cay quyt duong

  • Thread starter hahaioanh
  • Ngày gửi
nhà tôi đang trồng 2ha quýt đường 4 năm tuổi.Hiện nay trái đã to bằng trái chanh,không biêt vì lí do gì mà bị vàng đít và rụng rất nhiều.Không biết vì nguyên nhân gì?Có ai biết lam ơn chỉ giúp cách phòng trị với,xin cám ơn nhiều.
 


Bạn xem trong vườn có con bọ xít xanh không, có thể do con này chích hút mà ra.

Bọ xít xanh hại trái


<table border="0" cellpadding="5" cellspacing="0" width="100%"> <tbody> <tr> <td height="110" valign="top" width="153">
</td> <td valign="top" width="251"> Tên khoa học:Rhynchocoris poseidon
Họ: Pentatomidae
Bộ: Hemiptera
</td></tr></tbody></table> <table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="100%"> <tbody> <tr> <td height="786" valign="top" width="424">
bul-cam1.gif
Triệu chứng gây hại

Chủ yếu gây hại trên cam, quýt, chanh.
Bọ xít tấn công trái khi còn rất nhỏ. Cả ấu trùng và thành trùng đều dùng vòi để chích hút trái. Khi trái nhỏ bị hại trái sẽ chuyển màu vàng, chai cứng và rụng sau đó.
bul-cam1.gif
Đặc điểm hình thái

Thành trùng có màu xanh lá cây, bóng với chiều dài cơ thể 20-22 mm, chiều rộng 15-16 mm. Kim chích hút dài đến cuối bụng. Rìa ngực trước có 2 gai nhọn, hai bên mép bụng có rìa răng cưa. Chính giữa mặt bụng có một đường nổi rõ rệt.
Ấu trùng có 5 tuổi, ấu trùng mới nở dài khoảng 2,5-3 mm. Ở các tuổi khác, ấu trùng đều có màu vàng tươi, trên ngực, cánh và bụng có nhiều đốm đen, các đốm rất to và đen sẫm ở tuổi nhỏ, khi ấu trùng lột xác lớn lên các đốm nhỏ dần. Mầm cánh của ấu trùng tuổi 5 đã lộ rất rõ bên ngoài cơ thể.
Trứng rất tròn, mới đẻ có màu trắng trong, sau đó chuyển sang màu vàng nhạt, khi sắp nở, trứng có màu đen trên phần đầu.
bul-cam1.gif
Đặc điểm sinh học và sinh thái

* Vòng đời:
- Trứng: 6-8 ngày
- Sâu non: 25-29 ngày
- Trưởng thành: có thể sống trên 1 tháng.
Thành trùng thường hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
Bọ xít tấn công trái khi trái còn rất nhỏ, cả ấu trùng và thành trùng đều dùng vòi để chích hút trái. Khi trái nhỏ bị gây hại, trái sẽ vàng, chai và rụng. Nếu trái lớn bị hại, trái có thể bị thối do bội nhiễm nấm hoặc một số vi sinh vật khác.
bul-cam1.gif
Thiên địch của bọ xít

Thiên địch của trứng bọ xít xanh là các loài ong ký sinh như: Trissolcus latisulcus, Anastatus spp, nhện bắt mồi, nấm ký sinh Beuveria. Ngoài ra kiến vàng cũng có khả năng khống chế sự gây hại của bọ xít một cách đáng kể.
bul-cam1.gif
Biện pháp phòng trừ

- Bắt bằng vợt buổi sáng khi bọ xít ít hoạt động.
- Kiểm tra thường xuyên để ngắt bỏ các ổ trứng trên mặt lá.
- Nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina.
- Có thể xịt thuốc: Trebon, Fenbis, Isoprocarb (Mipcide…), Isoprocarb (Bassa…), Cypermethrin (Sherpa…),…
Chú ý việc dùng thuốc có hiệu quả cao khi phát hiện các ổ bọ xít non và tiêu diệt chúng.
</td></tr></tbody></table>Theo Chi Cục BVTV TP.HCM


Hình của nó ở trang này:
http://www.skhcndongthap.gov.vn/tintuc/index.aspx?detailID=2035
 
Last edited by a moderator:
Chị có thể cho biết còn nguyên nhân nào khác không?ví dụ như thiếu dinh dưỡng chẳng hạn.Tôi đã coi rất kĩ ,hoàn toàn không co bọ xít xanh.Trước khi rụng,trái co dấu hiệu dài ra,khi đó vỏ trái vẫn còn xanh nhưng khi vặt xuống cuống nó đã vàng rồi.Một thời gian lâu sau nó mới rụng.Cám ơn chị nhiều.
 
Thiếu dinh dưỡng thì trái chậm lớn hoặc trái nhỏ thôi chứ không bị rụng. Khả năng khác là do nấm nhưng thấp lắm. Tôi có thể khẳng định là do côn trùng chích. Bạn thử tìm thật kỹ xem, vì con này ngụy trang rất giỏi, cùng màu với lá hoặc trái quýt nên rất khó thấy. Thứ hai, bạn hãy xem những trái mới vừa có màu vàng, tại đó có vết chính hay không? Một khả năng nữa có thể do ruồi vàng chăng?
 
gửi chị Hiền Hòa:theo tôi biết thì ruồi vàng chích khi trái săp được thu (đã to và có độ ngọt),vêt chích của nó thường có quầng vàng hình tròn,chính giữa có màu thâm ,đằng này trái vàng từ khi còn bé(đk 3cm)và vàng loang nổ không có hình dạng nhất định.Cũng có người cho rằng bị nấm ở bộ rễ,nhưng tôi để ý có một số cây bị nấm phytophthora rất nặng,toàn cây vàng hết nhưng lại chẳng rụng trái nào.Hiện tai tôi đang rất lúng túng và chưa có biên pháp nào khả thi. Mong chi vận dụng nhưng kiến thức của mình,hoặc của đồng nghiệp hay tìm thấy tài liệu nào nói về bệnh này,chị chỉ giùm tôi .Cám ơn chị nhiều nhiều.
 
nhà tôi đang trồng 2ha quýt đường 4 năm tuổi.Hiện nay trái đã to bằng trái chanh,không biêt vì lí do gì mà bị vàng đít và rụng rất nhiều.Không biết vì nguyên nhân gì?Có ai biết lam ơn chỉ giúp cách phòng trị với,xin cám ơn nhiều.
Gửi chị cũng có nhiều nguyên nhân gây rụng trái chị cho em biết trước kia 2 ha chị đã trồng cây gì rồi như ở Đồng Nai cũng bị rất nhiều do trước kia mọi người trồng Nhãn dùng thuốc hóa học quá nhiều. Giai đoạn này nắng nếu tưới nước không hợp lý cũng dẫn tới hiện tượng này, nhưng theo em quan trọng nhất là bộ rễ.
 
Last edited by a moderator:
nhà tôi đang trồng 2ha quýt đường 4 năm tuổi.Hiện nay trái đã to bằng trái chanh,không biêt vì lí do gì mà bị vàng đít và rụng rất nhiều.Không biết vì nguyên nhân gì?Có ai biết lam ơn chỉ giúp cách phòng trị với,xin cám ơn nhiều.

Theo em nghĩ thì quýt nhà Bác đã bị bệnh Tristeza
Triệu chứng bệnh thường xuất hiện trên lá non. Nhưng gần đây đã được phát hiện một số dòng khác, rất nguy hiểm. Một dòng gây vàng đít và rụng trái non trên cây quýt đường khi trái bằng trái pingpong trở lên.

u1_ccmtristeza4.jpg


Triệu chứng vàng đít (đuôi) trái trên quýt đường do nhiễm Tristeza​

---------------
Một dòng khác gây hiện tượng lõm thân trên cây chanh tàu.

u1_ccmtristeza2.jpg
Triệu chứng lõm thân cây chanh tàu do nhiễm Tristeza​

Triệu chứng

Triệu chứng bệnh xuất hiện trên cây có múi tuỳ theo giống, dòng virus nhiễm, chúng được phân loại như sau:

+ Dòng nhẹ: Không gây ảnh hưởng mấy đến năng suất cây, chỉ gây gân trong hoặc lõm thân nhẹ trên chanh giấy (Citrus aurantifolia).

+ Vàng lùn cây con: Gây vàng và lùn trên cây cam chua (sour orange =C. aurantium), chanh giấy (C. limon), và bưởi chùm (C. paradisi).

+ Chết nhanh trên cam chua (sour orange): Ghép cam mật (C. sinensis) trên gốc ghép cam chua sẽ cho cây bị lùn, vàng, lõm thân và chết nhanh.

+ Lõm thân trên buởi: Cây bị lùn, cả thân và nhánh cây bị lõm nặng khi bóc vỏ khỏi thân. Giảm năng suất và kích thước trái, cành trở nên giòn và dễ gãy.

+ Dòng gây lõm thân trên chanh tàu: Cây vẫn sinh trưởng bình thường, thân chính và cành bị quặc quẹo, khi bóc vỏ thân, phần gỗ bị lõm vào rất nhiều.

+ Dòng gây vàng đít trái trên quýt đường: cây vẫn sinh trưởng và xanh tốt, tuy nhiên khi trái đạt kích thước bằng trái pingpong thì trái bị vàng từ phần đít trái vàng lên cuống trái, trái rụng hàng loạt, gây thất thoát nặng cho nhà vườn.

Tác nhân gây bệnh
Virus gây bệnh là Closterovirus có dạng sợi dài với kích thước 11 x 2000 nm (Bar-Joseph và ctv., 1979). Truyền qua chiết ghép. Trọng lượng phân tử của vỏ protein là 25000 daltons. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có hai vỏ protein với trọng lượng phân tử 23,000 daltons và 21,000 daltons.
u1_ccmtristeza3.jpg
Hình virus Tristeza​

Trung gian truyền bệnh

Virus không truyền qua cơ giới nhưng truyền qua chiết ghép.
Bệnh còn được truyền qua rầy mềm


u1_ccmtristeza5.jpg
Rầy mềm, trung gian truyền bệnh Tristeza​

Quản lý bệnh

Nhiều phương pháp có thể áp dụng quản lý bệnh Tristeza, chúng bao gồm loại trừ cây bệnh, sử dụng phương pháp canh tác, phòng trừ sinh học sử dụng dòng nhẹ để bảo vệ chéo, sử dụng gốc ghép kháng bệnh, sử dụng công nghệ sinh học thông qua chuyển gene.

Bác có thể hạn chế bệnh bằng cách dùng các dòng kháng bệnh, hoặc tiêu diệt trung gian truyền bệnh như
sử dụng thuốc Confidor cho bệnh vàng lá Greening và rầy chổng cánh cũng có tác dụng tốt đối với rầy mềm, trung gian truyền bệnh Tristeza.
---------------
Hy vong kiến thức này giúp được bác.
Thân!
 

Last edited by a moderator:
Không chỉ đối phó với nấm F. solani mà phải làm sao cho đất tơi xốp, thoáng khí, diệt tuyến trùng trong đất, thay đổi cách xử lý ra hoa bằng hoá chất thay vì dùng biện pháp xiết nước...

Để hạn chế tác hại của bệnh, bác có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:


- Lên liếp cao, thoát nước tốt, nếu đất thấp phải có hệ thống bờ bao vững chắc để có thể chủ động bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.


-Tăng cường bón phân hữu cơ, tro trấu, mùn... giúp đất tơi xốp. Bón thêm vôi để duy trì độ pH của đất.


- Nên dùng hoá chất để kích thích ra hoa trái vụ thay cho biện pháp xiết nước.


- Tăng cường thêm lân, kali để tăng sức đề kháng của rễ đối với bệnh và kích thích cây ra rễ mới hoặc tưới MKP để cây phục hồi nhanh.


- Nếu vùng đất có tuyến trùng nên kết hợp rải Basudin 10H hoặc Regent 0,3G (100g) + Ridomil72WP (30g)/gốc.


- Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp dùng thuốc kịp thời. Nếu cây mới bị bệnh có thể pha dung dịch thuốc Thiram 85WP hoặc Benomyl 50WP, Derosal 60WP, Ridomil 72WP, Nustar... với liều lượng 30-50g/10 lít nước tưới cho một gốc, tưới 2 lần/năm.
 
Em có đọc được một kinh nghiệm giúp cho trái quýt trồng được ngọt, post lên các bác xem thử
Để trái quýt ngọt, trước khi thu hoạch 15 ngày, cầ nbổ sung các loại phân như humic, urê, kali tuỳ theo sản lượng quả của cây mà bón lượng phân cho phù hợp, thường thì 0,5kg urê + 0,5 kg kali/gốc.
Các bác thấy kinh nghiệm này thế nào?
 


Back
Top