Bán Bán cây giống: cây ăn trái và hoa kiểng giá sỉ

  • Thread starter caygiongbakhang
  • Ngày gửi
logo23.jpg

thiết kết và thi công sân vườn
 
6 bài học xương máu

--- Bài học 1 ---

Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo.

Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob bảo:

- Tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra .

Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob. Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà.

Vào đến phòng tắm, chồng hỏi: Ai đấy em?

- Vợ: ông Bob hàng xóm.

- Chồng: Tốt. thế hắn có nói gì đến số tiền 800 đô hắn nợ anh không?

--> Bài học xương máu: Nếu anh trao đổi thông tin tín dụng với cổ đông của mình kịp thời thì anh đã có thể ngăn được sự “phơi bày”.

------------

--- Bài học 2 ---

1 nhân viên bán hàng, 1 thư ký hành chính và 1 Sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được 1 cây đèn dầu cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “ta cho các con mỗi đứa 1 điều ước”.

-Tôi trước! tôi trước! – thư ký hành chính nhanh nhảu nói: tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời. Puff. Cô thư ký biến mất.

Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm. Puff. anh nhân viên bán hàng biến mất.

Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: tôi muốn 2 đứa đấy có mặt ở Văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.

--> Bài học xương máu: luôn luôn để Sếp phát biểu trước.

---------------

--- Bài học 3 ---

Một tu-sĩ nam ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe. Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam thẹn quá: “xin lỗi nữ, tôi trần tục quá”. Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi. Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: "Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn nữa, con sẽ tìm thấy hào quang."

--> Bài học xương máu: Nếu anh không nắm rõ thông tin trong công việc của mình anh sẽ bỏ lỡ 1 cơ hội lớn.

--------------

--- Bài học 4 ---

Một con gà tây trò chuyện với một con bò. “Tớ muốn mình có thể trèo tới trên ngọn cây kia,” nó thở dài than, “nhưng tớ chẳng đủ sức.” “Sao cậu không nhấm nháp chút đồ phế thải của tớ?” Con bò đáp, “Bổ lắm đó.” Con gà tây đớp vào đống phân bò và thực sự có được sức mạnh để trèo được lên một cành cây thấp nhất.Ngày hôm sau, sau khi đớp thêm một mớ phân bò nữa, con gà tây leo lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau bốn hôm đớp phân bò như thế, con gà tây hãnh diện trèo được lên đậu trên ngọn cây.Tức thì nó bị một nông dân trông thấy, và ông ta bắn nó rơi khỏi ngọn cây.

--> Bài học xương máu: Xạo sự,dối trá có thể đưa anh lên đỉnh cao,nhưng không giúp anh bám trụ được lâu dài.

--------------

--- Bài học 5 ---

Con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét.Trới lạnh quá con chim bị đông cứng lại và rơi xuống một cánh đồng lớn.Trong lúc nó nắm đấy một con bò đi qua ị vào người nó.Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng người nó đang ấm dần.Đống phân ấy ủ ấm cho nó.Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc,nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời.Con mèo đi ngang nghe tiếng chim hót liền tới thám thính.Lần theo âm thanh con mèo phát hiện ra con chim nằm dưới đống phân,nó liền bới con chim ra ăn thịt.

--> Bài học xương máu:

1. Người ị vào mình chưa hẳn là kẻ thù của mình
2. Người kéo mình ra khỏi đống đống phân chưa hẳn là bạn mình
3. Và khi đang ngập ngụa trong đống phân thì tốt nhất là ngậm cái mồm lại.

--------------

--- Bài học 6 ---

1 con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi,chẳng làm gì cả. 1 con thỏ con nhìn thấy thế hỏi: Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không? Đại bàng trả lời: được chứ, sao không. Thế là con thỏ ngồi xuống nghỉ ngơi. Bỗng dưng 1 con cáo xuất hiện, vồ lấy ăn thịt con thỏ.

--> Bài học xương máu:

Để được ngồi không chẳng làm gì anh phải ngồi ở trên cao, cao thật là cao.
 
Thiết kế vườn trồng bưởi da xanh
[ Cập nhật vào ngày (07/04/2011) ] - [ Số lần xem: 3913 ]

1. Trường hợp đất mới: Áp dụng kỹ thuật đào mương lên liếp, công việc này nhằm mục đích xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác. Mương thoát và tiêu nước có chiều rộng từ 1-2m, liếp có kích thước chiều ngang từ 6-8 m.

Lên liếp có thể áp dụng theo kiểu cuốn chiếu (lớp mặt của mương 1 làm lớp mặt của liếp 1, lớp dưới của mương 1 làm lớp dưới của liếp 2, lớp mặt của mương 2 làm lớp mặt của liếp 2, lớp dưới của mương 2 làm lớp dưới của liếp 3,…) hoặc đắp mô (cào đất mặt vun thành mô, sau đó, đào lớp đất bên dưới trải lên mặt còn lại của liếp, áp dụng khi đất có tầng canh tác dầy, mực thủy cấp thấp và không bị ảnh hưởng ngập lũ). Hàng năm thường có triều cường vào tháng 9–11 dương lịch, nên vườn cần xây dựng bờ bao để bảo vệ cây trồng. Nếu có điều kiện nên xây dựng các bờ bao vững chắc để khống chế mực nước trong mương vườn ổn định, tránh tình trạng mực nước trong mương lên xuống theo thủy triều hoặc các kỳ triều cường. Nên bố trí ít nhất 1 cống lấy nước và 1 bọng điều tiết nước.Vị trí mặt cống lấy nước hơi thấp hơn đáy mương, còn vị trí bọng điều tiết ngang với mức ngập cao nhất (cách mặt mô bưởi khoảng 0.6 - 0.7m). Khi thành lập vườn cần chú ý hướng mặt trời để thiết kế liếp trồng, tốt nhất nên thiết kế liếp theo hướng Bắc-Nam, các cây trên vườn sẽ nhận được ánh sáng đầy đủ và đồng đều hơn.


len liep.JPG


2. Trường hợp đất cũ:



Sử dụng lại hệ thống mương liếp đã có sẵn. Sau khi phát quang vườn cũ, nên tiến hành thiết kế các bờ bao, cống, bọng như đối với đất mới, sau đó chọn vị trí mới để đắp mô trồng cây nhằm tránh các ổ sâu bệnh cũ, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho cây phát triển, nhất là trong giai đoạn đầu mới trồng. Giai đoạn đầu có thể duy trì cây trồng cũ để tận thu, ổn định thu nhập, che mát cho cây BDX mới trồng và hạn chế cỏ dại. Khi cây bắt đầu phát triển thi đốn bỏ, để tránh cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng đối với cây bưởi.

buoi da xanh.JPG


3. Trồng cây chắn gió:


Xây dựng hàng cây chắn gió là yêu cầu cấp thiết đối với việc lập mới một vườn trồng bưởi. Mục đích của việc trồng cây chắn gió để ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh hại theo gió xâm nhập vào vườn; tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, đồng thời hạn chế thiệt hại do gió bão gây hại. Hàng cây chắn gió được trồng xung quanh vườn, chú ý hướng Đông và Tây Nam. Tùy theo từng vùng mà chọn loại cây chắn gió thích hợp và hiệu quả, có thể trồng dâm bụt để cao hoặc cây ăn trái như xoài hoặc có thể trồng cây dừa nước. Hiện cây dừa nước cho thấy có khả năng chắn gió và tạo tiểu khí hậu tốt cho các vườn bưởi trong tỉnh, nhất là những vùng có thời gian mặn nhẹ và ngắn trong năm.
 
Mít cũng là loại trái có độ sạch cao vì lượng thuốc BVTV cần dùng không đáng kể, đồng thời là cây ăn quả duy nhất có vai trò phòng hộ như cây rừng. Đã có nhiều mô hình trồng mít nghệ rất thành công ở Tân Phú-Đồng Nai, Xuyên Mộc-Bà Rịa… nhưng cũng có những mô hình thất bại như dự án trồng 60.000 cây mít nghệ cho thanh niên, đoàn viên các xã nghèo tỉnh Bình Phước.

Mít nghệ là cây dễ tính, thích khí hậu ẩm, mưa nhiều có thể trồng được nhiều nơi từ Nam ra Bắc miễn sao nhiệt độ đừng quá thấp. Mít có khả năng chịu hạn khá, có thể trồng trên đất đồi nghèo dinh dưỡng nhưng khả năng chịu úng lại kém. Trước đây mít chủ yếu được ăn tươi, không được trồng tập trung, không đầu tư chăm sóc nên năng suất thấp. Công nghệ sấy thăng hoa được du nhập vào Việt Nam đã thúc đẩy việc trồng mít ở quy mô hàng hóa.

Mít nghệ có thể trồng được quanh năm, tất nhiên việc trồng vào đầu mùa mưa thì sẽ giảm được chi phí bơm tưới. Mật độ trồng nên tối đa 300 cây/ha, tối thiểu 200 cây/ha. Giống nên sử dụng giống ghép được ươm trong bầu nylon là tốt nhất. Nên chọn loại bầu dài tối thiểu 45 cm, vì nếu ngắn thì rễ cọc bị xoắn. Lưu ý: để nhanh bén thì trước lúc trồng phải làm cho cây cằn lại bằng việc ngưng bón phân và hạn chế tưới nước trong khoảng 2 tuần, nếu rễ cọc bị xoắn thì cần cắt bỏ từ đoạn xoắn. Hố trồng có kích thước 40x40x60 cm, trước lúc trồng cần bón lót phân hữu cơ. Sau khi trồng cần cố định cây khỏi gió lay đổ và tưới cho cây.

Trước đây do không chăm sóc bón phân đầy đủ nên thường những cây trồng gần nhà mới có trái, thậm chí thường xảy ra tình trạng năm được năm thất. Trong khoảng 1-3 năm đầu, cây cần được tủ gốc để hạn chế ánh nắng trực tiếp, xói mòn và cỏ dại. Mỗi năm cần bón 10-20 kg phân hữu cơ vào đầu mùa mưa, nếu sử dụng phân hữu cơ chất lượng cao như phân gà thì nên giảm bớt. Ngoài phân hữu cơ thì phân khoáng cũng rất cần thiết. Theo ThS. Bùi Thanh Liêm (Chợ Lách, Bến Tre), năm thứ 1 sử dụng loại phân NPK có tỷ lệ đạm và lân cao: N:p:K = 2:2:1. Nếu sử dụng NPK 16.16.8.13S thì cần 300 gr/gốc chia làm 4 lần bón, lần sau nhiều hơn lần trước. Năm thứ 2 tăng lên 800 gr/gốc chia làm 4 lần bón. Từ năm thứ 2-3, một số cây đã có thể có trái cần ngắt bỏ để cây sinh trưởng khỏe mạnh. Năm thứ 4 và các năm sau đó thì đã có thể để trái và lượng phân bón cả phân hữu cơ và vô cơ cũng cần được tăng thêm, công thức phân nên đổi thành NPK = 2.2.3.
 
toi dang tinh mo vua cay an trai va cay kieng(cay an trai la chinh). Nhung nhin bang gia cua bac hoi ngan. Bac co the bao gia si uu dai chut ko? Co the bao gia cac cay an trai vao mail: dungtitho86@yahoo.com
 
chào anh, cho em hỏi chỗ anh có cây tắc thái trái tròn ngọt ko anh? loại ăn luôn vỏ đó anh, tên tiếng anh là meiwa kumquat
 
Mời các bạn ghé thăm Cộng đồng Game Private Việt Nam: gvietzone.com



Chúc các bạn có giây phút thư giãn vui vẻ!
 
Mô hình được thực hiện trên diện tích hơn 1,5 mẫu tại các thôn Thanh Bình và Trại Giữa. Tham gia mô hình, 10 hộ dân được hỗ trợ 80% giá giống, một phần phân bón và được chuyển giao khoa học kỹ thuật. Sau 7 tháng triển khai, đến nay, giống ổi lai lê Đài Loan trái vụ đã bắt đầu bói quả, năng suất đạt trung bình 2 kg quả/cây. Qua khảo sát thực tế cho thấy, đây là giống ổi có thể cho năng suất cao, quả thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Đặc biệt, với khả năng ra quả trái vụ, thì đây là giống cây ăn quả mới hứa hẹn cho giá trị kinh tế cao tại địa phương./.
 
1. Cây Xoài:



+ Bệnh thán thư (do nấm collectotrichum gloeosporioides)



Đây là bệnh quan trọng nhất đối với xoài, gây hại mạnh trong mùa mưa, có độ ẩm



cao và nhiệt độ cao. Nấm gây bệnh hại trên cành non, lá, hoa và quả, thậm chí cả



giai đoạn bảo quản sau thu hoạch, có thể phát triển thành dịch và gây mất mùa.



Trên lá đốm bệnh màu xám nâu, tròn hay đa giác tạo ra những đốm cháy và rách lá,



cuối cùng làm rụng lá. Bệnh làm rụng hoa và thối đen các chùm hoa, còn trên quả



lúc đầu chỉ xuất hiện các chấm nâu nhỏ, sau đó phát triển thành các đốm thối đen,



lõm trên mặt vỏ quả, làm quả bị chín ép hoặc thối khi bảo quản.



Dùng Benlate nồng độ 0,1%, Copper-B 0,25% hay Mancozeb 0,3% để phun. phun



từ khi hoa nở đến 2 tháng sau, 7 ngày phun 1 lần, sau đó mỗi tháng phun 1 lần.



+ Bệnh thối quả, khô đọt (do nấm Diplodia natalensis)



Bệnh gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm của mùa mưa. Trên nhánh đọt lá có



các đốm sẫm màu, lan dần trên các cành non, cuống lá làm lá biến màu nâu, biên lá



cuốn lên. cành bị khô, chẻ dọc cachf bị bệnh thấy bên trong mạch dẫn nhựa tạo



thành những sọc sâu.



Bệnh hại quả trong thời kỳ bảo quản và quá trình vận chuyển làm thối phần thịt



quả chỗ gần cuống hoặc ở chỗ vỏ bị xây sát hay bầm dập. Quả hái không mang



theo cuống cũng dễ bị bệnh xâm nhập và lây lan sau 2-3 ngày.



Phòng bệnh: Tốt nhất là lúc hái tránh làm bầm dập, xây sát quả. phun Benlate nồng



độ 0,01%, Copper-B (0,1%) với lượng 10 lít cho 1 cây trước lúc thu hoạch 2 tuần.



Quả sau khi thu hoạch được xử lý bằng cách: nhúng vào nước ấm 55°C chứa 0,06-



0,1% Benlate để ngăn ngừa bệnh thối quả và thán thư. Cũng có thể nhúng cuống



quả hay cả quả vào thuốc gốc đồng hay dung dịch Borax (hàn the)pha loãng nồng



độ 0,6%



Để phòng bệnh cho cây con, khi gép cần chọn mắt ghép tốt trên cây khoẻ và vệ



sinh dụng cụ ghép.



+ Bệnh cháy lá (do nấm Macrophoma mangiferae)



Bệnh phát triển trong mùa mưa gây hại lá, cành và quả. Trên quả, đốm bệnh tròn



mọng nước sau đó lan nhanh làm thối quả. Bệnh lây lan nhờ nước mưa. Phòng trừ



bệnh bằng cách cắt bỏ lá bệnh, các cành bị bệnh để giảm nguồn lây lan. Phun



Cooooper-Zn, Coooper-B, Benomil.



+ Bệnh đốm lá (do nấm Pestalotia mangifea)



Bệnh hại lá và quả qua vết thương hay vùng tiếp xúc. Trên lá, đốm bệnh có hình



bầu dục to, màu nâu nhạt, tâm xám trắng, có thể làm rách lá. trên quả vùng nhiễm



bệnh có màu đen, bị nhăn nheo.



Phòng trị: có thể dùng một trong các loại thuốc Baycor (0,2%), Tilt(0,1%).
 
Một số bệnh hại trên cây ớt và biện pháp phòng trừ

1. Héo rũ gốc mốc trắng

- Tác nhân gây bệnh: Do nấm Sclerotium rolfsii.

- Triệu chứng bệnh: Triệu chứng điển hình của bệnh được thể hiện rõ nhất từ khi cây ra hoa - hình thành quả - thu hoạch. Nấm xâm nhiễm vào phần thân cây sát mặt đất, vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu tươi hơi lõm, về sau vết bệnh lan rộng có thể dài tới vài centimet bao quanh thân, gốc, lan rộng xuống tận cổ rễ dưới mặt đất. Mô vết bệnh dần dần bị phân hủy, các lá dưới gốc héo vàng và rụng trước, sau đó lan lên các lá phía trên, cuối cùng dẫn tới các lá héo rũ, cây khô toàn thân. Khi cây mới nhiễm bệnh thì rễ cây vẫn bình thường, sau đó rễ dần dần hóa nâu, thâm nâu và thối mục. Trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm độ cao thì trên bề mặt vết bệnh sát mặt đất sẽ xuất hiện lớp nấm màu trắng phát triển mạnh, sợi nấm mọc đâm tia lan dần ra mặt đất chung quanh gốc cây, tạo thành một đốm tản nấm màu trắng xốp, một vài ngày sau trên tản nấm đó sẽ hình thành nhiều hạch nấm. Khi còn non hạch có màu trắng sau chuyển dần sang màu nâu giống hạt cải. Bệnh xuất hiện có thể rải rác hoặc từng vạt trên ruộng tùy theo điều kiện ngoại cảnh đất đai và quá trình chăm sóc.

- Đặc điểm phát sinh gây hại của bệnh

Đây là loại nấm đa thực gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, phát sinh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao nhưng thích hợp nhất là nhiệt độ 25-30oc. Hạch nấm có thể tồn tại 5 năm trong đất khô nhưng chỉ tồn tại 2 năm trên đất ẩm. Sợi nấm chỉ sống được vài tuần và chết khi nguồn dinh dưỡng được sử dụng hết. Nấm gây bệnh được bảo tồn trong đất và các tàn dư cây trồng bằng hạch nấm hoặc sợi nấm, có khả năng sinh sống và nảy mầm ở độ sâu khoảng 5-8cm, nếu bị vùi lấp sâu hơn sẽ không có khả năng nảy mầm. Nấm không thể tồn tại trên đất bỏ hoang khoảng 2 năm. Sự có mặt của tàn dư cây trồng chưa bị phân hủy trên ruộng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và xâm nhiễm của nấm bệnh. Bệnh thường phát sinh nặng hơn khi lượng lá rụng trên ruộng tích tụ quá nhiều chung quanh gốc.

2. Héo rũ thối đen

Do nấm Phytophthora capsici. Bệnh gây hại trên cây ớt trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển. Tùy từng giai đoạn và điều kiện ngoại cảnh khác nhau mà mức độ gây hại của bệnh cũng khác nhau. Ở thời kỳ cây con, vết bệnh lúc đầu là là một chấm nhỏ màu nâu hoặc màu đen ở rễ gốc thân. Sau đó vết bệnh lan lên phía trên làm hại thân lá và lan xuống phía dưới gây hại rễ chính, gây thối rễ, cây chết gục. Khi gặp trời mưa độ ẩm cao toàn cây bị thối nhũn ra, bề mặt mô bệnh thường có một lớp nấm màu trắng.Trời hanh khô cây bệnh nâu đen héo và chết. Khi cây lớn, trên gốc thân có vết màu đen kéo dài về phía trên và dưới. Khi chẻ phần thân thấy lõi có màu nâu đến nâu đen, nhưng đặc điểm này không có ở những vị trí cao hơn.

- Đặc điểm phát sinh gây hại của nấm

Nấm phát sinh gây hại trong phổ nhiệt độ rộng 12-300c. Bệnh phát triển gây hại mạnh khi thời tiết nóng ẩm và đất ướt, lượng mưa lớn hay tưới nước quá mức, nhất là khi trên ruộng đã có cây bị bệnh thì đây là điều kiện để bệnh lây lan ra cả ruộng, vì du động bào tử của nấm gây bệnh có thể bơi được trong nước.

3. Bệnh héo xanh vi khuẩn

Bệnh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra. Bệnh héo xanh thường thể hiện triệu chứng ngay sau khi vi khuẩn xâm nhập vào rễ hoặc phần thân sát mặt đất. Ở cây bị bệnh ban ngày lá cây mất màu nhẵn bóng, tái xanh héo cụp xuống, về ban đêm có thể hồi phục lại. Sau 2-3 ngày lá cây bị bệnh không thể hồi phục được nữa, các lá gốc tiếp tục héo rũ và toàn cây bị héo rũ rồi chết, cắt ngang thân thấy bó mạch dẫn hóa nâu hoặc nâu đen, nhúng đoạn thân vào cốc nước sạch sẽ thấy dịch vi khuẩn chảy ra màu trắng sữa (đây là đặc điểm để phân biệt bệnh do vi khuẩn và các đối tượng gây hại khác). Trong điều kiện ẩm độ cao, thân cây bệnh dần thối mềm, gãy gụ
 
Xoài có tên khoa học là Mangifera Indica L, thuộc họ Anacardiacae. Xoài có rất nhiều giống, nhưng có 2 nhóm giống cơ bản là nhóm Ấn Độ (hạt đơn phôi) và nhóm Đông Nam Á (hạt đa phôi). Nhóm đơn phôi thường cho trái quanh năm.

1. Đất đai: Xoài có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất vàng, vàng đỏ, đất Feralit, đất phù sa cổ, đất phù sa mới ven sông, kể cả trên vùng đất cát giồng ven biển, nhưng tốt nhất là trồng trên đất cát hoặc cát pha thịt, thoát nước tốt, phải có tầng đất dầy ít nhất 1,5-2m, có thủy cấp không nông quá 2,5m. So với các loại trái cây ăn trái khác, xoài là cây chịu úng tốt nhất. Đất nhẹ kém màu mỡ giúp cây dễ cho nhiều hoa và đậu trái, đất quá màu mỡ đủ nước chỉ giúp cây phát triển tốt, nhưng ít trái. Xoài thích hợp đất có pH từ 5,5-7, đất có pH nhỏ hơn 5 cây sẽ kém phát triển. Ở những vùng đất thấp trước khi trồng cần phải lên líp cao sao cho mực nước tại thời điểm cao nhất cách gốc ít nhất 1m.

2. Thời vụ: Xoài được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác nhau, miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới cho cây.

3. Giống: Giống Xoài hiện nay được trồng phổ biến nhất gồm có 5 giống là xoài cát Hòa Lộc, xoài cát chu, xoài bưởi, xoài Khiêu xa vơi và xoài tứ quý. Trong 5 giống xoài này thì xoài cát Hòa Lộc và xoài tứ quý là 2 giống nổi tiếng nhất vì cho trái ngon, vị ngọt thanh, trái to (cát Hòa Lộc trung bình 600-700g/trái; tứ quý trung bình 900g/trái), mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho nên nhà vườn và người tiêu dùng cũng đều ưa thích. Còn lại, xoài cát chu, xoài bưởi và Khiêu xa vơi (xoài Thái Lan) trái nhỏ (nặng trung bình từ 250-550g), ăn ngon nhưng không bằng 2 giống xoài kể trên. Đặc biệt, giống xoài Thái Lan thường được dùng để ăn sống khi vỏ trái còn xanh. Ngoài 5 giống xoài kể trên, còn có một số giống xoài truyền thống, trồng bằng hột, nhưng do hiệu quả kinh tế không cao nên không được trồng nhiều. Đó là xoài hòn, xoài thanh ca, xoài xiêm, xoài châu hạng võ, xoài thơm, xoài tượng…
 
Back
Top