Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Cam ơn bác đã khen. Theo con thì mai tàn tròn và ít bị uốn sẽ mang nụ nhiều và một nụ sẽ được nhiều bông hơn phải không bác? Con hãm cây không cho phát triển chiều cao bằng cách lấy chi làm chủ và lấy chủ làm chi như vậy có được không bác
 
Cam ơn bác đã khen. Theo con thì mai tàn tròn và ít bị uốn sẽ mang nụ nhiều và một nụ sẽ được nhiều bông hơn phải không bác? Con hãm cây không cho phát triển chiều cao bằng cách lấy chi làm chủ và lấy chủ làm chi như vậy có được không bác

Hãm bằng cách đó có tác dụng lâu..vì ngọn bị bẻ xuống biến thành 1 chi nhỏ...phải cả mấy tuần...chỗ cao nhất mới ta tược để tạo ngọn mới

hãm bằng cách tỉa ngọn liên tục...thì tàng ngọn sẽ phát triển thành nhiều tược
vì thế tùy nhu cầu của dáng thế mà mình chọn cách
nếu tàng ngọn đã tròn đã kín rồi thì ngọn nào vươn lên thì bẻ nó xuống
nếu tàng ngọn chưa kín thì bấm tược để nó ra nhiều tược mới
sẽ đến lúc cây mai...không có ngọn...vì rất nhiều tược ngọn bằng nhau...và cây mai...có tàng tròn trịa
 
diễn đàn này bây giờ còn bác Mục hướng dẫn kg nhỉ ? nếu bác Mục vẫn kg chịu vào thì ai đang hướng dẫn vậy các bác ?

Bác Bảy vẫn khỏe ?
Bác còn ở con đường bên chung cư Khánh Hội không?

Chỗ bác ở tôi nhớ vì trước năm 1975..tôi vẫn hay thường đứng ngay trước cửa nhà bác..để chờ bạn gái từ chung cư xuống và 2 chúng tôi đi học thêm...anh văn
 
diễn đàn này bây giờ còn bác Mục hướng dẫn kg nhỉ ? nếu bác Mục vẫn kg chịu vào thì ai đang hướng dẫn vậy các bác ?
Con mạn phép chép 2 câu thơ này thay tâm trạng bác Mục - Kiêu Phong và các tiền bối trên diễn đàn chào đón nồng nhiệt bác Bảy tái xuất giang hồ ạ.
Đông đến thu tàn gió lặng yên
Mừng vui gặp lại cố nhân hiền
Bác Bảy thử nghĩ nếu không phải là bác Mục dẫn đường chỉ lối thì sao mà diễn đàn sôi động được đến thế này! Chúc bác Bảy luôn mạnh khoẻ ạ.
 
Các bác ơi cho con hỏi ngoài lề xíu! Các bác có biết tên loại thuốc trừ muỗi mà bên Y tế dự phòng thường xịt tên gì hok ạ? Với nếu có thì mình mua ở đâu? Con cảm ơn.
 
Thuốc tẩm mùng
Permecide 50EC phun hoặc tẩm vào mùng muỗi không đến gần
Vì chạm vô là chết
Thuốc này phun cho mai..con ong 6tháng không dám lại gần dể cắn lá...dường như nó ngừa luôn cả rệp sáp
mua tại cửa hàng hóa chất diệt côn trùng ( không phải cửa hàng thuốc nông ngiệp)
hoặc lại y tế dự phòng mua cũng được
 
Những tâm sự của bác Bảy thấy xao xuyến trong lòng.Mình có tính rất trọng những chỉ dẩn của người khác <dù là nhỏ tuổi>huống chi bác Bảy +bác Mục Tử.đây cũng là lần đầu gặp tên Baychap trên dd, thấy B7 tâm sự
Hai tháng nay từ khi biết dd không thấy Bác Baychap không rỏ Bác bây giờ thế nào? sao không thấy trên dd
Với cái tuổi U 50- 60-70 mà các Bác còn lên mạng tham gia dd cũng thể hiện IQ của mình rồi (xuất thân từ nhà nông mà) .Mình cũng vậy copy cả đống ,đọc lại kg biết đầu ,kg biết đuôi phải nhờ con chỉnh sửa
Bây giờ không rỏ bác ấy thế nào ? hay đổi tên nits khác rồi ,có còn chăm mai nửa không? .Cầu chúc sức khỏe
B7
đọc tiếp đoạn nào của B7 thấy tấm lòng của Bác với Bác Mục Tử .(Xin Bác Mục Tử đừng giận đừng trách tôi ..theo tôi đồng mon thì bảo vệ nhau điều các thầy thích nhất) phải kg Thầy,
văn tư không hay Bác hiểu cho & thông cảm!!!
Nếu còn theo dỏi dd B7 hảy xuất hiện ra cho mình vui Cố gắng tạo niềm vui cho mình từ cây Mai vàng cùng ae dd chúc bác sức khỏe để chăm mai
Bác baychap thấy đó, thời gian bác Binhngoc dng và con vào diễn đàn thì bác đã tạm xa, dù chưa gặp nhau trên diễn đàn nhưng thực sự thế hệ đi sau đều cảm mến tấm lòng bác. Cầu chúc bác nhiều sức khỏe để thỏa niềm đam mê mai vàng nhé bác.
 
Bác baychap thấy đó, thời gian bác Binhngoc dng và con vào diễn đàn thì bác đã tạm xa, dù chưa gặp nhau trên diễn đàn nhưng thực sự thế hệ đi sau đều cảm mến tấm lòng bác. Cầu chúc bác nhiều sức khỏe để thỏa niềm đam mê mai vàng nhé bác.
Cảm ơn Bác Hoangmaidng đả nói lời thay mình !!!!!
 
Bác Mục cho con hỏi?

Vì sao nụ mai còn nhỏ thì ta phải lặt lá sớm? Có phải lặt lá thì nụ sẽ to nhanh hơn? Thời điểm này là 10/11 âm lịch ở miền Trung Đà Nẵng chỗ con ở trời âm u,ít nắng, nhiệt độ ngoài trời khoảng 20, Con thấy một số cây mai người ta đã lặt lá, Nếu cây mai bây giờ lá còn xanh chưa già lắm, nụ cũng hơi nhỏ thì bây giờ lặt lá và so với để đầu tháng 12 lặt lá có khác nhau không ạ.
Mong tin Bác.
 
Bác Mục cho con hỏi?

Vì sao nụ mai còn nhỏ thì ta phải lặt lá sớm? Có phải lặt lá thì nụ sẽ to nhanh hơn? Thời điểm này là 10/11 âm lịch ở miền Trung Đà Nẵng chỗ con ở trời âm u,ít nắng, nhiệt độ ngoài trời khoảng 20, Con thấy một số cây mai người ta đã lặt lá, Nếu cây mai bây giờ lá còn xanh chưa già lắm, nụ cũng hơi nhỏ thì bây giờ lặt lá và so với để đầu tháng 12 lặt lá có khác nhau không ạ.
Mong tin Bác.

Có 2 cái ảnh hưởng đến sự nở hoa đúng hẹn là :..nhiệt độ và ngày lặt lá
Ở miền trung do khí hậu gần tết lạnh nên phải lặt lá sớm vì trong nhiệt độ thấp nụ phân hóa thành hoa chậm

Lặt trước bao nhiêu ngày thì chỉ có người địa phương biết rõ nhất..

ở miền nam thì ngay tại Saigon trung bình là 15 ngày trong nhiệt độ không lạnh với nụ trung bình

nhưng những nụ to thì có thể phải đến ngày 19 mới dám dứt điểm..vì nụ to ngĩa là các mô đã phân hóa thành mầm hoa 1 phần rồi...chỉ còn chờ lá gìa rụng xuống là các mô căng nước và nó bung thành nụ xanh ngay

nụ nhỏ do đó phải có thời gian để phân hóa các tế bào sau đó mới bung ra được vì thế phải lặt lá sớm hơn

Nhưng bạn nên tính vào nụ to mà định ngày lặt lá..như thế nụ to sẽ bắt đầu nở vào 30 tết...và ngày 1 là nhiều hoa..ngày 3 mãn khai 1 số cánh hoa của nụ nở hôm 30 và 1 bắt đầu rụng xuống..thì lúc đó nụ nhỏ bắt đầu nở...và cây mai luôn rực rõ trong những ngày tết

Để cho việc lặt lá không thành vất vả...bạn nên rải đều thời gian..như sau :
Ngày 10 bạn quan sát từng cây ..rồi dùng bút lông dầu ghi vào ngày dứt điểm của cây này..thí dụ ngày 15...cây kia nụ to hơn 1 chút ngày 16..v.v

Sau đó bắt đầu lặt 1 số lá hoặc hoặc 1/4 lá mỗi cây..các ngày hôm sau thêm mỗi cây 1chút nữa cây mai thưa dần dần.. và đến ngày dứt điểm..thì dứt điểm nhanh do lá còn lại ít nên không vất vả

Trước khi dứt điểm nên ngưng không tưới 1 ngày ... hôm dứt điểm lá hơi héo nên hơi khó lặt...nhưng vì còn ít lá nên thành dễ

Nếu bạn không ngưng tưới trước 1 ngày...coi chừng cây căng nước và bung sớm ( do cây đã tự chầm chậm khởi động nở hoa trước) mất lá già là nó căng nước ngay

2 hoặc 3 ngày sau khi lặt lá hãy tưới đủ ( nhưng với bon sai phải cẩn thận..vì ít đất nên lõi ở giữa nhanh khô kiệt sẽ làm hại rễ)
Các cây mai lớn đất nhiều trên mặt khô kiệt nhưng thực sự ở giữa vần còn chút ẩm nuôi rễ

Trước khi tưới đủ bạn dùng vòi nước có áp lực cao ( máy rửa xe) phun sạch sẽ và làm vệ sinh cây mai thành mới toang
Ngay sau khi rửa xong tưới cho đất đủ ẩm...khi ráo nước phun toàn bộ cây và chậu 1 lần Boama để diệt các con bọ trĩ nếu còn ẩn nấp đâu đó..khoảng ngày 22 nụ xanh bung...phun 1 lần boama nữa ( hoặc dùng Regen) ( để diệt trứng sâu bướm)
Ngày 28 phun lần nữa ... rồi chuẩn bị đất mặt chậu cho đẹp...trang trí thêm đá mỹ thuật nếu thấy cần

Và bạn. Chuẩn bị chỗ để chưng mai đón tết được rồi
Có thể treo đèn led để chung quanh hoặc giữa cây... ấm áp ...bông sẽ nở đều

Cắt bỏ toàn bộ lộc non nếu thấy chúng muốn nhú ra...cây mai sẽ dồn toàn bộ tài nguyên mà nó để dành được từ đầu năm đến giờ Cho sự...nở hoa

Chuẩn bị máy chụp hình .. lựa chọn trước góc bấm máy lụa chọn ánh sáng..và tính trước bố cục bối cảnh ( tiền cảnh, hậu cảnh)..Khi chụp sẽ không lúng túng..

1 cây nên chụp 3 lần với 3 loại ánh sáng :
- ánh sáng khuếch tán hoặc ánh sáng thuận
- ánh sáng ngiêng
- ánh sáng ngịch ( có hoặc không “bù sáng” bằng flash)
Và cũng nên chụp trước khi nở ..và khi mãn khai
Như thế bạn dễ lựa ra được những tấm...đẹp
 
Con chào mừng bác bảy, dạo này con ít lên đây quá, chảng phải bác mục từng nói bác bảy là thành viên rắc rối nhất. vài lòng góp vui, và chào mừng bác bảy vẫn khoẻ, sẳn đây cũng kính chúc bác mục vui khoẻ và hướng dẫn các bạn tiếp tục chăm sóc mai tốt.
Cảm ơn những lý thuyết sâu sắc cơ bản về hoa mai của bác, con tin rằng mọi ng sẽ dễ hiểu và áp dụng thành công
 
Có 2 cái ảnh hưởng đến sự nở hoa đúng hẹn là :..nhiệt độ và ngày lặt lá
Ở miền trung do khí hậu gần tết lạnh nên phải lặt lá sớm vì trong nhiệt độ thấp nụ phân hóa thành hoa chậm

Lặt trước bao nhiêu ngày thì chỉ có người địa phương biết rõ nhất..

ở miền nam thì ngay tại Saigon trung bình là 15 ngày trong nhiệt độ không lạnh với nụ trung bình

nhưng những nụ to thì có thể phải đến ngày 19 mới dám dứt điểm..vì nụ to ngĩa là các mô đã phân hóa thành mầm hoa 1 phần rồi...chỉ còn chờ lá gìa rụng xuống là các mô căng nước và nó bung thành nụ xanh ngay

nụ nhỏ do đó phải có thời gian để phân hóa các tế bào sau đó mới bung ra được vì thế phải lặt lá sớm hơn

Nhưng bạn nên tính vào nụ to mà định ngày lặt lá..như thế nụ to sẽ bắt đầu nở vào 30 tết...và ngày 1 là nhiều hoa..ngày 3 mãn khai 1 số cánh hoa của nụ nở hôm 30 và 1 bắt đầu rụng xuống..thì lúc đó nụ nhỏ bắt đầu nở...và cây mai luôn rực rõ trong những ngày tết

Để cho việc lặt lá không thành vất vả...bạn nên rải đều thời gian..như sau :
Ngày 10 bạn quan sát từng cây ..rồi dùng bút lông dầu ghi vào ngày dứt điểm của cây này..thí dụ ngày 15...cây kia nụ to hơn 1 chút ngày 16..v.v

Sau đó bắt đầu lặt 1 số lá hoặc hoặc 1/4 lá mỗi cây..các ngày hôm sau thêm mỗi cây 1chút nữa cây mai thưa dần dần.. và đến ngày dứt điểm..thì dứt điểm nhanh do lá còn lại ít nên không vất vả

Trước khi dứt điểm nên ngưng không tưới 1 ngày ... hôm dứt điểm lá hơi héo nên hơi khó lặt...nhưng vì còn ít lá nên thành dễ

Nếu bạn không ngưng tưới trước 1 ngày...coi chừng cây căng nước và bung sớm ( do cây đã tự chầm chậm khởi động nở hoa trước) mất lá già là nó căng nước ngay

2 hoặc 3 ngày sau khi lặt lá hãy tưới đủ ( nhưng với bon sai phải cẩn thận..vì ít đất nên lõi ở giữa nhanh khô kiệt sẽ làm hại rễ)
Các cây mai lớn đất nhiều trên mặt khô kiệt nhưng thực sự ở giữa vần còn chút ẩm nuôi rễ

Trước khi tưới đủ bạn dùng vòi nước có áp lực cao ( máy rửa xe) phun sạch sẽ và làm vệ sinh cây mai thành mới toang
Ngay sau khi rửa xong tưới cho đất đủ ẩm...khi ráo nước phun toàn bộ cây và chậu 1 lần Boama để diệt các con bọ trĩ nếu còn ẩn nấp đâu đó..khoảng ngày 22 nụ xanh bung...phun 1 lần boama nữa ( hoặc dùng Regen) ( để diệt trứng sâu bướm)
Ngày 28 phun lần nữa ... rồi chuẩn bị đất mặt chậu cho đẹp...trang trí thêm đá mỹ thuật nếu thấy cần

Và bạn. Chuẩn bị chỗ để chưng mai đón tết được rồi
Có thể treo đèn led để chung quanh hoặc giữa cây... ấm áp ...bông sẽ nở đều

Cắt bỏ toàn bộ lộc non nếu thấy chúng muốn nhú ra...cây mai sẽ dồn toàn bộ tài nguyên mà nó để dành được từ đầu năm đến giờ Cho sự...nở hoa

Chuẩn bị máy chụp hình .. lựa chọn trước góc bấm máy lụa chọn ánh sáng..và tính trước bố cục bối cảnh ( tiền cảnh, hậu cảnh)..Khi chụp sẽ không lúng túng..

1 cây nên chụp 3 lần với 3 loại ánh sáng :
- ánh sáng khuếch tán hoặc ánh sáng thuận
- ánh sáng ngiêng
- ánh sáng ngịch ( có hoặc không “bù sáng” bằng flash)
Và cũng nên chụp trước khi nở ..và khi mãn khai
Như thế bạn dễ lựa ra được những tấm...đẹp
Cám ơn Bác đã cho con thêm những thông tin bổ ích!
Nhân tiện bài của Bác có nhắc đến bọ trĩ con xin hỏi thêm. Con mới chơi mai đc 3 năm, con chăm được 5 cây trên sân thượng thì bọ trĩ là loại mà con nhức đầu với nó nhất, cuối năm làm như Bác hướng dẫn ở trên thì liệu có triệt tiêu được không Bác, ở trên sân thượng thì không biết nguồn lây ở đâu mà nó phá hoài, cái giống đó lại dễ kháng thuốc nữa chứ, xịt lần đầu chết lần thứ 2 nó nhìn mình nó cười :)).
Hi vọng năm nay có cây mai đẹp để khoe với Bác !
 
Vũ Xuân Viên :
cuối năm làm như Bác hướng dẫn ở trên thì liệu có triệt tiêu được không Bác, ở trên sân thượng thì không biết nguồn lây ở đâu

Không ..
Vì bọ trĩ rất nhẹ và rất nhỏ nên dường như chúng lan truyền giống như hạt cỏ : ...nương theo chiều gió... mà đến

nhắc đến bọ trĩ....., xịt lần đầu chết lần thứ 2 nó nhìn mình nó cười ...

Theo lý thuyết thì sâu rầy đều có tính kháng thuốc khi ở thế hệ thứ 2..do đó phải phun thuốc luân phiên với thuốc khác hoạt chất..nhưng cùng công dụng..để triệt tiêu tính lờn thuốc

Trên cây mai có 2 loại nhức nhối là bọ trĩ và nhện đỏ

Trong tự điển Wiki ghi :Khi trời mưa bọ trĩ giảm số lượng rõ rệt, nhất là giai đoạn bọ trĩ lớn.

Vậy nếu bạn phun rửa lá hằng ngày thì làm sao bọ trĩ còn *
Những gịot nước bắn thẳng vào người chúng và bắn từ dưới lá lên ( không như mưa chỉ có từ trên rơi xuống và chúng nấp mặt dưới lá)

Trong Boama sền sệt có 2 thứ cộng chung Là abamectin và dầu khoáng
Dầu khoáng 1 phó sản của dầu mỏ
- Dầu khoáng sẽ diệt sâu rầy bằng cách bịt các lỗ thở, làm sâu ngạt thở mà chết.

Vậy làm sao chúng kháng được ? vì nếu chúng kháng được abamectin thì làm sao chúng kháng được dầu khoáng là 1 loại keo bịt hết lỗ thở ?

Mấy năm trước tôi dùng boama thỉnh thoảng có luân phiên với atara hoặc Regen
Vườn hoàn toàn không bị bọ trĩ hay nhện đỏ kể cả rệp sáng hay sâu đục thân hoặc sâu ăn lá và ong cắn lá

Năm nay tôi chỉ dùng 1 loại duy nhất Boama 1 tuần 1 lần ( có khi 1 tuần 2 lần vào các tháng sau tết vì lá non rất nhiều) và phun rửa lá hằng ngày
Cũng hoàn toàn kết quả như các năm trước

* dĩ nhiên nhện đỏ tuyệt chủng
 
Last edited:
Vườn nhà cháu bọ trĩ hiếm khi nào triệt tiêu hoàn toàn, có thuốc của syngenta hiệu quả nhưng nặng mùi, ảnh hưởng các nhà xung quanh không dùng được.
Với nhện đỏ thì dễ, actara hay regent không mùi là đủ, pha thuốc với bám dính, phun đẫm lần 1; sau đó 5-7 ngày sẽ có lứa nhện con mới nở, ta lại phun lần 2 là tiệt luôn. Nếu an toàn thì sau đó 10-12 ngày kiểm tra lại, nếu phát hiện nhện mới nở thì đánh thêm lần cuối. Không biết các nhà khác thế nào, cháu thấy nhện ít khán thuốc hơn bọ trĩ.
Diệt nhện phun hiệu quả nhất là lúc mát trời (chiều chập tối), nhện tập trung hết lên mặt lá ăn diệp lục.
 
Back
Top