cá bống tượng

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
thưa cùng bà con.
-nuôi cá bống tượng gồm cần nhiều yếu tố,tôi cũng nuôi rồi,nghe có nhiều cơ sở hiện nay đã cho thành công cá giống rồi.mua cá giống thì thời gian nuôi kéo dài quá,còn mua cá hoang dã trong tự nhiên,do nhiều cách đánh bắt cho nên hao hụt khá cao,và tập tính cá bống tượng củng khá đỏng đảnh chỉ với việc cho ăn cũng là vấn đề khó rồi.
-mong bà con mình có kinh nghiệm hướng dẩn cách khắc phục mấy điều nêu trên
chân thành cảm ơn
 


các bác cho em hỏi hiện giờ đã có thức ăn chế biến cho cá bóng tượng chưa ạh!

các bác khác thì như thế nào tôi không biết,còn riêng theo như hiểu biết của tôi cho đến giờ vẩn chưa có thức ăn chế biến nào cho cá bống tượng ăn được.
 


các bác cho em hỏi hiện giờ đã có thức ăn chế biến cho cá bóng tượng chưa ạh!

Cá bống tượng có tập tính ăn mồi sống và thói quen bắt mồi là rình mồi. Do đó đối với những thức ăn chế biến thì có vẽ không phù hợp cho đặc tính này của cá bống tượng, vì mồi không di động được nên không tạo được phản xạ bắt mồi của cá bống tượng.

Cũng từ đặc tính đó của cá bống tượng, người nuôi tập trung nghiên cứu tạo mồi cho cá bống tượng bằng những loại động vật nhỏ có khả năng sinh sống trong nước như: cá con, tép nhỏ...

Đây có thể xem là một khó khăn lớn nhất trong nuôi cá bống tương, kể cả dưới ao hoặc trên bể nổi.

Về vấn đề tạo nguồn thức ăn cho cá bống tượng bằng cách nuôi cá như bạc đầu, cá bảy màu, rô phi...hiện vẫn có nghiều người áp dụng. Tuy nhiên cũng khó tạo được khối lượng đủ lớn để nuôi cá bống tượng với quy mô lớn vì phụ thuộc vào ao nuôi, con giống...

Tôi nghĩ, nên nghiên cứu hướng cho cá bống tượng ăn bằng trùn quế hoặc vòi. Vì khi cho ăn trùn hay vòi vẩn có cữ động trong môi trường nước một thời gian nhất định, sẽ tạo kích thích và phản xạ cho cá ăn, đồng thời hai loại này có thể sản xuất quy mô lớn được. Quan trọng là phải cho cá ăn đúng thời điểm để cá ăn hết mồi, hạn chế làm ô nhiễm nước.
 
Hay đó Hiếu, tui có nghĩ đến nuôi những con rẻ tiền, dùng để nuôi con mắt tiền. Mắc tiền mà lại kén ăn như cá bống tượng (ăn mồi còn sự sống) thì phải lựa những loại :
- Thật dễ nuôi
- Sinh-sản nhanh
- Ít tốn kém
Thì tui "lựa" ra được :
- Dòi : Nuôi bằng các chất phế-thãi có tỷ-lệ đạm cao.
- Trùn : Nuôi bằng các chất phế-thãi có tỷ-lệ các-bon cao. Các thứ Dòi ăn xong, vẫn nưôi được Trùn.
- Cá : Tui không biết nhiều về Cá bạc đầu, bạn nào biết nói dùm. Vậy ngoài Cá bạc đầu, xin đề-nghị thêm Cá rô-phi. Cá nầy : Chịu đựng môi-trường xấu giỏi (nồng-độ ốc-xy hoà-tan 3-4mg/lít), ăn tạp, sinh-sản nhanh, sinh-sản trong môi-trường ít kén chọn.

Cá bống-tượng và Cá mồi đều phải nuôi trong ao có kiểm-soát về mật-độ, vệ-sinh và được theo dõi sát để cả 2 đều đạt năng-xuất cao.
Đây chỉ là ý đề-nghị.
Thân.
 
Hay đó Hiếu, tui có nghĩ đến nuôi những con rẻ tiền, dùng để nuôi con mắt tiền. Mắc tiền mà lại kén ăn như cá bống tượng (ăn mồi còn sự sống) thì phải lựa những loại :
- Thật dễ nuôi
- Sinh-sản nhanh
- Ít tốn kém
Thì tui "lựa" ra được :
- Dòi : Nuôi bằng các chất phế-thãi có tỷ-lệ đạm cao.
- Trùn : Nuôi bằng các chất phế-thãi có tỷ-lệ các-bon cao. Các thứ Dòi ăn xong, vẫn nưôi được Trùn.
- Cá : Tui không biết nhiều về Cá bạc đầu, bạn nào biết nói dùm. Vậy ngoài Cá bạc đầu, xin đề-nghị thêm Cá rô-phi. Cá nầy : Chịu đựng môi-trường xấu giỏi (nồng-độ ốc-xy hoà-tan 3-4mg/lít), ăn tạp, sinh-sản nhanh, sinh-sản trong môi-trường ít kén chọn.

Cá bống-tượng và Cá mồi đều phải nuôi trong ao có kiểm-soát về mật-độ, vệ-sinh và được theo dõi sát để cả 2 đều đạt năng-xuất cao.
Đây chỉ là ý đề-nghị.
Thân.
vậy bác có biết kĩ thuật nuôi giòi không?
 
Cá bống tượng có tập tính ăn mồi sống và thói quen bắt mồi là rình mồi. Do đó đối với những thức ăn chế biến thì có vẽ không phù hợp cho đặc tính này của cá bống tượng, vì mồi không di động được nên không tạo được phản xạ bắt mồi của cá bống tượng

Tôi nghĩ, nên nghiên cứu hướng cho cá bống tượng ăn bằng trùn quế hoặc vòi. Vì khi cho ăn trùn hay vòi vẩn có cữ động trong môi trường nước một thời gian nhất định, sẽ tạo kích thích và phản xạ cho cá ăn, đồng thời hai loại này có thể sản xuất quy mô lớn được. Quan trọng là phải cho cá ăn đúng thời điểm để cá ăn hết mồi, hạn chế làm ô nhiễm nước.
theo tôi cá bống tượng không nhất thiết phải là mồi sống còn cử động.
nó có thể ăn cá,tép chết tuy nhiên phải còn tươi như cá sặt cắt nhỏ tùy theo kích cở cá.
trùn quế và dòi làm sàn cho ăn rất tốt(đây là món mà nó cũng rất thích)
---------------
Hay đó Hiếu, tui có nghĩ đến nuôi những con rẻ tiền, dùng để nuôi con mắt tiền. Mắc tiền mà lại kén ăn như cá bống tượng (ăn mồi còn sự sống) thì phải lựa những loại :
- Cá : Tui không biết nhiều về Cá bạc đầu, bạn nào biết nói dùm. Vậy ngoài Cá bạc đầu, xin đề-nghị thêm Cá rô-phi. Cá nầy : Chịu đựng môi-trường xấu giỏi (nồng-độ ốc-xy hoà-tan 3-4mg/lít), ăn tạp, sinh-sản nhanh, sinh-sản trong môi-trường ít kén chọn.
.

cá bống tượng rất thích cá mồi sống,nhưng cá 7 màu,cá bạc đầu sinh sản không đủ để cung cấp cho bống tượng cho nên theo tôi đối tượng còn lại sẻ là con cá sặc đồng,cá hường,cá rô phi...
mong nhờ các bạn hướng dẩn cách để nuôi những đối tượng nầy
thân
 
Last edited by a moderator:
Cá bống tượng có tập tính ăn mồi sống và thói quen bắt mồi là rình mồi. Do đó đối với những thức ăn chế biến thì có vẽ không phù hợp cho đặc tính này của cá bống tượng, vì mồi không di động được nên không tạo được phản xạ bắt mồi của cá bống tượng.

nếu ta đã có thể cho sinh sản con cá bống tượng được thì chắc chắn sẽ tập cho nó ăn được thức ăn viên công nghiệp....
nhớ ngày xưa con cá chẽm cũng thế...khi cty CP Việt Nam nghiên cứu chế tạo ra thức ăn viên cho con cá chẽm để người nuôi chấp nhận cũng lắm nhiêu khê....họ có cả 1 đội ngũ nhân viên đến trực tiếp từng ao hướng dẫn cho người nuôi và đặc biệt là sau khi người nuôi thu hoạch có lời thì họ mới lấy tiền thực phẩm....
 

Nói chung là cá bống tượng là loài kén ăn. Lúc trước tôi cũng nuôi thử mấy chục con trong bể, cho ăn bằng tép con, cá con còn sống và quan sát thì thấy nó cũng rất ít ăn. Do đó chậm lớn.

Sở dĩ tôi nghĩ đến trùn quế và dòi vì thấy nó thích ăn những loại này, do đó ăn nhiều, như vậy sẽ mau lớn hơn.

Nếu như anh 3 Vĩnh (maquemau) nói là cá con chết còn tươi cá vẫn thích ăn thì có lẽ nguồn thức ăn có thể tập trung cho cá bống tượng là cá cơm. Cá cơm mua của những người đánh lưới cá trên sông, nguồn này tương đối phong phú và giá thành cũng khá rẽ khoảng 5.000đ/kg. Hiện nay trên sông Đồng Nai, theo một số người quen làm nghề lưới cá trên sông, mỗi ngày có thể kéo được trên 1 tạ cá cơm, bán cho dựa với giá 5.000đ/kg.

Khi dùng cá cơm, điều quan trọng là phải tìm cách bảo quản cá cơm để luôn được tươi cho cá bống tượng ăn.

[FONT=border=]Còn những cách khác như nuôi cá con cho cá bống tượng ăn, theo tôi nghĩ sẽ không khả thi vì tốn quá nhiều công sức, chi phí, và cơ sở hạ tầng là ao, hồ, bể… Có thể nói rằng so với nuôi trùn quế hay nuôi dòi thì nuôi cá con khó khăn hơn rất nhiều lần, mà khi cho ăn cũng không hiệu quả bằng.

[/FONT]
 
dòi và trùn quế chắc chỉ thích hợp khi cá còn nhỏ thôi....khi cá lớn chắc sẽ chê mấy món này ngay(thường thì những loài săn mồi luôn chê những thứ quá nhỏ so với cơ thể chúng)....
 
dòi và trùn quế chắc chỉ thích hợp khi cá còn nhỏ thôi....khi cá lớn chắc sẽ chê mấy món này ngay(thường thì những loài săn mồi luôn chê những thứ quá nhỏ so với cơ thể chúng)....

Hợp lý. Tuy nhiên với kích cỡ cá khoảng 300g-400g thì kích thước của trùn hoặc dòi cũng không gọi là nhỏ lắm, nhất là dòi. Hồi đó những mùa nước lớn, tôi hay đi câu, cũng móc mồi trùn câu và cũng bắt được cá cỡ nữa ký là bình thường, nhất là cá trê.
 
tôi đã cho cá bống tượng ăn - "tép chấu"tép chết nhưng còn tươi,cá bống tượng rất thích chúng rất mau lớn.
-chưa cho ăn thử trùn quế(vì lúc đó tôi chưa biết đến trùn quế) nhưng đã cho ăn trùn cơm, trùn quắn chúng cũng rất thích,theo tôi cá sẻ không chê mồi nhỏ .có .. là mồi quá cở miệng cá thôi.
-trùn quế,dòi làm thức ăn cho cá bống tượng...khả thi
-vì một vụ cá nuôi phải kéo dài 6-8 tháng có những lúc trái mùa thức ăn cá ,tép trở nên khan hiếm.
cho nên: -đang tìm tòi thêm số đối tượng làm cá mồi,nhằm đa dạng và cải thiện thức ăn cho cá,phòng khi cá mồi khan hiếm,mình dể chủ động hơn.
-đây là kinh nghiệm thưc tế khi tôi nuôi cá bống tượng
 
thêm tài liệu

Trước khi tiến hành nuôi cá bống tượng, ông Nguyễn Văn Phin (xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, Vĩnh Long) chủ động bố trí nguồn thức ăn bằng cách nuôi cá con làm mồi thay cho việc phải mua thức ăn hàng ng Theo ông Phin, chủ động ươm cá mồi làm thức ăn cho cá bống tượng đảm bảo nguồn thức ăn sẵn có, đảm bảo chất lượng nguồn nước, hạn chế mầm bệnh do cá mua từ nơi khác mang về. Do có nguồn thứ là cá tươi sống nên cá bống tượng lớn nhanh, khoảng 14 - 18 tháng có thể thu hoạch được, với tỷ lệ s 50%... Với ao nuôi 1.000 m2, ông bắt đầu bằng việc cải tạo ao và thả nuôi 500.000 con cá bột, chọn loại cá trắm (cá vì cá này rẻ tiền, dễ ươm nuôi. Sau khi ươm cá mồi được 20 ngày thì thả cá bống tượng giống vào, kích cỡ cá b tượng giống 0,5 g/con, mật độ thả 2.000 con/1.000 m2. Hàng ngày dùng cám mịn làm nguồn thức ăn cho bầy cá khẩu phần ăn nên hạn chế, không để cá trôi phát triển quá nhanh, cá bống tượng lớn chậm sẽ khó bắt mồi. Lượng c trôi như trên đủ làm mồi trong khoảng 5 - 6 tháng cho 2.000 con bống tượng. Canh thời gian sắp hết mồi cho cá b tượng để chuẩn bị ao kế bên ươm cá con nhằm duy trì nguồn thức ăn xuy ên suốt cho cá bống tượng. Sau 14 tháng nuôi, ao 1.000 m2 sẽ cho thu hoạch khoảng 400 kg cá. Ông Phin cho biết, ngoài việc ươm cá trôi làm mồi cho cá bống tượng, có thể ươm cá điêu hồng, cá sặt… để mồi. Cá bống tượng chịu được hàm lượng oxy thấp nhưng cũng phải quản lý môi trường ao nuôi tốt. Để cá ăn m và mau lớn nên giữ môi trường nước ao nuôi có màu xanh v ỏ đậu, độ trong 30 cm, định kỳ một tuần thay nước m lần, mỗi lần thay 30 - 50% lượng nước trong ao. Tạt vôi nông nghiệp (CaCO3) định kỳ 2 lần/tháng, liều lượng l kg/100 m3 nước ngăn ngừa dịch bệnh.
 
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]Một số đặc điểm của cá bống tượng (CBT):[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]- CBT là loài đặc trưng của vùng nhiệt đới. Cá tự nhiên bắt gặp ở: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Brunei, Lào, Sumatra, Campuchia. CBT là loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao, được nhiều nước nuôi cung cho yêu cầu. Ở miền Nam Việt Nam cá xuất hiện ở hệ thống sông Cửu Long, Đồng Nai, Vàm Cỏ.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]- Trong tự nhiên, cá phân bố khắp các loại thủy vực: sông rạch, mương ao, ruộng, ... Cá sống thích hợp ở môi trường nước không bị nhiễm phèn, pH = 7, song chúng có thể chịu đựng pH=5.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]+ Nhiệt độ thích hợp nhất cho cá phát triển 26-32 độ C, cá cũng có thể chịu đựng nhiệt độ nước 15-41,5 độ C.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]+ Cá sống ở nước ngọt, song có thể chịu đựng đến độ muối 15‰.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]+ Cá cần có dưỡng khí trên 3mg/l, song cá có thể chịu đựng ở môi trường dưỡng khí thấp vì cá có cơ quan hô hấp phụ.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]- CBT có tập tính sống ở đáy, ban ngày thường vùi mìnhxuống bùn, hang hốc, bộng, khi gặp nguy hiểm cá có thể chúi xuống bùn sâu đến 1m, có thể sống ở đó hàng chục giờ. Môi trường nước yên tĩnh, có cỏ cây thủy sinh làm giá đỡ, cá có thể sống ở mé bờ gần mặt nước, cá ăn mồi sống tự nhiên. CBT thường hoạt động vào đêm, nơi có điều kiện thuận lợi cá hoạt động cả ban ngày.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]- CBT trưởng thành có bộ máy tiêu hóa biểu hiện cho loài cá dữ điển hình. Miệng lớn răng hàm dài và sắc, tỷ lệ của chiều dài của ruột trên chiều dài thân 0,7. CBT ăn động vật, chủ yếu là : cá, tôm, tép, cua, trùn, ấu trùn, côn trùng, thủy sinh... Tuy nhiên CBT khác với cá lóc, cá lóc chủ động đuổi mồi bắt, CBT rình bắt mồi. CBT ăn mạnh về đêm hơn ngày, nước rong ăn mạnh hơn nước kém, nước lớn ăn mạnh hơn nước ròng, CBT thích ăn tép, cá tươi, không thích ăn vật ươn thối.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]- CBT sinh sản lần đầu sau 9-12 tháng tuổi. Mùa sinh sản tự nhiên kéo dài từ tháng 3-11, tập trung từ tháng 5-8. Mức sinh sản của CBT 150.000-200.000 trứng/kg cá cái. Cỡ cá 150g có số trứng nhiều nhất 270.000, cỡcá 250g có 58.700, cỡ cá 350g có 76.000 trứng. Cá tái phát dục khoảng 30 ngày sau. Trứng cá có dạng hình quả lê, trứng dính. Bãi đẻ của cá nằm ở ven bờ và sâu trong nước nơi có cây cỏ thủy sinh hay các gốc thân cây chìm trong nước.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]- Trong điều kiện nhiệt độ 26-30 độ C; trứng CBT sau khi đẻ 25-26 giờ thỉ nở, lúc này có chiều dài 2,5-3mm.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]- Sau khi nở một ngày, chiều dài cá đạt 3,8mm, cá chuyển động thẳng đứng và từ từ buông mình chìm xuống đáy.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]+ Cá nở sau 2 ngày, chiều dài 3,8-4mm, mắt có sắc tố đen. Xuất hiện vi ngực, cá vận động thẳng đứng.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]+ Cá 3 ngày dài 4-4,2mm, túi noãn hoàng tiêu biến.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]+ Cá 12 ngày đã xuất hiện đầy đủ vây.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]+ Cá 18 ngày tuổi hình thành vảy và có hình dáng của cá trưởng thành.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]+ Cá 30 ngày tuổi dài khoảng 13mm.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]+ Cá 45 ngày tuổi dài khoảng 21 mm.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]+ Cá 60 ngày tuổi dài khoảng 30mm.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]+ Cá 75 ngày tuổi dài khoảng 41mm.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]+ Cá 90 ngày tuổi dài khoảng 53mm.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]So với các loài cá khác, CBT có tốc độ tăng trưởng chậm từ ở giai đoạn cá dưới 100g, cá từ 100g trở lên tăng trưởng khá hơn.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]Ở giai đoạn từ cá bột đến cá hương, cá phải mất thời gian 2-3 tháng mới đạt chiều dài 3-4cm. Từ cá hương cần phải nuôi 4-5 tháng cá đạt kích cỡ giống cá 100g/con. Để có cỡ 100g từ lúc đẻ phải mất thời gian nuôi 7-9 tháng. Trong tự nhiên, những cá còn sống sót sau khi nở phải cần khoảng 1 năm để có thể đạt cỡ từ 100-300g/con. Để có cá thương phẩm 400g trở lên, cá giống có trọng lượng 100g, phải nuôi ở ao từ 5-8 tháng, ở bè 5-6 tháng[/FONT]
 
anh trung tôi mạo muội chuyển bài nầy sang đây,trao đổi qua lại trên topic mua bán của bạn sợ làm loảng chuyện mua bán.
khi đọc đến ý tưởng mới về mô hình nuôi cá bống tượng tôi đã bị hấp dẩn rồi !anh đồng ý với tôi nhé !
trích Thuy_Canh
Anh Vĩnh,
Tui ham nuôii quá, nên lên đây "nuôi ké" với bà con. Ở bên đây, người ta nuôi cá bống-tượng không có phần dành cho cá vùi mình, vậy mà cá lớn mạnh.
Để tránh cá, lươn, ếch... ăn hiếp nhau, thì cách nuôi gà và cút ngăn lồng như người Thái nuôi lươn hay quá đó anh :
- Không mất diện-tích nhiều.
- Kiểm-soát được thức ăn từng con.
- Kiểm-soát được tình-trạng từng con.
- Dễ làm vệ-sinh.
- Dĩ-nhiên, là ngăn "tụi nó" ăn hiếp nhau.
- Va sau cùng, hết sức dễ thu-hoạch và bổ-sung con nuôi mới, không cần so-đo kích-thước.
Thân.
________________________________________
Anh Vĩnh,
Khi tui thấy cái hình nuôi lươn trong ruột xe đạp, tui khoái lắm, vì :
- Ứng-dụng thuộc tính-của con lươn quá hay (ếch, cá... cũng vậy).
- Kế đó, bên tui có 1 loại ống dùng để thoát nước trong liếp trồng (drainage pipe). Đặc-điểm của loại ống nầy là :
+ Không bao giờ xẹp.
+ Uốn cong được.
+ Rất nhiều lổ thông hơi, suốt ống.
Nên thay vì ruột xe, dùng loại ống nầy thì... ngon lành!
Thân.
________________________________________________________________________________________.
có thể anh đưa lên vài tấm hình và kích cở của ống đó để dể xây dựng ý tưởng.
thân
 
anh thử "phát đồ vận hành" .
mọi việc khi "đề ba " bao giờ cũng khá nặng nề,mổi người góp sức...
thân
________________________________________
cái không có thể của hôm nay lại có thể ở ngày mai...
dưa hấu truyền thống tròn tròn.bây giờ muốn hình gì...nào vuông ,nào dài thậm chí hình thỏi vàng đó sao ?
 
Last edited by a moderator:
Perforated Drain Pipe (ZL3002)


Anh Vĩnh,
Công-ty nầy bán chỉ 1 cở ống. Anh thấy thành ống như là Tôle lợp nhà. Đường kính trong là 75mm, đường kính ngoài 1 tấc, do đó ông có thể uốn cong rất dễ. Ở vòng đường kính trong, tức là ở rãnh sâu có rất nhiều lổ cắt để thoát nước.
Công-dụng của ống là chôn trong vườn, hay chỗ trồng-trọt, mưa nhiều, hay nước ngập, nước sẽ rút vô những lổ theo vòng tròn hủng xuống hai bên thành ống (đường kính trong) và chảy ra ngoài.
Nhìn thấy người Thai nuôi lươn trong ruột xe đạp kín mít, lại xẹp đép, nên tui biết chắc mình sẽ nuôi được lươn, ếch, cá... trong ống nầy, nếu mình muốn.
Như vừa trình-bày sự khác biệt giữa ống nầy và ruột xe. Đặcc-điểm của ống nầy :
- Luôn tròn (không bao giờ xẹp).
- Dễ uốn.
- Thông-thoáng (có rất nhiều lổ).

Thực-hiện :
- Cắt mỗi đoạn ống dài 5 tấc, đặt nghiêng 30o so với mặt nước.
- Đầu trên cao hơn mặt nước 5-10cm.
- Cả hai đầu ống đều có lưới, ngăn không cho bên trong thoát ra.
- Cho ăn ở đầu trên.
- Phân và thức ăn dư rớt xuống qua đầu ống dưới.
Như vậy sẽ nuôi được mật-độ rất cao, do biệt-lập, không cắn nhau và rất dễ giữ vệ-sinh :
- Sau khi cho ăn 20 phút, xịt nước đều để đẩy sạch thức ăn dư và cứt xuống dưới.
- Độ sâu phía dưới : Càng sâu, càng ít ô-nhiểm.
- Xả dơ và thay nước bàn sau. Có-thể nuôi bên dưới cá rô-phi, hoặc cá lau-kiếng, nếu chế-độ thay nước tốt và cung-cấp đủ ốc-xy (6mg/lít).
Hì hì, đây là tui với anh bàn chơi. Do kinh-nghiệm nuôi cá kiểng, tui biết mô-hình nầy khả-thi. Một ngàn mét vuông đất cho 1 người nuôi nửa tài-tử, nửa chuyên-nghiệp :
- Cá, ếch, lươn...
- Cá rô-phi (hay cá mồi nào đó).
- Trùn.
- Dòi.
Đọc chơi cho vui.
Tui cũng vừa gởi Mail cho công-ty bán ống nầy, chờ xem họ trả lời sao.
Thân.
 
như vậy là trùng với ý nghỉ của tôi rồi !
nếu theo dỏi tập tính của con cá bống tượng tôi lại thấy có điểm nầy phù hợp cho mô hình nuôi "nhốt" nầy.khi cá rình mồi nó nằm im bất động dựa vào vách bè,chỉ 2 cái bơi,bơi nhè nhẹ,còn khi nghỉ ngơi nó lại chui vào ống để nghỉ.tôi chưa thể kết luận nhưng thấy mô hìng nuôi "nhốt" nầy khả thi.nhưng lại vướng khâu cho cá ăn,mình phải làm sao cho (nếu là mồi sống) tự dưng nạp mồi ! còn nếu mồi là cá cắt hay mồi xay thì hơi khó à nha !.
-hay là ...(nếu là mồi tỉnh) ta đút mồi có thể được không ???cũng không mất nhiều thời gian đâu. quan trọng là nó có chịu "nuốt mồi" hay lại "ọc ra "
suy nghỉ tiếp dùm bà con ơi ! vì là mô hình mới trong ý tưởng,còn nằm trên bàn giấy tha hồ tính thử
thân
 
a.Theo cháu cá bống tượng tập tính là săn mồi vào ban đêm , ban ngày cá lẩn chốn .
=> Ta tạo chỗ cho cá chốn .
1.ở quê mình cây tre nhiều lắm mà cứ cắt thành đoạn khoảng 0,5 m ( loại tre to, đường kính lớn thì càng tốt ).
2. Cách 2 là mình mua ống khối , loại này trên thì trường khá nhiều , và nó rất thân thiện với môi trường .
3. Hay ta tận dụng bất cứ nhưng vật vụn nào có thể tái sử dụng như: ống PVC ,….
b.Còn về tập cho cá ăn :
1.Chúng ta nên cho cá ăn vào những giờ nhất định ( thường là vào 17:30- 18:00) để tạo phản xạ có điều kiện cho cá , khi cho ăn thì tạo âm thanh , hay tác nhẹ mặt nước ( tạo phản xạ có điều kiện ) tại nơi cho ăn , nên cho ăn bằng “ chộp” không gãy đều trong ao dễ gây ô nhiễm gì thức ăn thừa . và ta dễ kiểm soát được lượng thức ăn cho cá hằng ngày .

2.nên cho ăn đều khắp ao ( tức là bố chí càng nhiều chộp càng tốt , thường đặc tại các gốc ao ) , cá bống tượng rất dữ nếu ít chộp thì chúng tranh giành thức ăn những con nào lớn thì càng lớn những con nhỏ lại càng nhỏ nên khi thu hoạch sẽ không đạt về cỡ để bán được . ( ở quê con cá loại nhất >= 400 g )

3.Thức ăn cho cá thì như :tép , cua, ốc, cá….hiệu quả nhất là loại thức ăn rẻ nhất tùy theo vùng mà ta nuôi . Quê cháu cho cá ăn cá phi ;
Cá phi là loài sinh sản rất rất nhanh và rất rất dễ nuôi ( nhưng không ai nuôi gì nó là loại cá tạp trong ao nuôi tôm tha hồ mà bắt ).
Đối voi thức ăn là cá Phi ta phải đánh vãy bỏ ruột , cắt miếng nhỏ ( phù hợp với kích cỡ cá ) nên rửa sạch để ráo nước .

Đôi lời cùng các bác!
:2cat:
 
Last edited by a moderator:


Back
Top