"Cải lão hoàn đồng" cho cây đu đủ?

"Cải lão hoàn đồng" cho cây đu đủ?


<HR SIZE=1>Ngày đăng: 13/06/2010
Theo VNG/Hội Nông Dân VN



image_scale.php



Mới đây, các cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Sơn Thái (100% vốn của Đài Loan) đã nghiên cứu và áp dụng thành công kỹ thuật cắt đốn nhằm trẻ hóa cây đu đủ sau 2 vụ thu hoạch nhằm kéo dài thời gian thu quả thêm từ 1 đến 2 năm nữa tùy theo điều kiện đất đai và chế độ chăm sóc làm tăng sản lượng thu hoạch lên gấp đôi so với cách làm cũ.


KS. Nguyễn Thị Kim Liên, cán bộ kỹ thuật Công ty Sơn Thái cho biết: Bình thường đu đủ chỉ trồng 2 năm là kết thúc một chu kỳ, người ta đào bỏ để cải tạo đất 1-2 năm rồi mới trồng lại với các lý do sau:
- Cây dễ bị bệnh thối rễ gây chết cây hàng loạt nếu trồng phải những vùng đất thấp, ẩm độ cao mà không lên liếp hay đắp mô.
- Đu đủ rất mẫn cảm với các bệnh virus như xoăn ngọn, khảm lá làm cho cây sinh trưởng kém, năng suất giảm, quả nhỏ không lớn được, chất lượng quả kém, thậm chí bị đắng không ăn được nếu cây bị nhiễm bệnh nặng. Mặt khác các bệnh này rất dễ lây lan thông qua các véc tơ truyền bệnh là các loại côn trùng chích hút như bọ phấn, rệp…
- Sau 2 năm cây cao rất khó cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại và thu hoạch.
Bằng kỹ thuật mới, người ta cắt ngang thân cách mặt đất từ 50-80cm. Sau khoảng 20 ngày các chồi bên đã mọc lên. Bà con bẻ bớt các chồi nhỏ, yếu, chỉ giữ lại 2 chồi bên khỏe mạnh nhất nằm về 2 phía đối diện rồi tiếp tục chăm sóc bình thường như bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại… trong đó ưu tiên sử dụng các loại phân bón qua lá. Sau 3 tháng cây tiếp tục ra hoa, 4 tháng sau cây tiếp tục cho thu hoạch quả. Với kỹ thuật này chúng ta có thể kéo dài thời gian thu hoạch đu đủ từ 1 đến 2 năm nữa với năng suất của cả 2 chồi cũng đạt từ 30 kg quả/năm trở lên, chất lượng quả vẫn tốt.
 


Cũng chẳng phải kỹ thuật mới đâu, mà là kỹ thuật cũ mèm,
nhưng đưa lên thành chính sách thôi.
*
Nhà quê ngày xưa vẫn làm rồi, và úp lên chỗ ngọn cây bị
cắt một cái niêu vỡ hay cái bát mẻ, để che nước mưa làm
thối cây. Coi hình của bạn, thiếu cái mũ mưa này, thì
biết kỹ thuật mới của bạn chưa được đến nơi đến chốn như
bà con ngày xưa.
*
Cách cắt ngọn nuôi mầm cũng hay, nhưng chỉ áp dụng khi
chủ cây muốn tiếp tục trồng đu đủ, chứ không thích đổi
trồng cây khác. Vì thế, ngày xưa đất rộng người thưa, kỹ
thuật này ít được áp dụng, chứ không phải không biết.
*
 
The con cay tre thi sao ha bac anhmytran,muon trong moi bang cach don cay khac,roi dao ho chon goc,co can bit dau nhu du du cho khoi thoi ngon ko?
 
Tre phải trồng bằng gốc, bằng củ, nhưng không cần đội mũ,
vì tre chịu được nước.
*
Ngày nay kỹ thuật cho phép cấy bằng mô, không cần phải bằng
củ hay bằng hạt như lối cổ truyền, nhưng đắt, chỉ làm với
những giống quý hiếm, bán được nhiều tiền thôi.
 
Hiện nay tre đã được áp dụng nhân giống bằng hom cành bánh tẻ, cung cấp số lượng lớn cây giống so với nhân giống bằng gốc như trước đây
 
Cây giống gây lối vô tính, mầm càng to thì càng mọc khoẻ, mọc nhanh,
và cây to lớn.
*
Tre gây từ cành thì mọc chậm, và những lứa đầu thì quá nhỏ dưới cỡ,
phải vài năm mới có tre to như gây từ gốc.
*
Vậy số lượng thì được, chất lượng thì kém, hiệu quả kinh tế tính theo
năng suất có hơn lối cổ truyền không?
 
Cam on bac anhtranmy rat nhieu,nhung em van con thac mac nhu sau,vi kien thuc nn em con kem qua:1. tre gay bang goc,thi minh chon 1 cay tre gia,dao ca cay tre len(ke ca re)roi dem trong cho khac phai ko bac?
2. Tre gay bang cu thi em ko biet cu tre la bo phan nao? La mang ha bac?
O day nong dan trong tre nhu sau,xin bac cho y kien: dao 1 cay tre len lay ca re,chat bo ngon,tu re len toi cho chat dai khoang 2m,dao ho chon cay tre xuong dat,lay bich nylon bit dau cho chat.
Trong nhu vay dung phuong phag ko bac? Neu ko? Xin bac 1 cach trong hieu qua hon? Chan thanh cam on bac!
 

Ở nhà quê tôi, bà con cũng trồng như vậy.
Không thấy ai trồng bằng măng, cũng không thấy ai trồng cấy
quá già, quá nhỏ, hay trồng cành.
Tôi chỉ là người nhà quê, không có điều kiện thí nghiệm đối
chưng coi trồng bằng gì thì kinh tế nhất hiệu quả nhất.
Có người chỉ để 1 mét thôi (vì phần cắt đi để xài) chứ không
để đến 2 mét, nhưng cũng có người để dài cho khoẻ cây.
Phần lớn thì bà con trồng nghiêng cây đi khá nhiều, đến 40 độ
để mầm măng mới mọc dễ đâm lên, nhưng cũng có người trồng
khá thẳng đứng.
Bạn chịu khó trồng bằng nhiều cách rồi chia sẻ kết quả thí
nghiệm với bà con nhé.
*
Từ ngữ của tôi, thì củ là gốc cây tre, chứ không phải là măng.
Măng theo mắt tôi, chỉ là cái mầm mọc lên, đa số không có củ,
mà chỉ có ngọn. Măng riêng nó, có thể chưa đủ sức mọc lên thành
cây tre, mà vẫn cần dinh dưỡng từ củ cây mẹ . Sau khi măng mọc
cao, có cành lá, có rễ rồi, nhưng chưa chắc đã sống khoẻ . Cái
này phải thí nghiệm mới biết, nhưng theo truyền thống thì chưa
thấy ai làm cả. Nếu được thì cũng hay, nhưng nếu mất, thì cũng
tiếc lắm, vì ở nhà quê, một cây tre đáng giá lắm, không rẻ đâu.
 
cho tôi hỏi xíu về cây đu đủ nhé

thư 1 : bạn nói chặc ngang gốc 80cm là chặc khi cây đã cho thu hoạch rồi hay chưa.
hay là sau khi thu hoạch 1-2 năm rồi mới chặc ngan gốc

thứ 2 : bón phân qua lá nghĩa là sao ?
thank bạn
 
Đu đủ thường thì 80 cm mới bói, và 2 mét thì trái nhỏ dần.
Vậy mới 80 cm mà chặt, thì không có trái mà ăn.
Chỉ chặt khi nào trái ra nhỏ quá, khó bán, để nó mọc lại
thì trái lại lớn trở lại. Như tôi đã nói, đủ đủ mọc mầm
không tốt bằng lần mọc đầu tiên, nhưng cũng đỡ công hơn
giao hạt trồng từ khi còn nhỏ.
*
Tôi đã nghĩ tới chuyện chặt thân đủ đủ, nạo bỏ ruột,
bổ ra làm mảnh nhỏ, úp xuống đất ươm cây, để mọc mầm lên,
gây giống vô tính, nhưng rất dễ thối, dễ chết khô. Chỉ
khi có chất hóa học thúc ra rễ, mọc mầm, và diệt khuẩn
thì giấc mơ này mới trở thành sự thật được.
*
Bón phân qua lá: phân vô cơ đã hoà tan, phun tưới lên lá.
Cách này đã được làm từ mấy chục năm nay, nhưng chưa có
kết quả tốt đưa lên thành bài bản. Ví dụ, sau khi cắt bỏ
nụ hoa chuối ở những nải cuối cùng, bạn có thể bôi một
chút phân đạm vào núm cắt, rồi buộc bao nilon chống nhiễm
khuẩn che chở vết cắt. Chuối ở những buồng chuối này sẽ
có trái lớn hơn ở những buồng chuối đối chứng. Rau cải
cũng có thể tưới phân đạm 2 lá (Nitrát Amôn NH4-NO3) loãng
lên lá, nhưng đừng tưới trước khi ăn 2 tuần. Rau cải có
bón phân trên lá mà làm dưa thì dễ bị khú.
*
 


Back
Top