Bà con chú ý: 1 số chiêu độc của thương lái trung quốc (nâng cao tinh thần cảnh giác)

Tìm hiểu trên mạng thì thấy thương lái TQ thu mua một số thứ như sau, ace kiểm tra xem có đúng không.
1. Thu mua nấm độc
Người dân nhiều xã vùng cao của Bình Định đang rủ nhau hái nấm hòm, loại nấm rất độc, để bán cho thương lái Trung Quốc vói giá 30.000 đồng/kg.

<article style="box-sizing: border-box; margin: 0px 20px 0px 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; float: left; position: inherit; z-index: 1; width: 460px; color: rgb(0, 0, 0); cursor: default; font-family: Arial, sans-serif; line-height: 18px;">Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa cho biết tại các xã vùng cao thuộc tỉnh Bình Định đang có hiện tượng thu mua nấm hòm. Loại nấm này thường mọc ở rừng đặc dụng ẩm ướt, sau khi phơi cả tai và thân nấm đều có màu đen, mùi hắc và rất độc. Cục khuyến cáo người dân cảnh giác với các loại nấm độc, đặc biệt là các địa phương miền núi. Gần đây, tại Gia Lai đã có một người tử vong, ba người phải đi cấp cứu sau khi ăn nấm độc.
Ghi nhận tại xã vùng cao An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định cho thấy nấm hòm đang được thu mua rất mạnh với giá 30.000 đồng/kg.
* Chị M., một đại lý ở xã An Toàn, cho biết: “Nấm dễ hái nên người dân đi rừng ai cũng tranh thủ hái vài ký kiếm tiền”. Chị M. gom rồi bán lại cho một đại lý khác ở huyện Hoài Nhơn, Bình Định.
3.jpg

Theo thông tin chị M. biết được, các đại lý thu gom để bán cho lái buôn Trung Quốc. “Họ mua làm gì không ai biết, thấy có tiền thì nhiều người hái bán, tôi cũng mua đi bán lại kiếm tiền lời thôi”.

2. Thu mua lợn mỡ.
<header style="box-sizing: border-box; margin: 8px 0px 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; font-family: Arial, sans-serif; line-height: 18px;">Giá thu mua lợn tại khu vực Đông Nam Bộ đã tăng lên mức 46.000 - 47.000 đồng/kg, do ảnh hưởng của việc thương lái Trung Quốc liên tục gom lợn mỡ trong thời gian qua.

</header><article style="box-sizing: border-box; margin: 0px 20px 0px 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; float: left; position: inherit; z-index: 1; width: 460px; cursor: default; font-family: Arial, sans-serif; line-height: 18px;">Nhưng đằng sau hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ...
Nhiều chuyên gia đã cảnh báo và khuyến cáo bà con nông dân, cần thận trọng không nên ồ ạt vỗ béo lợn, bởi chỉ cần thương lái Trung Quốc ngừng nhập hàng, giá lợn có thể lại giảm thê thảm.
Lợn “quá lứa” đắt hàng

Sáng 26/8, ông Nguyễn Kim Đoán - Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, vừa có một đoàn thương lái Trung Quốc liên lạc với ông để chuẩn bị vào Nam thu mua lợn mỡ, tức lợn quá lứa, có trọng lượng từ 100kg trở lên để mang về nước. Tuy nhiên, sau nhiều ngày thu gom để cung cấp cho thương lái Trung Quốc, lượng lợn quá lứa trong dân không còn nhiều, ông Đoán hẹn với bạn hàng chờ thêm vài ngày nữa.

Lợn quá lứa là do hồi mấy tháng trước giá xuống mức 37.000 - 38.000 đồng/kg, lỗ sâu quá nên bà con không bán mà giữ lại nuôi tiếp. Lợn quá lứa mỡ nhiều, thị trường trong nước không chuộng nên chỉ bán được cho thương lái Trung Quốc” - ông Đoán giải thích.
Giải thích việc thương lái Trung Quốc liên tục thu gom lợn mỡ thời gian gần đây, ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai lại cho rằng, xưa nay chi phí kiểm dịch, giết mổ, vận chuyển… đều tính theo đầu con. Do đó, thương lái Trung Quốc thu mua lợn có trọng lượng lớn để giảm chi phí. Hơn nữa, theo ông Công, lợn quá lứa là lợn già, sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, nên việc vận chuyển về Trung Quốc cũng dễ dàng hơn. “Đang là mùa làm bánh trung thu nên lượng thịt mỡ tiêu thụ ở Trung Quốc cũng rất lớn. Do đó, số lợn tồn trong dân thời gian qua hiện đã được tiêu thụ hết” - ông Công cho biết thêm.
Khi chúng tôi đề cập đến những rủi ro nếu giá lợn mỡ tăng mạnh, nông dân thúc lợn để có thể bán được giá tốt, ông Công cho rằng: “Trên thực tế, nuôi lợn mỡ ít lời hơn lợn thịt thông thường, do thời gian nuôi kéo dài, hao tốn thức ăn nhiều. Hơn nữa, lợn mỡ chỉ bán cho thương lái Trung Quốc, nếu việc thu gom này bị ngừng đột ngột, sẽ rất khó khăn cho bà con”.
Một đại diện Chi cục Thú y Đồng Nai cũng cho biết, trung bình mỗi tháng có khoảng 12.000 con lợn mỡ được thương lái thu gom, vận chuyển ra Bắc để xuất sang Trung Quốc. Riêng trong tháng 7 và nửa đầu tháng 8, số lượng lợn mỡ bán cho các thương lái có tăng hơn từ 2.000 - 3.000 con.
Nông dân đã có lời!

Do thương lái về gom hàng nhiều, giá thu mua lợn cũng đang tăng thêm 2.000 đồng/kg. Hiện tại, lợn mỡ được thương lái thu mua với giá từ 44.000 - 45.000 đồng/kg tại chuồng. Trong khi đó, giá lợn loại 1, dáng đẹp, thịt săn chắc… cũng đã lên mức 46.000 - 47.000 đồng/kg.
Anh Trần Khắc Vinh Quang - chủ hộ chăn nuôi ở xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) cho biết, cách đây 2 tuần, anh xuất bán 80 lợn thịt, giá 43.500 đồng/kg. Đến nay, giá tăng lên 46.000 - 47.000 đồng/kg nhưng gia đình chưa có lợn xuất chuồng. “Ở mức giá này, người chăn nuôi đã có lời từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Với đà tăng giá liên tục như những ngày qua, từ nay đến tết, giá lợn sẽ còn tăng hoặc giữ ở mức cao” - anh Quang dự đoán.
Giải thích việc giá lợn tăng, ông Đoán cho rằng, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã cố gắng giảm bớt các khâu trung gian để tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi. Cụ thể, ông Đoán kể, khi có thương lái Trung Quốc từ miền Bắc vào muốn mua lợn, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai dẫn họ đến tận trang trại của các hộ nuôi để bắt lợn. Từ đó, giá bán được tăng thêm từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

l.jpg

Ông Đoán cũng cho biết thêm rằng, hiện tổng đàn lợn trong khu vực chưa đủ nhiều để bị ép giá. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ của các vùng lân cận cũng đang có xu hướng tăng nhẹ, đồng thời phải dự trữ cho mùa lễ, tết sắp tới. Do đó, nông dân có cơ hội để đẩy giá bán lên mức có lời.

3.Lái buôn trung quốctạo cơn sốt đỉa.
<header style="box-sizing: border-box; margin: 8px 0px 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; font-family: Arial, sans-serif; line-height: 18px;">Bỏ tiền tạo nên “cơn sốt” đỉa bằng những lần tăng giá, sau khi thu mua với giá cũ, các thương lái Trung Quốc đã nhập lại hàng cho đầu nậu người Việt bằng giá mới rồi biến mất.

</header><article style="box-sizing: border-box; margin: 0px 20px 0px 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; float: left; position: inherit; z-index: 1; width: 460px; cursor: default; font-family: Arial, sans-serif; line-height: 18px;">Nông dân bỏ làm đi nuôi đỉa, buôn đỉa
Theo ông Phạm Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, cả xã có khoảng 5-6 hộ thu mua và khoảng 100 hộ có người đi bắt đỉa để bán, TTXVN đưa tin.
Người dân thu mua và tham gia bắt đỉa từ giữa năm 2012, số lượng thu mua của các hộ là rất lớn, bình thường mỗi hộ thu mua được từ 30 đến 40kg đỉa/ngày, thời điểm thuận lợi về thời tiết có hộ mua tới cả tạ đỉa/ngày. Giá bán cho các mối thu gom tại địa bàn xã Đại Đình lên tới 700.000 đến 750.000 đồng/kg, trung bình mỗi người một ngày bắt được 0,8-0,9kg đỉa, thu 500.000-600.000 đồng/ngày công, sau khi đã trừ các chi phí.
dia1.jpg

Anh Lưu Văn Thắng - một đầu mối thu mua đỉa ở thôn Đồng Hội, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc. (Ảnh:TTXVN)

<tbody>
</tbody>
Theo lãnh đạo địa phương, việc bắt đỉa của bà con thực hiện chủ yếu tại các địa bàn khác như Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang... Họ bắt đỉa về bán cho các mối thu gom là người địa phương, sau đó các đầu mối thu gom lại bán đi nơi khác. Việc thu mua đỉa để làm gì thì chính người đi săn bắt và các mối thu mua ở địa phương đều không hay biết.
Anh Lưu Văn Thắng, chủ một đầu mối thu mua đỉa ở thôn Đồng Hội, xã Đại Đình, cho biết tại thôn Đồng Hội, có tới 80% số hộ ở đây đi bắt đỉa. Bình quân mỗi ngày mua được từ 30-40kg, thời gian nhiều có thể mua tới hàng tạ đỉa/ngày. Việc mua vào rồi bán ra kiếm lời rất khá, mỗi kg đỉa có thể lãi từ 30.000 đến 50.000 đồng.
Anh Thắng cho biết, chính các hộ thu mua ở địa phương cũng không biết chủ hàng là ai. Tất cả số đỉa thu gom cuối cùng sẽ được mang sang bên kia biên giới, xuất bán đi nước khác. Theo một số người kinh doanh, đỉa có giá nên có người còn nghĩ ra cách cho đỉa ăn mỡ trâu, mỡ bò để tăng trọng lượng.
Cơn sốt đỉa từ cuối năm 2012 đã lan tràn khắp các tỉnh miền Nam, Trung và giờ đây nó tái hiện ngay chính tại Thủ đô Hà Nội. Nhiều người dân sống ở ngoại thành khu vực Cổ Nhuế, Từ Liêm (Hà Nội) những ngày gần đã bỏ bê công việc, nhao đi lùng bắt đỉa bán với giá 800.000 - 1 triệu đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Công ở Thanh Ba (Phú Thọ) cho biết, anh đã xuống Hà Nội "ăn dầm nằm dề" được hơn 1 tuần nay để bắt đỉa, sau khi người em họ đã xuống trước được gần 1 tháng. “Mỗi ngày, nếu chăm chỉ đi bắt, cũng được khoảng 3-4 lạng. Có người may mắn còn bắt được nửa cân, bán ra cũng được 200.000-300.000 đồng", anh Công cho biết.
Khi được hỏi, từ đâu mà người dân biết những thương lái Trung Quốc sẽ mua đỉa thì họ chỉ ậm ừ, nghe người nọ người kia kháo nhau thì biết, chứ cụ thể thế nào thì chịu.
Trước đó, tình trạng thương lái Trung Quốc thu gom đỉa đã xảy ra ở miền Nam như Tây Ninh, TP. HCM... sau đó lan rộng sang một số tỉnh miền Trung và hiện đã xuất hiện ngay tại trung tâm Hà Nội. Giá thu mua cũng lên đến vài trăm nghìn 1kg đỉa, khiến nhiều người dân bỏ việc để đi săn đỉa đem bán.
Thủ đoạn tạo sốt, đẩy giá đỉa, bán lại cho người Việt rồi... biến mất
Tại Nghệ An, “cơn sốt” đỉa thậm chí còn bùng phát trước cả Hà Nội. Với tin đồn mua đỉa đưa sang Trung Quốc làm thuốc, những thương lái giấu mặt trả giá 180.000 – 200.000 đồng/kg, nhiều người dân các huyện Quế Phong, Quỳnh Lưu bỏ bê công việc, đổ xô ra đồng săn đỉa bán lấy tiền.


Anh Nguyễn Văn An, nông dân xã Lăng Thành, Yên Thành (Nghệ An) nói: “Ban đầu đỉa được thu gom với giá vài trăm nghìn đồng/kg, sau đó lên tới 400.000 – 500.000 đồng/kg. Thậm chí gần đây, giá đỉa còn được tăng lên 700.000 – 800.000 đồng/kg. Người người đổ về các vùng đồng thấp bắt đỉa, nơi có mực nước ngập quanh năm, đỉa sống rất nhiều ở đó”.
Nhiều người dân tại Quế Phong đã bỏ bê ruộng vườn quay sang nuôi đỉa khắp ao hồ, đồng ruộng để bán cho thương lái Trung Quốc với giá không dưới 200 ngàn/kg.
dia2.jpg

Anh Hồ Hữu Dũng ở thị trấn Quế Phong, người đứng ra thu gom hàng tạ đỉa khô bây giờ méo mặt với mớ hàng tồn không xuất đi đâu được vì thương lái Trung Quốc đã bất ngờ biến mất.
Anh Dũng phàn nàn: “Ban đầu, các thương lái đặt vấn đề với chúng tôi sẽ nhập đỉa với giá 200.000 đồng/kg. Nhưng qua từng ngày họ lại nâng giá lên gấp đôi. Tôi đứng ra thu mua hàng tạ đỉa khô của nông dân trong vùng. Bây giờ họ biến mất mới chết dở. Tiền bạc trong nhà đổ vào việc gom hàng cả rồi”.
Theo nhận định của những người có kinh nghiệm, đây là một chiêu trò kiếm tiền của các thương lái Trung Quốc. Ban đầu họ bỏ tiền ra tạo nên “cơn sốt” đỉa bằng những lần tăng giá đỉa. Sau khi thu mua với giá cũ, các thương lái đã nhập lại hàng cho đầu nậu người Việt bằng giá mới. Khi giá thu mua lên tới đỉnh điểm cũng là lúc các thương lái này đã bán lại hết số đỉa thu mua rồi… biến mất, để lại những cánh đồng đỉa lúc nhúc.
4. Thương lái trung quốc giả khách du lịch thu mua vải thiều

<header style="box-sizing: border-box; margin: 8px 0px 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; font-family: Arial, sans-serif; line-height: 18px;">Dù có quy định cấm thương nhân nước ngoài trực tiếp thu mua nông sản trong nội địa, nhưng thương lái Trung Quốc vẫn tìm cách lách luật.

</header><article style="box-sizing: border-box; margin: 0px 20px 0px 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; float: left; position: inherit; z-index: 1; width: 460px; cursor: default; font-family: Arial, sans-serif; line-height: 18px;">Tại vựa vải thiều lớn nhất miền Bắc - huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), trung bình mỗi ngày có tới 1.500 - 2.000 tấn quả vải tươi được đóng thùng, ướp đá lạnh chở ngược lên hai cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và Lào Cai để xuất sang Trung Quốc. Dọc từ trung tâm thị trấn Chũ vào tận các xã Phượng Sơn, Hồng Giang… khoảng 400 điểm thu gom vải lúc nào cũng tấp nập. Giá bán tại điểm thu gom từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, riêng vải loại 1 lên tới 20.000 - 26.000 đồng, thậm chí 30.000 - 38.000 đồng/kg (loại trồng theo tiêu chuẩn VietGAP).

vai-thieu.jpg


Thu gom vải thiều, đóng thùng xuất đi Trung Quốc.

<tbody>
</tbody>
Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, mặc dù năm nay bị mất mùa nhưng tổng sản lượng toàn tỉnh vẫn đạt khoảng 140.000 tấn quả tươi. Nếu những năm trước, việc tiêu thụ phải trông cậy cả vào thị trường nội địa thì năm nay chỉ đủ để xuất khẩu. Vì thế, ở các thị trường như Hà Nội, TP.HCM không thể có vải thiều Lục Ngạn mà chủ yếu là vải từ các vựa mới như Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ…
Mặc dù vui nhưng vẫn có nỗi lo, đó là việc hàng loạt thương lái Trung Quốc đang thao túng thị trường vải thiều ở miền Bắc. Theo Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang - Đào Xuân Cường, mỗi năm có khoảng 100-200 thương lái Trung Quốc vào tận Lục Ngạn để thu mua vải. Toàn bộ giá cả, sức mua, thị trường vải thiều hàng năm cao hay thấp hầu như do chính thương lái nước ngoài quyết định.
Ông Triệu Văn Hội, chủ một trạm thu mua tại xã Hồng Giang (Lục Ngạn) cho biết, ông chỉ là “trung gian” lo việc gọi hàng, thuê người bốc xếp, cân đo còn chủ thu mua trực tiếp là người Trung Quốc. “Họ trực tiếp xem hàng, giám sát cân đong, vải đẹp mới lấy, không đạt là loại ra ngay, sau đó đóng thùng chuyển thẳng lên cửa khẩu Tân Thanh” - ông Hội nói. Trong khi đó, theo những nông dân trồng vải, việc xuất hiện hàng trăm thương lái Trung Quốc gần như ngay tại vườn ở Lục Ngạn đã giúp thúc đẩy sức tiêu thụ trôi chảy hơn.
Ra khỏi cửa khẩu, mất ngay thương hiệu
Trao đổi với chúng tôi, ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) chia sẻ, thương nhân Trung Quốc có mặt ở đây đã từ nhiều năm nay. “Họ tới đăng ký tạm trú đàng hoàng, thuê khách sạn ở và thông qua các đại lý, trạm cân để thu mua vải của bà con”.
Tuy nhiên, theo quy định mới nhất của Bộ Công Thương thì việc thương lái nước ngoài vào nội địa, trực tiếp thu mua vải là trái quy định. Theo đó, thương nhân nước ngoài chỉ được phép mua nông sản (như vải thiều) tại cửa khẩu do các thương nhân Việt Nam xuất sang.
Song do quy định vẫn chưa chặt chẽ, nên hiện tại hàng trăm thương lái Trung Quốc vẫn đang lách luật, sử dụng chiêu “núp” dưới danh nghĩa khách du lịch để vào mua hàng thông qua các điểm cân ở huyện Lục Ngạn. Tiền được họ chuyển khoản nhờ vào các tài khoản ngân hàng của chủ đại lý ở Bắc Giang. Sau đó, khi sang tới Việt Nam, họ rút tiền ra để thu mua vải, và lại thuê chính các đại lý ở Bắc Giang chở lên Tân Thanh (Lạng Sơn) để chuyển qua cửa khẩu.
Còn ông Nguyễn Quang Bách, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) cho hay, điều đáng buồn là từ nhiều năm nay, vải thiều Việt Nam không hề được gắn nhãn mác, thương hiệu của Việt Nam, mà chỉ cần ra khỏi cửa khẩu là bị lột mác, bóc thùng để gắn thương hiệu vải Trung Quốc. “Ngay tại vựa vải cũng như ở cửa khẩu, thương lái Trung Quốc không chịu mua hàng đóng gói sẵn mà chỉ mua hàng đóng thùng xốp, sau đó mang về bên kia mới đóng gói lại, mang thương hiệu của Trung Quốc để bán được giá cao hơn, họ không chấp nhận để chỉ dẫn địa lý của Việt Nam”.
Còn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở Trung Quốc hiện nay cũng trồng khá nhiều vải thiều, nhưng chất lượng và độ ngon của vải Trung Quốc thua xa vải Thanh Hà, Lục Ngạn của Việt Nam.

5. Thương lái trung quốc thu mua cua

<header style="box-sizing: border-box; margin: 8px 0px 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; font-family: Arial, sans-serif; line-height: 18px;">Mua bán qua "hợp đồng miệng" và chỉ biết mù mờ về người mua, nhiều lái cua Cà Mau bị mất cả chục tỷ đồng bởi những chiêu lừa của thương lái Trung Quốc.

</header><article style="box-sizing: border-box; margin: 0px 20px 0px 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; float: left; position: inherit; z-index: 1; width: 460px; cursor: default; font-family: Arial, sans-serif; line-height: 18px;">Chị Lê Việt Triều, chủ vựa thu mua cua Trang Tùng (xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) bị mất khoảng 200 triệu đồng. Chỉ trong mấy ngày, một kẻ lừa đảo đã vét sạch mấy tấn cua của nhiều hộ kinh doanh tại xã Vĩnh Hậu, trị giá hơn 1 tỷ đồng.
anh-4.JPG


Chị Triều cho biết, ông Tiến (thương lái) thông qua ông Trương Văn Lập (cũng là chủ một vựa cua địa phương) gom cua rồi bán lại cho thương lái Trung Quốc. Trong 4 ngày, từ 14 - 17/10/2012, ông Lập thu gom cua của chị Triều hàng ngày 500kg để giao cho ông Tiến, tiền bạc thanh toán sòng phẳng. Đến 18/10/2012, ông Tiến trực tiếp gọi điện cho chị Triều, nói mua với số lượng lớn hơn trước, không thông qua ông Lập nữa. Lần này, chị Triều giao gần 800kg cua, giá trị 200 triệu đồng.
Qua ngày hôm sau (19/10/2012), ông Tiến nói chị Triều mua gấp đôi, sẽ thanh toán luôn cho cả 2 ngày 18 và 19. Lần này, chị Triều thu mua hơn 1 tấn cua để chuyển cho ông Tiến, nhưng chờ mãi không thấy thương lái đến, cũng không thấy ông Tiến nói chuyện trả tiền, liên hệ thì điện thoại bị tắt máy. Mấy chủ vựa cùng xã cho hay ông Tiến đã cao chạy xa bay. Chị Triều thiệt hại thêm gần 150 triệu đồng do cua đã thu mua không bán được, một số thì chết, một số phải bán rẻ cho người dân.
Tương tự như vậy, ông Lập bị lừa 600 triệu đồng cho 4 lần giao cua cho Tiến. Ông lập nói: “Vì ông Tiến có thuê vuông nuôi tôm gần vựa của tôi nên cũng tin tưởng. Ổng ta nói cua ở đây rẻ, nên muốn cùng tôi thu gom mang lên Sài Gòn và mang ra nước ngoài bán có giá hơn, tiền lời chia đôi”.
Trong khi những chủ vựa ở Vĩnh Hậu bị lừa “méo mặt” thì tại thị trấn Hòa Bình (huyện Hòa Bình), người dân được ăn cua đại hạ giá đến phát… ngán. Một người dân kể: “Mấy hôm trước, có một thương lái (là ông Tiến) thuê căn nhà trong hẻm để xuống cua và nhờ buộc dây cua. Tại đây ông Tiến bán cua gạch son với giá 80.000 - 100.000 đồng/kg. Bà con thấy rẻ nên thi nhau mua về ăn, ngày nào cũng ăn đến phát ngán. Trong khi đó, cua gạch ở thị trường có giá 200.000 - 220.000 đồng/kg”.
Nhiều người cho biết ông Tiến toàn ngồi trên xe du lịch sang trọng để tạo tin tưởng cho người khác, nhưng qua xác minh xe này chỉ là xe thuê. Ông Tiến thu mua cua với giá 220.000 đồng, giá bán còn phân nửa, nhưng ông này không phải mất tiền nên bán với giá bao nhiêu cũng có lãi.
Các chủ vựa bị lừa làm đơn gửi cơ quan điều tra để được giúp đỡ. Ban đầu, cơ quan điều tra xác định đây là vụ lừa đảo và đang cho tiến hành làm rõ. Ngày 7/1, Thượng tá Dương Tứ Phương, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Đơn vị đang điều tra, nhưng chưa phát hiện đối tượng. Chúng tôi chờ các bị hại củng cố thêm chứng cứ”. Trong vụ án này, cơ quan điều tra xác định có dấu hiệu thương lái người Trung Quốc đứng đằng sau.
Du khách kiêm lái buôn
Ở thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, nhiều thương lái Trung Quốc núp bóng khách du lịch để thu mua cua ở các vựa. Những người này đã lừa các chủ vựa hơn 10 tỷ đồng trong năm 2012. Hồ sơ vụ án đã chuyển đến công an huyện thụ lý.

Thiếu tá Trịnh Quốc Khải, Trưởng Công an thị trấn Năm Căn, cho biết có 7 người Trung Quốc đang ở địa phương. 4 người thuê khách sạn, số còn lại thuê nhà dân trong vùng để ở. Họ có đủ giấy tờ tùy thân, hộ chiếu du lịch thời hạn 6 tháng, nhưng thực tế họ đang mua cua để đưa sang Trung Quốc. Cua gạch son, hiện tại họ mua khoảng 500.000 đồng/kg. Ngoài huyện Năm Căn, có khoảng 40 thương lái Trung Quốc núp bóng du khách đi mua của ở các huyện khác trong tỉnh như Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển…
Các thương lái người Trung Quốc giao dịch với lái cua địa phương theo kiểu thuận mua vừa bán, không có giấy tờ gì để làm bằng chứng. Người mua, người bán thỏa thuận giá xong, cua chuyển lên TP.HCM và nhận tiền. Từ TP.HCM cua được chuyển sang Trung Quốc. Các bác xe ôm ở thị trấn kể lại, thương lái Trung Quốc thuê người giỏi tiếng Hoa ở thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) làm trung gian giao dịch.
Ông Trang Minh Hiển (41 tuổi), một trong những chủ vựa cua ở thị trấn Năm Căn, kể ông bị mất 500 triệu đồng vì tin một phụ nữ trên 30 tuổi tên A Kiều. A Kiều nói rành tiếng Việt, quê Phúc Kiến, Trung Quốc, nói mua chịu của ông một ngày, ngày thứ 2 sẽ thanh toán, nhưng sau đó thì biệt tăm. Ông Hiển đã sang Trung Quốc tìm gặp “đối tác” A Kiều, nhưng chỉ gặp chồng của người này. Ông này cho biết đã ly hôn với A Kiều, hiện bà này đang thu mua cua ở Indonesia.
Sau khi mắc lừa, các lái cua ở Năm Căn đã cảnh giác hơn. Họ chỉ cho lái buôn Trung Quốc mua chịu (gối đầu) trên dưới 20 triệu đồng/ngày. Còn ông Huỳnh Vũ Phong, Chủ tịch UBND huyện Năm Căn, cho biết: “Để ngăn chặn nạn lừa đảo, huyện đã chỉ đạo các địa phương không cho du khách mua bán cua với số lượng lớn”.

6. Thương lái TQ thu mua cây kim cương
kim-cuong-0.jpg

Trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, cây kim cương là loại cây quý bị cấm khai thác vì mục đích thương mại
<header style="box-sizing: border-box; margin: 8px 0px 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; font-family: Arial, sans-serif; line-height: 18px;">Ông Ngô Tiến Dũng - Phó vụ trưởng Vụ Bảo tồn thiên nhiên - Tổng cục Lâm nghiệp cho biết kim cương là loại cây quý, do đó việc khai thác thương mại phải nghiêm cấm.

</header><article style="box-sizing: border-box; margin: 0px 20px 0px 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; float: left; position: inherit; z-index: 1; width: 460px; cursor: default; font-family: Arial, sans-serif; line-height: 18px;">- Việc khai thác loại cây kim cương làm ảnh hưởng thế nào đến đa dạng sinh học?
- Đây là loại cây quý hiếm, có thể cạn kiệt trong tự nhiên nên mới được đưa vào Nghị định 32/2006. Việc khai thác một cách hủy diệt như hiện nay càng làm cho loại cây này trở nên nguy cấp hơn. Đặc biệt, loại cây này phát triển theo mùa, nếu bị khai thác tận diệt cùng lúc thì nguy cơ tuyệt chủng càng cao. Kim cương không chỉ có mặt ở Kom Tum như báo chí tập trung phản ánh mà còn có tại nhiều tỉnh Tây Nguyên và khu vực miền núi phía Bắc. Tại những khu vực ngoài Kom Tum, việc khai thác vẫn đang diễn ra.
Việc nuôi trồng loại cây này và các loại động thực vật quý hiếm khác đang được khuyến khích vì đây là một biện pháp bảo tồn. Tuy nhiên, muốn nuôi trồng phải được cấp phép của chi cục kiểm lâm, việc buôn bán các loại cây này cũng phải tuân theo các quy định của Nhà nước. Hiện nay, ở Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cũng có một dự án gây nuôi loại cây này. Bà con cũng cần lưu ý, cây này chỉ tồn tại và phát triển tốt ở dưới tán rừng; nếu trồng ở vườn nhà sẽ không phát triển mạnh như dưới tán rừng.

- Các thương lái cho biết, cây kim cương được khai thác sẽ được bán sang Trung Quốc. Ông có nắm được cây này sẽ được dùng vào việc gì không?
- Có một số tài liệu cho thấy, đây là cây thuốc chữa bệnh, nhưng chưa ai nghiên cứu và công bố chính thức trong cây kim cương này có những chất gì, có tác dụng ra sao. Hiện nay, chúng ta chưa có điều tra nghiên cứu xem thương lái Trung Quốc mua về để làm gì. Chúng tôi đang đợi Chi cục Kiểm lâm các tỉnh báo cáo sau đó sẽ tiến hành làm rõ.
- Để kiếm soát tốt hơn, theo ông, cần có giải pháp gì?
- Việc quản lý loại cây này được quy định cụ thể trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Trong đó, trách nhiệm quản lý được giao về cho cơ quan kiểm lâm ở các địa phương. Để kiểm soát được tình hình, việc quan trọng nhất là phải tuyên truyền cho người dân hiểu và bắt một vài trường hợp thu mua để xử lý. Với bà con, chúng tôi khuyến cáo, đây là loại cây được quản lý chặt chẽ, cấm khai thác. Ngoài ra, nếu cứ bán ra nước ngoài, nước bạn có thể nuôi cấy mô, nhân giống sẽ làm giá trị của loại cây này thấp đi.
Kim cương có 4 chi họ khác nhau, trong đó chi họ có tên khoa học Anoectochilus spp thuộc nhóm IA (thực vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại) ban hành theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm.
Việt Nam có 12 loại thuộc chi họ Anoectochilus này. Các loại kim cương hay còn gọi với các tên khác nhau như lan kim tuyến, lan gấm, lá gấm, thạch tầm… đang được khai thác đều thuộc thuộc chi họ này.

7. Thương lái TQ thu mua dưa hấu

<header style="box-sizing: border-box; margin: 8px 0px 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; font-family: Arial, sans-serif; line-height: 18px;">Hàng ngàn hecta dưa hấu tại Tây nguyên có nguy cơ bị phá bỏ, nông dân phải bán tháo với giá 800 đồng/kg.

</header><article style="box-sizing: border-box; margin: 0px 20px 0px 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 14px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; float: left; position: inherit; z-index: 1; width: 460px; cursor: default; font-family: Arial, sans-serif; line-height: 18px;">Chỉ còn khoảng một tuần nữa là đến ngày thu hoạch ruộng dưa hấu, nhưng không khí trong gia đình ông Phạm Tiến Trình khá nặng nề, ai cũng lo lắng. “Hơn 60 tấn dưa hấu nhưng chẳng biết thu được đồng nào không. Nếu đến ngày thu hoạch mà không có ai mua, chỉ trong vòng một tuần là dây sẽ héo úa và trái dưa cũng hư theo...” - ông Trình nói.
Cũng như nhiều người dân khác ở Quảng Ngãi, gia đình ông đã gom góp tiền bạc lên thuê 2ha đất tại buôn Đ’Răng Phốk, xã Krông Na (Buôn Đôn, Đắk Lắk) để trồng dưa hấu với hi vọng đổi đời. Suốt ba tháng trời không kể nắng mưa, từ khi xuống giống, làm cỏ, bắt chèo (nhánh), cắt nhánh, cả gia đình ông đổ hết công sức vào chăm sóc ruộng dưa. Thấy dưa trúng mùa, trái dưa tròn đẹp với trọng lượng 10-15kg, cả nhà ai cũng hi vọng. Tuy nhiên, đến thời điểm thu hoạch thì tìm mãi cũng không có người mua, thương lái thường mua dưa hấu bán đi Trung Quốc các năm trước giờ “bặt vô âm tín”.
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT ) Gia Lai, diện tích dưa hấu tại địa phương này khoảng 2.700 ha, chủ yếu tập trung ở các huyện Đắk Pơ, Kông Chro, thị xã An Khê..., hiện vào vụ thu hoạch nhưng không tiêu thụ được. Tại khu vực hồ Ea Súp thượng (xã Cư M’Lan, Ea Súp), hàng trăm hộ dân trồng dưa đến từ các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... cũng đang dở khóc dở mếu với ruộng dưa hấu khi giá bán rẻ mạt nhưng vẫn không tìm được người mua.

dua-hau.jpg



“Giá dưa rẻ như... cho, chỉ có 800-1.000 đồng/kg, ai trồng dưa cũng lỗ nặng. Nhưng rẻ mà có người mua cũng phải bán chứ biết làm sao. Gần 200 triệu đồng đầu tư vào ruộng dưa chẳng biết thu lại được mấy đồng” - anh Đào Duy Kỳ, một người trồng dưa hấu tại khu vực hồ Ea Súp thượng, than thở. Tương tự, tại hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, nông dân trồng dưa hấu cũng đang đứng ngồi không yên. Từ TP Kon Tum lên trung tâm huyện Đắk Tô, nhiều người dân phải dựng bạt bên vệ đường để đứng bán từng quả dưa cho người đi đường.
May nhờ rủi chịu...
Chị Huỳnh Thị Kim (Đắk Tô, Kon Tum) cho biết năm trước giá dưa lên đến 7.000-8.000 đồng/kg, nên năm nay gia đình chị và nhiều hộ dân khác vay tiền đầu tư trồng 2,2 ha dưa hấu, nhưng vào vụ thu hoạch thì không có người đến hỏi mua. Xót của, mấy anh em đành cắt dưa rồi chia nhau ra đứng trên đường bán với giá 500-1.000 đồng/kg. Nhiều người dân trồng dưa cho biết dưa hấu ế hàng và rớt giá là do vụ thu hoạch dưa hấu năm nay rơi vào thời điểm tiết trời bên Trung Quốc... trở lạnh, nhu cầu dưa hấu giảm trong khi đây là thị trường tiêu thụ chủ lực. “Nghe họ báo năm nay sẽ nóng vào dịp tết nên mình trồng dưa hấu nhiều với hi vọng bán được giá, ai dè...!” - anh Đào Duy Kỳ nói.
Ông Trần Văn Long, phó Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ea Súp, cho biết dưa hấu được trồng tại địa phương này từ năm 2000, chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc. Do năm ngoái dưa hấu được giá, nhiều người đổ xô vào trồng, chỉ riêng trên địa bàn huyện năm nay có khoảng 400ha dưa hấu. Tuy nhiên, đến nay đã vào mùa thu hoạch nhưng các thương lái đã lặn mất tăm, nhiều nguy cơ dưa hấu bị bỏ hư ngoài ruộng.
Theo ông Trần Văn Chương - Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum, diện tích dưa của Kon Tum hầu hết được trồng tự phát, trên những diện tích nhỏ lẻ nên địa phương này không nắm được thông tin cụ thể, kể cả chuyện dưa hấu ế hàng và rớt giá. Trong khi đó, nhiều người trồng dưa tại địa phương này đang điêu đứng do phần lớn đều vay nợ để trồng dưa hấu, nguy cơ trắng tay và mang nợ rất lớn. Giám đốc Sở NN&PTNT Gia Lai, ông Kpă Thuyên, cho rằng dưa hấu rớt giá và khó tiêu thụ vào mùa thu hoạch rộ là bình thường, từng xảy ra vào những năm diện tích trồng dưa nhiều.


8. Thu mua sò
9. Thu Mua gỗ quý
10. Thu mua lúa non
11. thu mua tôm hùm
12. Thu mua dừa
13. Thu mua ớt tươi
14. Thu mua khoai lang
15. Thu mua dây đồng vụn
16. Thu mua mèo
17. Thu mua móng trâu
18. Thu mua cây phong ba
19. Thu mua rễ cây hồ tiêu
20. Thôi thì thu mua đủ thứ từ sừng, móng, đuôi, phân trâu bò; ốc bưu vàng; gỗ sưa; dứa; dừa non; rễ sim; cây phong ba; hạt chè… và “nạn nhân” mới đây nhất là...

<tbody>
</tbody>



</article>



<tbody>
</tbody>

</article>

</article>

</article>

</article>

</article>

</article>
 


ác như tàu khựa!

chắc nó mua để thuốc lại dân mình đó
 
Chơi với người anh em tq qúa mua dây buộc mình.cứ làm ăn nhẹ nhàng trong nước thôi các bác ạk.chúng tòan đánh vào tâm lý ng vn là lòng tham kô đáy nhưng nặng nề nhất vẫn là bà con
 
Nhớ đợt năm ngoái TQ chơi quả Dưa hấu ở trên em &lt;_&lt;
Dưa bán 800 đ / kg
Quả dưa 15 kí mua có 12 nghìn, về ăn mệt nghỉ :5^:

Còn kêu gọi mọi người tích cực ăn dưa, Nông dân bán đc đồng nào bớt lỗ đồng đó. Để dưa 10 ngày là thúi rồi
Đc cái dân Ban Mê năm ngoái da dẻ ai cũng hồng hào, mịn màng vì đc bổ sung nhiều vitamin A :wacko:

Còn việc cảnh giác với TQ thì em xin can &lt;_&lt; thật sự là dân VN mình chưa đủ trình để cảnh giác với TQ đâu, tụi nó quá thâm và cao tay ấn
 
Trung quốc hiện hơn 1,5 tỷ dân và TQ là nước công nghiệp phát triển để cung cấp lương thực cho số dân này họ phải thu mua thêm từ các nước chung quanh, các cửa khẩu VN TQ luôn tấp nập hàng nông sản VN đưa vào thị trường TQ, để kịp thời họ phải vào tận nội địa VN để thu mua ta cứ thấy người TQ thu mua là sợ đủ thứ sợ do suy diễn hơn là có thật nếu họ không vào thu mua thì thương lái VN cũng gom hàng bán sang Tàu và thường bị thương lái ta ép giá vậy bán cho ai lợi hơn? Ta không bán cho người TQ thì họ sang Lào, Kambuchia thu mua...Ai thiệt đây? Còn nói họ phá kinh tế ta à! Ngây thơ quá đi, nếu họ muốn phá chỉ cần không mua hàng ở của khẩu thì nông sản ta có mà đổ sông đổ biển. Bây giờ tẩy chay họ, họ giận không mua thì bán cho ai? Những kẻ suy diễn phá này phá nọ có giúp gì cho nông dân không? Phải cám ơn người TQ qua thu mua mới đúng, họ nuôi mình mình nuôi họ, chỉ có tư thương VN và cty nhà nước thu mua ép giá nông dân mà thôi nên cảnh giác những thành phần này và họ luôn hô hoán lên những nguy cơ không có thật khi có người hớt tay trên miếng ăn của họ.
 
Last edited:
Trung quốc hiện hơn 1,5 tỷ dân và TQ là nước công nghiệp phát triển để cung cấp lương thực cho số dân này họ phải thu mua thêm từ các nước chung quanh, các cửa khẩu VN TQ luôn tấp nập hàng nông sản VN đưa vào thị trường TQ, để kịp thời họ phải vào tận nội địa VN để thu mua ta cứ thấy người TQ thu mua là sợ đủ thứ sợ do suy diễn hơn là có thật nếu họ không vào thu mua thì thương lái VN cũng gom hàng bán sang Tàu và thường bị thương lái ta ép giá vậy bán cho ai lợi hơn? Ta không bán cho người TQ thì họ sang Lào, Kambuchia thu mua...Ai thiệt đây? Còn nói họ phá kinh tế ta à! Ngây thơ quá đi, nếu họ muốn phá chỉ cần không mua hàng ở của khẩu thì nông sản ta có mà đổ sông đổ biển. Bây giờ tẩy chay họ, họ giận không mua thì bán cho ai? Những kẻ suy diễn phá này phá nọ có giúp gì cho nông dân không? Phải cám ơn người TQ qua thu mua mới đúng, họ nuôi mình mình nuôi họ, chỉ có tư thương VN và cty nhà nước thu mua ép giá nông dân mà thôi nên cảnh giác những thành phần này và họ luôn hô hoán lên những nguy cơ không có thật khi có người hớt tay trên miếng ăn của họ.

Chuẩn men
Nói TQ này nọ, thằng nhà nước VN mở 1 đống công ty xuất khẩu gạo đi nước ngoài. Mua của dân 6,7 triệu 1 tấn. Bán 9 triệu 1 tấn.
Ép giá nông dân thì ép ra cả tủy. Báo cáo nhà nước thì Chúng tôi đóng góp này nọ.
Cũng chả khác đéo nào thằng TQ :lol:
 

Có bài viết trên báo SGTT nói đúng sự thật vấn đề thu mua tôn của thương lái TQ:
http://sgtt.vn/Kinh-te/183375/Thuong-nhan-TQ mua-tom-nguyen-lieu-Mung-it-lo-nhieu.html
"Ông Dương Ngọc Minh, tổng giám đốc công ty thuỷ sản Hùng Vương cho rằng, nếu thương nhân nước ngoài vào mua gom nông sản và trả giá cao để nông dân có lời thì phải khuyến khích họ chứ tại sao lại cấm cản, kêu ca. Theo ông Minh, thay vì kêu ca, doanh nghiệp nên tìm cách khắc phục bằng cách bỏ tiền ra tự nuôi hoặc liên kết với dân để hai bên cùng có lợi."
Và đây ai gian dối ai gián tiếp phá hoại kinh tế ép giá ngư dân bán dưới vốn gây cảnh khốn cùng: http://agriviet.com/home/threads/150002-No-bua-vay-nguoi-nuoi-ca-tra
 
Có bài viết trên báo SGTT nói đúng sự thật vấn đề thu mua tôn của thương lái TQ:
http://sgtt.vn/Kinh-te/183375/Thuong-nhan-TQ mua-tom-nguyen-lieu-Mung-it-lo-nhieu.html
"Ông Dương Ngọc Minh, tổng giám đốc công ty thuỷ sản Hùng Vương cho rằng, nếu thương nhân nước ngoài vào mua gom nông sản và trả giá cao để nông dân có lời thì phải khuyến khích họ chứ tại sao lại cấm cản, kêu ca. Theo ông Minh, thay vì kêu ca, doanh nghiệp nên tìm cách khắc phục bằng cách bỏ tiền ra tự nuôi hoặc liên kết với dân để hai bên cùng có lợi."
Và đây ai gian dối ai gián tiếp phá hoại kinh tế ép giá ngư dân bán dưới vốn gây cảnh khốn cùng: http://agriviet.com/home/threads/150002-No-bua-vay-nguoi-nuoi-ca-tra
quá hay cho bài báo này ;))
 


Back
Top