 : QUY TRÌNH
A/- NGUYÊN LIỆU :

1/- Phế phẩm thực vật
- Rác hữu cơ bao gồm :
+ Gốc rau các loại. Ví dụ: Gốc rau muống, gốc cải, ...
+ Các loại rau ăn lá: Ví dụ : Cải xanh, cải ngọt, hành, diếp cá,.....
+ Củ, quả các loại. Ví dụ: Bầu, bí, cà, đậu, su, khoai,.......
+ Hoa các loại: Hồng, Cúc, Huệ,........
+ Vỏ Trái cây các loại: Vỏ Bưởi. Vỏ Chôm chôm, nhãn, măng cụt, .....
* Chú ý : Không được dùng các phế phẩm có nguồn gốc từ động vật như Thịt, Cá các loại. Các chất nhựa , thủy tinh như chai mũ, túi nylon, chai thủy tinh,.....

2/- Đường mật:
- Đường mật là chất lỏng cô đặc sau khi được rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh.
- Nếu không có đường rỉ có thể thay thế bằng đường vàng, mật mía.
* Chú ý : Không dùng đường đã tinh luyện ( đường cát trắng )

3/- Nước sạch
- Có thể dùng nước máy ( nước phông-tên), nước sinh hoạt,nước giếng khoan,..... Không dùng nước ao hồ tù đọng.

B/- THỰC HIỆN :

1/- Dụng cụ :
- Sử dụng các thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy kín.
- Kích thước của thùng nhựa phụ thuộc vào khối lượng rác hữu cơ mà ta có.
Ví dụ : Có thể dùng chai nhựa, thùng nhựa kín có thể tích từ 05 lít trở lên. Thùng càng lớn thì ta càng chứa được nhiều dung dịch.

2/- Công thức :

01 Phần đường + 03 Phần phế phẩm + 10 Phần nước

+ Ví dụ : 01 kg đường mật + 03 kg rác hữu cơ + 10 lít nước

3/- Cách làm :
- Đầu tiên quan trọng là ta phải phân loại rác hữu cơ theo từng loại như đã ghi ở phần 1A.
+ Loại nào theo loại đó. Ví dụ Rau ăn lá chứa riêng 1 thùng, Hoa chứa riêng 1 thùng,, Củ quả chứa riêng 01 thùng.
- Sau đó ta rửa sơ hoặc ngâm phần rác này trong nước khoảng 10 phút để trôi đi các chất như bùn, đất, cát.
- Tiếp theo ta băm, chặt, cắt nhỏ các loại rác hữu cơ từ 2cm-3cm. Sau đó bỏ rác hữu cơ ( sau khi đã phân loại và băm nhỏ ) vào thùng nhựa kín.
- Sau 2 ngày, pha đường với nước theo tỷ lệ công thức trên, sau đó đổ vào thùng đã có rác hữu cơ và đậy kín nắp lại.
* Chú ý :
+ Không được nhồi nhét phần rác hữu cơ đầy,tràn thùng. Đổ vào theo tỷ lệ 3 phần không khí và 7 phần nguyên liệu.
+ Đặt thùng chứa nơi thoáng mát.
+ Dán nhãn, ghi ngày bắt đầu ủ lên thùng chứa để dễ dàng kiểm tra và theo dõi.


3/- Kiểm tra :
- Đến ngày thứ 3 sau ủ , ta mở nắp thùng để không khí thoát ra. Sau đó đậy kín nắp thùng lại.
+ Lưu ý : Khi mở nắp thùng, ta phải mở từ từ, tránh mở nhanh, đột ngột sẽ gây ra hiện tượng trào bọt hoặc bay nắp thùng.

- Sau đó, cứ cách ngày ta mở nắp thùng 1 lần.
- Đến ngày thứ 14, cứ cách 3 ngày ta mở nắp thùng 1 lần, sau đó đậy kín tiếp.
+ Lưu ý : Khi mở nắp thùng ta thấy có phần bả màu trắng đục nổi lên trên mặt thì ta dùng cây gổ hoặc cây bằng nhựa đẩy phần bả màu trắng chìm xuống dưới cho thấm nước.

- Đến hết 30 ngày, khi mở nắp thùng ta sẽ ngửi thấy mùi cồn. Đến ngày thứ 60, khi mở nắp ta sẽ ngửi được mùi chua nhẹ. Tất cả các mùi trên đều là hiện tượng bình thường.
- Thời gian hoàn thành việc ủ rác hữu cơ :
+ Đối với Bông, Hoa : Khoảng 30 ngày
+ Đối với Rau ăn lá : Từ 40 đến 60 ngày
+ Đối với Củ, quả : Từ 60 đến 90 ngày

Khi kiểm tra dung dịch ngửi thấy mùi thơm, hơi chua, màu hơi nâu, nguyên liệu đã bị phân hủy, chứng tỏ quá trình ủ rác hữu cơ đã hoàn chỉnh.

5/- Kết quả:
Sau khi hoàn thành việc ủ rác, chúng ta sẽ thực hiện bước cuối cùng là :
+ Dùng vải mỏng, vải mùng để lọc cặn dung dịch.
+ Sau khi lọc ta sẽ có 02 phần: Phần nước và phần bã, mỗi phần ta đựng riêng lẻ trong thùng nhựa khác nhau.
+ Phần bã ta sẽ dùng bón cho cây trồng. Phần này mình sẽ chia sẽ ở một bài viết khác .
+ Phần dung dịch chính là nước rửa chén hữu cơ.
Nước rửa chén này có màu vàng đục, có mùi chua nhẹ. Khi rửa chén đũa thì phải nói là sạch các chất dầu mỡ như các loại nước rửa chén thông thường nhưng đều quan trọng là nó được làm từ rác hữu cơ. Chúng ta sử dụng nước rửa chén hữu cơ này thì chúng ta vừa tận dụng được nguồn phế phẩm từ rác sinh hoạt hàng ngày, vừa trực tiếp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đồng thời đảm bảo được sức khỏe của chúng ta.

Xin cám ơn Admin đã tạo một sân chơi cho anh em được học hỏi, giao lưu chia sẽ kinh nghiệm trong nông nghiệp và trong cuộc sống.
Khi tình cờ đọc được diễn đàn này, mình thấy rất bổ ích, rất hay khi mà có rất nhiều anh em đã chia sẽ những kinh nghiệm của họ để cho mọi người ( trong đó có mình ) học hỏi những kinh nghiệm quý báu và thực tiển đó. Chính vì vậy, hôm nay, mình xin chia sẽ lại một công việc mà chính bản thân mình đã được học hỏi từ Agriviet, từ những người anh em không quen biết đã giúp đỡ những kiến thức, kinh nghiệm để mình thoát khỏi những khó khăn trong cuộc sống.


( còn tiếp phần 2 : Bài toán kinh tế )
 


Rất cám ơn chia sẽ của anh. BQT chỉnh sửa 1 chút và đưa ra trang chủ.
Mong mọi người góp ý, thảo luận để chờ đón đọc bài 2.
 
Cho hỏi nước rửa chén này khi rửa chén thì pha với nước theo tỉ lệ như thế nào - độ đậm đặc so với nước rửa chén công nghiệp ?
 
B
Cho hỏi nước rửa chén này khi rửa chén thì pha với nước theo tỉ lệ như thế nào - độ đậm đặc so với nước rửa chén công nghiệp ?
Chào bạn !
- Đối với chén, dĩa thì không cần pha thêm nước, bởi vì nó không có đặc.
- Độ đặc so với với NRC công nghiệp là 2/10.
- Ở phần 3 sắp tới, mình sẽ có bài chia sẽ nhiều về mặt kỹ thuật. Hy vọng bạn theo dõi và góp ý.
»
Như chúng ta đã biết, việc ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt là rác thải sinh hoạt. Trong rác thải sinh hoạt có rác hữu cơ và rác vô cơ. Ở đây mình muốn nói đến rác hữu cơ. Bên cạnh đó, nước rửa chén hàng ngày mà chúng ta sử dụng, được làm ra từ hóa chất công nghiệp, mà hóa chất công nghiệp từ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Thế thì tại sao chúng ta không sản xuất nước rửa chén từ rác hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe ?
ngheod_emcd_ygrf.jpg

Việc tự làm nước rửa chén từ rác hữu cơ thì đã có rất nhiều trên mạng, nếu tra google thì có rất nhiều phương pháp làm, tuy nhiên theo mình thấy để làm với số lượng ít thì tạm được nhưng nếu làm với số lượng lớn thì hơi khó khăn. Và nếu làm nhiều, số lượng lớn thì phải làm sao? Đây chính là sự chia sẽ của mình đến anh em, làm thế nào để thoát "nghèo" từ rác ?

Mình cũng xin anh em khi đọc bài này đừng "ném đá" mình. Bởi vì việc mình chia sẽ xuất phát từ lòng biết ơn người lập ra diễn đàn và những kiến thức, kinh nghiệm của những người tham gia diễn đàn này mà mình đã được học hỏi. Mình cũng rất trân trọng những góp ý của anh em để mình có thể học hỏi thêm nữa. Trong quá trình làm, mình cũng học hỏi rất nhiều trên Internet, sau đó mình nghiên cứu thêm và trải qua quá trình thực nghiệm khoảng 9 tháng thì mới được như hôm nay.

Mình sẽ chia sẽ theo từng phần như : Quy trình, Hiệu quả kinh tế, Xử lý khó khăn. Riêng phần xử lý khó khăn thì phần đầu mình sẽ nói sơ lược, khi anh em làm thực tế bị vướng mắc chổ nào thì mình sẽ chia sẽ chổ đó.

Phần 1 : QUY TRÌNH
A/- NGUYÊN LIỆU :

1/- Phế phẩm thực vật
- Rác hữu cơ bao gồm :
+ Gốc rau các loại. Ví dụ: Gốc rau muống, gốc cải, ...
+ Các loại rau ăn lá: Ví dụ : Cải xanh, cải ngọt, hành, diếp cá,.....
+ Củ, quả các loại. Ví dụ: Bầu, bí, cà, đậu, su, khoai,.......
+ Hoa các loại: Hồng, Cúc, Huệ,........
+ Vỏ Trái cây các loại: Vỏ Bưởi. Vỏ Chôm chôm, nhãn, măng cụt, .....
* Chú ý : Không được dùng các phế phẩm có nguồn gốc từ động vật như Thịt, Cá các loại. Các chất nhựa , thủy tinh như chai mũ, túi nylon, chai thủy tinh,.....

2/- Đường mật:
- Đường mật là chất lỏng cô đặc sau khi được rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh.
- Nếu không có đường rỉ có thể thay thế bằng đường vàng, mật mía.
* Chú ý : Không dùng đường đã tinh luyện ( đường cát trắng )

3/- Nước sạch
- Có thể dùng nước máy ( nước phông-tên), nước sinh hoạt,nước giếng khoan,..... Không dùng nước ao hồ tù đọng.

B/- THỰC HIỆN :

1/- Dụng cụ :
- Sử dụng các thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy kín.
- Kích thước của thùng nhựa phụ thuộc vào khối lượng rác hữu cơ mà ta có.
Ví dụ : Có thể dùng chai nhựa, thùng nhựa kín có thể tích từ 05 lít trở lên. Thùng càng lớn thì ta càng chứa được nhiều dung dịch.

2/- Công thức :

01 Phần đường + 03 Phần phế phẩm + 10 Phần nước

+ Ví dụ : 01 kg đường mật + 03 kg rác hữu cơ + 10 lít nước

3/- Cách làm :
- Đầu tiên quan trọng là ta phải phân loại rác hữu cơ theo từng loại như đã ghi ở phần 1A.
+ Loại nào theo loại đó. Ví dụ Rau ăn lá chứa riêng 1 thùng, Hoa chứa riêng 1 thùng,, Củ quả chứa riêng 01 thùng.
- Sau đó ta rửa sơ hoặc ngâm phần rác này trong nước khoảng 10 phút để trôi đi các chất như bùn, đất, cát.
- Tiếp theo ta băm, chặt, cắt nhỏ các loại rác hữu cơ từ 2cm-3cm. Sau đó bỏ rác hữu cơ ( sau khi đã phân loại và băm nhỏ ) vào thùng nhựa kín.
- Sau 2 ngày, pha đường với nước theo tỷ lệ công thức trên, sau đó đổ vào thùng đã có rác hữu cơ và đậy kín nắp lại.
* Chú ý :
+ Không được nhồi nhét phần rác hữu cơ đầy,tràn thùng. Đổ vào theo tỷ lệ 3 phần không khí và 7 phần nguyên liệu.
+ Đặt thùng chứa nơi thoáng mát.
+ Dán nhãn, ghi ngày bắt đầu ủ lên thùng chứa để dễ dàng kiểm tra và theo dõi.


3/- Kiểm tra :
- Đến ngày thứ 3 sau ủ , ta mở nắp thùng để không khí thoát ra. Sau đó đậy kín nắp thùng lại.
+ Lưu ý : Khi mở nắp thùng, ta phải mở từ từ, tránh mở nhanh, đột ngột sẽ gây ra hiện tượng trào bọt hoặc bay nắp thùng.

- Sau đó, cứ cách ngày ta mở nắp thùng 1 lần.
- Đến ngày thứ 14, cứ cách 3 ngày ta mở nắp thùng 1 lần, sau đó đậy kín tiếp.
+ Lưu ý : Khi mở nắp thùng ta thấy có phần bả màu trắng đục nổi lên trên mặt thì ta dùng cây gổ hoặc cây bằng nhựa đẩy phần bả màu trắng chìm xuống dưới cho thấm nước.

- Đến hết 30 ngày, khi mở nắp thùng ta sẽ ngửi thấy mùi cồn. Đến ngày thứ 60, khi mở nắp ta sẽ ngửi được mùi chua nhẹ. Tất cả các mùi trên đều là hiện tượng bình thường.
- Thời gian hoàn thành việc ủ rác hữu cơ :
+ Đối với Bông, Hoa : Khoảng 30 ngày
+ Đối với Rau ăn lá : Từ 40 đến 60 ngày
+ Đối với Củ, quả : Từ 60 đến 90 ngày

Khi kiểm tra dung dịch ngửi thấy mùi thơm, hơi chua, màu hơi nâu, nguyên liệu đã bị phân hủy, chứng tỏ quá trình ủ rác hữu cơ đã hoàn chỉnh.

5/- Kết quả:
Sau khi hoàn thành việc ủ rác, chúng ta sẽ thực hiện bước cuối cùng là :
+ Dùng vải mỏng, vải mùng để lọc cặn dung dịch.
+ Sau khi lọc ta sẽ có 02 phần: Phần nước và phần bã, mỗi phần ta đựng riêng lẻ trong thùng nhựa khác nhau.
+ Phần bã ta sẽ dùng bón cho cây trồng. Phần này mình sẽ chia sẽ ở một bài viết khác .
+ Phần dung dịch chính là nước rửa chén hữu cơ.
Nước rửa chén này có màu vàng đục, có mùi chua nhẹ. Khi rửa chén đũa thì phải nói là sạch các chất dầu mỡ như các loại nước rửa chén thông thường nhưng đều quan trọng là nó được làm từ rác hữu cơ. Chúng ta sử dụng nước rửa chén hữu cơ này thì chúng ta vừa tận dụng được nguồn phế phẩm từ rác sinh hoạt hàng ngày, vừa trực tiếp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đồng thời đảm bảo được sức khỏe của chúng ta.

Xin cám ơn Admin đã tạo một sân chơi cho anh em được học hỏi, giao lưu chia sẽ kinh nghiệm trong nông nghiệp và trong cuộc sống.
Khi tình cờ đọc được diễn đàn này, mình thấy rất bổ ích, rất hay khi mà có rất nhiều anh em đã chia sẽ những kinh nghiệm của họ để cho mọi người ( trong đó có mình ) học hỏi những kinh nghiệm quý báu và thực tiển đó. Chính vì vậy, hôm nay, mình xin chia sẽ lại một công việc mà chính bản thân mình đã được học hỏi từ Agriviet, từ những người anh em không quen biết đã giúp đỡ những kiến thức, kinh nghiệm để mình thoát khỏi những khó khăn trong cuộc sống.


( còn tiếp phần 2 : Bài toán kinh tế )

Cám ơn BQT đã đưa bài viết ra trang chủ, đây cũng là niềm động viên cho mình để mình tiếp tục chia sẽ. Và tiếp theo là ........

PHẦN 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ

1/- Phân tích
Đặc thù của nước rửa chén hữu cơ ( NRCHC) là được tạo ra từ rác hữu cơ, vì vậy chúng ta phải tận dụng rác hữu cơ có xung quanh mình để thực hiện mà không phải mua hay tốn tiền nhiều tiền.
Ví dụ: Sau khi chúng ta gọt hoa quả thì phần vỏ, chúng ta không bỏ đi mà hãy giữ lại để làm. Hoặc là hoa tươi, sau khi chưng/cúng xong thì đừng vội vứt bỏ mà giữ lại để làm NRCHC. Đi chợ mua rau cải, về lấy phần lá để ăn còn phần gốc giữ lại,..........Chính vì vậy, hiệu quả khi làm NRCHC mang lại giá trị kinh tế cho chúng ta rất lớn.
Sau 2 tháng khảo sát mình thấy rằng: Một gia đình có 4 người, ăn ngày 3 buổi, mỗi buổi dùng khoảng 2 cái tô, 2 muổng, 4 đũa, 04 chén, 02 dĩa thì tiêu tốn khoảng 6ml NRC thông thường.
Như vậy, sau 1 tháng lượng NRC tiêu thụ khoảng ( 30 ngày x 3 buổi x 6ml = 540ml)
( Đây là khảo sát mang tính cá nhân, số liệu này có thể thay đổi tùy theo số người, số vật dùng và thời gian dùng )

Nước rửa chén hiện có trên thị trường có nhiều loại như : NRC thông thường có thương hiệu (sản phẩm S..., sản phẩm M... ). NRC sinh học do nước mình sản xuất như sản phẩm T..., sản phẩm G...hay sản phẩm K..của Nhật Bản sản xuất hoặc là các sản phẩm NRC trôi nổi trên thị trường ( mua hóa chất ở chợ về tự pha chế ).
Giá NRC hiện tại trên thị trường: NRC thông thường như M...hay S...có giá khoảng : 25.000 đến 28.000đ/1 lít . Như vậy một tháng chúng ta tiêu tốn khoảng hơn 12.000đ cho việc dùng mỗi nước rửa chén.
Đây chỉ là NRC thông thường, còn NRC hữu cơ thì giá tiền còn cao hơn nữa ( Sản phẩm Việt Nam sản xuất như G...có giá khoảng 40.000đ/1 lít, sản phẩm K...của Nhật bản sản xuất có giá 199.000đ/1,38 lít.

Và đây, giá thành nước rửa chén hữu cơ do chính mình làm ra :


TT
NGUYÊN LIỆU
SỐ LƯỢNG
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
01
Rác hữu cơ
03kg​
0 đ
0 đ​
02
Đường
01 kg​
13.000 đ
13.000 đ​
03
Nước
10 lít​
70 đ
700 đ
Tổng cộng
13.700đ


- Kết quả chúng ta chỉ tốn có 13.700 đ cho 12 lít tương đương 1,141đ cho 01 lít
Đây là phân tích của mình dựa trên thực tế mình đã làm. Đơn giá này không thể so sánh với các sản phẩm NRC hiện có trên thị trường bởi vì nó chỉ là một sản phẩm tự chế và nó chưa là hoàn chỉnh để thương mại hóa trên thị trường. Cần hoàn chỉnh một số yếu tố khác như màu sắc, mùi vị, nhân công, quảng cáo,.......thì mới có thể đưa sản phẩm ra thị trường.
- Như vậy, làm sao để thoát nghèo từ rác ? Mình sẽ nói ở phần cuối cùng bài này.


2/- Hiệu quả từ việc làm NRCHC mang lại cho cộng đồng :

a/- Về sức khỏe :

Nước rửa chén thông thường hiện có thì rửa rất sạch, thơm và tiện dụng, tuy nhiên nó thường gây tắc đường ống dẫn nước, hố nước thải sinh hoạt gia đình và còn có mùi hôi thối. Bởi lẽ hầu hết các loại nước rửa chén đều sản xuất theo phương pháp công nghiệp và từ các chất hóa học. Bên cạnh đó khi sử dụng còn gây dị ứng da tay hoặc bong da tay,...nếu tích tụ trong thời gian dài thì tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư ( nếu chúng ta tra Google thì sẽ có rất nhiều bài viết nói về tác hại của việc sử dụng NRC hóa học ). Một số loại nước rửa chén có nguồn gốc hữu cơ được nhập khẩu từ nước ngoài hay sản xuất trong nước cũng có giá thành khá cao nên ít được lựa chọn.
Nước rửa chén hóa học chứa rất nhiều chất tẩy rửa với cơ chế chung là sử dụng các hóa chất để tách các chất bẩn, cặn bã ra khỏi đồ dùng, từ đó làm sạch dầu mỡ bám trên bề mặt chén dĩa và các vật dụng khác. Mặc dù biết rằng, nước rửa chén bát hóa học hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây độc hại cho sức khỏe hay những hóa chất còn lưu lại trên chén dĩa mỗi ngày sẽ nạp vào cơ thể qua đường tiêu hóa và gây tích tụ lại, để một ngày nào đó gây bệnh cho con người như ung thư, da, các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, tim mạch,....... Nhưng do tính thông dụng cũng như thói quen tiêu dùng, và đồng thời với giá thành rẻ nên hầu như không có gia đình nào lựa chọn nước rửa chén bát hữu cơ.
Vì vậy, nếu sử dụng NRCHC thì yếu tố sức khỏe có thể nói được đảm bảo an toàn.

2/- Về rác thải :
Rác thải đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, nhất là rác thải sinh hoạt ở các vùng đô thị, hay vùng sâu vàng xa lại càng khó giải quyết. Bởi lẽ, chúng ta chưa chú trọng đến việc phân loại rác thải. Nhiều vùng, nhiều xã phường không có kế hoạch thu gom rác hoặc thu gom chưa được kịp thời nên rác thải được tập kết tại cổng mỗi nhà trong các túi nilon, trong các vỏ bao để hàng ngày, thậm chí hàng tuần mới được thu gom gây bốc mùi hôi thối. Dần dần các đống rác ngày càng cao và rộng ra, các chất hữu cơ bị phân hủy ngày càng nhiều, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta
Rác thải sinh hoạt hiện nay có thể chia thành các loại như:
+ Rác thải hữu cơ: gốc rau, vỏ trái cây, hoa héo,...
+ Rác thải có khả năng tái chế: nylon, giấy vụn, vỏ hộp, đồ thủy tinh...
+ Rác thải không có khả năng tái chế: chất thải xây dựng, ...
Trong đó, rác thải hữu cơ chiếm tỉ lệ khá lớn và là nguyên nhân chủ yếu gây nên các mùi hôi thối, là nơi phát sinh các ổ dịch bệnh.
Vì thế, nếu sử dụng các loại rác thải có nguồn gốc từ thực vật làm nguyên liệu tạo thành nước rửa chén hữu cơ thì chắc chắn sẽ hạn chế một lượng lớn rác thải ra ngoài môi trường, làm giảm giá thành của nước rửa chén hữu cơ nhập ngoại hay có giá thành cao.
Như vậy, nếu chúng ta làm NRCHC từ rác thực vật chúng ta sẽ đạt được :
- Về mặt kỹ thuật:
+ Quy trình thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền nên mọi người, ai ai đều có thể làm được.
- Về mặt kinh tế: Quy trình sản xuất nước rửa chén từ rác có nguồn gốc thực vật đã giải quyết hai vấn đề chính:
+ Thu gom, xử lý rác thải, hạn chế ô nhiễm môi trường, làm đẹp cảnh quan
+ Tận dụng được nguồn rác thải thực vật để sản xuất nước rửa chén …. với giá thành cực thấp với chi phí không quá cao, góp phần tiết kiệm trong sinh hoạt cho người dân.
+ Về mặt xã hội:
- Bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nông thôn, vùng sâu vùng xa nói riêng.
- Nâng cao chất lượng đời sống người dân, góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

Trong quá trình thực hiện việc làm NRC từ "rác", mình cũng có tâm sự, chia sẽ với một số anh em bạn bè và đã nhận được sự tán thành, ủng hộ tinh thần của nhiều người. Suốt nhiều tháng trời làm đi, làm lại, thất bại nối tiếp thất bại rồi đến khi ngồi viết bài này thì có thể nói là tạm thành công. Tuy nhiên khi làm 10,20 lít thì có thể sử dụng hoặc tặng cho bạn bè, hàng xóm nhưng do làm liên tục ( mất thời gian ủ ), nên cuối cùng số lượng lên đến 3-4 trăm lít, thế là ngồi khóc ròng..........
May mắn làm sao có 1 người bạn ( bạn của bạn ) biết việc mình làm nên đã gặp mình trao đổi và đã đặt mình làm cung cấp cho anh ấy với số lượng nhiều.
Hiện nay mình cung cấp cho anh ấy khoảng 2.000 đến 3.000 lít/ tháng, với gía là 8.000 đ/lít. Như vậy, có thể nói mình thoát nghèo nhờ "rác" rồi, phải không các bạn ?
Nhưng....
Nói thì dễ, khi bắt tay vào làm thì có rất nhiều khó khăn, xảy ra nhiều tình huống mà trong sách vở hay trên mạng chưa có câu trả lời....
Những khó khăn,thất bại hay kinh nghiệm xử lý về mặt kỹ thuật mình sẽ nói tiếp ở :
PHẦN 3: THẤT BẠI VÀ KINH NGHIỆM XỬ LÝ
»
* BỔ SUNG PHẦN 2 ( Hiệu quả kinh tế )


- Ở phần 2 mình đã chia sẽ về hiệu quả kinh tế của việc làm NRCHC từ rác thực vật. Mình xin lỗi đã gõ sai giá tiền của phần nước ( 10 lít = 700 đ ), đúng ra phải là 10 lít = 70 đ. Như vậy giá thành là 13.070đ/12 lít, tương đương 1.089đ/ lít

- Giá 1.089 đ/lít này chỉ áp dụng cho lần sản xuất đầu tiên, khi sản xuất lần thứ 2 thì giá giảm xuống nữa bởi vì phần nguyên liệu ta giảm xuống còn 1/2 kg đường, cụ thể như sau:

+ Phế phẩm rác hữu cơ = 0 đ ( vẫn là 3 kg )
+ Đường = 7.500đ ( 500g )
+ Nước = 70 đ ( 10 lít )
+ NRC lần 1 đã làm = 1.089đ ( 01 lít )
Tổng cộng = 8.659 đ /11 lít tương đương 787.1đ/ 1 lít.

- Khi sản xuất đến lần thứ 3 thì ta thay thế 01kg đường bằng 03 lít NRC đã làm ở lần 1 hoặc lần 2. Như vậy, giá thành ở lần sản xuất thứ 3 sẽ giảm thêm nữa.

* Bổ sung Quy trình - PHẦN 1 :

- Sau khi ta đã làm ra thành phẩm theo đúng quy trình thì ở lần sản xuất thứ 2, ta điều chỉnh giảm còn 1/2 kg đường nhưng cộng thêm 01 lít NRC đã làm ở lần 1.
- Ở lần thứ 3 thì ta bỏ hoàn toàn lượng đường, thay thế bằng 03 lít NRC đã làm ở lần 1 hoặc lần 2.

Theo mình nghĩ, mỗi tháng làm hết sức thì cũng chỉ được 1,2 ngàn lít và cũng chỉ đủ sống, nhưng nếu có 3 đầu 6 tay làm ra 1,2 trăm khối thì chắc hết là thoát nghèo mà là làm giàu luôn rồi phải không các bạn ? Chưa kể đến lợi ích xã hội từ việc tái chế rác hữu cơ nữa........

Các bạn nào qua bài chia sẽ này mà quan tâm, thực hiện mà gặp khó khăn hay thắc mắc thì cứ việc nêu câu hỏi trên diễn đàn này hoặc gọi cho mình, mình sẳn lòng trả lời cho các bạn. Mình tên Bửu ( 48 tuổi ), ở Vĩnh Long. Mong được giao lưu, chia sẽ cùng các bạn.

Ở những phần kế tiếp, mình sẽ chia sẻ thêm những kinh nghiệm được rút ra từ nhiều lần thất bại. Ví dụ như :
- Tại sao không dùng đường cát trắng ( đường tinh luyện ) ?
- Tại sao ngâm/ủ phải từ 30 ngày trở lên ? Có cách nào rút ngắn thời gian hay không ?
- Cách xử lý dòi, bọ, ruồi trong quá trình ngâm ?
- Cách tạo màu, tạo mùi, tạo bọt bằng các chất tự nhiên như thế nào ?
v...v ........!!!
Sẳn đây mình up 2 tấm hình để cho các bạn dễ hình dung. Đây là hình NRC được ngâm khoảng 20 ngày ( cách nay hơn 7 tháng ). Phần màu vàng nhạt, chính là NRC. Phần lợn cợn ở trên chính là rau, củ, quả.
 

File đính kèm

  • hình NRC 1.jpg
    hình NRC 1.jpg
    206.6 KB · Lượt xem: 181
  • hình NRC 2.jpg
    hình NRC 2.jpg
    207.7 KB · Lượt xem: 171
Last edited by a moderator:
P
e chào a e thấy mô hình này có vẽ rất khả thi trong tương lai có lẽ e củng sẽ thử nghiệm sản xuất nrchc như a chia s. Sau khi đọc bài của a e đã lên gg để tìm hiểu thêm thì thấy năm 2015 đã có một chị sản xuất nrchc như bài viết của a chia sẽ và chị này củng đã khử mùi ban đầu và tạo màu bằng củ quả tự nhiên thành công cho sản phẩm nrchc không biết a có tìm hiểu thêm về quy trình khử mùi vào tạo màu cho sản phẩm không mong nhận được sự chia sẽ từ a. Link bài viết.
Khó tin: Cả phố dùng nước rửa bát chế từ... rác thải
 
K
Có 1 chi phí mà anh chưa tính tới, đó là công sức phân loại rác, rồi thu gom vận chuyển rác. Làm ít cho nhà tự xài thì dễ nhưng làm vài trăm khối thì cv phân loại rác và thu gom vận chuyển là cả vấn đề lớn.
Tôi đề xuất a dùng nguyên liệu bằng lục bình thì sẽ dễ hơn nhiều. Ở đbscl lục bình đầy cả kinh rạch, người ta phải phun thuốc cỏ để diệt thì ghe xuồng mới đi được.
Còn a muốn giữ quan điểm dùng rác thải từ sinh hoạt thì theo tôi nghĩ sẽ ko làm lớn được. Thân chào!
 
D
Hoan nghênh @buuanhtran .Tôi cũng dùng chế phẩm vi sinh EM rửa bát rất sạch. Giá thành cũng chỉ 5-600 đ/l. Công thức pha chế : 1 lít EM2( 3000 đ) + 1 lít rỉ đường (7000 đ) + 18 lít nước = 20 lít dung dịch mùi thơm và chua nhẹ, pH <4. Nước vi sinh sau khi dùng đổ xuống đất không độc hại mà lại làm tốt cho đất. Bạn nào quan tâm kỹ hơn alô cho Vượng: 0964 676 491.
 

B
e chào a e thấy mô hình này có vẽ rất khả thi trong tương lai có lẽ e củng sẽ thử nghiệm sản xuất nrchc như a chia s. Sau khi đọc bài của a e đã lên gg để tìm hiểu thêm thì thấy năm 2015 đã có một chị sản xuất nrchc như bài viết của a chia sẽ và chị này củng đã khử mùi ban đầu và tạo màu bằng củ quả tự nhiên thành công cho sản phẩm nrchc không biết a có tìm hiểu thêm về quy trình khử mùi vào tạo màu cho sản phẩm không mong nhận được sự chia sẽ từ a. Link bài viết.
Khó tin: Cả phố dùng nước rửa bát chế từ... rác thải
Chào bạn !
- Rất vui nếu bạn sẽ làm NRCHC. Nếu có khó khăn hay thắc mắc cứ việc hỏi mình nhé, mình sẽ chia sẽ cùng bạn.
- Đúng là đã có nhiều người làm. Tuy nhiên để có 1 bài chia sẽ chi tiết như mình thì hình như chưa có ai.
- Thật ra, mùi ban đầu như bạn nói cũng là điều tự nhiên. Sau thời gian ủ, thì dung dịch sẽ có mùi chua nhẹ. Sau vài tháng, mùi này sẽ tự động biến mất. Còn nếu chúng ta muốn mất mùi chua này sau khi ủ xong thì cũng dễ, bạn chỉ cần pha thêm trái bồ kết vào thì tự nhiên dung dịch của bạn sẽ thơm mùi bồ kết, không còn mùi chua nhẹ nữa ( phần pha bồ kết, mình sẽ nói rõ hơn trong phần tạo mùi, tạo màu sắp tới ).
»
Có 1 chi phí mà anh chưa tính tới, đó là công sức phân loại rác, rồi thu gom vận chuyển rác. Làm ít cho nhà tự xài thì dễ nhưng làm vài trăm khối thì cv phân loại rác và thu gom vận chuyển là cả vấn đề lớn.
Tôi đề xuất a dùng nguyên liệu bằng lục bình thì sẽ dễ hơn nhiều. Ở đbscl lục bình đầy cả kinh rạch, người ta phải phun thuốc cỏ để diệt thì ghe xuồng mới đi được.
Còn a muốn giữ quan điểm dùng rác thải từ sinh hoạt thì theo tôi nghĩ sẽ ko làm lớn được. Thân chào!
Chào bạn !
Trân trọng cám ơn ý kiến của bạn.
Đúng là khi làm số ít thì không thành vấn đề, nhưng khi làm vài trăm khối thì sẽ là cả 1 vấn đề khó khăn. Mình cũng đã nghĩ đến điều đó. Vả lại, như mình đã nói, như mình làm hết sức cũng chỉ 1,2 ngàn lít mà thôi, còn nhiều hơn nữa thì đành "pó tay". Tuy nhiên theo mình nghĩ, có 1 giải pháp để làm số lượng lớn mà không phải tốn nhiều thời gian và công sức để phân loại rác rồi thu gom, vận chuyển, đó là:
Tại sao mình chia sẽ được trên Internet mà không thể chia sẽ trực tiếp cùng mọi người ?
- Mình sẽ gặp gỡ, trao đổi cùng các hội, đoàn như : Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân,... ở địa phương mình ( làng, xóm ), sau đó hướng dẫn mọi người cùng làm. Làm xong, tập trung lại nhà của 1 người đại diện, sau đó có người đến mua lại cho bà con mình. Như vậy, có thể đạt được nhiều ý nghĩa như tự phân loại rác, tự làm ra NRCSH ( vừa dùng, vừa có thêm thu nhập ), vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường,.....
- Còn về lục bình: Theo như quá trình mình làm thử nghiệm ở thời gian trước, thì mình cũng đã có dùng nhiều nguyên liệu khác nhau trong đó có lục bình. Tuy nhiên, có 1 thực tế là nếu nguyên liệu là các phế phẩm từ rau,củ, quả thì thời gian hoàn thành tương đối ngắn. Riêng lục bình và 1 số nguyên liệu khác thì thời gian phân hủy rất dài ( từ 3 tháng trở lên ). Mình cũng chưa tìm hiểu tại sao như vậy? Mình cũng mong bạn hoặc các bạn khác nếu biết có thể chia sẽ cùng mình và mọi người điều này. Nếu có cách giải quyết rút ngắn thời gian ủ thì chắc chắn việc dùng lục bình làm nguyên liệu sẽ là 1 điều rất hay, bởi vì ở quê mình thì lục bình rất nhiều.
- Khi bắt đầu có ý tưởng làm NRC từ rác hữu cơ này, điều đầu tiên mình nghĩ là làm sao để giảm thải ô nhiễm môi trường trong khả năng của mình, tận dụng những các thứ có sẳn, không tốn tiền mua để làm ra 1 sản phẩm vừa đảm bảo sức khỏe cho gia đình, vừa góp phần làm giảm ô nhiễm. Và mình cũng chưa có ý nghĩ làm lớn hay bán nó. Nhưng cũng may mắn, nhờ người bạn nên giờ mình cũng có được thu nhập tương đối.
- Một lần nữa, cám ơn sự góp ý của bạn. Hy vọng bạn sẽ tiếp tục góp ý cho mình ở những bài chia sẽ sau.
Trân trọng !
 
Last edited by a moderator:
K
Muốn cho lục bình mau phân hủy thì dùng máy băm nhỏ nó ra sẽ tăng tiết diện tiếp xúc, từ đó tăng tốc phản ứng.
Cho vsv vào để tạo lợi thế số lượng ban đầu, tăng tốc độ đề-pa (có thể dùng xác bã của lần trước trộn vô cũng được)
Nhiệt độ tăng lên sẽ tăng tốc enzym vsv
Vài ý chia sẽ
 
B
Muốn cho lục bình mau phân hủy thì dùng máy băm nhỏ nó ra sẽ tăng tiết diện tiếp xúc, từ đó tăng tốc phản ứng.
Cho vsv vào để tạo lợi thế số lượng ban đầu, tăng tốc độ đề-pa (có thể dùng xác bã của lần trước trộn vô cũng được)
Nhiệt độ tăng lên sẽ tăng tốc enzym vsv
Vài ý chia sẽ
Cám ơn chia sẽ của bạn. Chắc chắn mình sẽ áp dụng vào những lần sau.
»
Nghe mà khó khăn quá bạn ạ.
Khó ở chổ nào bạn ?
»
Sao chưa thấy post phần tạo màu,tạo mùi vậy bạn ơi
Sorry bạn ! Hổ nay lu bu quá, mình đang cần phải làm để giao 3.000 lít nên không có thời gian lên mạng. Hôm nay mới bớt bớt việc. Mình sẽ viết tiếp......
»
Ai có chục lít cho dùng thử coi
Có ai làm đâu mà cho ??? Thôi, để a cho. E mail cho a địa chỉ nhé.
Thân.
 
B
PHẦN 3 : THẤT BẠI & NHỮNG KINH NGHIỆM XỬ LÝ

Ở phần này, mình sẽ viết theo dạng vấn đáp để các bạn dễ hiểu hơn, nhưng trước khi chia sẽ về những kinh nghiệm thì mình sẽ chia sẽ về cách tạo màu, tạo mùi cho NRCHC:

3.1 : TẠO MÀU
- Do NRC của mình sau khi ngâm/ủ, nó sẽ có màu vàng nhẹ hoặc nâu nhẹ tùy theo nguyên liệu mà mình đã ủ.
Ví dụ : Ngâm các loại rau ăn lá, hoa héo sẽ cho ra màu vàng nhẹ. Ngâm củ, quả sẽ cho ra màu nâu nhẹ.
- Tuy nhiên màu nguyên thủy thì nhìn không bắt mắt (ai thích bề ngoài thì thêm màu vào cho nhìn thấy đẹp, ai thích bề trong chất lượng rửa sạch thì khỏi tạo màu )

* Cách tạo màu 1:
+ Dùng 2 củ dền khoảng 500g. Dùng dao cắt lát thật mỏng ( càng mỏng càng tốt ). Sau đó ngâm với nước lạnh. Khi ngâm phải che đậy lại bằng vải mỏng, tránh ruồi bu kiến đậu. Sau 4h, vớt bỏ phần cái, lấy nước củ dền hòa chung với dung dịch NRC. Ta sẽ có 1 màu đỏ thật đẹp. Đậm, nhạt thì do ta điều chỉnh khi hòa tan.

* Cách tạo màu 2 :
- Dùng khoảng vài mươi lá dứa ( mua ở chợ khảng 2.000đ ). Rửa sạch dưới vòi nước. Sau đó cắt nhỏ khoảng 1,2 cm. Bỏ vào nồi khoảng 2 lít nước chung với lá dứa. Nấu khoảng 30' hoặc nhìn thấy lá dứa đã sẩm màu lại là được. Với bỏ phần xác, lấy nước hòa chung với dung dịch NRC. Ta sẽ có 1 màu xanh lá.

* Cách tạo màu 3 :
- Dùng khoảng 100g bột nghệ khô. Pha chung với 3 lít nước. Ta sẽ có 1 màu vàng thật đậm đà. sau đó pha chung với dung dịch

Ở 3 cách tạo màu, cách nào cũng được, nhưng khi ta tận dụng được nguyên liệu nào thì ta tận dụng, tránh trường hợp tốn kém nhiều.( Ví dụ ở cách 3 ta sẽ phải tốn 12.000đ cho 100g bột nghệ nguyên chất.)

3.2 : TẠO MÙI

* Tạo mùi hương bằng tinh dầu sả:
- Chọn những củ sả già, cắt bỏ rễ và những lá héo úa. Cắt ngắn thành những đoạn dài 4 - 5 cm và đem đập giập.
- Cho sả vào bình thủy tinh. Chọn loại rượu khoảng 38 - 40 độ, pha rượu với nước theo tỉ lệ 1 : 1, rồi đổ rượu vào bình chứa sả sao cho rượu ngập mặt sả.
- Đậy kín nắp bình, lắc nhẹ cho rượu thấm xuống và để ở nơi thoáng mát. tránh ánh nắng mặt trời
- Sau 3 ngày cho cả nước và sả vào máy xay nhuyễn rồi lại đổ vào bình, đậy nắp và để 3 tuần.
- Sau 3 tuần, lọc bỏ bã, lấy phần nước ta được tinh dầu sả và dùng dần cho các đợt tạo hương thơm của NRC.
Mỗi lít nước rửa chén, chúng ta chỉ cần bổ sung thêm khoảng 10 - 20ml tinh dầu sả tùy theo nhu cầu của từng người.

( còn tiếp NHỮNG THẤT BẠI..........)
»
Hạn sử dụng của nước rửa chén này như thế nào ??
NRC công nghiệp thì có hạn, còn đối với NRCHC thì không có hạn. Càng để lâu càng tốt, bởi vì càng lâu thì quá trình lên men ( mặc nhiên trong dung dịch ) vẫn tiếp tục. Vì vậy dung dịch càng lâu thì tính tẩy rửa sẽ càng cao hơn, càng sạch hơn. Nhưng cũng phải lưu ý :
- Khi dung dịch chưa được tạo mùi hoặc tạo màu thì càng để lâu, tẩy rửa càng sạch. Nhưng nếu có pha màu hay mùi thì thời hạn sử dụng dung dịch sẽ bị phụ thuộc vào tính chất của nguyên liệu tạo màu/mùi ( sả, củ dền,.... ) thường thì khoảng dưới 30 ngày .
- Vì vậy, không nên tạo mùi, hay màu cho dung dịch.
- Nếu muốn tạo màu/mùi cho dung dịch thì ta chỉ cần chọn nguyên liệu đầu vào ngay ban đầu thì ta sẽ có màu và mùi ngay sau khi ngâm ủ xong, nhưng màu và mùi sẽ không đậm đà như khi pha lúc đã ngâm xong dung dịch.( Ví dụ như bỏ vỏ cam, vỏ bưởi,...vào ngâm chung ngay từ đầu )
- Vả lại, điều quan trọng khi làm NRCHC từ rác này chính là giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn sức khỏe và chỉ tốn 1 phần rất nhỏ chi phí để thực hiện. Còn nếu muốn thương mại hóa thì nó sẽ là 1 vấn đề khác.
Thân !
 
Last edited by a moderator:
K
Tôi đoán sp cuối cùng của lên men là acid acetic và 1 số sp phụ khác, nói chung gần giống với nước giấm. Nếu ta sx giấm bằng những trái chuối hư, bị giòi ăn (thay vì bỏ đi) thì ta đã có 1 thứ nước rửa chén hữu cơ giá rẻ khác cho gđ rồi.
 
Last edited by a moderator:
T
anh thử phơi nắng dung dịch khi ngâm xem sao,em nghĩ sẽ giảm thời gian còn dưới 30 ngày.
Tiện thể a cho e xin 0,5l dùng thử được ko ạ,thank anh
 


Back
Top