Nói chung là khi tham giaTPP ngành nông nghiệp VN cụ thể là ngành chăn nuôi sẽ phải thay đổi: từ nhỏ lẻ sang quy mô, tập trung, từ số lượng sang chất lượng.
Kịch bản tồi tệ nhất với ngành chăn nuôi VN là: nông dân nuôi gà chết đầu tiên, tiếp theo là heo, cuối cùng là bò thịt và sữa. Các hộ chăn nuôi hộ gia đình hoặc là phải chuyển nghề hoặc là liên kết lại với nhau thành trang trại.
Tại sao phải quy mô trang trại?
Các hàng rào kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ rất gay gắt, ví dụ như: Giết mổ phải tập trung để có thể truy xuất nguồn gốc thực phẩm và kiểm soát dịch.. Như vậy các điểm giết mổ sẽ không được phép thu mua động vật không truy xuất đc nguồn gốc. Với yêu cầu này sẽ không có hộ gia đình nào đạt đủ điều kiện để có thể bán cho trung tâm giết mổ (nếu có sẽ rất tốn kém). Người chăn nuôi cũng sẽ không thể bán cho thương lái. Như vậy, về cơ bản nông dân không bị thương lái ép giá, họ có thể bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng. Loại bớt các khâu trung gian, lợi nhuận sẽ tăng lên. Đây là điểm rất khoa học của TPP.
Dưới tác động của TPP, ngành chăn nuôi VN sẽ thay đổi theo hướng tích cực. Tất nhiêu là giai đoạn đầu chúng ta sẽ phải chấp nhận nhiều đau thương. NHưng kết quả sẽ rất ngọt ngào. Giá thực phẩm sẽ giảm từ đó kích thích người dân tiêu dùng ăn nhiều thịt hơn, thể trạng người VN sẽ cải thiện. Tiêu dùng nhiều hơn sẽ lại kích thích ngành chăn nuôi.
Theo quan điểm của tôi: lạc quan vì TPP sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp. TPP thúc đẩy chúng ta liên kết lại với nhau. Sát cánh gần bên nhau, chúng ta sẽ thành công (bằng chứng thiết thực: nông dân trồng lúa liên kết thành cánh đồng mẫu lớn)