Báo chí góp phần tạo cơn sốt sưa giống

Những vườn sưa tiền tỉ không thèm bán

Tác giả: Y.THANH
Bài đã được xuất bản.: 13/05/2012 10:18 GMT+7
Recomend
+3
Red
In
Email
Thảo luận
TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)
Tỷ phú số 1 TQ: Phát tài nhờ nhà ổ chuột
Bí quyết kinh doanh của 'vua chuối'
Những quốc gia nhiều triệu phú nhất thế giới
Xây toilet lớn nhất hành tinh hút khách du lịch

Giá gỗ sưa cực đắt, đắt như vàng đã làm bọn lâm tặc bất chấp pháp luật đua nhau vào rừng tìm "vàng sưa". Cũng có nhiều người âm thầm trồng sưa và họ đang có trong tay những vườn sưa tiền tỉ.

Cách đây không lâu lắm, gỗ sưa (huỳnh đàn) được người dân dùng để đóng đồ mộc dân dụng như bàn ghế, giường, tủ, đồ thờ... Bỗng nhiên có tin gỗ sưa đắt như vàng và người ta bắt đầu lùng mua bằng mọi giá. Vậy là bao nhiêu đồ mộc dùng trong nhà dân bị thương lái thu gom. Bọn lâm tặc đổ xô vào rừng săn cây sưa.

Ba cây sưa cổ thụ ở rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Bố Trạch - Quảng Bình) bị bọn lâm tặc đốn trộm có giá hàng trăm tỉ đồng, lại một lần nữa gây cơn sốt sưa "cấp tính", sốt trên toàn quốc, đặc biệt người dân Bố Trạch - ùn ùn kéo vào rừng "mót" sưa.

Trong khi các nhà nghiên cứu lâm sinh Việt Nam vẫn chưa thể lý giải được vì sao giá gỗ sưa đắt như vậy, đã có nhiều người "nhìn xa trông rộng" quyết tâm đầu tư trồng cây sưa.

Công ty TNHH một thành viên Cao su Lộc Ninh còn "đi tắt đón đầu" trồng đến 20 ha rừng sưa. Cuối năm 2011, Trung tâm Quản lý khai thác các công trình công cộng huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã đưa vào trồng thử nghiệm 15.000 cây sưa.


Vườn sưa 800 cây

Là nhân vật chính trong phóng sự Người giữ rừng cuối cùng của Suối Nhung năm 2001 của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Phước, đến tháng 10-2002, ông Trần Đức Tiến (SN 1950, ngụ huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) bị ban giám đốc cũ của Ban Quản lý rừng kinh tế Suối Nhung đơn phương thanh lý hợp đồng giữ 1.000 ha rừng nhưng không trả tiền công trong nhiều năm.

Trong quá trình "giữ rừng", ông Tiến biết được giá trị cực quý của cây gỗ sưa nên vào năm 2006, ông đã lặn lội ra tận xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc để tìm mua cây sưa giống.

Theo tài liệu do đơn vị bán giống sưa cung cấp, gỗ sưa dùng làm đồ trang trí nội thất với giá lên tới hàng tỉ đồng một bộ bàn ghế. Rễ, cành, nhánh cây sưa dùng để chưng cất dầu dùng trong y học, bột cây sưa dùng để ướp xác người và động vật để không bị phân hủy.

Nơi tiêu thụ mạnh loại gỗ này là các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, các nước Ả Rập... Tuy chưa có bất cứ kết luận nào của các nhà khoa học Việt Nam về công dụng "thần bí" của gỗ sưa, nhưng theo tài liệu của đơn vị bán cây sưa giống khẳng định gỗ sưa có giá trị kinh tế cao, mỗi kg sưa trên thị trường có giá ít nhất 1 triệu đồng đến vài chục triệu đồng, nên ông Tiến quyết định mua 2.000 cây sưa giống với giá 12.000 đồng/cây, rồi thuê xe chở vào Bình Phước trồng tại vườn nhà.

Đưa chúng tôi ra thăm vườn sưa được trồng dưới tán điều, ông Tiến cho biết hiện trong vườn nhà ông chỉ còn 800 cây (số còn lại ông chia cho anh em, người thân trồng). Mỗi cây sưa hiện tại của ông Tiến có đường kính từ 12 cm - 15 cm.

Theo ông Tiến, để cây phát triển nhanh, phải trồng thưa, mỗi năm đường kính cây tăng trưởng từ 1 cm - 2 cm. Đưa tay chỉ những cây sưa chảy nhựa đen bám đầy thân, ông Tiến cho biết: Những cây sưa của tôi đã bắt đầu có lõi, nhưng để thu hoạch phải chờ thêm khoảng 6 - 10 năm nữa, khi cây có đường kính trên 20 cm, lúc đó chỉ cần mỗi cây bán khoảng 40 triệu đồng thì tôi cũng có trong tay trên 30 tỉ đồng".

Để dẫn chứng về giá trị kinh tế của cây sưa, ông Tiến cho biết nhà bà con của ông ở thôn Mai Khê (xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) có một cây sưa đường kính khoảng 25 cm - 30 cm. Khi ông Tiến tìm đến hái trái lấy hạt về làm giống thì thấy thương lái đến trả giá 970 triệu đồng cho cây sưa này nhưng chủ nhà đòi đúng 1 tỉ đồng và thương lái mua ngay lập tức.

Dù 800 cây sưa của ông Tiến chưa đến tuổi khai thác nhưng mới đây có người đã tìm đế hỏi mua nhưng ông Tiến không bán.Theo ông Nguyễn Văn Bắc, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Bù Đốp (Bình Phước), cây sưa thuộc loại gỗ quý.

Dù giá gỗ sưa sốt hay không sốt thì người trồng loại cây này không lo ế, vì nó luôn luôn được bán rất chạy cho những người làm đồ mộc. Tại Bình Phước, nhiều năm qua, người dân ở các huyện như Bù Đăng, Đồng Phú, Bù Đốp, Lộc Ninh và thị xã Phước Long..., đã trồng cây sưa đại trà để lấy gỗ. Nếu giá sưa như hiện nay thì khoảng 5 năm nữa nhiều người dân ở tỉnh Bình Phước trở thành tỉ phú.

Cây sưa rất dễ trồng

Ông Vũ Đức Thắng, một nông dân ở xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, đang sở hữu hàng trăm cây lát hoa và sưa - hai loài cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao.

Trong khu vườn gần 0,8 ha của ông Thắng, hiện có khoảng 700 cây lát hoa và hàng chục cây sưa đã 8 năm tuổi. Hiện nay 700 cây lát hoa có đường kính gốc trung bình khoảng 35 cm, cao khoảng 5m.

Trong khi cây sưa phát triển chậm hơn nên có đường kính gốc trung bình 25 cm, cao khoảng 4 m. Như vậy chỉ vài năm nữa thôi vườn cây của ông Thắng có giá trị hàng chục tỉ đồng.

Để có vốn đầu tư, chăm sóc loại cây dài ngày, ông Thắng trồng rất nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng lớp. Lớp trên cùng - lớp có giá trị kinh tế cao nhất- hai loại cây lấy gỗ quý là lát hoa và sưa, rồi đến chuối, cà phê và tầng dưới cùng dùng trồng các loại rau, nuôi heo, gà, vịt... Chỉ tính riêng hơn 600 gốc chuối laba (một loại chuối đặc sản của Lâm Đồng), vườn ông Thắng mỗi năm cho thu nhập gần 200 triệu đồng.

Kinh nghiệm trồng cây sưa của ông Thắng giống như lời khuyên của ông Nguyễn Văn Bắc. Ông Bắc cũng khuyên người dân có thể trồng cây sưa xen vào vườn điều hoặc vườn cà phê để tạo bóng che nắng cho các loại cây này và cũng có thể trồng theo hàng để chắn gió.

Nếu nhà nào không có đất rẫy thì có thể mua vài chục đến vài trăm cây trồng theo bờ ranh cách 2 m/cây để tạo bóng mát. Như vậy không những không ảnh hưởng đến các loại cây khác mà cây sưa còn tạo chất dinh dưỡng cho đất vì nó thuộc họ đậu, rất thân thiện với môi trường.

Ông Nguyễn Văn Cúc, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Phước, cho biết cây sưa hợp với mọi loại đất, nếu trồng trên đất đỏ cây sinh trưởng nhanh hơn.

Hiện giống cây sưa có bán tại Trạm Khuyến nông thị xã Phước Long và huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, có 2 giá: bầu nhỏ 8.000 đồng/cây, bầu lớn 10.000 đồng/cây. Sau khi trồng từ 6-7 năm thì cây ra hoa, kết trái. Quả cây sưa hình dẹp, về già có màu vàng nhạt, mỗi quả có từ 3 - 4 hạt trông giống như quả đậu ván, có màu vàng nhạt.

Hạt sưa màu nâu, dẹp, hình thù như quả thận người. Người trồng có thể lấy hạt sưa ươm thành cây giống. Vì vậy, cây sưa không bao giờ bị mất đi. Cách ươm cây sưa giống: Ngâm nước, hòa với thuốc Atonik (thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng) khoảng một ngày đêm, vớt ra ủ cho lên mầm rồi bỏ vào bầu đất.

Cây giống cao khoảng 15 cm - 20 cm thì trồng được. Khi cây sưa cao khoảng 1,5 m,người trồng nên chặt bỏ cành để thân cây vươn thẳng lên, cho gỗ tròn đều. Để cây đứng thẳng phải dùng tre chống cho cây, đến khi cây tự đứng được. Khi cây cao khoảng 3 m - 4 m, tán lá xòe ra, toàn thân cây có đường kính từ dưới gốc lên đến ngọn bằng nhau.

Theo ông Nguyễn Văn Bắc, quy cách của ngành lâm nghiệp khuyến cáo nên trồng cây sưa theo khoảng cách 3 m x 3 m/cây. Thực tế cho thấy với khoảng cách này cây phát triển không nhanh bằng trồng theo khoảng cách 4 m x 5 m. Sau khi trồng được 3-5 năm, cây sưa chảy nhựa báo hiệu bắt đầu cólõi. Sưa được 6-7 năm sẽ kết trái, ra hoa và ra trái, cho hạt. Trồng từ 10 -15 năm có thể thu hoạch nhưng cây sưa càng nhiều năm tuổi có giá càng cao.

(Theo NLD)

--------

theo như bài báo thì trồng 800 cây sưa sau 12-16 năm có thể thu được 30tỷ.gấp nhiều lần so với thu nhập của cả đời người nông dân.nếu như chắc em bỏ học về trồng 1000 cây sau 15 năm em thu hoạch sống được cả đời quá.bài báo này viết "nổ" quá.em đã có dịp tiếp xúc với anh nhà báo này,anh thậm chí còn k biết cây lát hoa là gì mà diám viết là ông thắng sau này thu cả chục tỷ đồng sau khi gỗ lát hoa và gỗ sưa thu hoạch.mong được bà con góp ý thêm về bài báo này và đâu là giá trị của gỗ sưa
 


Last edited:
Giá trị của gỗ là : không bị mối mọt..khó mục theo thời gian..khó cháy. Vân gỗ màu sắc đẹp , dễ… chế tác .V..v..

Đâu hẳn chỉ có cây sưa mới có những đặc tính này !

Thời buổi bây giờ, giá trị do trào lưu quyết định, giống như đất đai,thừa mứa nhưng lại rất đắt, giống như hoa hậu , người mẫu..không đẹp nhưng cũng làm cho biết bao người mất tiền tỉ hoặc tán gia bại sản chỉ vì…muốn thưởng thức…trào lưu


Chuyện cây sưa giống như chuyện con cút. giống như chuyện giá trị đất..và cũng giống như chuyện hoa hậu… hoặc tranh của… Picasso. V..v… và… vân.. vân, giống nhau y chang
 
Giá trị của gỗ Sưa không phải suy tính theo giá trị của gỗ thường
là: Cứng rắn, không mối mọt, bền với thời gian, vân đẹp.
Cho đến nay, giá trị gỗ Sưa dựa vào tiêu chuẩn nào thì không ai
biết. Nói tóm lại, chỉ dựa vào Mê Tín mà thôi. Khi còn mê tín
thì gỗ Sưa còn đắt. Hết mê tín, thì nó được so sánh như gỗ thường.
*
Các bác còn nhớ "Nhãn Khô" không? Ngày xưa, Hưng Yên có nhãn khô,
trong thuốc bắc, là một vị thuốc bổ. Sau chiến tranh biên giới,
được chính sách mở cửa kinh tế, nước ta tự do buôn bán với Trung
Quốc. Rồi có một dạo người Trung Quốc mê tín long nhãn. Họ mua Long
Nhãn Khô với giá cao, khiến cho chúng ta trồng rất nhiều Nhãn. Thế
rồi cơn mê tín Nhãn Khô đã hết. Ăn Long Nhãn Khô mãi cũng chẳng thấy
bổ béo gì. Thế là họ không mua nhãn khô nữa. Lúc ấy, nhiều vườn nhãn,
rừng nhãn phải chặt bỏ vì nhãn trái rẻ quá. Khổ một nỗi Nhãn không
mọc nhanh có gỗ tốt như Xoan, mà thân nó nhỏ, quằn quèo, mặc dù gỗ
Nhãn ngâm nưóc thì mọt không ăn được, và lõi Nhãn cũng rất cứng, màu
đỏ nhạt, đóng đồ thì ngả màu nâu đen cũng được mắt lắm. Nhãn phải mấy
chục năm (gần nửa thế kỷ) thì lõi mới lớn. Nhãn vài chục năm thì chỉ
làm cột những công trình nhỏ (nhà nhỏ, nhà ngang, chuồng lợn) được thôi.
Vừa rồi tôi về thăm Việt Nam, thấy những cây Nhãn trồng dạo ấy bây giờ
có thân chừng hơn 1 gang tay, chắc lõi chưa đủ 1 gang tay. Trái Nhãn
bây giờ chỉ để dân trong vùng ăn thôi, không bán nhiều, không xuất khẩu
được. Nhãn đã bị thất sủng, trở thành trái cây của chợ nhà.
*
 
cái này đọc đâu đó rùi ý. em hỏi bác cây sưa nên trồng loại lớn cỡ nào vây?
 
cay sua

Tôi đong ý cây sưa có giá trị nhung chua ai biet công dung của nó la gì cả
có ai biết chua?
 

Không biết sưa có bền như trắc hay gỏ hay huỳnh đàn không nhỉ. Hay chỉ là chiêu thổi giá của bọn lái trung quốc thôi .
chúng nó mua 1 rồi thổi giá lên 2 , bán lại cho lái việt nam 1.5 rồi biến không mua nữa. Bài học này bị hoài mà không tỉnh ra.
 


Back
Top