BỆNH VÀNG LÁ VÀ THỐI RỄ Ở CÂY QUÝT ĐƯỜNG

  • Thread starter HUỲNH THỊ THANH NGỌC
  • Ngày gửi
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: HUỲNH THỊ THANH NGỌC
- Địa chỉ: 81 LÃ XUÂN OAI, P TRƯƠNG THẠNH, Q.9, TP HCM
- Tel, Fax: 08 37460 951 - 0903048634
- Email: thugf@hcm.vnn.vn
================================

Tôi có trồng khoảng 600 cây quýt đường, năm thứ ba, ở Đồng Nai.
Nhưng gần đây trong vườn quýt có nhiều cây bị vàng lá và rễ bị thối.
Vậy cho tôi hỏi cách trị bệnh cho những cây quýt này và cách phòng ngừa bệnh.
Xin vui lòng tư vấn dùm, xin cảm ơn.
 


THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: HUỲNH THỊ THANH NGỌC
- Địa chỉ: 81 LÃ XUÂN OAI, P TRƯƠNG THẠNH, Q.9, TP HCM
- Tel, Fax: 08 37460 951 - 0903048634
- Email: thugf@hcm.vnn.vn
================================

Tôi có trồng khoảng 600 cây quýt đường, năm thứ ba, ở Đồng Nai.
Nhưng gần đây trong vườn quýt có nhiều cây bị vàng lá và rễ bị thối.
Vậy cho tôi hỏi cách trị bệnh cho những cây quýt này và cách phòng ngừa bệnh.
Xin vui lòng tư vấn dùm, xin cảm ơn.
nêu như vậy bạn nên dùng chế phẩm Penac P của Công Hòa Liên Bang Đức sẽ giúp kích thích bộ rễ mới phát triển nâng cao khả năng hấp thu dinh dưỡng giúp một số vi sinh vật trong đất phát triển, đặc biết giúp vi khuẩn Mycorrhiza. Theo mình biết họ cam quý trao đổi dinh dưỡng qua vi sinh vật có gi bạn liên hệ với mình 0984091232
 


Last edited by a moderator:
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: HUỲNH THỊ THANH NGỌC
- Địa chỉ: 81 LÃ XUÂN OAI, P TRƯƠNG THẠNH, Q.9, TP HCM
- Tel, Fax: 08 37460 951 - 0903048634
- Email: thugf@hcm.vnn.vn
================================

Tôi có trồng khoảng 600 cây quýt đường, năm thứ ba, ở Đồng Nai.
Nhưng gần đây trong vườn quýt có nhiều cây bị vàng lá và rễ bị thối.
Vậy cho tôi hỏi cách trị bệnh cho những cây quýt này và cách phòng ngừa bệnh.
Xin vui lòng tư vấn dùm, xin cảm ơn.


Em nghĩ vườn quýt của bác đã bị bệnh thối rễ, vàng lá do nấm Fusarium solani gây ra.

Ban đầu, cây vẫn phát triển bình thường nhưng gân lá có màu vàng trắng, phiến lá ngả màu vàng xanh, sau đó lá rụng, nhất là khi có gió. Bệnh có thể lan toàn cây khiến cây ra nhiều chồi ngắn và nhỏ, trái chua, cuối cùng cây khô cằn và chết.


Nếu kiểm tra rễ sẽ thấy, cây chớm bệnh chỉ có vài nhánh bị thối, xuất hiện những sọc nâu trên rễ chạy từ chóp vào phía trong. Sau đó, bệnh lan nhanh ra cả bộ rễ khiến rễ bị thối hoàn toàn. Nấm F. solani thích môi trường chua hơn là kiềm. Chúng xâm nhập vào trong rễ cây là do tình trạng yếm khí lâu dài của đất vào các tháng cuối mùa mưa. Từ đây, nấm tiết ra độc tố khiến mạch gỗ của rễ và thân cây bị mất nước, xẹp lại, ngăn cản sự vận chuyển chất dinh dưỡng. Ngoài gây hại trực tiếp cho bộ rễ, F. solani còn kích thích cây tạo ra ethylene làm cho lá vàng nhanh và rụng sớm.


Để phòng trừ bệnh thối rễ vàng lá trên cây quýt, bác không chỉ đối phó với nấm F. solani mà phải làm sao cho đất tơi xốp, thoáng khí, diệt tuyến trùng trong đất, thay đổi cách xử lý ra hoa bằng hoá chất thay vì dùng biện pháp xiết nước...


Để hạn chế tác hại của bệnh, bác có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:


- Lên liếp cao, thoát nước tốt, nếu đất thấp phải có hệ thống bờ bao vững chắc để có thể chủ động bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.

-Tăng cường bón phân hữu cơ, tro trấu, mùn... giúp đất tơi xốp. Bón thêm vôi để duy trì độ pH của đất.

- Nên dùng hoá chất để kích thích ra hoa trái vụ thay cho biện pháp xiết nước.

- Tăng cường thêm lân, kali để tăng sức đề kháng của rễ đối với bệnh và kích thích cây ra rễ mới hoặc tưới MKP để cây phục hồi nhanh.

- Nếu vùng đất có tuyến trùng nên kết hợp rải Basudin 10H hoặc Regent 0,3G (100g) + Ridomil72WP (30g)/gốc.

- Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp dùng thuốc kịp thời. Nếu cây mới bị bệnh có thể pha dung dịch thuốc Thiram 85WP hoặc Benomyl 50WP, Derosal 60WP, Ridomil 72WP, Nustar... với liều lượng 30-50g/10 lít nước tưới cho một gốc, tưới 2 lần/năm.
 
Last edited by a moderator:
Mua các chế phẩm trừ nấm trichoderma để trị (cách dùng theo khuyến cáo trên nhãn sản phẩm). Khả năng cứu được 70%
 
Mua các chế phẩm trừ nấm trichoderma để trị (cách dùng theo khuyến cáo trên nhãn sản phẩm). Khả năng cứu được 70%

Xử dụng nấm đối kháng là phải đi từ đầu ngĩa là ngay từ khâu làm đất..đã phải có tricoderma rồi..để chúng chiếm lãnh địa trước..sau đó lại phải bổ xung quân số tricoderma thêm hằng năm..( bón thêm vi sinh ) như thế có ngĩa là giang sơn đã có kẻ cát cứ..rất hùng hậu kẻ thù (nấm bịnh )không vào được...
bây giờ tình trạng đang nguy ngập...chỉ có cách dùng hóa chất diệt cho hết nấm bịnh thôi...sau khi bịnh khỏi đùng tricoderma bảo vệ rễ sẽ rất hiệu quả
 
Last edited by a moderator:
benh thoi re tren cay quyt

chà o cá c bá c . em la lín h mơớ i gia nhap web .
cha0` chi ng0c . neu nhu chi noi thi quyt chi da bi vang la gan vang ,thui re d0 chung nam fitotthora gay ra.
ve xu ly thi chi ve xem lai nhung cay bi benh trong vuon chi tan cua nhung cay do da vang wa 1/3 . neu ti le vang c0n thap thi c0n c0 the cuu dc.
chi hay xem tr0ng vu0n minh he thong thoat nuoc da tot chua .sau xu li th0atnu0c x0ng chi hay mua giay quy` ve thu lai do PH tr0ng dat vu0n cua mjnh c0 ca0 wa hay thap wa hay hok . khi d0 PH can bang rui .thi chi thu xai thuoc rid0min(sygenta) d0 goc . kh0ang 1tuan sau chi xit lai thuoc aliet(luu dan hai chieu) . kh0ang 1 tuan sau nua chi lai d0 g0c thu0c tera_s0rb4 (gr0w more). chac se c0 tien trien.
 


Back
Top