5000m2 đất với người thành thị tập làm nông dân

  • Thread starter NQ_Toan
  • Ngày gửi
Chủ đề làm gì với vài ngàn mét vuông đất là không mới trên diễn đàn này. Tôi đã đọc qua nhiều bài viết, nhưng hầu hết đều ngưng giữa chừng, không rõ kết quả; hoặc có các dự án thì toàn là dành cho người làm nông 100%.


Nay tôi lập mới lại chủ đề để mong các cao thủ giúp giùm do một người Sài Gòn học làm nông dân.


1) Tình trạng cá nhân:


- Thích làm nông nhưng kinh nghiệm là 0. Cái có được duy nhất đó là sở thích.

- Đang làm việc ở Sài Gòn, thu nhập đủ nuôi gia đình và dư chút đỉnh.

- Kiếm tiền bằng máy "một động cơ", số tiền để dành có hạn (sau khi mua đất chỉ còn lại vài chục triệu), nên không dám bỏ hẳn công việc hiện tại để làm nông 100%.

- Nếu làm cả hai việc (việc hiện tại và làm nông) thì gặp vướng mắc ở khâu nhân lực. Có khảo sát qua tình hình địa phương thì thấy rằng, nếu thuê mướn nhân công địa phương:

+ Người chân thật không còn nhiều (nếu không muốn nói là tìm chưa ra). Học hỏi kinh nghiệm từ nông dân địa phương, cái được chỉ là lời nói suông, nếu nhờ vả thì chắc chắc bị mất tiền cò (cò vật liệu, cò vật tư, cò máy cày,... thậm chỉ ăn cò trên cả nhân công cuốc mướn) hoặc bị “thầu” với giá gấp đôi, gấp ba. Nếu gặp trực tiếp người lao động thì hầu hết đều thích nhận khoán với chi phí gấp đôi, không thích làm công nhật, dù rằng hứa hẹn thuê họ lâu dài.

+ Làm việc với thái độ rất là ... nông dân. Làm "lớt lớt" rồi đi uống nước, hút thuốc... câu giờ nghỉ ngơi.

+ Phương án tìm một nông hộ để liên kết lâu dài, thì bất khả thi do vấn đề kinh phí. Phải nuôi thêm một hộ nông dân là quá sức với thu nhập hiện tại.


2) Dự định làm nông:


- Dự định mua mảnh đất 5000 mét vuông tại xx (thuộc huyện Bến Lức, Long An). Đất ở đây bị phèn nặng. Cây trồng truyền thống là mía, gừng. Vài năm gần đây, người dân trồng ổi, chanh không hạt. Mảnh đất này đã được chuẩn bị chu đáo (lên liếp, xẻ mương, làm cống bọng để điều tiết nước), hiện đang được trồng ổi, sang năm sẽ thu hoạch lứa đầu (nếu chủ cũ không bán đất).


- Tôi không có kinh nghiệm và không đủ nhân lực để làm tiếp ổi lâu dài. Dự định là có bao nhiêu thì thu hoạch bấy nhiêu. Ý định chính là trồng dừa. Thời gian từ khi bắt đầu trồng cho đến khi thu hoạch, mất khoảng vài năm, thì bắt đầu làm hàng rào + nhà chòi, đầu tư bằng vốn có được do thu nhập của công việc hiện tại. Song song đó thì dự định trồng chuối, vì chuối mau thu hoạch hơn dừa, lấy (hơi) ngắn để nuôi dài. Tôi tính rằng, khi chuối, dừa cho thu hoạch thì có thể thu nhập bằng với lãi suất gởi tiết kiệm ở ngân hàng, hoặc hơn chút đỉnh. Như vậy là hài lòng rồi.


Nhưng qua tham khảo với anh Việt @leviet_law thì được biết vùng này dừa có năng suất rất thấp. Còn chuối thì cung đang vượt cầu. Ổi thì được giá trong thời gian này và sau này là chanh, nhưng:

- Nếu trồng ổi thì cần phải có ít nhất 2 người làm công thường xuyên. Tôi khó mà nuôi thêm người trong cả năm trời.

- Trồng chanh thì tôi thấy chung quanh rất nhiều người đã trồng rồi. Kế bên mảnh đất tôi mua, có một mảnh khác cũng 5000m2 đã trồng sẳn chanh, chủ mới mua xong rồi bỏ hoang !

Tôi đang suy nghĩ về cây mãng cầu xiêm (loại tự thụ phấn) tháp gốc bình bát. Vùng này cũng có trồng nhưng chưa nhiều lắm, vì bà con đang tập trung vào ổi, chanh, mía là chính.


Nhiều cái suy tính quá, nên không tính ra được gì. Mong các cao thủ về nông nghiệp, về quản trị tài chính giúp sức.

Chân thành cảm ơn. (Ảnh kèm theo là hình chụp mảnh đất)

KFiSXV.jpg
 
Last edited by a moderator:
Trồng ổi trên chậu, hoặc trong bao đất cũng được, em thấy mấy người bán ổi giống bảo trồng trong chậu năng suất cũng cao. Bác thử vài chục cây trong bao chắc chắc tý xem sao. Khỏi sợ nhiễm phèn, chỉ cạnh tranh ánh sáng thôi.
 
Trồng ổi trên chậu, hoặc trong bao đất cũng được, em thấy mấy người bán ổi giống bảo trồng trong chậu năng suất cũng cao. Bác thử vài chục cây trong bao chắc chắc tý xem sao. Khỏi sợ nhiễm phèn, chỉ cạnh tranh ánh sáng thôi.

Cám ơn bạn đã quan tâm.
Vấn đề ổi đã có trong dự định, và trồng thẳng xuống đất. Ở đây chỉ là trồng xen để bảo vệ cây chủ lực.
Trân trọng.
Xin ý kiến viẹc bố trí trồng cây trên mảnh 1500

P/ án 1)
Bưởi - bưởi: 4 - 4,3m.
Bưởi - ổi: 3 - 3,65m, 3,8m.
Bưởi - M/cầu: 3,1 - 4m.
16244319053_24b339a504_o.jpg


P/án 2)
Bưởi - bưởi: 3,9m.
Bưởi - ổi: 3,1m.
Bưởi - M/cầu: 3,3m

8g9Zzh.jpg
 
Cám ơn anh.

Trân trọng.

Bọng xả có van 1 chiều ở 2 đầu:
- Phía trong làm thêm nắp bọng để giữ mực nước trong mương nếu cần.
- Phía ngoài dùng ống bằng nylon (hoặc cao su mềm) để điều tiết nước 1 chiều (chỉ ra, không vô) --> theo ý của anh @lecongtuananh

Xem file đính kèm 3612
Trồng cây trên mảnh 1500

Dt thực chỉ còn 1350 m2. Không trồng màu, tôi chọn trồng cây ăn trái. Do dt nhỏ nên phải chọn cây cho hiệu suất đầu tư cao nhất: cam xoàng, quýt hồng, bưởi da xanh; xen cây ăn lá tầng thấp (ngắn nuôi dài). Khi đủ điều kiện (nhà, rào...) thì nuôi thêm gà, vịt.

Đất này có tầng canh tác mỏng, nước sông Vàm Cỏ thì phù sa hạn chế, đúng là rất khó cho các loại cây "quý tộc" này. Trồng chúng như một cuộc chơi mạo hiểm, mà thua thì nhiều hơn !

Đất nhỏ, khó làm giàu từ đất. Do vậy, tôi xác định chỉ là một cuộc chơi, để "thõa lòng đam mê". Nhưng chơi cũng phải cho đáng. Tôi chọn cây bưởi, bởi nếu trồng được, cây cho trái. Đủ thì bán, in ít thì ăn, biếu... Cam, quýt thì ăn không hết nếu ế. Bưởi thì dễ ăn hơn. Mà bưởi thì người ta đã trồng thành công trên đất phèn Bình Chánh lân cận, nơi đất xấu hơn. Tôi chọn bưởi !

Tôi sẽ lên liếp, không cao lắm vì đất ít. Chủ yếu là đắp mô, lên khoảng hơn 50cm. Vật liệu từ đất mặt, bùn dưới kênh (nhiều lắm), phân bò, tro trấu, rơm, cát phù sa. Thêm tricoderma + lân nung chảy. Lót vôi, hay trộn ? NPK ?

Tôi đọc tài liệu về khoảng cách trồng. Mỗi sách mỗi kiểu. Chả biết theo ai. Chỉ có 1 câu giống nhau Đất tốt trồng thưa, xấu trồng dầy. Tôi sẽ trồng xen ổi. Trồng so le (kiểu nanh sấu). Theo đó bưởi - mương - bưởi là 5 mét, bưởi - ổi là 3,5 m (bưởi - bưởi là 7 mét, giữa là ổi).

Tháng Sáu trồng ổi, tháng Chín trồng Bưởi. Ngoài ra còn có hàng Mãng cầu xiêm gốc Bình bát trồng sát mương ranh.

Dự là bưởi có trái 3 năm nữa, lúc đó thì đã xong việc kiên-cố-hóa hàng rào.

Quý vị nào quan tâm, xin tư vấn thêm về kỹ thuật chuẩn bị đất, khoảng cách trồng, v.v. Riêng nếu có đóng góp về chọn cây trồng, xin vui lòng nói rõ thuận lợi, hạn chế; Chứ đừng nói khơi khơi, rồi tôi phải tính toán lại, suy nghĩ thêm nữa thì ... tội cho tôi. Vì tôi đã tốn nhiều thời gian cho việc chọn lựa.

Hân hạnh được góp ý.

Trân trọng.
Góp ý một tý nhé!
Cam xoàn, quýt đường là 2 loại cho năng suất rất cao: Em có tin cam xoàn cho năng suất lên tới 70 tấn/ 1 ha không? Năm nay ở Lai Vung có 1 kỷ lục là 1 nông dân trồng 113 cây cam xoàn, trên diện tích 3.000 m2, bán được 700 triệu! tính ngược lại giá 35 thử xem: 20 tấn! Như vậy với đất phèn, tầng canh tác thấp, phèn tiềm tàng cao, thì làm sao nuôi nổi trái như vậy?
Nếu hái bỏ gần hết trái, chỉ để lại một ít thì lại gặp một vấn đề khác:
Cam xoàn, chỉ trong một thời gian rất ngắn, phát triển lá rất mạnh, thì cần một lượng phân bón rất lớn, vậy với tầng canh tác 20 cm có đủ để chứa nổi phân bón hay không?
Và cả một vùng rộng lớn không ai trồng cam, em trồng vài cây trong 1.500 m2... liệu có đủ cho trẻ con ở đây mỗi đứa 1 trái hay không? còn đâu nữa mà chờ kết quả thí nghiệm???
Cũng tương tự như vậy đối với quýt đường.
 
Góp ý một tý nhé!
Cam xoàn, quýt đường là 2 loại cho năng suất rất cao: Em có tin cam xoàn cho năng suất lên tới 70 tấn/ 1 ha không? Năm nay ở Lai Vung có 1 kỷ lục là 1 nông dân trồng 113 cây cam xoàn, trên diện tích 3.000 m2, bán được 700 triệu! tính ngược lại giá 35 thử xem: 20 tấn! Như vậy với đất phèn, tầng canh tác thấp, phèn tiềm tàng cao, thì làm sao nuôi nổi trái như vậy?
Nếu hái bỏ gần hết trái, chỉ để lại một ít thì lại gặp một vấn đề khác:
Cam xoàn, chỉ trong một thời gian rất ngắn, phát triển lá rất mạnh, thì cần một lượng phân bón rất lớn, vậy với tầng canh tác 20 cm có đủ để chứa nổi phân bón hay không?
Và cả một vùng rộng lớn không ai trồng cam, em trồng vài cây trong 1.500 m2... liệu có đủ cho trẻ con ở đây mỗi đứa 1 trái hay không? còn đâu nữa mà chờ kết quả thí nghiệm???
Cũng tương tự như vậy đối với quýt đường.
Thưa anh,
Em đã tính thế này ạ:
1) Phèn tiềm tàng:
- Xử lý theo truyền thống: dùng nước để ém.
- Thêm biện pháp "cách ly", không cho rễ chạm vào nơi phèn mai phục.
2) Tầng canh tác mỏng:
- Cũng theo truyền thống: lên liếp và đắp mô, mở rộng mô hàng năm. Vật liệu, như đã trình bày, gồm đất mặt, bùn ngoài kinh chính, phân chuồng, rơm, tro trấu, cát phù sa. Còn đang tính chuyện mua đất mặt, nhưng có lẽ khó khả thi.
Độ cao mặt mô so với hiện tại sẽ là ít nhất 50cm, dự lý tưởng là 80cm (để hơn mực triều cường 20cm) nhưng sợ thiếu vật liệu.
3) Bảo an:
Trồng trụ bê tông, quây lưới bọc kẽm gai, từng bước xây tường gạch.
Có được không ạ ?
 
Thưa anh,
Em đã tính thế này ạ:
1) Phèn tiềm tàng:
- Xử lý theo truyền thống: dùng nước để ém.
- Thêm biện pháp "cách ly", không cho rễ chạm vào nơi phèn mai phục.
2) Tầng canh tác mỏng:
- Cũng theo truyền thống: lên liếp và đắp mô, mở rộng mô hàng năm. Vật liệu, như đã trình bày, gồm đất mặt, bùn ngoài kinh chính, phân chuồng, rơm, tro trấu, cát phù sa. Còn đang tính chuyện mua đất mặt, nhưng có lẽ khó khả thi.
Độ cao mặt mô so với hiện tại sẽ là ít nhất 50cm, dự lý tưởng là 80cm (để hơn mực triều cường 20cm) nhưng sợ thiếu vật liệu.
3) Bảo an:
Trồng trụ bê tông, quây lưới bọc kẽm gai, từng bước xây tường gạch.
Có được không ạ ?
Ok.
Rất tốt, cách lên mô rất tốt.
Mô lên cao 80 Cm, đào lỗ ở giữa mô trồng 20 cm.
Mua thêm đất mặt lợp lên từ từ.
Anh tính đâu không tiếp cận được vấn đề chứ em tiếp cận vấn đề nhanh quá, ngoài sự mong đợi của anh.
Nếu như vậy thì ko thèm trồng bưởi nữa, toàn bộ trồng cam xoàn, hoặc quýt đường, hoặc 5/5; nếu quan tâm đúng mức, lợi nhuận từ 1.500 m2 đó 1 năm đạt 200 tr thì xứng đáng để làm và đầu tư chiều sâu thêm.
Làm mô hình này, nếu mất, mất 50 tổng chi phí, nếu được, được 200; và cái được lớn nhất là chuẩn bị bài học để 3 năm nữa... chuẩn bị đổ ra `1 tỷ... để được 5 tỷ/ 1 năm!
Để tiếp sức thêm, có vài ý trao đổi lưu ý như sau:
- Đất ở đây là đất cơ chất hữu cơ nhiều, tơi xốp, thoát nước rất tốt, nên cần lưu ý về chế độ tưới... chỉ sợ làm ít quá, không quan tâm nhiều, ít tưới là tiêu mất.
- Chính đất hữu cơ nhiều, nhiều S, bị O2 kk oxy hóa nên chuyển thành H2SO4 trong đất, gây chua đất. Khi lên mô cao, đất khô thoát nước tốt, đó là điều kiện thuận lợi để O2 kk tiếp xúc.
Chúng ta nắm ngay điểm yếu này để biến nó thành điểm mạnh: dùng H2SO4 thay thế quy trình sản xuất P2O5 hh trong nhà máy sản xuất P2O5 bằng cách bón trực tiếp apatit - Ca3(PO4)2X theo phương trình:
Ca3(PO4)2 + 2 H2SO4 = Ca(H2PO4)2 + 2 CaSO4.
Tính số mol sẽ xác định, cứ bón 300 Kg TCP thì sẽ thu được 236 Kg MCP, tương đương 385 Kg SP lân.
Trong nhà máy chế tạo P2O5 phải tốn tiền mua H2SO4 + thiết bị + công nghệ + chi phí vận hành, tại sao ở đất phèn lại không áp dụng ngay nhược điểm này thành ưu điểm quá tuyệt vời?
Chỉ có một điều, thị trường không có bán Apatit, và theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc bán nó là phạm luật; và việc hội thảo làm rõ nó là bị cơ quan chức năng lập biên bản xử phạt ngay. Nó không được công nhận là phân bón, vì P2O5 trong nó là vô hiệu.
Em muốn mua apatit hả? dưới 10.000 tấn 1 đơn hàng ko bán nhé, không có kế hoạch hàng tháng/ quý/ năm không bán nhé, dưới 100.000 tấn 1 năm ko bán nhé, ko bôi trơn vận tải ko ai chở cho nhé...
Nhưng anh có bằng con đường "phi mậu dịch", có nghĩa là không tốn tiền mua, số lượng không nhiều... lẽ tất nhiên tốn thời gian nghĩa tình, cà phê nghĩa tình... hơi nhiều... như đi cua gái vậy đó...
Một vấn đề chuyên môn sâu hơn nữa, là cây hấp thụ các ion bằng cân bằng điện tích, giả định rằng, có thể biến cây thành một điện cực thì việc hấp thụ các ion sẽ rất tốt... Ở đất phèn, là một môi trường acid, các ion rất linh động, và anh đã biến nhược điểm của đất phèn thành ưu điểm của hấp thụ ion.
Đây là một bí quyết tuyệt học của anh về hấp thụ ion không công bố thêm.
Trông cây ăn trái, theo anh, được xem là nn cnc, cao là ở chỗ, cùng trên 1 dt đất, năng suất rất khủng, và để tạo được năng suất khủng đó thì cây phải hấp thụ phân bón khủng, chuyển hóa dinh dưỡng khủng, hấp thụ năng lượng khủng, lãi rất khủng, phỉa dùng từ là đồng tiền thu nhập rất "tối mặt" nhưng không phải ai cũng làm được.
"Không có con đường nào bằng phẳng thêng thang trong con đường đi tìm lợi nhuận từ nông nghiệp! Chỉ có những ai không sợ mỏi gối chồn chân, trèo lên những con đường khúc khuỷu gập gềnh của nó thì mới hy vọng đạt tới đỉnh cao xán lạn của nó mà thôi"... Nhạc chế Kacmax!
 
Last edited:
Ok.
Rất tốt, cách lên mô rất tốt.
Mô lên cao 80 Cm, đào lỗ ở giữa mô trồng 20 cm.
Mua thêm đất mặt lợp lên từ từ.
Anh tính đâu không tiếp cận được vấn đề chứ em tiếp cận vấn đề nhanh quá, ngoài sự mong đợi của anh.
Nếu như vậy thì ko thèm trồng bưởi nữa, toàn bộ trồng cam xoàn, hoặc quýt đường, hoặc 5/5; nếu quan tâm đúng mức, lợi nhuận từ 1.500 m2 đó 1 năm đạt 200 tr thì xứng đáng để làm và đầu tư chiều sâu thêm.
Làm mô hình này, nếu mất, mất 50 tổng chi phí, nếu được, được 200; và cái được lớn nhất là chuẩn bị bài học để 3 năm nữa... chuẩn bị đổ ra `1 tỷ... để được 5 tỷ/ 1 năm!
Để tiếp sức thêm, có vài ý trao đổi lưu ý như sau:
- Đất ở đây là đất cơ chất hữu cơ nhiều, tơi xốp, thoát nước rất tốt, nên cần lưu ý về chế độ tưới... chỉ sợ làm ít quá, không quan tâm nhiều, ít tưới là tiêu mất.
- Chính đất hữu cơ nhiều, nhiều S, bị O2 kk oxy hóa nên chuyển thành H2SO4 trong đất, gây chua đất. Khi lên mô cao, đất khô thoát nước tốt, đó là điều kiện thuận lợi để O2 kk tiếp xúc.
Chúng ta nắm ngay điểm yếu này để biến nó thành điểm mạnh: dùng H2SO4 thay thế quy trình sản xuất P2O5 hh trong nhà máy sản xuất P2O5 bằng cách bón trực tiếp apatit - Ca3(PO4)2X theo phương trình:
Ca3(PO4)2 + 2 H2SO4 = Ca(H2PO4)2 + 2 CaSO4.
Tính số mol sẽ xác định, cứ bón 300 Kg TCP thì sẽ thu được 236 Kg MCP, tương đương 385 Kg SP lân.
Trong nhà máy chế tạo P2O5 phải tốn tiền mua H2SO4 + thiết bị + công nghệ + chi phí vận hành, tại sao ở đất phèn lại không áp dụng ngay nhược điểm này thành ưu điểm quá tuyệt vời?
Chỉ có một điều, thị trường không có bán Apatit, và theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc bán nó là phạm luật; và việc hội thảo làm rõ nó là bị cơ quan chức năng lập biên bản xử phạt ngay. Nó không được công nhận là phân bón, vì P2O5 trong nó là vô hiệu.
Em muốn mua apatit hả? dưới 10.000 tấn 1 đơn hàng ko bán nhé, không có kế hoạch hàng tháng/ quý/ năm không bán nhé, dưới 100.000 tấn 1 năm ko bán nhé, ko bôi trơn vận tải ko ai chở cho nhé...
Nhưng anh có bằng con đường "phi mậu dịch", có nghĩa là không tốn tiền mua, số lượng không nhiều... lẽ tất nhiên tốn thời gian nghĩa tình, cà phê nghĩa tình... hơi nhiều... như đi cua gái vậy đó...
Một vấn đề chuyên môn sâu hơn nữa, là cây hấp thụ các ion bằng cân bằng điện tích, giả định rằng, có thể biến cây thành một điện cực thì việc hấp thụ các ion sẽ rất tốt... Ở đất phèn, là một môi trường acid, các ion rất linh động, và anh đã biến nhược điểm của đất phèn thành ưu điểm của hấp thụ ion.
Đây là một bí quyết tuyệt học của anh về hấp thụ ion không công bố thêm.
Trông cây ăn trái, theo anh, được xem là nn cnc, cao là ở chỗ, cùng trên 1 dt đất, năng suất rất khủng, và để tạo được năng suất khủng đó thì cây phải hấp thụ phân bón khủng, chuyển hóa dinh dưỡng khủng, hấp thụ năng lượng khủng, lãi rất khủng, phỉa dùng từ là đồng tiền thu nhập rất "tối mặt" nhưng không phải ai cũng làm được.
Nghe cái này chắc nhờ anh @NQ_Toan kiếm giúp em miếng đất bên cạnh về cùng học cùng làm quá.
 
Đang đi công tác xa, gặp một người có thể đánh giá là đại gia. Anh quê ở Cái Mơn, lên Đông NB lập nghiệp từ bàn tay trắng. Anh từng trồng cây có múi đến hàng chục héc-ta.

Anh khuyên nên trồng bưởi vì dễ và ăn được lâu. Quýt, cam thì ngắn lắm (cây và đất). Quýt thì gần như tắm trong thuốc.

Khoảng cách tốt giữa hai cây bưởi là 6m, tối thiểu là 5m. Thời gian đầu trồng dầy rồi tỉa bỏ dần lớp giữa. Vậy là phải thiết kế lại vườn.
 
Đang đi công tác xa, gặp một người có thể đánh giá là đại gia. Anh quê ở Cái Mơn, lên Đông NB lập nghiệp từ bàn tay trắng. Anh từng trồng cây có múi đến hàng chục héc-ta.

Anh khuyên nên trồng bưởi vì dễ và ăn được lâu. Quýt, cam thì ngắn lắm (cây và đất). Quýt thì gần như tắm trong thuốc.

Khoảng cách tốt giữa hai cây bưởi là 6m, tối thiểu là 5m. Thời gian đầu trồng dầy rồi tỉa bỏ dần lớp giữa. Vậy là phải thiết kế lại vườn.
"chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo".
Anh ta nói như thế là đúng với điều kiện của anh ta.
Lý do: Cây bưởi rất sung mãn, khỏe mạnh, rễ ăn rất mạnh, cây rất suy nhưng phục hồi cực nhanh. Đất anh ta là đất miền Đông, tầng canh tác dày. Nó là cây làm biếng cũng làm được, nghèo cũng làm được, và lợi nhuận thấp.
Nhưng với tầng canh tác thấp, công phu lấp đất mặt rất cầu kỳ, khử phèn rất cầu kỳ mà đi trồng bưởi, tràm, mía.... để lấy sự bền vững thì miễn bàn thêm!
Vì sao cam, quýt thì ngắn lắm (cây và đất)? Vì nó lấy đi từ đất quá khủng hoảng về dưỡng chất. Đã chấp nhận lái xe 1.000 cc thì buộc phải chấp nhận hao tốn nhiên liệu!
 
Ok.
Rất tốt, cách lên mô rất tốt.
Mô lên cao 80 Cm, đào lỗ ở giữa mô trồng 20 cm.
Mua thêm đất mặt lợp lên từ từ.
Anh tính đâu không tiếp cận được vấn đề chứ em tiếp cận vấn đề nhanh quá, ngoài sự mong đợi của anh.
Nếu như vậy thì ko thèm trồng bưởi nữa, toàn bộ trồng cam xoàn, hoặc quýt đường, hoặc 5/5; nếu quan tâm đúng mức, lợi nhuận từ 1.500 m2 đó 1 năm đạt 200 tr thì xứng đáng để làm và đầu tư chiều sâu thêm.
Làm mô hình này, nếu mất, mất 50 tổng chi phí, nếu được, được 200; và cái được lớn nhất là chuẩn bị bài học để 3 năm nữa... chuẩn bị đổ ra `1 tỷ... để được 5 tỷ/ 1 năm!
Để tiếp sức thêm, có vài ý trao đổi lưu ý như sau:
- Đất ở đây là đất cơ chất hữu cơ nhiều, tơi xốp, thoát nước rất tốt, nên cần lưu ý về chế độ tưới... chỉ sợ làm ít quá, không quan tâm nhiều, ít tưới là tiêu mất.
- Chính đất hữu cơ nhiều, nhiều S, bị O2 kk oxy hóa nên chuyển thành H2SO4 trong đất, gây chua đất. Khi lên mô cao, đất khô thoát nước tốt, đó là điều kiện thuận lợi để O2 kk tiếp xúc.
Chúng ta nắm ngay điểm yếu này để biến nó thành điểm mạnh: dùng H2SO4 thay thế quy trình sản xuất P2O5 hh trong nhà máy sản xuất P2O5 bằng cách bón trực tiếp apatit - Ca3(PO4)2X theo phương trình:
Ca3(PO4)2 + 2 H2SO4 = Ca(H2PO4)2 + 2 CaSO4.
Tính số mol sẽ xác định, cứ bón 300 Kg TCP thì sẽ thu được 236 Kg MCP, tương đương 385 Kg SP lân.
Trong nhà máy chế tạo P2O5 phải tốn tiền mua H2SO4 + thiết bị + công nghệ + chi phí vận hành, tại sao ở đất phèn lại không áp dụng ngay nhược điểm này thành ưu điểm quá tuyệt vời?
Chỉ có một điều, thị trường không có bán Apatit, và theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc bán nó là phạm luật; và việc hội thảo làm rõ nó là bị cơ quan chức năng lập biên bản xử phạt ngay. Nó không được công nhận là phân bón, vì P2O5 trong nó là vô hiệu.
Em muốn mua apatit hả? dưới 10.000 tấn 1 đơn hàng ko bán nhé, không có kế hoạch hàng tháng/ quý/ năm không bán nhé, dưới 100.000 tấn 1 năm ko bán nhé, ko bôi trơn vận tải ko ai chở cho nhé...
Nhưng anh có bằng con đường "phi mậu dịch", có nghĩa là không tốn tiền mua, số lượng không nhiều... lẽ tất nhiên tốn thời gian nghĩa tình, cà phê nghĩa tình... hơi nhiều... như đi cua gái vậy đó...
Một vấn đề chuyên môn sâu hơn nữa, là cây hấp thụ các ion bằng cân bằng điện tích, giả định rằng, có thể biến cây thành một điện cực thì việc hấp thụ các ion sẽ rất tốt... Ở đất phèn, là một môi trường acid, các ion rất linh động, và anh đã biến nhược điểm của đất phèn thành ưu điểm của hấp thụ ion.
Đây là một bí quyết tuyệt học của anh về hấp thụ ion không công bố thêm.
Trông cây ăn trái, theo anh, được xem là nn cnc, cao là ở chỗ, cùng trên 1 dt đất, năng suất rất khủng, và để tạo được năng suất khủng đó thì cây phải hấp thụ phân bón khủng, chuyển hóa dinh dưỡng khủng, hấp thụ năng lượng khủng, lãi rất khủng, phỉa dùng từ là đồng tiền thu nhập rất "tối mặt" nhưng không phải ai cũng làm được.
"Không có con đường nào bằng phẳng thêng thang trong con đường đi tìm lợi nhuận từ nông nghiệp! Chỉ có những ai không sợ mỏi gối chồn chân, trèo lên những con đường khúc khuỷu gập gềnh của nó thì mới hy vọng đạt tới đỉnh cao xán lạn của nó mà thôi"... Nhạc chế Kacmax!
Về apatic
Học hóa lâu rồi, quên cả tính mol. Tính sơ bộ ước lượng vậy. Lượng H2SO4 cần gấp đôi, vậy thì bao nhiêu mới đủ ? Quá trình phản ứng diễn ra tại đâu ?
Liệu có thể lót apatic bên dưới hố trồng, sát mặt phèn tìm tàng, rồi đợi thôi. Vừa làm "đệm" cách ly, lâu dài có lân.
Về
"chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo".
Anh ta nói như thế là đúng với điều kiện của anh ta.
Lý do: Cây bưởi rất sung mãn, khỏe mạnh, rễ ăn rất mạnh, cây rất suy nhưng phục hồi cực nhanh. Đất anh ta là đất miền Đông, tầng canh tác dày. Nó là cây làm biếng cũng làm được, nghèo cũng làm được, và lợi nhuận thấp.
Nhưng với tầng canh tác thấp, công phu lấp đất mặt rất cầu kỳ, khử phèn rất cầu kỳ mà đi trồng bưởi, tràm, mía.... để lấy sự bền vững thì miễn bàn thêm!
Vì sao cam, quýt thì ngắn lắm (cây và đất)? Vì nó lấy đi từ đất quá khủng hoảng về dưỡng chất. Đã chấp nhận lái xe 1.000 cc thì buộc phải chấp nhận hao tốn nhiên liệu!
Về 2 cây "quý tộc"
E ngại thế này: Em là nông dân "ngẩn tò te". Không khéo lại không được gì, mà còn làm hại đất bằng vô số hóa chất.
Sau 2, 3 năm thì còn lại gì trên đất ? Đây là đất nhà chứ không phải mảnh thuê để làm kiếm tiền, liệu có còn là mảnh vườn để có thể mắc võng trên cây mà thư giãn ? Giả dụ thành công, mua được mảnh đất khác dưỡng già thì còn chi bằng.
 
Về apatic
Học hóa lâu rồi, quên cả tính mol. Tính sơ bộ ước lượng vậy. Lượng H2SO4 cần gấp đôi, vậy thì bao nhiêu mới đủ ? Quá trình phản ứng diễn ra tại đâu ?
Liệu có thể lót apatic bên dưới hố trồng, sát mặt phèn tìm tàng, rồi đợi thôi. Vừa làm "đệm" cách ly, lâu dài có lân.
Về

Về 2 cây "quý tộc"
E ngại thế này: Em là nông dân "ngẩn tò te". Không khéo lại không được gì, mà còn làm hại đất bằng vô số hóa chất.
Sau 2, 3 năm thì còn lại gì trên đất ? Đây là đất nhà chứ không phải mảnh thuê để làm kiếm tiền, liệu có còn là mảnh vườn để có thể mắc võng trên cây mà thư giãn ? Giả dụ thành công, mua được mảnh đất khác dưỡng già thì còn chi bằng.
H2SO4 phát sinh trên toàn bộ mô đất, và nguyên tắc nó phát sinh ở đâu thì xử lý tại chỗ đó, vì vậy thay vì bón lót SP lân thì trộn apatit lẫn trong đất lúc lên mô, chỉ bón ít thôi, còn quá trình canh tác thay thế sp lân bằng apatit.
Còn về "đưa vô số hóa chất làm hại đất". Việc đưa phân bón vào đất phải nắm về nguyên lý đưa nó, sao cho có lợi cho đất, có lợi cho tập đoàn vi sinh vật, có lợi cho môi trường, có lợi cho cây. Khi đó, càng bón phân, áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp, thì đất càng phì nhiêu màu mỡ.
Các nông dân ở Lai Vung, trồng vườn quýt hồng hàng vài chục năm nay đều nắm rõ vấn đề này.
 
Thưa anh @leviet_law,

Em đang xem trên mạng thông tin về trồng quýt. Do đang ở xa, không có thời gian đi thực nghiệm các vườn đang trồng nên hỏi thăm anh trước, về việc chuẩn bị cho việc trồng quýt hoặc cam xoàng (lúc này đang rảnh nên phát họa sơ đồ, để khi về là cho tiến hành làm đất ngay. Còn việc đi thăm vườn của người đã trồng là phải có).

1) Khoảng cách cây là bao nhiêu ? Sau 3 năm cây sẽ cho trái, lúc đó cây đã đủ tán lý tưởng hay chưa ? Nếu chưa thì bao lâu ? Độ rộng tán lý tưởng là bao nhiêu ?

Các thông tin về quýt hay cam xoàng thì lung tung. 4x4, 4x5; 4x3, 3x3; thậm chí 2x3.

Dự định em trồng khít để đạt năng suất lúc cây chưa giao tán. Đến lúc cây trưởng thành thì sẽ đốn bỏ các cây mọc giữa. Mô hình A - B - A : sẽ bỏ B về sau khi A trưởng thành. Khoảng cách A - A là bao nhiêu đối với cam, quýt ?

2) Việc trồng xen ổi để thay thế cho cây B trồng tạm giữa hai cây A sẽ hiệu quả hơn không ? ( do có 2 thuận lợi: giúp ngừa bệnh và thu nhập ngắn nuôi dài).

Tôi cũng trong chờ sự giúp ý của quý vị thành viên trên diễn đàn.

Trân trọng.
 
Mỗi khoảng cách đều có ưu và nhược riêng, tuy theo "ngữ cảnh" của đất và gia chủ.
Trong điều kiện của em "ngữ cảnh" là cải tạo đất rất tốn kém.
Nhà vườn "chuyên nghiệp" ngay tại Lai vung, việc cải tạo đất cũng tốn kém như vậy. Tức họ đã coi cây trồng đó là cây "quý tộc", không đối xử với nó như cây cà phê.
Mật độ trồng thì có nhiều quan điểm khác nhau: Quan điểm trồng dày, là chú trọng vào khai thác mình nó, không trồng xen. Lợi nhuận của cây trồng xen "chẳng là cái quái gì cả" đối với cây chủ lực.
Chẳng những vậy, khi cây chính có dấu hiệu bệnh, kém năng suất, họ "cặp cổ" luôn 2 cây nhỏ kế bên, để sẵn sàng thay thế ngay khi cần thiết, và nếu không cần thay thế thì họ chặt bỏ luôn 2 cây đã tốn tiền và công trồng cặp cổ.
Trông mật độ dày còn có điểm lợi nữa là khi bộ rễ có dấu hiệu suy yếu thì cắt bớt ngay cành, sẽ tạo cần bằng mới về tổng chiều dài rễ và tổng diện tích lá, cây dễ phục hồi hơn.
Quan điểm mật độ trồng thưa, thường là dân đã "có ăn nhiều rồi", và đang có chỗ để "ăn đậm" thì họ sẽ trồng thưa, và chờ đợi 1 năm... rồi lại 6 tháng.... rồi lại 6 tháng nữa... rồi lại 6 tháng nữa.... chỉ đổ tiền lấy.... lá, lấy đọt, rồi bấm đọt... rồi lại đổ tiền.... lấy đọt... rồi lại bấm đọt... và cứ như vậy, một núi tiền đổ ra chỉ để lấy lá mà thôi... Mà việc đổ tiền không phải là ít. Nhưng khi cây bước vào kinh doanh thì khỏi phải nói...
Như vậy, việc trồng dày hay trồng thưa là do em quyết định. Nhưng theo anh thì em nên trồng dày. láy trái ngay, không phải là để làm giàu, mà là để... thấy trái cho nó mừng... để lấy niềm vui mà làm tiếp...
Nếu em trồng dày, và cần đến anh, anh sẽ cung cấp "tuyệt chiêu" chỉ 11 tháng là lấy trái ngay, cây vừa nuôi trái, vừa tổng hợp dinh dưỡng mạnh mẽ trong lá, thân và rễ, dư lực nuôi trái và phóng đọt rất mạnh... cho thằng con nó có cái nó ăn... để nó "xụ" cha nó đi trồng tiếp nữa chứ...
Về trồng cam xoàn, hay quýt đường, em phải lựa chọn hoặc là cái này hoặc là cái kia; vì 2 cây này có chế độ ra hoa, chế độ nuôi trái, chế độ chăm sóc hoàn toàn khác nhau trong canh tác chuyên nghiệp. Cây quýt đường chỉ lo cây tốt - nuôi trái - cây tốt - ra hoa... toàn bộ là quy trình 1 chiều. Còn cây cam xoàn thì theo biểu đổ sung - suy - sung, nên chế độ bón phân, chế độ xài chất ức chế, chế độ tưới nước, chế độ sử dụng dưỡng là hoàn toàn khác nhau.
 
Mỗi khoảng cách đều có ưu và nhược riêng, tuy theo "ngữ cảnh" của đất và gia chủ.
Trong điều kiện của em "ngữ cảnh" là cải tạo đất rất tốn kém.
Nhà vườn "chuyên nghiệp" ngay tại Lai vung, việc cải tạo đất cũng tốn kém như vậy. Tức họ đã coi cây trồng đó là cây "quý tộc", không đối xử với nó như cây cà phê.
Mật độ trồng thì có nhiều quan điểm khác nhau: Quan điểm trồng dày, là chú trọng vào khai thác mình nó, không trồng xen. Lợi nhuận của cây trồng xen "chẳng là cái quái gì cả" đối với cây chủ lực.
Chẳng những vậy, khi cây chính có dấu hiệu bệnh, kém năng suất, họ "cặp cổ" luôn 2 cây nhỏ kế bên, để sẵn sàng thay thế ngay khi cần thiết, và nếu không cần thay thế thì họ chặt bỏ luôn 2 cây đã tốn tiền và công trồng cặp cổ.
Trông mật độ dày còn có điểm lợi nữa là khi bộ rễ có dấu hiệu suy yếu thì cắt bớt ngay cành, sẽ tạo cần bằng mới về tổng chiều dài rễ và tổng diện tích lá, cây dễ phục hồi hơn.
Quan điểm mật độ trồng thưa, thường là dân đã "có ăn nhiều rồi", và đang có chỗ để "ăn đậm" thì họ sẽ trồng thưa, và chờ đợi 1 năm... rồi lại 6 tháng.... rồi lại 6 tháng nữa... rồi lại 6 tháng nữa.... chỉ đổ tiền lấy.... lá, lấy đọt, rồi bấm đọt... rồi lại đổ tiền.... lấy đọt... rồi lại bấm đọt... và cứ như vậy, một núi tiền đổ ra chỉ để lấy lá mà thôi... Mà việc đổ tiền không phải là ít. Nhưng khi cây bước vào kinh doanh thì khỏi phải nói...
Như vậy, việc trồng dày hay trồng thưa là do em quyết định. Nhưng theo anh thì em nên trồng dày. láy trái ngay, không phải là để làm giàu, mà là để... thấy trái cho nó mừng... để lấy niềm vui mà làm tiếp...
Nếu em trồng dày, và cần đến anh, anh sẽ cung cấp "tuyệt chiêu" chỉ 11 tháng là lấy trái ngay, cây vừa nuôi trái, vừa tổng hợp dinh dưỡng mạnh mẽ trong lá, thân và rễ, dư lực nuôi trái và phóng đọt rất mạnh... cho thằng con nó có cái nó ăn... để nó "xụ" cha nó đi trồng tiếp nữa chứ...
Về trồng cam xoàn, hay quýt đường, em phải lựa chọn hoặc là cái này hoặc là cái kia; vì 2 cây này có chế độ ra hoa, chế độ nuôi trái, chế độ chăm sóc hoàn toàn khác nhau trong canh tác chuyên nghiệp. Cây quýt đường chỉ lo cây tốt - nuôi trái - cây tốt - ra hoa... toàn bộ là quy trình 1 chiều. Còn cây cam xoàn thì theo biểu đổ sung - suy - sung, nên chế độ bón phân, chế độ xài chất ức chế, chế độ tưới nước, chế độ sử dụng dưỡng là hoàn toàn khác nhau.
Vậy trồng khít là bao nhiêu hả anh ? Có thể 3x1,5 - tương lai tỉa bớt còn 3x3
Hay 2,5 x 2,5 - còn 5x5 ?
Hoặc 2x2 - còn 4x4 ?

Giống quýt VL không hạt được không anh ?
 
Vậy trồng khít là bao nhiêu hả anh ? Có thể 3x1,5 - tương lai tỉa bớt còn 3x3
Hay 2,5 x 2,5 - còn 5x5 ?
Hoặc 2x2 - còn 4x4 ?

Giống quýt VL không hạt được không anh ?
Có nhiều kiểu trồng khác nhau.
Nhưng theo anh nên trồng hàng cách hàng 4 m, cây cách cây 2 m.
Lý do: Khi hàng cách hàng 4 m, mà nhất là nếu được trồng theo hướng bắc - nam, thì ánh sáng mặt trời chiếu rọi khắp thân cây, trái sẽ đều khắp thân cây. Để làm rõ thêm, anh nêu rằng trồng mật độ 3 X 3 thì nó thi nhau phóng vướn đọt lên, chỉ có trái trên đọt còn toàn bộ mặt đất không có ánh nắng và không có trái trong thân (cành trong thân).
Hình dung như luống khoai lang là được.
Khi tải tàn, tỉa thưa theo cây chứ không phải chặt bỏ cây. Tức vẫn giữ mật số cây, mà tỉa bớt cành. Khi này, sẽ tập trung dinh dưỡng vào những cành còn lại nên cơi đọt mạnh, nuôi trái tốt.
 
Có nhiều kiểu trồng khác nhau.
Nhưng theo anh nên trồng hàng cách hàng 4 m, cây cách cây 2 m.
Lý do: Khi hàng cách hàng 4 m, mà nhất là nếu được trồng theo hướng bắc - nam, thì ánh sáng mặt trời chiếu rọi khắp thân cây, trái sẽ đều khắp thân cây. Để làm rõ thêm, anh nêu rằng trồng mật độ 3 X 3 thì nó thi nhau phóng vướn đọt lên, chỉ có trái trên đọt còn toàn bộ mặt đất không có ánh nắng và không có trái trong thân (cành trong thân).
Hình dung như luống khoai lang là được.
Khi tải tàn, tỉa thưa theo cây chứ không phải chặt bỏ cây. Tức vẫn giữ mật số cây, mà tỉa bớt cành. Khi này, sẽ tập trung dinh dưỡng vào những cành còn lại nên cơi đọt mạnh, nuôi trái tốt.
Cám ơn anh.
Thưa anh @leviet_law

Việc chuẩn bị đất gồm len liếp, đắp mô, và hàng đống việc khác thì em sẽ tiến hành bằng việc xem thông tin phổ thông, và hỏi thêm ở anh và các bậc tiền bối khác (nếu họ có nhã ý). Do điều kiện thời gian cá nhân eo hẹp nên không dám phiền nhiều đến anh. Khi mọi sự chín muồi, đến lúc chọn mua giống - trồng và chăm bón thì chắc chắn phải "cần đến anh" (nếu nhanh thì tháng 7, 8 DL ; chứ đầu mùa mưa này chắc không kịp rồi) Chỉ e là vườn này nhỏ không đủ bỏ kẻ răng, hoặc không đủ khả năng "thuê" anh thôi.

Kính.
 
Cám ơn anh.
Thưa anh @leviet_law

Việc chuẩn bị đất gồm len liếp, đắp mô, và hàng đống việc khác thì em sẽ tiến hành bằng việc xem thông tin phổ thông, và hỏi thêm ở anh và các bậc tiền bối khác (nếu họ có nhã ý). Do điều kiện thời gian cá nhân eo hẹp nên không dám phiền nhiều đến anh. Khi mọi sự chín muồi, đến lúc chọn mua giống - trồng và chăm bón thì chắc chắn phải "cần đến anh" (nếu nhanh thì tháng 7, 8 DL ; chứ đầu mùa mưa này chắc không kịp rồi) Chỉ e là vườn này nhỏ không đủ bỏ kẻ răng, hoặc không đủ khả năng "thuê" anh thôi.

Kính.
Khi nào em đi thực tế anh sẽ cho em gặp 1 anh bạn mà anh đã đề cập bên topic của anh, chỉ có 1.000 m2 quýt đường trong tay + 5 công đất trống, mà hôm nay đã có nhà trên tỷ, cơ ngơi kiếm được lãi trên tỷ 1 năm, thời gian chỉ mới có 3 - 4 năm nay.
Từ đó, em có cách nhìn nhận chính xác hơn về 1.500 m2 của em, có cách đầu tư thỏa đáng hơn, có sự chăm sóc đúng mức hơn.
Còn nếu chỉ làm cho vui thì miễn bàn thêm, nó sẽ dẫn tới sự bỏ bê, sự thất bại mà thôi.
Xin lỗi, tôi ko cho số đt được, vì tôi không muốn những người nông dân lao động cần cù, thật thà, lam lũ, hiếu khách bị làm phiền bởi "anh hùng bàn phím".
Còn về việc em nghĩ "thuê" anh mà được sao? Nếu không phải đúng người anh cho rằng anh muốn nói, cần nói, và nên nói, thì xin lỗi, cạy miệng không nói.
Anh chỉ nói, tận tình với những con người quyết tâm hành động, có ý chí, nghị lực, dám tìm hiểu, dám làm... và em dám chấp nhận mạo hiểm trong phạm vi tài chính cho phép mạo hiểm mà anh đề ra.
Chấp nhận tìm hiểu, chấp nhận tìm cái mới, thỏa mãn lòng đam mê, trong khuôn khổ kế hoạch tài chính cho phép, trên cơ sở bảo đảm "an ninh kinh tế" cho gia đình con cái đó là một bài toán khéo léo mà chúng ta cần phải giải.
Và anh sẽ giúp em giải bài toán này.
 
Khi nào em đi thực tế anh sẽ cho em gặp 1 anh bạn mà anh đã đề cập bên topic của anh, chỉ có 1.000 m2 quýt đường trong tay + 5 công đất trống, mà hôm nay đã có nhà trên tỷ, cơ ngơi kiếm được lãi trên tỷ 1 năm, thời gian chỉ mới có 3 - 4 năm nay.
Từ đó, em có cách nhìn nhận chính xác hơn về 1.500 m2 của em, có cách đầu tư thỏa đáng hơn, có sự chăm sóc đúng mức hơn.
Còn nếu chỉ làm cho vui thì miễn bàn thêm, nó sẽ dẫn tới sự bỏ bê, sự thất bại mà thôi.
Xin lỗi, tôi ko cho số đt được, vì tôi không muốn những người nông dân lao động cần cù, thật thà, lam lũ, hiếu khách bị làm phiền bởi "anh hùng bàn phím".
Còn về việc em nghĩ "thuê" anh mà được sao? Nếu không phải đúng người anh cho rằng anh muốn nói, cần nói, và nên nói, thì xin lỗi, cạy miệng không nói.
Anh chỉ nói, tận tình với những con người quyết tâm hành động, có ý chí, nghị lực, dám tìm hiểu, dám làm... và em dám chấp nhận mạo hiểm trong phạm vi tài chính cho phép mạo hiểm mà anh đề ra.
Chấp nhận tìm hiểu, chấp nhận tìm cái mới, thỏa mãn lòng đam mê, trong khuôn khổ kế hoạch tài chính cho phép, trên cơ sở bảo đảm "an ninh kinh tế" cho gia đình con cái đó là một bài toán khéo léo mà chúng ta cần phải giải.
Và anh sẽ giúp em giải bài toán này.
Thưa anh, em đang lên mô hình trồng, và tính toán tiến trình giải quyết các vấn đề liên quan, như chòi (nghỉ ngơi, cất giữ nông cụ, ... và cả "bãi đáp" khi anh và bạn bè đến thăm), rào (đang nhức đầu đây ạ), v.v cả việc dùng người hợp lý nữa (thuê, mượn, nhờ, v.v). Cụ thể là em lập lịch trình công việc theo mốc thời gian, phù hợp với quỹ thời gian ít ỏi của em. Không thể từng bước một được (ví dụ xong rào mới làm nhà), mà phải tiến hành song song.

Hiện em đã cày xong đất. Các công việc tiếp theo mà em dự trù là (liệt kê không theo thời gian thực hiện):

- Đào mương, rỗng (theo hình). Đất mặt đưa lên theo hàng, chừa ra các vị trí trồng cây.

- Lên mô bằng đất mặt + bùn + cát. Dự là làm mô rỗng: đắp viền bằng 3 vật liệu vừa nói, trong đổ phân bò khô + rơm + tro + lân + vôi + trico (+ và ??); rồi tưới nước, đắp bùn và ủ. Apatic thì "trăm sự nhờ anh" - nếu tiện; em nghĩ là khoan đổ vào mô, mà trộn với đất chân quanh mô rồi sau này đắp quanh lúc mở rộng mô ?

- Nơi bố trí công trình phụ, cũng lấy lớp đất mặt đi rồi đổ cát vào thay thế. Dựng chòi, kéo điện nước, làm tháp nước (? . Tưới nhỏ giọt hay tận dụng thủy triều ? Canh nước lên cách mặt 20cm (?), nước xuống thì không cách mặt quá 60cm (?).

- Đổ trụ bê tông. Khi đủ số lượng thì a-lê hấp, gọi bạn bè đến dựng và đổ bê tông gốc. Thời gian chờ thì đi lùng lưới b40 cũ, hoặc tôn cũ để che mắt thiên hạ (thiên về xây gạch nhưng kinh phí chưa cho phép).

- V.v (đang suy tính).

(Em vẫn đang tâm đắc lời "rủ rê" của anh bên topic của anh, nên vẫn đang thu thập dữ liệu và tính toán thực hiện, song song dự án 1500 này. Nếu làm, em tính đến việc "rủ" ( hay dụ ?) thằng bạn chí cốt bỏ nghề lương 4 - 5 tr về làm chính (hiện em chỉ tin thằng bạn này). Do vậy, phải tính thật kỹ anh ạ, nếu không thì em có tội với vợ con nó).
---------------

Thưa anh, việc kỹ thuật là hoàn toàn trông cậy vô anh. Anh còn phải lo việc riêng, e là phiền anh. Em dùng tạm chữ "thuê" vì chưa biết nói thế nào; em đặt trong ngoặc kép là vì thế, chứ thật lòng, không biết dùng từ ngữ nào. Em nghĩ cạn, khi xong việc (có thu từ việc trồng cây), không biết đáp ơn anh thế nào.

Cám ơn anh vì đã nhận lời giúp em giải bài toán này.

Trân trọng.

Kính.
 
Em nên sớm bố trí đi chơi 1 chuyến, đi tới đâu anh sẽ cung cấp thông tin gặp ai, sẽ có người đón tiếp em chu đáo , nhưng không cung cấp thông tin trước.
Sau chuyến đi, em có cách nhìn nhận khác hơn về vấn đề mình đang làm.
Cách lên mô của em, anh thấy có lẽ em bị dính vào một số "tà đạo" của các lùi sỹ.
 
Sơ đồ bố trí trồng quýt (KHÔNG load hình được).

Đất ngang 15m, dài 90m (đã trừ phần "hiến" làm đường). Hướng đất Tây Nam - Đông Bắc.
Tính từ cạnh hướng đông (đông nam)
- Rào.
- cách 1m: Rỗng rộng 1m (chưa có).
- cách 2m: tâm điểm trồng cây, hàng 1.
- cách 2m: mương rộng 1m (chưa có).
- cách 2m: hàng cây thứ 2.
- cách 4m: hàng cây thứ 3.
- cách 2m: mương ranh rộng 1m. Rào.

Như vậy, có 3 hàng quýt. 2 hàng bên ngoài cách rào 3m (nếu bố trí cách 1,5m thì được 4 hàng quýt. Nhưng nếu lối xóm làm gì là ảnh hưởng - làm giảm năng suất 2 hàng này ngay).
Hàng 1 cách hàng 2 là 5 mét, giữa có mương.
Hàng 2 và 3 cách nhau 4 mét (giữa có rỗng tạm, đào để lấy đất, sẽ lắp dần bằng bùn và phân xanh).

Đuôi đất, hướng đông bắc bị một nhà máy án ngữ, nên bỏ ra một khoảng 10 mét để làm công trình phụ. Đầu, cũng bỏ ra 10m. Do vậy chỉ còn 70m để trồng (1000m2). Tính ra có 108 gốc mà thôi.

Em nên sớm bố trí đi chơi 1 chuyến, đi tới đâu anh sẽ cung cấp thông tin gặp ai, sẽ có người đón tiếp em chu đáo , nhưng không cung cấp thông tin trước.
Sau chuyến đi, em có cách nhìn nhận khác hơn về vấn đề mình đang làm.
Cách lên mô của em, anh thấy có lẽ em bị dính vào một số "tà đạo" của các lùi sỹ.

Vâng ạ.

Kaka, có thêm chữ mới: "lùi sĩ". :Haha:
Em nên sớm bố trí đi chơi 1 chuyến, đi tới đâu anh sẽ cung cấp thông tin gặp ai, sẽ có người đón tiếp em chu đáo , nhưng không cung cấp thông tin trước.
Sau chuyến đi, em có cách nhìn nhận khác hơn về vấn đề mình đang làm.
Cách lên mô của em, anh thấy có lẽ em bị dính vào một số "tà đạo" của các lùi sỹ.
Vậy em sẽ ngưng việc lên ụ. Tiến hành các công việc kia (đào rảnh, múc bùn lên phơi...).
 
Back
Top