Muốn lập vườn tiêu phải hội đủ bốn điều kiện thiết yếu sau đây và đó cũng là bốn mối lo chánh: Đất - Nước tưới - Nọc tiêu và Hom giống.
Do cây tiêu chỉ thích hợp với loại đất trồng là đất đỏ, đất đỏ nâu và đất thịt pha cát nên phải tìm vùng có loại đất này để lập vườn trồng tiêu mới cho kết quả tốt. Đất đã không hợp thì dù có trồng, tiêu cũng thu hoạch được nhưng đừng đòi hỏi thu hoạch được với năng suất cao!
Tìm thửa đất để lập vườn trồng không khó, nhưng cái khó là vùng đất đó có gần nguồn nước tưới hay không?
Nọc tiêu thì có ai loại: nọc sống và nọc chết. Nọc sống là cây đang sống trong vườn, thứ cây hợp tiêu chuẩn có thân cao và suôn sẻ cho tiêu bám rể lộ thiên mà bò lên cao được. Cây này nếu trồng (cho ngay hàng thẳng lối) ít ra cũng mất đến bốn năm năm. Vì vậy số nọc sống có trong vườn là do những cây đã có sẵn được chừa lại. Trong trường hợp này thì trồng nọc chết xen kẽ vào. Còn nếu trong vườn không có nọc sống thì tất cả phải dùng toàn nọc chết.
Nọc chết là những thân hay cành của các cây gỗ tốt như Căm xe, Dà Đà, cây Táu vừa suôn sẻ, vừa có độ dài khoảng năm thước, vừa có vỏ bên ngoài sù sì nhám nhúa và cũng có sức "phơi gan cùng tuế nguyệt" mười lăm năm trở lên mới hư mục.
---------------
Đất trồng tiêu phải gia tăng lượng phân bón nhiều hơn các loại cây trồng khác. Vì nếu trồng nơi đất đai màu mỡ, phân tro đầy đủ mỗi mẫu tiêu trong một năm có thể thu hái được trên ba tấn hột. Nghĩa là chỉ cần trúng mùa liên tiếp ba bốn năm như vậy là nhà vườn đã thu về được tất cả những khoản vốn liếng đã bỏ ra cho vườn tiêu rồi!
Ngược lại, nếu lỡ trồng vào vùng đất đai cằn cỗi, bón phân không đầy đủ hoặc bón không đúng cách thì mức thu hoạch sẽ giảm sút rất nhiều, sự lỗ lã không tài nào tránh khỏi.
Nọc tiêu tuy là việc đáng quan ngại, tốn kém, nhiều tiền và công phu mua sắm, nhưng chưa đáng lo, vì bước đầu ta có thể sử dụng nọc tạm. Còn phân thì phải bón lót vào đất ngay với số lượng lớn trước khi đặt hom tiêu giống xuống hố trồng.
Phân bón cho tiêu chủ yếu là phân chuồng và phân rác, cùng một số lượng ít phân hóa học như đạm, lân và kali. Tất nhiên, tùy theo mức độ dinh dưỡng của cuộc đất trồng tiêu ra sao mà ta gia giảm chất này hay chất khác. Đôi khi còn phải thêm các nguyên tố vi lượng như sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu) ... để đất lúc nào cũng được màu mỡ tơi xốp, lại giữ được đổ ẩm để giúp cây tăng trưởng mạnh, ra hoa kết trái nhiều.
Thông thường thì ai cũng biết:
- Hễ đất khô thì bón thêm phân đạm
- Hễ đất lầy lội thì bón thêm lân
- Đất phù sa không cần bón nhiều kali
- Đất nhiều phèn thì bón thêm Ca...
Mỗi loại phân có một công dụng khác nhau, đất thừa hay thiếu cũng không tốt. Muỗn biết trong đất đang thừa hay thiếu chất gì ta nên quan sát sự tăng trưởng của vườn tiêu ra sao sẽ biết rõ:
---------------
Hihi, trễ rồi. Em sẽ viết tiếp để bổ sung sau.