Cần giúp đơ về nuôi cua đồng

  • Thread starter chuc_55hk_xd
  • Ngày gửi
Nhà mình có 6 ha ao đang nuôi cá , nhưng mới nhận thêm một mẫu nữa , đang có ý định nuôi con "cua đồng" ...đất của mình đấu thầu là đất ruộng chiêm trũng ở Thái Bình ...trong forum đã có ai nuôi con vật này chưa , cho mình hỏi là nuôi con cua đồng có khó không , có dễ tiêu thụ không , cần chuẩn bị như thế nào về ao đầm ...mình đọc những bài viết kĩ thuật về nuôi cua đồng nhưng mà thấy nó chung chung quá ..có ai biết chỉ mình mới hoặc cho mình sdt mình liên hệ hỏi chút kinh nghiệm...minh cám ơn nhiều !
 


Bạn nên tìm, hỏi bên Hưng yên....tôi nghe nói có nuôi con này. . nhưng hiện quả không đc cao đâu....vì bản thân chúng ăn thịt nhau
 
Đúng rồi. Con to ăn con nhỏ. Con nào mới lột thì bị con khác ăn.
Để tránh chuyện đó, phải làm chỗ trú ẩn cho chúng. Bà con miền
Tây thả bèo lục bình (tiếng miền bắc gọi là Bèo Tây, Bèo Nhật Bản)
thế nhưng vẫn hao hụt. Bà con miền Tây mua cua ngoài chợ vào mùa
hè rồi thả nuôi trong ao nhiều bèo, cho chúng ăn khoai mì, rồi đến
Tết bắt đem bán với giá cao hơn. Khi thả ví dụ 2 tạ, thì khi bắt
chỉ được tạ rưỡi thôi. Hao hụt rất nhiều. Tuy thế giá bán thì cao
hơn giá mua nhiều, nên vẫn lãi.

Như thế thực tế đã cho thấy thả thật nhiều bèo thì cua vẫn ăn thịt
nhau rất nhiều. Chỉ còn cách làm hang cho chúng thôi. Trong thiên
nhiên, cua trong hang không nhiều, nhưng trong kẽ đá thì rất nhiều.
Vậy ta có thể làm hang nhân tạo đúc bằng xi măng hay đất nung lên
như sành. Thiết kế hang ra sao, cần phải thử mới biết hiệu quả. Có
thí nghiệm của cán bộ thủy sản, thì cắt những ống nhựa đường kính
3 hay 4 hay 5 centimet ra những đoạn dài 15 centimet, cho kết quả
rất tốt. Vậy ta có thể đúc bê tông xi măng hay nặn nung ra sành
những ô ống vuông rộng 4-5 centimet và dài 15 centimet được. Có tài
liệu nói những con cua ở những lỗ hang gần nhau thì không ăn thịt
lẫn nhau. Nếu đúng như vậy, thì thiết kế làm hang hàng loạt bằng
cách đúc bê tông hay bằng sành đất nung rất có thể thành công.

Việc này tôi đã nghĩ từ lâu, nhưng không ở Việt Nam để làm thí nghiệm.
Còn bạn đã được tôi tìm hiều cho rồi, thì phải bắt tay vào làm thử đi,
chứ làm gì có ai biết hơn được mà hỏi. Vả lại, người thật sự có bí
quyết, thì họ cũng chẳng lên Forum này để truyền kỹ thuật cho bạn đâu.
 
Cám ơn bạn ..chắc phải thử mới biết được ...những vẫn cần nhiều lời tư vấn của các bạn...có bạn nào giống cua thì lấy ở đâu không ...
 
Cám ơn bạn ..chắc phải thử mới biết được ...những vẫn cần nhiều lời tư vấn của các bạn...có bạn nào giống cua thì lấy ở đâu không ...
Tui chưa nuôi bao giờ và ở miền nam đồng bằng sông nước :

Góp ý vài câu hy vọng giúp bạn :
Cua đồng ko ở hẹp được - chúng sẽ chiến đấu lẫn nhau ( thức ăn hay gái thì ko hiểu )
Cua lột sẽ bị con cua khác ăn thịt
Đào hang - phá đất
Leo trèo - khó giữ
Ăn thì tàn sát - ko ăn cũng kẹp bỏ
Có mưa hay nước dâng là di chuyển nơi cư trú
Đất phèn ko sống - nước thúi ko ưa
Cua cái có gạch - chuyển gạch thành trứng - ấp trứng thành con ở dưới bụng - có 2 cái vú ( chẵng biết có sữa ko )
Tiêu thụ thì lúc nào cũng thấy có người mua - nhưng bắt số lượng nhiều ko dể
Muốn tiêu thụ đi xa - thì cho vào bao lưới - cho dể nhúng nước - để khô lâu rất dể gãy càng và chân - gãy nhiều thì khó sống
Cua giống thì ko biết - nuôi vài chục cua cái nhân tạo đợi tới mùa mưa - chắc cũng ko ít cua con
Ở miền nam : mùa khô chúng ở trong hang ( chắc là nhịn ăn ) - Mùa mưa thì có trứng và khi con lớn thì nó quạt con nó ra khỏi yếm - rùi tự sinh tồn
Mùa khô thì nó là mồi ngon cho nhiều con khác - đặt biệt là chuột ( nó mà ko làm mồi cho con khác chắc khỏi ai làm ruộng luôn )

Biết nhiêu nói nhiêu - Em nông dân TP - xin đừng chất vấn - comment vì chủ top cần !
 
Last edited by a moderator:
Giống cua thì mua ở chợ. Cua rất khỏe, nên mua ở chợ
mà chọn con nhanh nhẹn, không chọn con nằm dưới, bị
các con khác trèo lên đầu, thì tỷ lệ sống có thể 100%.

Vận chuyển cua thì bỏ trong chậu, hay thùng ráo, không
đọng nước, che phủ bằng bèo lục bình. Không đựng quá
nhiều cua để chúng khỏi đè quá nặng lên nhau. Nếu đi
xa, thì 10 giờ tưới nước 1 lần. Nước tốt nhất là nước
lấy ở ruộng của các con cua ấy. Không được lấy nước máy.
Sau khi tưới nước, thì phải gạn nước đổ đi, không để ngập
cua, vì nước ngập thì cua sẽ chết ngộp.
 
Đầu ra cho con cua thì hok phải bàn. Cái cần bàn là làm sao để tỉ lệ hao hụt thấp nhất và làm thế nào để có giống đc mới quan trọng. E thấy bên Hà Tây cũ cũng có mấy mô hình nuôi. Bác vô google tìm địa chỉ đến tận nơi. E hay thấy ngta chở cua đi lên hương LS vì đi đoạn cầu vượt Thanh Trì gặp nhiều. Toàn đóng bao lưới cho cua thôi. Con cua nó lột xác là hay ăn nhau, nhưng sợ nhất mấy ông chuột ý, ăn cua thôi rồi luôn :(. Nhất là thiếu thức ăn thì thôi rồi. Ao nuôi nên tạo nhiều gờ đất và lỗ nhân tạo ở trong ao nuôi. Cua thương phẩm riêng cua con riêng. Trước e có thử ở ruộng rau muống nhưng thất bại nhiều hơn là thành công. Nhưng học đc cách tạo con giống khá đơn giản đó là tìm những con cua cái đang chửa có con thì thả vào 1 chỗ riêng. Sau 1 thời gian lại đi tìm những con cái bắt ra. Tuyệt đối là thả cùng lứa với nhau nhé. Khi thu bắt cua để bán chọn những con chửa có trứng vs có con là thả lại ao sinh sản hok nên bán những con đó :)
 

Last edited:
http://www.56.com/u29/v_MTAwMzE4MDgy.html
http://www.56.com/u44/v_NzA4OTE4NjU.html
http://www.56.com/u90/v_NDk2OTQyMDc.html về con cua đó
Đ/C: Hoàng Thế Lộc ở thôn Đống Long, xã Hòa Lâm, Ứng Hòa có thu nhập khoảng 200 triệu đồng mỗi năm. bác đến đây hỏi và xem

Tên ông này là Hoàng Tiến Lộc....50 tuổi gì đó.....có mô hình nuôi cua và chạch trong ao .....tôi biết có người tại Tứ kỳ. Hải dương mua của ông này 3tạ cua,2 tạ chạch...về nuôi không hiệu quả....vì những lý do đã nêu trong các bài viết bình luận ở trên .....nói chung là không khả quan
 
Tên ông này là Hoàng Tiến Lộc....50 tuổi gì đó.....có mô hình nuôi cua và chạch trong ao .....tôi biết có người tại Tứ kỳ. Hải dương mua của ông này 3tạ cua,2 tạ chạch...về nuôi không hiệu quả....vì những lý do đã nêu trong các bài viết bình luận ở trên .....nói chung là không khả quan
nhân tiện cũng nói với anh namnongdan,tôi đã đọc rất nhiều bình luận và bài viết của anh về con cá chạch,xét cho cùng thì kĩ thuật chưa đủ tầm,những người nuôi thành công có bí quyết và giải quyết vấn đề rất nhanh chóng,nếu anh chưa đạt đến trình độ đó hay nộp học phí nhiều nhưng cũng không rút ra kinh nghiệm đáng giá thì thất bại cũng là điều dễ hiểu,ngu đốt cộng với nhiệt tình thành đại phá họai,chắc anh nghe câu này nhiều,bài học về con lươn cũng rất đáng để suy nghĩ rồi
 
E nghĩ nuôi những con vật mà mình chưa thuần đc thì cần phải có tg nghiên cứu tìm tòi về mọi mặt như đặc điểm sinh học,thức ăn,sinh sản....... Nên cần đầu tư tg và công sức rất nhiều nếu là ng đi trc. Riêng con cua trc e đã tạo đc giống nhưng do chưa làm tốt ctac chuẩn bị ao nuôi nên bị thiệt hại đầu con do cua ăn nhau những ngày lột xác(cua hay lột vào giữa tháng khi có trăng nên từ mùng 10 bơm thay nước liên tục tạo môi trường cho cua lột) + con chuột là đại phá hoại ăn cua. Với ngày đo còn trẻ chưa dùng 100% công sức trí tuệ vào việc đó. Đơn giản thấy ngta làm mình cũng bắt chước. Nhưng thả 20kg cua trong 7 miếng rau muống đến sau e vẫn bán đc hơn 20kg. Cua là loại sx giống dễ nhất theo e thấy. :D
 
nhân tiện cũng nói với anh namnongdan,tôi đã đọc rất nhiều bình luận và bài viết của anh về con cá chạch,xét cho cùng thì kĩ thuật chưa đủ tầm,những người nuôi thành công có bí quyết và giải quyết vấn đề rất nhanh chóng,nếu anh chưa đạt đến trình độ đó hay nộp học phí nhiều nhưng cũng không rút ra kinh nghiệm đáng giá thì thất bại cũng là điều dễ hiểu,ngu đốt cộng với nhiệt tình thành đại phá họai,chắc anh nghe câu này nhiều,bài học về con lươn cũng rất đáng để suy nghĩ rồi

Tôi không biết các bạn đã thành công ở mức nào....hay cũng chỉ lên đây nêu vấn đề mục đích để tham khảo....còn cá nhân tôi chỉ nói ra những điều mình biết....còn kỹ thuật tôi không bàn....mỗi người có trình độ khác nhau.....anh biết nhiều anh làm đc nhiều .....và nếu thành công hãy chia sẻ cho mọi người đi.....còn nếu chưa làm hoặc đang đứng ngoài cuộc thì cũng không nên phát biểu khi chưa có kinh nghiệm gì về nó .
Sự thật thường hay mất lòng là vậy.....còn khi các bạn đã bỏ đồng tiền xương máu của mình ra ....tôi nghĩ các bạn cũng không thể dễ dàng tin vào những hứa hẹn, lơi nhuận bánh vẽ của những đối tác.
Vậy có nên chăng...chúng ta cần phải thử vào thực tế xem cụ thể nó thế nào....rồi các bạn sẽ có câu trả lời nhanh thôi
 
Và tôi cũng tự hỏi....khi tôi đưa ra một vài thông tin có ích cho chủ topic tham khảo....đặc biệt là những mô hình chưa hoặc không khả thi thì rất hay bị người khác tỏ thái độ không hài lòng.....dù sao tôi cũng nói lên quan điểm cá nhân, sự hiểu biết của mình.......còn một số ban không hài lòng....nếu thấy chưa đúng hãy hoàn thiện nó bằng những thông tin của mình giúp cho chủ tôpic có cái nhìn tổng thể ......nhưng nhiều người không đưa ra những thông tin bổ ích mà chỉ thấy những hàm ý không mấy thân thiện.....phải chăng tôi nói có gì động chạm đến quyền lợi cá nhân của họ??????????
 
Tôi cũng thích kinh doanh con cua đồng nhất.
Con lươn thì rất hứng thú, vì ít người làm
được, nhưng tôi sợ rủi ro cao, bỗng dưng chết
hàng loạt, hay còi mà không lớn, thì mình sạt
nghiệp. Tuy vậy, tôi cũng sợ con cua đồng nhiều
người nuôi được, thì nó giá rẻ như bèo?

Ý tưởng nuôi cua đồng của tôi là nuôi cua mẹ
rồi nhặt từng con cua mẹ có con nhỏ ôm trong yếm
đã thành hình và cựa quậy được rồi, nuôi trong
từng chậu, cho ăn Rận Nước và Giun Chỉ. Khi nó
lớn, cho nuôi thịt, thì cho ăn ốc bươu vàng. Tôi
chưa hề biết ốc bươu vàng, nhung nghe nói rất dễ
nuôi. Vì thế, khả năng nuôi thành công rất cao.
Chỉ sợ khả năng bán thì không thành công thôi.
 
Tôi cũng thích kinh doanh con cua đồng nhất.
Con lươn thì rất hứng thú, vì ít người làm
được, nhưng tôi sợ rủi ro cao, bỗng dưng chết
hàng loạt, hay còi mà không lớn, thì mình sạt
nghiệp. Tuy vậy, tôi cũng sợ con cua đồng nhiều
người nuôi được, thì nó giá rẻ như bèo?

Ý tưởng nuôi cua đồng của tôi là nuôi cua mẹ
rồi nhặt từng con cua mẹ có con nhỏ ôm trong yếm
đã thành hình và cựa quậy được rồi, nuôi trong
từng chậu, cho ăn Rận Nước và Giun Chỉ. Khi nó
lớn, cho nuôi thịt, thì cho ăn ốc bươu vàng. Tôi
chưa hề biết ốc bươu vàng, nhung nghe nói rất dễ
nuôi. Vì thế, khả năng nuôi thành công rất cao.
Chỉ sợ khả năng bán thì không thành công thôi.
Pháp luật VN : " Nghiêm cấm nuôi ốc bưu vàng dưới mọi hình thức "
nuôi chuột cấm luôn - gián đất cấm luôn - nhé !

Khuyến khích nuôi : con OCC - Trồng cây gốc bự
 
Last edited by a moderator:
Tôi cũng thích kinh doanh con cua đồng nhất.
Con lươn thì rất hứng thú, vì ít người làm
được, nhưng tôi sợ rủi ro cao, bỗng dưng chết
hàng loạt, hay còi mà không lớn, thì mình sạt
nghiệp. Tuy vậy, tôi cũng sợ con cua đồng nhiều
người nuôi được, thì nó giá rẻ như bèo?

Ý tưởng nuôi cua đồng của tôi là nuôi cua mẹ
rồi nhặt từng con cua mẹ có con nhỏ ôm trong yếm
đã thành hình và cựa quậy được rồi, nuôi trong
từng chậu, cho ăn Rận Nước và Giun Chỉ. Khi nó
lớn, cho nuôi thịt, thì cho ăn ốc bươu vàng. Tôi
chưa hề biết ốc bươu vàng, nhung nghe nói rất dễ
nuôi. Vì thế, khả năng nuôi thành công rất cao.
Chỉ sợ khả năng bán thì không thành công thôi.
Tạo giống cua là như thế đó bác. Mình sẽ chủ động đc. Khi thu hoạch cua nên đánh bắt tỉa hàng ngày và lọc con có trứng vs con có con rồi bỏ lại ao nuôi sinh sản.
Còn ốc bươu thì hok cần nuôi bác ak. Nó ngoài tự nhiên nhiều lắm. Đầu ra cũng ok 15k/kg đầu ốc. Phần còn lại tận dụng nuôi đc nhiều con nữa.
 


Back
Top