Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Bac cho con hỏi!! sau tết thấy nhiều cây mai họ cưa trụi lũi luôn ,còn con thì bấm vừa vừa thôi sợ nó chết hii!!!??? con nghĩ họ cưa như vậy để tạo dáng lại !!?? cam on bac !!!
 
Bac cho con hỏi!! sau tết thấy nhiều cây mai họ cưa trụi lũi luôn ,còn con thì bấm vừa vừa thôi sợ nó chết hii!!!??? con nghĩ họ cưa như vậy để tạo dáng lại !!?? cam on bac !!!

Cắt toàn bộ chi, cắt gần sát thân chuyện chỉ xẩy ra ở các cây mai tự do mà chưa hoàn chỉnh và chỉ cắt lúc đầu năm

Cắt toàn bộ để tạo chi cành mới và uốn lại cho đẹp hơn
Hoặc do các chi cành cũ đã lão hóa ..do nấm ăn sâu vào gỗ hoành hành.. làm phát triển kém...cắt để trẻ hóa lại phát triển mạnh hơn

Nhưng bao giờ người ta cũng cắt kiểu “chuyển nhịp” để tạo chi mọc thêm thẩm mỹ hơn do nhỏ dần lại
Sau nhiều năm và nhiều lần cắt chuyển nhịp chi sẽ rất đẹp

Với mai BĐ người ta chỉ cắt cành tược thôi..không cắt chi
Nhưng Mai Bon Sai BĐ cắt chi bạo lắm. Cái chi to bằng cổ tay dài ra 2 tấc nhỏ lại như cái đũa liền 1 mạch ...phải nhiều lần cắt và sau nhiều năm mới được vậy đấy

Cây đã hoàn chỉnh thành kiểng không ai cắt chi đâu mà o bế kĩ lắm đấy...đầu năm quét bordeau ( cooc các loại) cuối năm chà rửa nấm kĩ lắm đấy để chi luôn sạch sẽ mạnh mẽ

Cây hoàn chỉnh ta chỉ cắt cành , hoặc đầu cành thôi ..cành mới từ chi mọc ra mang lá mới...kết nụ mới với dáng thế... cũ
 
Bác cho con hỏi ạ, với những cây dáng bay hay đỗ, mình nên có chế độ chăm sóc như thế nào là hợp lý và thuận theo tự nhiên nhất vậy bác? Con cảm ơn.
 
Bác cho con hỏi ạ, với những cây dáng bay hay đỗ, mình nên có chế độ chăm sóc như thế nào là hợp lý và thuận theo tự nhiên nhất vậy bác? Con cảm ơn.

Với mai vàng ..Gốc trên cao ngọn dứới thấp ..1 thế không thể có trong thiên nhiên
Nếu vì lí do sạt lở mà ra vậy thì chỉ trong thời gian ngắn gốc sẽ mọc tược vươn thẳng lên..và lúc này tược gốc sẽ biến thành ngọn...và cành có ngọn lúc trước sẽ biến thành cành gốc

Ưu thế ngọn và cành thẳng bao giờ cũng mạnh ( quang hướng ngịch) ngọn đi ngược ánh sáng mặt trời tức là ngọn chạy về phía có ánh sáng) vì đó là thuận theo tự nhiên của chúng

Thác đổ : ngọn đi xuôi theo hướng ánh sáng là ngược với tự nhiên...trong cây xanh đi xuôi theo hướng ánh sáng ( quang hướng thuận) là chuyện của ..cái rễ..và chỉ có rễ cây là phát triển theo kiểu này

Vì thế cành thác đổ muốn sống phải mọc tược ngóc đầu lên về phía ánh sáng mặt trời....Bây giờ nếu có thường xuyên bấm ngọn gốc thì cành thác đổ vẫn yếu và sẽ bị loại chết dần dần theo thời gian

Để nó dễ sống chỉ có cách là lật ngiêng cái chậu sao cho ngọn vẫn phải cao hơn gốc..và cố định chậu ngiêng như vậy trong chăm sóc và đủ 1 chu kì sanh trưởng ( 1 năm)
Nên đặt chậu để ngọn thả xuống về hướng đông vì nhiều ánh sáng mặt trời mới mọc rất có lợi cho sự sống

Nếu bạn thích thác đổ (đúng ngĩa ) cây rũ xuống như 1 mái tóc dài buông thõng....mà vẫn sống mạnh thì bạn nên chọn Cần Thăng

Phải cây mang bóng dáng ai
Để người tri kỉ miệt mài bón chăm
Tại tơ rút ruột con tằm

.............
Người viết lên câu thơ trên là ý nói về cây thác đổ đấy...nó gọi nhớ về 1 mái tóc của ai đó ... đã vào1 thời xa xôi lắm rồi

Tôi có 2 cây Cần Thăng gốc to bằng bắp vế..buông thõng thác đổ hơn chục năm rồi mà vẫn sống mạnh ( vẫn phải năng tỉa cành gốc)
ngọn thả sâu xuống và uốn gần như ôm lấy cái đôn cao
 
Dạ, con cảm ơn bác! Ak bác ơi, đầu tháng 7 mình cho nó một lần phân loãng phải không ạ?
 
Dạ, con cảm ơn bác! Ak bác ơi, đầu tháng 7 mình cho nó một lần phân loãng phải không ạ?

Phân loãng thì cứ đều đặn 15 ngày lần là trung bình..gia tăng tần xuất phân bón là trong các trường hợp đặc biệt
Như nắng to...nắng gay gắt thì 10 ngày 1 lần
Hoặc bón phân kích đọt để đón lá

Trong tình hình bình thường...giữa hoặc gần cuối tháng 7 sẽ có 1 đợt ra đọt rất mạnh..đợt lá mới này sẽ là chủ lực để nuôi cây , nuôi nụ và giữ nụ trong các tháng cuối năm..do đó cần phải thêm phân cho nó trước để cho đợt lá ra được thêm mạnh mẽ
Không những bón phân trước mà còn phải phun thuốc diệt ngừa nấm vài lần trước để diệt hết nấm bịnh tiềm ẩn...như thế mới an toàn

Không biết năm nay thời tiết ít mưa...đợt lá mạnh mẽ này có ra mạnh mẽ như mọi năm không?!

Bây giờ tôi phải đi Long sơn ( VT) tối về sẽ tiếp tục
 
Dạ, từ đầu tháng 6 con ngưng bón phân loãng và phân dơi chuyển sang sử dụng dynamic tan chậm để giảm đạm. Tháng 7 chuẩn bị cơi đọt mình nên dùng phân ngâm hay Alaska (con sợ trong alaska có các chất kích thích sẽ làm cây bung nụ sớm)?
 
Dạ, từ đầu tháng 6 con ngưng bón phân loãng và phân dơi chuyển sang sử dụng dynamic tan chậm để giảm đạm. Tháng 7 chuẩn bị cơi đọt mình nên dùng phân ngâm hay Alaska (con sợ trong alaska có các chất kích thích sẽ làm cây bung nụ sớm)?

Chuyện này viết rồi mà AlasKa chỉ nên dùng từ đầu năm đến hết tháng 4 là ngưng( kể cả Đầu trâu 501)
Từ tháng 5 chuyển sang dùng Grow more.. để kích nụ..nuôi lá hoặc nuôi nụ vì vậy nếu cần kích thêm đọt hoặc nuôi lá thì dùng Grow more 30-10-10
Và chủ yếu phân loãng bón gốc
 
Bác Kieu Phong cho chau hỏi, sau khi mình bón hoặc phun phân thì bao lâu phân mới có tác dụng vậy bác ? , Xin cám ơn bác !
 
Bác Kieu Phong cho chau hỏi, sau khi mình bón hoặc phun phân thì bao lâu phân mới có tác dụng vậy bác ? , Xin cám ơn bác !

Trong tình hình bình thường, mai vàng cứ 15 ngày là cho ra 1 đợt đọt, cây nào phát triển đều đặn theo nhịp ra đọt đó Cây đó rất xum xuê, mạnh mẽ tàng lá um xùm xanh rờn
Phân bón là để giúp cây có đủ thực phẩm để tạo ra lá cành vật chất theo nhịp sinh học đó

Nếu đất thiếu màu mỡ..thì đọt ra ít,

Như thế không phải là bón phân nhiều là đọt ra nhiều được đâu...vì tùy vào bộ rễ nhiều hay ít và có hấp thụ được không..rễ không hấp thụ được thì phân bón vào nằm tại chỗ để hại rễ thôi
Tình hình này...càng bón phân càng chết nhanh

Do đó chăm sóc cho độ phì của đất bằng hữu cơ là cái quan trọng nhất để kích thích rễ mọc nhiều và tưới đúng cách để rễ khỏe
Khi rễ khỏe , đủ nắng, đủ phân thì 15 ngày là 1 đợt ra đọt
Rễ yếu 1 tháng mới có thể ra 1 đợt đọt mà chỉ ra được ít lá non

Quan trọng nhất vẫn là..bộ rễ đấy
 
Chào Bac !!năm nay con có 2 thành công :
1.chăm sóc mai lá xanh ,dày ,tược phóng nhiều
2.tháng vừa rồi thay 2 chậu mai bị vàng lá ,bây giờ lá xanh ,phóng đọt nhiều
bây giờ học hỏi thêm bác ,cách ra nụ nữa là ok !!hii chúc bac suc khỏe !!!bác viết hướng dẫn nhiều nhiều cách tạo nụ !!!!
 
Chào Bac !!năm nay con có 2 thành công :
1.chăm sóc mai lá xanh ,dày ,tược phóng nhiều
2.tháng vừa rồi thay 2 chậu mai bị vàng lá ,bây giờ lá xanh ,phóng đọt nhiều
bây giờ học hỏi thêm bác ,cách ra nụ nữa là ok !!hii chúc bac suc khỏe !!!bác viết hướng dẫn nhiều nhiều cách tạo nụ !!!!

Bác may mắn hơn tôi thành công ngay với những cây mai đầu tay

Thế hệ của tôi khổ hơn bác nhiều, thời bao cấp.. gạo chả đủ ăn, chắt chiu từng đồng để lùng sục các cây mai ..trong vườn nông dân
Tôi lần lượt sau mấy năm bị chết mấy chục cây...tiếc đến ngẩn ngơ

Có cây chết ngay tức khắc sau khi áp dụng cái gọi là “bón phân theo khoa học kỹ thuật “ của riêng tôi ngĩ ra
Có cây chết từ từ...
Có cây vàng lá triền miên,,,mà màu vàng giống như màu của đồng ( Cu)

Tôi hoảng đến độ phải nhổ ra rồi chôn cả cây với bầu đất sau khi kĩ lưỡng rải 2 lớp vôi trên dưới

Những cảm giác buồn ngẩn ngơ bây giờ ngĩ lại vẫn thấy như mới xảy ra hôm qua

Sư phụ Mai T. N. T nhắc nhở rằng ; “không ai ngiên cứu về mai cả...do đó muốn trồng mai được thành công, phải lấy quy trình trồng các cây tương tự như mai mà người ta đã khổ công ngiên cứu thành công rồi phổ biến”
Ngiên cứu cách đó rồi áp dụng

Bác có tin điều này ? cách bón phân cho mai là tôi áp dụng gần giống cách bón phân cho cây cà phê “trồng trần” đấy
“Trồng trần” ngĩa là trồng dưới nắng chang chang từ sáng đến chiều
và bón phân sao cho cây cà phê không những không bị cháy lá vì nắng gắt mà còn tươi tốt hơn cho công xuất cao hơn trồng có giảm nắng
Của J.G.De Geus ( hướng dẫn bón phân cho cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới cuốn 2 )

.....bây giờ học hỏi thêm bác ,cách ra nụ nữa là ok !!hii chúc bac suc khỏe !!!bác viết hướng dẫn nhiều nhiều cách tạo nụ !!!!

Kích nụ thì viết rồi...không nhắc lại đâu...dẫm chân ảnh hưởng tới nhà vườn chuyên ngiệp
Chỉ cần bón phân, tưới nước, ngừa bịnh đúng như đã hướng dẫn mai cũng ra đặc ngẹt nụ luôn đấy
 
kính goi Bác !!! trong giai đoạn làm nụ con có hỏi "Anh" nhà vườn ,anh ta có chỉ dẫn là dùng thêm phân "chống rụng nụ "" nữa ,con không biết phân chống rụng nụ là phân gi!!?? xin ý kiến của bac !!cam on bac!!!
 
Last edited:
tranthe :
phân "chống rụng nụ "" nữa ,con không biết phân chống rụng nụ là phân gi!!?? xin ý kiến của bac !!cam on bac!!!

Rụng nụ 1 câu 2 trường hợp
Rụng nụ chính ? không có chuyện đó với mai
Mà chỉ có nụ chính đang căng tròn bỗng từ từ lép khô đi

Rụng nụ xanh khi đang chờ nở hoa tết..chuyện này có và có nhiều nhưng tùy cây tùy loài

Mai là cây có bông trái...do đó bón phân cho mai giống như bón phân cho cây ăn trái..mặc dù người ta chỉ thưởng thức bông và bỏ qua công đoạn khai thác trái ( ngắt bỏ không cho kết trái)

Nếu bác trồng cây ăn trái giỏi .. bác sẽ trồng mai cũng giỏi vì chúng gần giống nhau
Khác 1 điểm duy nhất và cực kì đặc biệt là : mai trồng trong chậu

Trồng lúa cũng phải bón phân đón đòng...bằng không đòng đòng sẽ ra ít vì... ngẹn cổ
Khi lúa đã làm đòng phải bón phân nuôi hột,,phun thuốc ngừa trừ bịnh bằng không lúa sẽ lép

Trồng ớt cũng vậy không ngừa bịnh không giảm đạm không bồi dưỡng vi khoáng...ớt sẽ bị thối trái
Trong cây ăn trái trong thời gian nuôi trái người ta còn dùng thêm các chất kích thích..để trái to hoặc o ép cho chúng phải lép hạt để bán được giá cao
v.v.

Mai cũng vậy..khi nụ đã kết rồi phải đều đặn bón phân nuôi nụ..bằng không nụ sẽ nhỏ..nở bông nhỏ
Đặc biệt 1 điều khác cây ăn trái ở chỗ giai đoạn nuôi nụ là không được dùng các chất kích thích vì sẽ làm mai nở sớm
Và trong thời gian nuôi nụ cũng phải đều đặn ngừa nấm bịnh bằng không nụ sẽ bị nấm tấn công làm cho lép xẹp và khô đi

Nhưng bây giờ đang trong thời gian kết nụ, chưa tới giai đoạn nuôi nụ..
Tới giai đoạn đó hãy thảo luận cho nó được nóng hổi..nói trước nó nguội mất...ngon
 
Last edited:
StwQXH.jpg

19851194603_005ab03806_o.jpg

kính goi bac !!!sau khi thực hiện chỉ dẫn : tăng nắng , ngắt đọt , giảm đạm và phun phân 6 30 30 ,bây giờ thấy mắt kim xuất hiện nhưng con ko phân biệt được đó là mắt kim tạo nụ hay là măt kim tạo ra tược !!!?? xin vài chỉ dẫn của bac!!cam on bac !!
Nếu bác trồng cây ăn trái giỏi .. bác sẽ trồng mai cũng giỏi vì chúng gần giống nhau ..con có 1 cây xoài trước nhà củ ,năm nào đến mùa mưa bão cắt tỉa nó thì năm đến trái rất nhiều ,mặc dù cây ko bón phân . năm nào ko có bão thì ko cắt tỉa thì năm đó ít trái !!!??
 
Last edited:
Bác cho con hỏi ạ, tháng này mình đắp gốc bằng hữu cơ hoại mục cho những cây mới mua về nó còn tác dụng như hồi đầu năm và đầu mùa mưa không bác? Các cây mới về rất khỏe và đang ra mắt kim.
 
Bác cho con hỏi ạ, tháng này mình đắp gốc bằng hữu cơ hoại mục cho những cây mới mua về nó còn tác dụng như hồi đầu năm và đầu mùa mưa không bác? Các cây mới về rất khỏe và đang ra mắt kim.

Hữu cơ mục có tác dụng cải tạo đất làm phì nhiêu đất.. và cung cấp cho cây chất bổ rất đều dù nó không làm cây bốc mạnh nhưng phát triển đều đều.nó còn có công dụng như 1 chất đệm để giữ phân loãng cho cây dùng dần dần mà ta tưới vào để thúc..

Bác rất nên thêm cho nó vài cm phân mục...

Đặc biệt cây mới mang về giữa năm nên phun phân bón lá đều đặn 5 ngày 1 lần sau đó giảm dần còn 7 ngày rồi 10 ngày 1 lần
Vì 1 số vườn Thủ Đức xử dụng phân bón lá rất đều , giai đoạn này nên dùng là 20-20-20

Khi nào thấy cây ra đọt mới..thì yên tâm được rồi
Cây chưa ra đọt dù lá có xanh rì...cũng chưa chắc ăn đâu
 
Hữu cơ mục có tác dụng cải tạo đất làm phì nhiêu đất.. và cung cấp cho cây chất bổ rất đều dù nó không làm cây bốc mạnh nhưng phát triển đều đều.nó còn có công dụng như 1 chất đệm để giữ phân loãng cho cây dùng dần dần mà ta tưới vào để thúc..

Bác rất nên thêm cho nó vài cm phân mục...

Đặc biệt cây mới mang về giữa năm nên phun phân bón lá đều đặn 5 ngày 1 lần sau đó giảm dần còn 7 ngày rồi 10 ngày 1 lần
Vì 1 số vườn Thủ Đức xử dụng phân bón lá rất đều , giai đoạn này nên dùng là 20-20-20

Khi nào thấy cây ra đọt mới..thì yên tâm được rồi
Cây chưa ra đọt dù lá có xanh rì...cũng chưa chắc ăn đâu
Dạ, còn phân bón gốc thì sao bác? Đang bước vào tháng 7 sắp có một đợt lá kiềm nụ, mà giai đoạn này mưa nhiều, nếu tưới phân loãng thì 1 ngày nắng và đảm bảo 5 ngày sau nắng mạnh là rất khó, vậy mình sử dụng dynamic liệu có đủ cung cấp cho đợt lá mới sắp phun ra không ạ? [ phân bón lá con vẫn sử dụng theo đúng lịch ]
 
Back
Top