CÁCH TRỒNG CAM SÀNH TRÁI VỤ CHO THU NHẬP CAO

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Do lời nhiều , mấy năm gần đây diện tích trồng cây cam sành ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ liên tục gia tăng .

Theo một số nhà vườn , nếu để tự nhiên thì cây sẽ ra hoa kết trái vaò khoảng tháng 12 âm lịch và cho thu hoạch vào khoảng tháng 8 , 9 (âm ) . Vì thu hoạch rộ nên khoảng thời gian này , cam sành thường dội chợ, giá bán rất thấp . Ðể thu được lợi cao , nhiều nhà vườn đã tìm cách xử lý cho cam sành ra trái mùa để có bán vào dịp Tếp nguyên đán .Nhưng không phải ai cũng thành công . Sau đây là một số kinh nghiệm từ những người nông dân giỏi.



Khi cam sành ra hoa chính vụ vào tháng 12 , chờ cho cây ra hoa thật rộ , bón cho mỗi cây khoảng 100 gr phân Urê ( cây 2 , 3 năm tuổi ) , rải phân đều trên mặt luống , sau đó tưới nước cho phân tan và ngấm dần xuống đất . Sau khi tưới 3 ngày thì cắt nước ( không tưới nước ) sau khi cắt nước 1 tuần lễ , hoa bắt đầu rụng , khoảng 2 tuần sau , hoa rụng gần hết ( chỉ còn khoảng 10 % ) . Số còn lại sẽ tiếp tục đậu trái , chờ cho trái này lớn cỡ đầu ngón tay. Sau khi cắt nước khoảng 20- 25 ngày , lá cam bắt đầu héo và buổi trưa và chiều , đến nước này , tưới nước trở lại khoảng 3 ngày 1 lần và tiếp tục chăm sóc bình thường . Ðến khoảng tháng 3 âm lịch , tiến hành cắt nước khoảng 2 tuần . Vào tuần thứ 2 sau khi cắt nước , lá cam bắt đầu có triệu chứng héo ( nhiều nhất là buổi trưa và chiều ) . Tưới nước trở lại và bón cho cây một đợt phân NPK , loại có tỉ lệ Kali cao ( tốt nhất là loại 20 :20 : 15 )với lượng 1 bao cho 1 công vườn , tức 100 m2 ( trồng với khoảng cách 1, 3-1,4 mét / 1 cây , cây 2, 3 năm tuổi , không tính diện tích mương ) . Bón bằng cách rải đều phân lên mặt luống , sau đó tưới nước cho phân tan và ngấm dần xuống đất . Tiếp tục tưới nước hàng ngày giữ ẩm cho cây cho đến khi cây ra tược , ra hoa ( vào khoảng đầu tháng tư âm lịch ) . Sau khi cây ra hoa , tưới nước khoảng 3 ngày / lần . Vào mùa mưa , chỉ tưới khi nào đất khô và không đảm bảo độ ẩm cho cây . Làm cách này , cây sẽ cho thu hoạch trái vào tháng giêng âm lịch , là thời điểm cam sành thường có giá cao . Bình quân 1 công thu hoạch khoáng,7 tấn trái , đem lại rất nhiều lợi cho người nông dân .
>


KS. NGUYỄN KHANG THÁI


 


bạn cho mình hỏi tí, cam sành trước khi thu hoạch 1 tháng mình xử lý trái như thế nào để thu hoạch được trái to và đẹp cho thương lái vậy, cám ơn.
 
Cách đây nửa thế kỷ, miền đất đồng bằng sông Hồng
có trồng cam quýt, chắc là kỹ thuật cũ, thì không
có đánh luống, cũng không có phân NPK, cũng chẳng
tưới nước. Có lẽ những lúc hạn, lá cây héo úa, thì
bà con tưới nước chăng? Thế nhưng, rất ít khi 20
ngày liền mà không có mưa, và trong khoảng thời
gian 20 ngày đó, thì đất chưa thể quá khô được.

Vậy thì làm sao thúc đẩy cho Cam sành trổ bông kết
trái khác vụ được? Có nguyên lý nào giải thích cho
việc trổ bông của Cam Sành không?
 
Mình
Cách đây nửa thế kỷ, miền đất đồng bằng sông Hồng
có trồng cam quýt, chắc là kỹ thuật cũ, thì không
có đánh luống, cũng không có phân NPK, cũng chẳng
tưới nước. Có lẽ những lúc hạn, lá cây héo úa, thì
bà con tưới nước chăng? Thế nhưng, rất ít khi 20
ngày liền mà không có mưa, và trong khoảng thời
gian 20 ngày đó, thì đất chưa thể quá khô được.

Vậy thì làm sao thúc đẩy cho Cam sành trổ bông kết
trái khác vụ được? Có nguyên lý nào giải thích cho
việc trổ bông của Cam Sành không?
Mình thấy vùng nào đó khoan hay khoanh vỏ cho cây, k bít có đúng không
 
Mình

Mình thấy vùng nào đó khoan hay khoanh vỏ cho cây, k bít có đúng không
Kỹ thuật đó có thấy trên Internet, nhưng tôi chưa
thấy thực tế ai làm vậy mà năng suất cao.

Thực tế có kỹ thuật thít cổ hay xiết cổ cây Trám
cho chín rụng tất cả các trái xuống rồi sau đó nới
cổ ra thì cây lại sống trở lại. Nếu không cởi dây
xiết cổ, thì cây chết hẳn.

Cây Trám là cây rất cao to, rất khó hái trái, nhất
là khi nó ở trong rừng sâu, xa nhà. Nó có đặc điểm
là lớp vỏ mềm khá dày. Khi Trám bắt đầu chín, thì
nhiều trái đã già, mà chưa rụng. Trám rụng trái lẻ
tẻ, nếu đi nhặt, mỗi hôm được một ít. Tốt nhất là
làm Trám chín tất cả và rụng một lượt. Lấy dây thép
quấn một vài vòng quanh gốc cây. Luồn một cành cây
cỡ cổ tay, dài 2-3 gang tay, vào vòng dây thép rồi
xoắn lại cho đến khi dây thép thít sâu vào lớp vỏ
mềm bên ngoài thì dừng lại. Đừng để dây thép cắt đứt
hoàn toàn lớp vỏ này. Mấy hôm sau, cả cây úa vàng,
trái chín rụng, gần như cây bị chết. Lúc đó cầm cái
cành cây, gọi là cái nín, xoay ngược trở lại, nới lỏng
vòng dây thép ra, rồi rút hoàn toàn nó ra khỏi vỏ cây.

Có thể làm cách ấy mà rụng hết lá cây cảnh như cây
Mai. Tuy thế, chưa thấy ai làm cách này.
 
Mình chỉ biết ho khoang vỏ, tren cây măng cục, va cây chamh đao j do o ngoài bắc, con nag xuất có cao hay k thì mình k biết,
Về vấn đề xiết nước, co thể ơ miền tay làm rất de vì hầu như cây ttrồng trên luống, chi cần phủ nilong là dc, nc se thoát ra mương
 

Do lời nhiều , mấy năm gần đây diện tích trồng cây cam sành ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ liên tục gia tăng .

Theo một số nhà vườn , nếu để tự nhiên thì cây sẽ ra hoa kết trái vaò khoảng tháng 12 âm lịch và cho thu hoạch vào khoảng tháng 8 , 9 (âm ) . Vì thu hoạch rộ nên khoảng thời gian này , cam sành thường dội chợ, giá bán rất thấp . Ðể thu được lợi cao , nhiều nhà vườn đã tìm cách xử lý cho cam sành ra trái mùa để có bán vào dịp Tếp nguyên đán .Nhưng không phải ai cũng thành công . Sau đây là một số kinh nghiệm từ những người nông dân giỏi.



Khi cam sành ra hoa chính vụ vào tháng 12 , chờ cho cây ra hoa thật rộ , bón cho mỗi cây khoảng 100 gr phân Urê ( cây 2 , 3 năm tuổi ) , rải phân đều trên mặt luống , sau đó tưới nước cho phân tan và ngấm dần xuống đất . Sau khi tưới 3 ngày thì cắt nước ( không tưới nước ) sau khi cắt nước 1 tuần lễ , hoa bắt đầu rụng , khoảng 2 tuần sau , hoa rụng gần hết ( chỉ còn khoảng 10 % ) . Số còn lại sẽ tiếp tục đậu trái , chờ cho trái này lớn cỡ đầu ngón tay. Sau khi cắt nước khoảng 20- 25 ngày , lá cam bắt đầu héo và buổi trưa và chiều , đến nước này , tưới nước trở lại khoảng 3 ngày 1 lần và tiếp tục chăm sóc bình thường . Ðến khoảng tháng 3 âm lịch , tiến hành cắt nước khoảng 2 tuần . Vào tuần thứ 2 sau khi cắt nước , lá cam bắt đầu có triệu chứng héo ( nhiều nhất là buổi trưa và chiều ) . Tưới nước trở lại và bón cho cây một đợt phân NPK , loại có tỉ lệ Kali cao ( tốt nhất là loại 20 :20 : 15 )với lượng 1 bao cho 1 công vườn , tức 100 m2 ( trồng với khoảng cách 1, 3-1,4 mét / 1 cây , cây 2, 3 năm tuổi , không tính diện tích mương ) . Bón bằng cách rải đều phân lên mặt luống , sau đó tưới nước cho phân tan và ngấm dần xuống đất . Tiếp tục tưới nước hàng ngày giữ ẩm cho cây cho đến khi cây ra tược , ra hoa ( vào khoảng đầu tháng tư âm lịch ) . Sau khi cây ra hoa , tưới nước khoảng 3 ngày / lần . Vào mùa mưa , chỉ tưới khi nào đất khô và không đảm bảo độ ẩm cho cây . Làm cách này , cây sẽ cho thu hoạch trái vào tháng giêng âm lịch , là thời điểm cam sành thường có giá cao . Bình quân 1 công thu hoạch khoáng,7 tấn trái , đem lại rất nhiều lợi cho người nông dân .
>KS. NGUYỄN KHANG THÁI

" Bình quân 1 công thu hoạch khoáng,7 tấn trái , đem lại rất nhiều lợi cho người nông dân ". Đây là một sự thổi phồng quá mức ( thông tin đại chúng của VN thường mắc bệnh này ) . Năng suất thu hoạch Cam Sành như thế này chỉ là chuyện hy hữu , cá biệt , nhất là ứng dụng kỷ thuật xử lý trái vụ lại còn khó đạt năng suất cao giống như chính vụ , thì sao gọi là năng suất bình quân , thay vì phải viết " Nếu chăm sóc đúng quy trình kỷ thuật và với thổ nhưỡng phù hợp , năng suất Cam Sành trái vụ có thể đạt đến 7 tấn trái /công " .
Để làm được kỷ thuật điều khiển cho Cam Sành ra trái vụ đòi hỏi nhiều thông số kỷ thuật khác nhau cùng ứng dụng đồng bộ :
- Đất phải được đào mương lên liếp ít nhất khoảng 1 m . Vào thời điểm cắt nước . ta cần phủ bạt hoặc màn phủ dưới gốc phòng tránh khi có mưa bất thường ( nước sẽ không ngấm vào gốc ) . Với hệ thống mương sẽ chiếm nhiều dt đất trồng vì vậy năng suất trên cây cao nhưng trên dt thì không thể đạt được như bài báo viết .
- Ứng dụng Ure vôi ( phun kích thích lá rụng " Hóa già mô lá " )
- Phun GA 3 kích thích mầm chồi hoa lá phát dục sau chu kỳ xử lý rụng lá
- Tăng cường chế độ nước tưới sau giai đoạn đâu trái ( tưới phun mưa trên ngọn , tưới gốc ) .
- Chế độ phân bón dinh dưỡng cho từng giai đoạn ( ra hoa , dưỡng trái , thúc trái ... )
- Chế độ phòng ngừa sâu bệnh , dịch hại trong mùa nghịch cũng có nhiều khác biệt .....
Tuy nhiên giải pháp xử lý trái vụ thường thì chỉ có thể thực hiện 3 năm 1 lần chứ không nên áp dụng thường xuyên . Ở các quốc gia tiên tiến họ không ứng dụng giải pháp này cho cây trồng nói chung và Cây có múi nói riêng . Để có trái cung ứng cho thị trường mùa nghịch ( theo cách gọi ở VN ) họ ứng dụng các gốc ghép khác nhau , các chủng bo ghép khác nhau ... của cùng một chủng ( nội Cam Rốn " Navel Ogrange " có đến hàng mấy chục giống khác nhau ) sẽ cho thời gian thu hoạch khác nhau , Vì vậy hầu như mùa nào tháng nào cũng có Cam , Quýt , Bưởi , Chanh cung ứng cho thị trường , tạo ổn định cho người canh tác SX ( không bị mất giá ) , có lợi cho người tiêu dùng ( giá cả ổn định ) , vì vậy quy luật cung cầu của quốc gia ít bị biến động lớn .
 
Last edited by a moderator:
" Bình quân 1 công thu hoạch khoáng,7 tấn trái , đem lại rất nhiều lợi cho người nông dân ". Đây là một sự thổi phồng quá mức ( thông tin đại chúng của VN thường mắc bệnh này ) . Năng suất thu hoạch Cam Sành như thế này chỉ là chuyện hy hữu , cá biệt , nhất là ứng dụng kỷ thuật xử lý trái vụ lại còn khó đạt năng suất cao giống như chính vụ , thì sao gọi là năng suất bình quân , thay vì phải viết " Nếu chăm sóc đúng quy trình kỷ thuật và với thổ nhưỡng phù hợp , năng suất Cam Sành trái vụ có thể đạt đến 7 tấn trái /công " .
Để làm được kỷ thuật điều khiển cho Cam Sành ra trái vụ đòi hỏi nhiều thông số kỷ thuật khác nhau cùng ứng dụng đồng bộ :
- Đất phải được đào mương lên liếp ít nhất khoảng 1 m . Vào thời điểm cắt nước phủ bạt hoặc màn phủ dưới gốc phòng tránh khi có mưa bất thường ( nước sẽ không ngấm vào gốc ) . Với hệ thống mương sẽ chiếm nhiều dt đất trồng vì vậy năng suất trên cây cao nhưng trên dt thì không thể đạt được như bài báo viết .
- Ứng dụng Ure vôi ( phun kích thích lá rụng " Hóa già mô lá " )
- Phun GA 3 kích thích mầm chồi hoa lá phát dục sau chu kỳ xử lý rụng lá
- Tăng cường chế độ nước tưới sau giai đoạn đâu trái ( tưới phun mưa trên ngọn , tưới gốc ) .
- Chế độ phân bón dinh dưỡng cho từng giai đoạn ( ra hoa , dưỡng trái , thúc trái ... )
- Chế độ phòng ngừa sâu bệnh , dịch hại ...
Tuy nhiên giải pháp xử lý trái vụ thường thì chỉ có thể thực hiện 3 năm 1 lần chứ không nên áp dụng thường xuyên . Các quốc gia tiên tiến họ không ứng dụng giải pháp này cho cây trồng nói chung và Cây có múi nói riêng . Để có trái cung ứng cho thị trường mùa nghịch ( theo cách gọi ở VN ) họ ứng dụng các gốc ghép khác nhau , các chủng bo ghép khác nhau ... của cùng một chủng ( nội Cam Rốn " Navel Ogrange " có đến hàng mấy chục giống khác nhau ) , Vì vậy hầu như mùa nào tháng nào cũng có Cam , Quýt , Bưởi , Chanh cung ứng cho thị trường , tạo ổn định cho người canh tác SX ( không bị mất giá ) , có lợi cho người tiêu dùng ( giá cả ổn định ) , vì vậy quy luật cung cầu của quốc gia ít bị biến động lớn .
Bai viết rất thuc te, trên bài báo do hoi nghich li,
1, khoảng cach trồng 1,3 _1,4/cay la qúa nhỏ
2, 1 công k bít 100m2 hay 1000m2
 


Back
Top