4 hecta bị ngập nếu lũ cao - Trồng cây gì nuôi con gì?

  • Thread starter vanquyet
  • Ngày gửi
Chào các bác!

Em theo dõi diễn đàn đã lâu, nhưng chưa thấy mô hình nào như cái địa thế chỗ em cả.
Hiện em đang nghiên cứu 1 vùng đất rộng 4hecta ở Thanh Hóa (quê em), các bác xem trong file mô tả địa thế nhé!
3 mặt là núi đá, gần sông nên có điểm yếu là mùa bão lũ (tháng 6-7) có thể nước sông dâng lên cao, tràn qua cống hoặc đê hoặc ngấm qua cũng làm nơi này ngập nước, tất nhiên là không phải năm nào cũng bị, và chỉ bị ngập khoảng 1 tuần.
Vả lại, nơi đây người đi qua lại nhiều, em chưa tính được phương án hàng rào bảo vệ, nếu xây kiên cố thì không có đủ tiền, nếu chỉ trồng cây gai thì lại sơ sài.
Đất ở đây là đất trồng lúa 1 vụ chiêm (vì vụ mùa có thể bị ngập nước mất trắng nên không ai trồng), Đất thịt pha cát và nước ở núi đá luôn ngấm xuống thành ra không khô ráo.
Điều quan trọng nhất là phương án cải tạo đất như thế nào, em định đào mương rộng khoảng 20m xung quanh để đón nước xuống ao, sau đó ở giữa cải tạo thành vườn, nhưng trồng cây gì đỡ công chăm sóc mà lại chống được nước ngập?
Mong các bác cho ý kiến.

Up file mãi không được đành tải lên mediafire vậy, các bác chịu khó download giúp em.

http://www.mediafire.com/file/ksq7374a62gjvea/Trang trai.doc
 


Gay go rồi đây các bác ơi.
Dự định ban đầu của em là cho múc đất đóng gạch, hình thành hệ thống mương xung quanh, sau khi bán đất đóng gạch thì được 1 cái ao! nhưng đất này là đất sét pha cát nên gạch nung sẽ bị nổ. Vì thế phải thuê máy xúc để đào ao.
Vốn của em rất thấp, nếu vay cũng chỉ dưới 100 triệu. Các bác ý kiến xem nên quy hoạch thế nào? làm thế nào để lấy ngắn nuôi dài? cải tạo dần dần?
 
Thật sự là tôi không am hiểu lắm về vùng đất của bạn (mặc dù cũng có "dính líu" với Thanh hóa).
Tuy nhiên Tôi cũng mạnh dạn nêu ý kiến của mình ra cho mọi người xem xét.
Với đất của bạn có địa thế tự nhiên như vậy thì không nên trồng cây lâu năm. Chăn nuôi thì khó an toàn. Với lại bạn cũng không có vốn để cải tạo, mà cũng không cần cải tạo. Ta nên tìm cách để lợi dụng hoàn cảnh tự nhiên cho có hiệu quả nhất thôi. Khi nào gây được nhiều vốn hẵng hay.
Vậy nên theo tôi ta nên viết ra giấy tạo một kế hoạch: Trồng những cây màu ngắn ngày để tránh mùa mưa lụt, sản phẩm tạo ra phải sử dụng được đến mức cao nhất. Ví dụ : cây lạc thì ngoài thu hoạch hạt thì thân có thể ủ làm thức ăn dự trữ cho bò. Cây ngô (bắp) cũng vậy. Nếu như vậy bạn có thể nuôi bò thịt nuôi nhốt vỗ béo vì có nguồn thức ăn ủ dự trữ. Theo tôi đấy là mô hình không bao giờ lỗ (trừ khi bò bị bệnh chết sạch).
Hoặc bạn có thể tìm hiểu để trồng ớt vì để hoàn thành một vụ ớt thì chỉ có tối đa là 9 tháng. Tránh được mưa bão lụt. Nhưng trồng ớt tốn nhiều công lắm đấy (nhất là thu hoạch)
Đất của bạn ở gần sông nên tôi nghĩ nguồn nước tưới chắc không phải vấn đề.
Cái lợi chỗ bạn là vì trong năm có mùa nước ngập cả tuần nên bổ sung được lượng phù sa đáng kể tăng màu cho đất. Thứ nữa là nếu nước ngập như vậy sẽ làm triệt tiêu đáng kể mầm bệnh hại. Vậy ta nên tạo điều kiện cho nước ngập được làm sao càng lâu càng tốt. Nửa tháng cũng được. Như vậy nếu khi chọn được cây trồng nào có hiệu quả nhất thì ta có thể trồng liên tục, không cần luân canh.
Vì đất của bạn rộng, vốn lại ít nên tôi thấy phương án trồng cây màu ngắn ngày thu hoach chính phẩm và kết hợp phụ phẩm nuôi bò thịt vỗ béo (mua bò lỡ về nuôi nhốt chứ không thả) là khả thi hơn. Phụ phẩm phân bò thì dùng nuôi giun quế lấy thức ăn cho cá và dùng phân trùn bón cho đất hoặc tìm nơi bán (giá trị rất cao).

Tuy nhiên đây chỉ là ý kiến riêng theo cảm tính của tôi. Nói dễ nhưng làm thì chắc chắn có nhiều khó khăn cần giải quyết. Mong bà con ta chung sức thêm ý kiến để góp ý cho bạn vanquyet với.

(TB: Tôi "dính líu tới Thanh hóa ở Yên định- Cầu Kiểu. Còn bạn vanquyet ở vùng nào vậy? )
 
Last edited:
Trời, vui quá, có bác botienthi (người nổi tiếng) góp ý! Góp ý của bác thật hữu ích, tôi ở Hà Trung nè bác ơi.
Đúng là điểm yếu là thế đất bị ngập lụt, mà đất rộng nên nói thật tôi chỉ muốn trồng trọt cây lâu năm cho đỡ công chăm sóc thôi. mô hình nuôi bò của bác cũng được, nhưng nuôi trùn quế thì đến mùa lụt di chuyển như thế nào hả bác? hay lúc đó giải phóng hết đi nhỉ?
Mong bà con có ai có sáng kiến gì đóng góp giùm. Cám ơn cả nhà.
 
Nếu bạn dự định nuôi bò và nuôi trùn thì nên tạo một khoảng đất cao ráo trên mức nước lụt. Ví dụ như bạn đào ao thì có thể lấy ngay đất móc lên để tạo thành một mặt bằng cao. Khoảng trên 100m2 là theo tôi đã đủ cho ban đầu rồi. Làm chuồng bò và chuồng trùn ở trên đó. Như vậy mùa lụt không cần di chuyển mà chỉ cần tôn tạo dần dần càng vững chãi càng tốt để khỏi bị gió tốc mái và mưa tạt.
Tất nhiên bạn mới là người sát thực tế, cho nên cần tham khảo nhiều nữa để có thể tự ứng biến trên cơ sở thực tế của mình.
Chúc bạn thành công!
 
Last edited:
Chào bạn/./
- Bạn ở Hà trung muốn trồng ớt thì qua hà lĩnh,vĩnh thịnh và nghe ngóng tình hình bán sản phẩm. hoặc qua tớ tại yên định

- Bạn muốn nuôi bò thì lên nông trường nuôi thịt bò sữa tại nho quan, ninh bình( công ty CP thịt bò sữa kỳ phú) ngay chỗ cúc phương.

- Đất ngập lụt thì nên nuôi thủy sản..thuận thiên thừa vận à đẹp bạn ah./.
thân ái
 
Chào bạn/./
- Bạn ở Hà trung muốn trồng ớt thì qua hà lĩnh,vĩnh thịnh và nghe ngóng tình hình bán sản phẩm. hoặc qua tớ tại yên định

- Bạn muốn nuôi bò thì lên nông trường nuôi thịt bò sữa tại nho quan, ninh bình( công ty CP thịt bò sữa kỳ phú) ngay chỗ cúc phương.

- Đất ngập lụt thì nên nuôi thủy sản..thuận thiên thừa vận à đẹp bạn ah./.
thân ái
Bạn liên hệ số đt: 01234.84.75.91 mình tư vấn cho. Mình ở Vĩnh Lộc
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá...
 



Back
Top