các bác giúp em với cây mít bị thối gốc cả rể chết rất nhanh và lây lan nhanh

  • Thread starter minhducbp84
  • Ngày gửi
nhà em trồng mít 2 năm trước thì không thấy bị bệnh này ,trong mùa mưa bão năm nay cây đột nhiên lăn ra chết quá chừng mà không chửa khỏi được.hôm trước đang xanh um thì hôm sau héo rủ cả cây và chết ngay sau đó.đào gốc rể lên thì thấy nhủn ra hết như là bị luộc chín vậy.đặc biệt là bệnh này lây rất nhanh những cây xung quanh bán kính 20m là cũng lần lượt chết theo.vưo82n nhà sạch cỏ và gốc cây sạch sẻ không lá hay rác rến gì hết.đất thì trên đỉnh dồi cũng không ngập nước bao giờ
:1^::1^::1^:
 


Năm nay lượng mua nhiều và dày quá có thể làm cho mạch nước ngầm của anh lớn, Mà trong vườn có thể không có hệ thống thoát nước. Khi đó những cây ở vùng trũng luôn có lá màu xanh đậm, sáng bóng. Đây là biểu hiện dư đạm. Khi gặp những cơn mưa kéo dài thì mạch nước ngầm ở khu vực này sẽ chịu gấp 2 lần ở phần trên đồi. Nước ko thoát được đây úng rễ cây và các loài nấm có hại vùng rễ tấn công. Khi bắt đầu chuyển nắng rễ ko đủ áp lực để bơm dinh dưỡng lên nuôi cây thì cây sẽ chết rất nhanh.

Anh quan sát độ dốc của vườn và cấp tốc đào rãnh thoát nước để tránh bị ngập trong cơn bão 13 này. Đồng thời có thể vun gốc kết hợp với Lân + 1 loại kich thích ra rễ để vun gốc xem sao. Chúc anh một vụ mùa bội thu.
 
Xem http://tuvannongnghiep.com/view_news.aspx?nid=24 thấy có bài này hay hay nên cọp lại để A-E tham khảo.
Chăm sóc cây trồng sau ngập úng

Khi bị ngập nước, đất bị bão hòa nước, các cây ngắn ngày (trừ lúa), cây ăn quả bị thiếu oxy để hô hấp, một số cây trồng bị ngộ độc do khí CO2 làm rễ cây bị thối, khi bị ngập lâu ngày rễ cây không còn khả năng phục hồi và bị chết.


Mỗi loại cây trồng có khả năng chịu ngập khác nhau, thường các loại cây ngắn ngày như cà chua, bầu bí, đậu tương...chịu úng kém hơn cây lâu năm. Đối với cây trồng bị ngập nhẹ, rút nước kịp thời, còn khả năng phục hồi cần tiến hành một số biện pháp sau:

Với cây ăn quả: Trong nhóm cây ăn quả, một số cây trồng như đu đủ, mít, nhãn rất dễ bị chết và thường không thể chống chịu trong điều kiện ngập nước, một số cây có thể chống chịu ngập tốt hơn như bưởi, chanh, ổi, hồng xiêm, gioi (mận), xoài. Khả năng chịu úng của từng loại cây ngoài phụ thuộc vào loại giống và tuổi cây còn do kỹ thuật trồng, biện pháp canh tác.

Để phòng úng ngập, trước mùa mưa bão cần thiết kế lại mương máng, cống thoát nước để vườn cây nhanh thoát nước khi có mưa lớn. Cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, tránh lay động gốc ảnh hưởng đến rễ khi bị ngập. Bón phân cân đối đặc biệt là kali, không nên bón đạm làm cây ra nhiều chồi non. Hạn chế bón phân hữu cơ, đặc biệt phân hữu cơ chưa hoai vì sẽ làm vi sinh vật hoạt động mạnh, tiêu hao nhiều oxy của cây trồng khi bị ngập úng. Hạn chế đi lại trong vườn làm cho đất bị dí chặt, ảnh hưởng đến bộ rễ cây và khả năng phục hồi của cây sau khi nước rút.

Sau khi nước rút, cần tiến hành xới nhẹ nhằm phá váng ở lớp đất mặt giúp đất thông thoáng. Đào mương để nước rút nhanh ra khỏi vườn cây. Phun các loại phân bón lá có hàm lượng đạm và lân cao như Đầu Trâu 502. Việc phun phân bón lá giai đoạn này là rất quan trọng, giúp cây có đủ dưỡng chất để sinh trưởng phát triển, phục hồi bộ rễ, ra nhiều rễ mới để hút dinh dưỡng từ đất. Bón phân cân đối cho cây, một số loại phân có thể sử dụng như NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu, lượng bón từ 0,1-0,3 kg/cây, bón kết hợp xới xáo phá váng và vùi lấp phân bón.

Với các loại cây ngắn ngày như đậu tương, bầu bí, rau hoa các loại cần tiêu nước kịp thời. Cây còn khả năng hồi phục, chưa bị thối, chết có thể phục hồi bằng cách phun phân bón lá Đầu Trâu 502, định kỳ 5-7 ngày/lần. Tưới nhẹ phân lân và đạm hoặc phân NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu, pha 50-100 gam/bình 20 lít nước rồi tưới vào vùng rễ cây
 
Rễ mít không chịu được ngập nước hoặc ngộ phèn
Trồng mít từ hột ..rễ đuôi chuột đâm rất sâu..ngộ phèn hoặc bị vào tầng nước ngầm rễ sẽ thúi lan lên trên làm lây toàn bộ rễ cây chết

Trông mít nơi có mực nước ngầm cao nên trồng bằng cây mít ghép..
Trong sản xuất cây con khi bứng lên để ghép, người ta cắt mất rễ đuôi chuột
Chỉ còn lại rễ ngang bò là đà gần mặt đất…và rễ ngang rất nhiều…bò rất xa

Đất vườn tôi đào sâu 5 tấc đã có nước rồi…trồng mít ghép siêu trái..
Cây phát triển xanh tốt trái xum xuê..cả có cây nào chết cả

Mít trồng từ hột chỉ nên trồng nơi đất đồi núi…do rễ đuôi chuột đâm rất sâu nên cây vẫn tươi tốt…dù mùa nắng chang chang
 
abc

thanks các bác .đất nhà em nằm trên đỉnh đồi nên không ngập nước bao giờ.em thử dùng ridomin gold để trị .mấy lần đầu thì thấy bệnh ngưng lại.nhưng cứ mưa dầm là bệnh tiếp.giờ sang nắng được gần tháng rồi mà thỉnh thoảng vẫn bị vài cây.giờ em đã bótay.com rồi.bác nào cao tay ấn giúp em với.đất nhà em khoan giếng 100m mới có nước
 
Ôi sao mà lắm bệnh thế, nếu không bị thối rễ thì là do nấm, dùng thuốc diệt nấm khử nó thử xem, rãi vôi bột tất cả các gốc mít khoẻ để ngừa. Ở chổ em năm nay dân trồng cà tím củng chề mỏ ra than rồi, gặp toàn bệnh mới, botay
 
abc

làm nông giờ khó quá phụ thuộc thời tiết giá cả bấp bênh lại thêm sâu bệnh ngày càng nhiều và khó chửa trị .đi học nghề thoai ....:1^::1^::1^:
 

bạn thử xem bộ rễ có bị tuyến trùng không? có thì mua basudin về rải...
 
abc

bạn thử xem bộ rễ có bị tuyến trùng không? có thì mua basudin về rải...

vâng em cũng đang tính như vậy.có lẻ do tuyến trùng tấn công làm rể bị tổn thương nên thèng phythopthora thừa cơ xông vào gây ra bệnh chết nhanh
 


Back
Top