Cần tìm mua dinh dưỡng cho cây

  • Thread starter Trần Cao Nguyên
  • Ngày gửi
Chào cả nhà,

Hiện tại mình đang thí điểm trồng cây dược liệu, mình cần tìm dinh dưỡng tưới cho cây như sau:
Giai đoạn phát triển: Tổng Nitrogen 5.45%- Calcium 4.56%- Soluble Potasium ( K2O) 3.54%.

Giai đoạn ra hoa: Tổng Nitrogen 1.80% – Soluble Potasium ( K2O) 9.30% – Magnesium 0. 56% – Available Phospahte (P2O5 ) 4.60%- Iron chelate 0.76%.- Vi lượng ( Mn, Cu, Zn, B, Mo)

Nhờ mọi người tư vấn giúp mình nên sử dụng loại nào.
Rất vui vì được làm quen và giúp đỡ từ mọi người
 


Bạn lấy tài liệu từ đâu mà kiến thức sai
bét nhè ra vậy?

Canxi là chất kiềm. Tưới Can xi thì cây
chết ngay. Bón Can xi thì chỉ có thể bón
vôi với liều lượng thấp cho cây khỏi chết
vì độ PH sẽ lên quá cao khi bón nhiều vôi.
Về việc bón vôi, bạn nên tham khảo cách
bón vôi chống chua, và cách kiểm tra độ
PH của cây trồng. Ngoài độ PH, Canxi không
phải dinh dưỡng cho bất cứ cây trồng nào.
Cây cối hút Canxi rất ít.

Cũng như với Can xi, các chất khoáng khác
như Magiê, Măng Gan, Sắt, Nhôm, Si líc,
vân vân đều thừa trong đất, vì thành phần
chính của đất là những chất này. Có một
số cây mọc lên từ đống rác, hay phân xanh,
phân hữu cơ, thì có thể không đủ các chất
khoáng.

Nói nhiều lý thuyết quá, mà bạn không có,
thì nói thẳng vào vấn đề ngay cho bạn làm.

Thời kỳ cây lớn lên, bạn bón NPK loại 3 con
số bằng nhau, ví dụ 10-10-10 hay 20-20-20.
Trong hình là một phân bón hoàn toàn tan
hết. Bón loại này mà đặc thì cây chết ngay
trong vài phút.

NPK-20-20-20-Water-Soluble-Fertilizer.jpg


Thời kỳ ra bông, bón Nitorat Kali. Trong hình
có ghi rõ tỷ lệ Đạm và Kali:

nop2222_0.jpg


Loại này tưới đặc thì cây cũng chết ngay.
 
chào bạn mình là kỹ sư về cây dược liệu, cụ thể bạn trồng loại cây gì vậy?
 
Bạn lấy tài liệu từ đâu mà kiến thức sai
bét nhè ra vậy?

Canxi là chất kiềm. Tưới Can xi thì cây
chết ngay. Bón Can xi thì chỉ có thể bón
vôi với liều lượng thấp cho cây khỏi chết
vì độ PH sẽ lên quá cao khi bón nhiều vôi.
Về việc bón vôi, bạn nên tham khảo cách
bón vôi chống chua, và cách kiểm tra độ
PH của cây trồng. Ngoài độ PH, Canxi không
phải dinh dưỡng cho bất cứ cây trồng nào.
Cây cối hút Canxi rất ít.

Cũng như với Can xi, các chất khoáng khác
như Magiê, Măng Gan, Sắt, Nhôm, Si líc,
vân vân đều thừa trong đất, vì thành phần
chính của đất là những chất này. Có một
số cây mọc lên từ đống rác, hay phân xanh,
phân hữu cơ, thì có thể không đủ các chất
khoáng.

Nói nhiều lý thuyết quá, mà bạn không có,
thì nói thẳng vào vấn đề ngay cho bạn làm.

Thời kỳ cây lớn lên, bạn bón NPK loại 3 con
số bằng nhau, ví dụ 10-10-10 hay 20-20-20.
Trong hình là một phân bón hoàn toàn tan
hết. Bón loại này mà đặc thì cây chết ngay
trong vài phút.

NPK-20-20-20-Water-Soluble-Fertilizer.jpg


Thời kỳ ra bông, bón Nitorat Kali. Trong hình
có ghi rõ tỷ lệ Đạm và Kali:

nop2222_0.jpg


Loại này tưới đặc thì cây cũng chết ngay.
Bón canxi nitrat thì không có chất kiềm gì đâu pác ơi, cây trồng cần rất nhiều Canxi nhé, có khi nhu cầu sử dụng canxi nhiều hơn cả Lân nửa đấy, trong đất thì lượng canxi không đủ cho cây đâu, vì ở VN, nhất là ở ĐBSCL rất chua, nên lượng canxi trong đất chỉ ở dạng không tan, vì vậy cần bón 1 lượng lớn cho cây trồng.
Em có tham khảo cách pha dung dịch thủy canh của Albert thì lượng canxi trong dung dịch cao hơn cả lân đấy.
 

Can xi không tan thì là đá vôi. Đá này ở quanh Hà Nội
rất nhiều. Nung lên làm vôi thì mới là kiềm. Can xi
không tan mà bón, thì là nghiền đá núi Hà Nam và Đông
Triều ra mà đổ xuống ruộng.

Cây hút Ni tơ rát Can xi là nó lấy chất đạm mà ăn,
chứ lấy Can xi vào người làm gì?
 
Bạn goi số này 0951928441 ( Ngãi- CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN THẢO TIÊN
Trụ sở : 378/3-5 Thoại Ngọc Hầu, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, HCM ) để liên hệ đê được tư vấn nhé, đây là nơi sản xuất loại phân rất tốt, giá cả phải chăng, chiết khấu cao- Bạn nói anh Vận ngoài Hà Nội giới thiệu nhé !
 
Bạn hãy sử dụng sản phẩm này C-F- A của mình thành phần tương tự như bạn cần. ngoài ra còn bổ sung amino acid của pháp. rất tốt bạn à: 0913373068
 
xin chào Anh leviet_law!
e có đọc một số chủ đề trên agriviet e thấy Anh rất nhiệt tình và tâm huyết với người nông dân. đặc biệt các chủ đề về cây có mui. e thấy a rất am hiểu về cây có mui. một số chủ đề e thấy Anh co nhắc đến topic của @hoangkhoi1986 để tìm hiểu về phân bón. tìm hiểu về phân bón thì e rất quan tâm. là nông dân mà Anh nhỉ? mình phải hiểu mình đang làm gì, đang bón gì mà, đúng không Anh! nên e rất muốn tìm hiểu về phân bón. nhưng không hiểu sao e tìm không thấy cái topic đó của @hoangkhoi1986, hoặc tìm thì thấy khi lick vào thì lại hiện thông báo là có lỗi. nếu được khi nào Anh rảnh Anh có thấy chia sẻ về phân bón của @hoangkhoi1986 thì Anh cho e xin phần chia sẻ đó của @hoangkhoi1986 vào email: phamtn37@gmail.com được không Anh.
e cảm ơn Anh rất nhiều!
 
Sau 1 thời gian thì mình cảm thấy không nên dùng các loại phân bón vi sinh.
Mình so sánh 1 cây bón phân và 1 cây mình bón các loại phân hữu cơ ( phân gà, phân xanh...) thì cây được bón phân hữu cơ có sản lượng cao hơn
 
Chào cả nhà,

Hiện tại mình đang thí điểm trồng cây dược liệu, mình cần tìm dinh dưỡng tưới cho cây như sau:
Giai đoạn phát triển: Tổng Nitrogen 5.45%- Calcium 4.56%- Soluble Potasium ( K2O) 3.54%.

Giai đoạn ra hoa: Tổng Nitrogen 1.80% – Soluble Potasium ( K2O) 9.30% – Magnesium 0. 56% – Available Phospahte (P2O5 ) 4.60%- Iron chelate 0.76%.- Vi lượng ( Mn, Cu, Zn, B, Mo)

Nhờ mọi người tư vấn giúp mình nên sử dụng loại nào.
Rất vui vì được làm quen và giúp đỡ từ mọi người
Bạn nên sử dụng phân hữu cơ sinh học cho bền vững.
+ nấm đối kháng nữa thì ok luôn

Mình đang dùng phân vinaxanh cây phát triển rất tốt sau 2 tuần và hoan toàn vô hại.
 
Chào cả nhà,

Hiện tại mình đang thí điểm trồng cây dược liệu, mình cần tìm dinh dưỡng tưới cho cây như sau:
Giai đoạn phát triển: Tổng Nitrogen 5.45%- Calcium 4.56%- Soluble Potasium ( K2O) 3.54%.

Giai đoạn ra hoa: Tổng Nitrogen 1.80% – Soluble Potasium ( K2O) 9.30% – Magnesium 0. 56% – Available Phospahte (P2O5 ) 4.60%- Iron chelate 0.76%.- Vi lượng ( Mn, Cu, Zn, B, Mo)

Nhờ mọi người tư vấn giúp mình nên sử dụng loại nào.
Rất vui vì được làm quen và giúp đỡ từ mọi người


Mình cung cấp phân gà dã ủ hoai và diệt hết bọn vi khuẩn có hại, bạn cần thì alo mình nhé, khỏi phải suy nghĩ. Bên mình là trang trại nuôi gà nhưng khác ở chỗ là mình có hệ thống xử lý phân làm cho ủ hoai luôn. nên nguồn phân gà dồi dào lắm, các bạn cứ yên tâm không lo cháy hàng đâu
 
Sau 1 thời gian thì mình cảm thấy không nên dùng các loại phân bón vi sinh.
Mình so sánh 1 cây bón phân và 1 cây mình bón các loại phân hữu cơ ( phân gà, phân xanh...) thì cây được bón phân hữu cơ có sản lượng cao hơn
Bạn nên kết hợp.. vi sinh sẽ phát triển visinh vật có lợi. Tác dụng như phân chuồng vậy.. nhưng phân chuồng trung vi luong cao chứ k có hệ vi sinh vật.
Phân hữu cơ coa dùng vẫn kết hợp vs hóa học để đẩy nhanh quá trình phát trển và thúc cây.. nếu dùng đơn sản lượng ít nhưng bền vững vì nuôi ít cây luôn khỏe mà..
 
Bạn lấy tài liệu từ đâu mà kiến thức sai
bét nhè ra vậy?

Canxi là chất kiềm. Tưới Can xi thì cây
chết ngay. Bón Can xi thì chỉ có thể bón
vôi với liều lượng thấp cho cây khỏi chết
vì độ PH sẽ lên quá cao khi bón nhiều vôi.
Về việc bón vôi, bạn nên tham khảo cách
bón vôi chống chua, và cách kiểm tra độ
PH của cây trồng. Ngoài độ PH, Canxi không
phải dinh dưỡng cho bất cứ cây trồng nào.
Cây cối hút Canxi rất ít.

Cũng như với Can xi, các chất khoáng khác
như Magiê, Măng Gan, Sắt, Nhôm, Si líc,
vân vân đều thừa trong đất, vì thành phần
chính của đất là những chất này. Có một
số cây mọc lên từ đống rác, hay phân xanh,
phân hữu cơ, thì có thể không đủ các chất
khoáng.

Nói nhiều lý thuyết quá, mà bạn không có,
thì nói thẳng vào vấn đề ngay cho bạn làm.

Thời kỳ cây lớn lên, bạn bón NPK loại 3 con
số bằng nhau, ví dụ 10-10-10 hay 20-20-20.
Trong hình là một phân bón hoàn toàn tan
hết. Bón loại này mà đặc thì cây chết ngay
trong vài phút.

NPK-20-20-20-Water-Soluble-Fertilizer.jpg


Thời kỳ ra bông, bón Nitorat Kali. Trong hình
có ghi rõ tỷ lệ Đạm và Kali:

nop2222_0.jpg


Loại này tưới đặc thì cây cũng chết ngay.
Chắc bạn cũng là một người trong ngành phân bón, không biết thế nào chứ bạn đưa ra 2 sản phẩm kia thì mình ko nới tới nữa vì mình chưa sử dụng, còn Canxi không phải chỉ tồn tại ở dạng Cao hay gọi là vôi sống như bạn nghĩ nhé,trong quá trình canh tác thì cây đẫ hút đi rất nhiều chất dinh dưỡng trong đất, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng bị hút đi nhưng không được chúng ta bổ sung vào,vì vậy sau vài năm thì đất sẽ bị bạc màu đi cho dù vẫn bón phân hóa học bình thường,bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng cho cây là cần thiết nhung với một liều lượng nhỏ. Có gì thiếu sót mong mọi người bổ sung. Thân!
 
Nói tóm lại cho bạn dễ hiểu:

Bạn nghiền một cục đá vôi hay một mảnh vỏ sò
ra, rắc xuống đất, thì số Can xi đó đủ để
bạn trồng cây 10 năm vẫn không hết.

Các chất bạn nói tiếng Tàu là "vi lượng" thì
không ai quan tâm đến đâu, vì thực tế, chúng
có sẵn trong đất gấp trăm lần cây cần. Bạn
cứ thoải mái trồng đời cháu chắt, vẫn không
phải bón.

Nếu bạn cố tình muốn bỏ tiền ra mua, thì cứ
bán cả nhà cả ruộng đi, cũng không đủ phân
bón "vi lượng" đâu.
 
Nói tóm lại cho bạn dễ hiểu:

Bạn nghiền một cục đá vôi hay một mảnh vỏ sò
ra, rắc xuống đất, thì số Can xi đó đủ để
bạn trồng cây 10 năm vẫn không hết.

Các chất bạn nói tiếng Tàu là "vi lượng" thì
không ai quan tâm đến đâu, vì thực tế, chúng
có sẵn trong đất gấp trăm lần cây cần. Bạn
cứ thoải mái trồng đời cháu chắt, vẫn không
phải bón.

Nếu bạn cố tình muốn bỏ tiền ra mua, thì cứ
bán cả nhà cả ruộng đi, cũng không đủ phân
bón "vi lượng" đâu.
cảm ơn bạn đã phản hồi."vi lượng" ok! cái này không quan tâm ư,
không biết bạn dã dùng hay chưa mà bạn lại nói vậy.
mình đông ý với bạn là nghiền 1 cục đá vôi bón xuống nó cũng cho kết quả giúp cây phát triển tốt hơn.canxi đó là trung lượng,
Nếu bạn cố tình muốn bỏ tiền ra mua, thì cứ
bán cả nhà cả ruộng đi, cũng không đủ phân
bón "vi lượng" đâu.

không biết bạn định bón bao nhiêu,với liều lượng như thế nào,
hay bạn chưa từng sử dụng qua một loại phân bón có chứa một số chất
"vi lượng" ( vitamin cho cây) mà bạn lại bảo bán ruộng,vườn nhà cửa đi để mua.
xin thưa với bạn. các nguyên tố này cây cần rất it, nếu thiếu những nguyên tố này thì cây không thể phát triển được

1. Sắt (Fe):
Thường được bổ sung dưới dạng phức chất (chelat), thí dụ như Fe - EDTA (9% Fe) hoặc Fe - EDDHA (6% Fe) với hình thức phun lên lá. Sắt không được tái sử dụng nên rất dễ xảy ra thiếu sắt khi bón phân không cân đối.
(+) Vai trò:
- Sắt có vai trò quan trọng việc hình thành diệp lục, qua đó có vai trò trong việc cung câp oxi cho cây trồng.
- Khi cây thiếu sắt sẽ biểu hiện qua lá: lá cây có màu xanh nhợt nhạt (bạc lá), đặc biệt giữa gân lá mầu xanh và khoảng giữa mầu vàng. Dễ quan sát nhất là các lá non, vào thời kỳ đỉnh sinh trưởng của cây trồng.
- Khi bệnh nặng, toàn bộ cây biến thành màu vàng cho tới trắng lợt. Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hếtở các lá non, sau đến lá già.
(+) Nguyên nhân:
Mất cân bằng với các chất khác như Molipden (Mo), Đồng(Cu) hay Mangan(Mn) trong quá trình bón phân (ví dụ khi bón Lân).
Do pH trong đất (giá thể), hàm lượng carbonat cao
Do di truyền của cây
Do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp.
2. Mangan (Mn):
Hiện tượng thiếu Mn, chủ yếu xẩy ra đối với đất có độ pH từ axit nhẹ đến trung tính. Mangan sulfat (24 - 32% Mn) và Mn - EDTA (13 % Mn) đều dễ tan trong nước và có tác dụng nhanh. Mangan oxyt có thể được sử dụng để làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
(+) Vai trò:
- Mangan là thành phần của các enzyme. Nó có vai trò hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và tham gia trực tiếp vào quá trìnhquang hợp, bằng cách hỗ trợ sự tổng hợp Diệp lục.
- Mangan tăng cường sự chín và sự nẩy mầm của hạt khi nó làm tăng sự hữu dụng của Lân và Canxi. Cũng như sắt,
- Mangan cũng không được tái sử dụng trong cây nên hiện tượng thiếu sẽ bắt đầu từ những lá non, với mầu vàng giữa những gân lá, và đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen.
- Biểu hiện rõ nhất khi cây thiếu Mn là phần gân lá và mạch dẫn biến vàng. Nhìn toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt lá và phát triển thành các vết hoại tử trên lá.
(+) Nguyên nhân:
Hiện tượng thiếu Mangan thường xảy ra ở những chân đất giầu hữu cơ, hay trên những đất trung tính hoặc hơi kiềm và có hàm lượng Mangan thấp. Mặc dù hiện tượng thiếu Mangan thường đi với đất có pH cao, nhưng nó cũng có thể gây ra bởi sự mất cân bằng với các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt.
Hiện tượng thiếu thường xảy ra rõ nét khi điều kiện thời tiết lạnh, trên chân đất giầu hữu cơ, úng nước. Triệu chứng sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô ráo.
3. Kẽm (Zn):
Kẽm được coi như là một trong các nguyên tố vi lượng đầu tiên cần thiết cho cây trồng. Kẽm thường được bón cho cây thiếu dinh dưỡng, có thể phun kẽm sunfat (23 % Zn) hoặc kẽm chelat (Zn - EDTA) lên lá ở giai đoạn hình thành hạt, lượng Zn trong lòng đất có vai trò quan trọng hơn so với Zn trên bề mặt.
(+) Vai trò:
Zn tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây. Nó là một nguyên tố có ảnh hưởng to lớn đối với năng suất cây trồng.
Kẽm hỗ trợ cho sự tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men và cần thiết cho sự tăng cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây. Nó cần thiết cho việc sản xuất ra chất Diệp lục và các Hydratcarbon.
Kẽm cũng không được vận chuyển sử dụng lại trong cây nên biểu hiện thiếu thường xảy ra ở những lá non và bộ phân khác của cây.
Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng. Biểu hiện thiếu kẽm có thể là: lá non chuyển sang trắng hoặc vàng sáng…
(+) Nguyên nhân:
Bón phân không cân đối.
4. Đồng (Cu):
Là một kim loại nặng nên cần được chú ý khi bón cho cây trồng. Nếu đất thiếu đồng có thể điều chỉnh bằng cách bón đồng sulfat hoặc oxyt. Thích hợp nhất là phun chelat hoặc đồng sulfat trung tính lên lá cây đang thiếu dinh dưỡng.
(+) Vai trò:
Đồng cần thiết cho sự hình thành Diệp lục và làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào thành phần của chúng.
Nhiều loại cây rau biểu hiện thiếu Đồng với lá rủ xuống và có mầu xanh, chuyển sang quầng mầu da trời tối trước khi trở nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa được.
(+) Nguyên nhân:
Hiện tượng thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lầy, ruộng lầy thụt. Cây trồng thiếu đồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả.
5. Bo (B):
Nhu cầu B cho từng loại đất là rất khác nhau. Nên bón borac (ll - 22% B) cho cây có nhu cầu B cao. B cũng có thể được bón phối hợp với phân lân hoặc phân đa dinh dưỡng khác. Polyborat thường được coi là loại cao cấp hơn so với borac khi dùng để bón lá.
(+) Vai trò:
Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cần thiết cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống.
Bo cũng hình thành nên các phức chất đường/borat có liên quan tới sự vận chuyển đường và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein.
Bo tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao đổi N, nước và chất khoáng khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất của B là tới mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng và quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.
Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên.
(*) Nguyên nhân:
Bón phân không cân đối, phân bón không có đủ vi lượng cần thiết.
6. Molypđen (Mo):
Chất này chỉ cần bón với lượng nhỏ, sử dụng muối Natri Molypđat tan trong nước, còn Amoni Molypđat lại thích hợp để bón lá.
(+) Vai trò:
Molipden cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat. Loại men này khử Nitrat thành Ammonium trong cây.
Molipden có vai trò sống còn trong việc tổng hợp đạm cộng sinh bởi vi khuẩn Rhizobia trong nốt sần cây họ đậu.
Molipden cũng cần thiết cho việc chuyển hóa Lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ trong cây.
Thiếu Mo sẽ ức chế dinh dưỡng đạm của cây trồng nói chung, đặc biệt của các cây họ đậu . Hiện tượng thiếu Molipden có biểu hiện chung như vàng lá và đình trệ sinh tưởng. Sự thiếu hụt Molipden có thể gây ra triệu chứng thiếu Đạm trong các cây họ đậu như đậu tương, cỏ alfalfa, vì vi sinh vật đất phải có Molipden để cố định Nitơ từ không khí. Molipden trở nên hữu dụng nhiều khi pH tăng, điều đó ngược lại với đa số vi lượng khác.
(+) Nguyên nhân:
Thiếu Mo thường xảy ra ở nơi đất trồng chua. Đất nhẹ thường dễ bị thiếu Mo hơn so với đất nặng.
7. Vai trò của Clo (Cl):
Clo là nguyên tố vi lượng sống còn cho cây trồng.
(+) Vai trò:
Clo tham gia vào các phản ứng năng lượng trong cây. Cụ thể là nó tham gia vào sự bẻ gẫy phân tử nước với sự hiện hữu của ánh sáng mặt trời và hoạt hóa một số hệ thống men.
Nó cũng tham gia vào quá trình vận chuyển một số chất như Canxi, Magie, Kali ở trong cây, điều hòa hoạt động của những tế bào bảo vệ khí khổng, do đó kiểm soát được sự bốc thoát hơi nước…



Trích dẫn bộ khoa học và công nghệ
 


Back
Top