Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Nhìn mà thấy ham quá bác ơi. Anh em chúng con từ từ theo bác sẽ có được những cây mai đẹp như bác để khỏi phụ lòng bác
Bác cho con hỏi vào tháng 5 Al mình cho một lần kali đơn hay là phân loãng +kali để cây kết nụ vậy bác.
 
.....Bác cho con hỏi vào tháng 5 Al mình cho một lần kali đơn hay là phân loãng +kali để cây kết nụ vậy bác.

Phân bón cân đối và đầy đủ..tháng 4 mai đã kết nụ rồi, mà không cần thêm bất kì...chất gì

Nhưng tháng 5 người ta tỉa tàn cắt ngắn cành lại ...nhằm để loại bỏ nụ kết sớm và tược mới ra mai kết nụ ởtược mới này .. như thế dáng mai sẽ đẹp gọn hơn

Tăng kali lúc đầu mưa..hoặc không tăng nó vẫn kết nụ
Nhưng tăng thêm 1 chút kali cây tiêu thụ đạm và lân mạnh hơn để cung cấp cho cây đủ năng lượng vừa ra tược vừa phải kết nụ cùng 1 lúc


Phân loãng là thực phẩm..thực phẩm thì phải đều đều rồi...tăng thực phẩm chỉ có hại vì... bụng đâu mà ăn
Giảm thực phẩm cũng có hại... vì sức đâu mà làm việc
 
Con chia sẻ với bác và anh em. Trước đây cây của con nụ rất nhỏ và lá lại rất xanh. Làm theo hướng dẫn của bác là tăng nắng, gió giảm tươi và đi phân loãng +kali mà nụ bây giờ con thấy hoảng luôn to nhanh cấp kì. Theo con thì cách của bác quá chuẩn không cần thêm 701 mà nụ cũng nhanh lớn. Trước đây con tính 13 xuống lá nhưng bây giờ thì phải tính toán lại vì nụ quá to bác ơi
Nhưng bác ơi Đà nẵng thời tiết sau tháng 10 có lạnh nên khó tăng nắng ,giảm tưới thì có trời tưới rồi ,đi phân loãng chỉ 1/2 thôi nên cũng khó cho nụ lớn , có dùng 701 thấy nụ vẩn ít lớn . Vậy có cách nào để xử lý nụ nhỏ trong tháng 11-12 không bác ?...(mình thì nuôi nụ trước tháng 11mới được như vậy ,cây nào nụ tháng 11nhỏ thì chịu thua)
 
....có cách nào để xử lý nụ nhỏ trong tháng 11-12 không bác ?...

tháng 11 mà nụ còn nhỏ ..là cây có vấn đề..không phải nụ có vấn đề

Giải quyết từ cây mới là đúng...cớ sao tìm các giải quyết từ nụ...mà càng tìm cách giải quyết từ nụ cây càng suy

Túm lại :sang năm chăm sóc cây tốt hơn thì tháng 9 nụ đã to oành ra rồi
bác Mục rất kết những cây Mai có Lộc của miền trung nhé bác

Nhà thông thái phán chính xác...cây mai miền trung nhiều thú vị...nhiều đặc biệt biến hóa không lường
 
Tình hình là chiều nay mới"xuống tóc" 2 em mai có nụ nhỏ hơn mấy cây khác, 2 cây này có 1 cây năm ngoái vặt lá vào 28/11 al mà đến 29 tết mới bung rầm rộ, năm nay tình hình nắng nóng liên tục đến bây giờ mới dám dứt điểm 2 em còn lại vẫn y nguyên, có ai ở khu vực kon tum ko cho xin ít lời khuyên thanks.
 
Bác Mục ơi!
Con rất vui mừng là các nụ vẫn trụ lại rất an toàn, hầu như không có một nụ nào bung ra dù đã căn tròn, đang rất phân vân ngày lặt là vì hiện tại Cam Ranh trời rất nắng nóng nhưng theo dự báo của TTKT Thủy Văn thì từ 15 tháng chạp lại có mưa, nhiệt độ hạ...( http://www.nchmf.gov.vn/Web/vi-VN/62/21/37/map/Default.aspx )
Con thấy đa số năm nay miền trung mai nở sớm vì người dân họ lặt lá sớm như những năm trước.
 
Mình gặp các bác dđ vào đầu tháng 9năm nay (15/7 âl) từ đó mới biết cách đi phân loãng npk + dynamic và có đi kali cho mấy em nó ,đến cuối tháng 9 nhìn bộ lá thấy sướng thật nhưng đả trể để mai làm nụ vì lúc này đả ít nắng rồi +k/nghiệm tỉa tàn chưa có nên cây um tùm, mà đây cũng là năm đầu tiên em có được bộ lá như vậy.Nhưng cuối năm nụ rất thưa và nhỏ ,chưa hiểu nguyên nhân sai từ đâu Bác có thể chỉ cho em

2 cây này lúc 22/9 (10/8 al đó Bác) còn trước đó nó tàn tạ lắm
24408589486_a7002c6d5b_o.jpg



569b7a9048081.jpg

bác Mục rất kết những cây Mai có Lộc của miền trung nhé bác

Em cũng rất thích những cây mai nở ngày tết có lộc lắm ,em tin chắt sẻ có lộc dân Bác Mục đó
Cảm ơn Bác nhiều lắm Bác ơi !!!!!
tháng 11 mà nụ còn nhỏ ..là cây có vấn đề..không phải nụ có vấn đề

Giải quyết từ cây mới là đúng...cớ sao tìm các giải quyết từ nụ...mà càng tìm cách giải quyết từ nụ cây càng suy

Túm lại :sang năm chăm sóc cây tốt hơn thì tháng 9 nụ đã to oành ra rồi
Em cảm ơn Bác lần nữa !!!!!
 
Last edited:
Hôm qua con mới phun lần cuối rootflex cho lá mau già để ngày mai bắt đầu xuống lá từ từ.
Ak bác ơi cho con hỏi kinh nghiệm về xả tàn, cây này mới bứng 1 năm, con vô kẽm hồi tháng 6. Vậy qua Tết con xả tàn như thế nào hợp lý ạ? Cái này con chưa có kinh nghiệm nên hok biết xả như thế nào là vừa.
Không có tiêu đề by Nghia Mai Trong, trên Flickr
 
kính gửi bác Kiêu Phong, ở Sài Gòn thì mai như hình dưới chừng nào lặt lá ạ! Cảm ơn bác!
IMG-20160117-00178.jpg


Trong tình hình như hiện nay ... ngày 16 và ngày 17 tháng chạp nhiệt độ sẽ giảm 1 độ.. nhưng vẫn nằm trong an toàn để mai nở đẹp

Chắc ăn nhất bạn làm như sau
ngày 15 lặt gần hết
sáng 16 lặt sạch sẽ

tuy vậy còn tùy cây và sự chăm trước đó....có những cây lặt lá xong 2 ngày sau bung trấu

do đó trước khi lặt lá 1 hoặc 2 ngày người ta không tưới toàn vườn để đất chậu khô nụ không căng nước nên không thể bung trấu ngay sau khi lặt lá được

và sau khi lặt lá 2 ngày cũng không tưới...như vậy kéo chậm đi sự nở sớm của cây này 4 ngày.... do 4 ngày đất khô ...các mô không căng nước nên các tế bào không phân chia

kết quả tết vẫn còn rất nhiều bông

những cây bình thường khác sự không tưới trong 3 ..4 ngày không ảnh hưởng gì đến sự nở hoa đúng hẹn của nó
 
Cứu con với bác ơi. Đa số nụ trên cây nó căng mọng hết rồi và đầu nụ nó lú ra màu xanh nho xíu rồi không biết bộ lá già này có giữ nổi nụ không nữa. Bác cứu con
24427050716_259066c051_o.jpg

Cứu con với bác ơi. Con chỉ tưới nước vừa đủ ẩm thôi ngoài ra con không biết cách nào nữa
 
Cây Bonsai BĐ của tôi cao chỉ có 3 tấc...nhưng nặng 40 Kg ( do trồng bằng đất pha cát)


Lúc mang về ( khoảng 6 năm trước) cây Bon Sai BĐ trên, trồng chậu sâu..phải 2 người mới khiêng nổi
tôi sang cho nó cái chậu cạn...để nhẹ đi nhưng khó chăm sóc hơn ( phân đều hơn)
hình chụp tết năm ngoái ngày 2 tết

Phải 2 người mới nâng lên nổi người ta gọi là : “bon sai 4 tay” ( 2 người = 4 tay) *

Bon Sai Thủ Đức cùng kích thước này bạn có thể đặt trong lòng bàn tay và nâng lên dễ dàng ( do trồng bằng trấu hun nên rất nhẹ)
Người ta gọi là “bonsai 1 tay”

*= Đây là thuật ngữ của miền nam để phân loại cây kiểng
-Dùng 1 tay nhấc được cả chậu cây lên gọi :“kiểng 1 tay”
-Dùng 2 tay mới nhấc được gọi là : “kiểng 2 tay”
-Phải 2 người mới khiêng nổi gọi là “kiểng 4 tay”
v..v.

Mai BonSai Thủ Đức rất hiếm do tính ngệ thuật cao..vào vưòn mai có thể không kiếm được 1 cây mà chỉ có rất nhiều.... mai nhỏ
Nhưng cũng có vườn chuyên canh 1 loại độc đáo này... giá cao đấy


- nhìn cây bình định hạng bét của bác Mục mà em thèm nhỏ rãi !!! hịt..hịt...năm nay em lại vác xác ra chợ hoa tìm mai về chưng nữa rồi....hịt...hịt....nghe mai bình định đắt mà lại nặng thì chắc em thua rùi....thôi tìm giảo thủ đức hay bến tre chừng 8 đến 12 cánh vừa nhẹ túi tiền lại vừa nhẹ mang vác ...hịt...hịt....
 
Last edited by a moderator:
Cứu con với bác ơi. Đa số nụ trên cây nó căng mọng hết rồi và đầu nụ nó lú ra màu xanh nho xíu rồi không biết bộ lá già này có giữ nổi nụ không nữa. Bác cứu con
24427050716_259066c051_o.jpg

Cứu con với bác ơi. Con chỉ tưới nước vừa đủ ẩm thôi ngoài ra con không biết cách nào nữa

Không có chuyện tự nở khi lá già còn nhiều trên cây
Mà chỉ có trúng mưa..hoặc phân bón có kích thích tố..mới ra cớ sự như vậy

Mấy nụ “lè lưỡi” rồi thì...ngắt bỏ nó đi...cây sẽ không lên nhựa để cung cấp cho nụ lè lưỡi nữa...như vậy sẽ không ảnh hưởng đến các nụ nằm im re còn lại

Hôm nay tôi bắt đầu tỉa thưa lá cho toàn vườn..bận quá

- nhìn cây bình định hạng bét của bác Mục mà em thèm nhỏ rãi !!! hịt..hịt...năm nay em lại vác xác ra chợ hoa tìm mai về chưng nữa rồi....hịt...hịt....nghe mai bình định đắt mà lại nặng thì chắc em thua rùi....thôi tìm giảo thủ đức hay bến tre chừng 8 đến 12 cách vừa nhẹ túi tiền lại vừa nhẹ mang vác ...hịt...hịt....

Coi vậy chứ quan sát kĩ nhận thấy nó chưa cân đối các chi
vì 2 chi mọc trước được kéo lên cao để làm tàn trên
còn phân thân ngiêng...điểm "dương" của nó 2 năm sau mới ra mầm được dùng làm cành vươn..ra ( chi thấp gần gốc nhất)

đã ra sau..lại ở dưới thấp nên nó nhỏ hơn chi trên..do đó tôi phải dùng băng cột "gốc" các chi trên không cho phát triển đường kính
sau 3 năm như vậy gốc các chi trên không thể to nhanh ra..
chi dưới cùng mặc sức phát triển nên năm nay...chúng gần bằng nhau rồi
1 hoặc 2 năm nữa nó sẽ to hơn các chi trên...lúc đó sẽ thả..vì cây đã hoàn chỉnh..
Mình gặp các bác dđ vào đầu tháng 9năm nay (15/7 âl) từ đó mới biết cách đi phân loãng npk + dynamic và có đi kali cho mấy em nó ,đến cuối tháng 9 nhìn bộ lá thấy sướng thật nhưng đả trể để mai làm nụ vì lúc này đả ít nắng rồi +k/nghiệm tỉa tàn chưa có nên cây um tùm, mà đây cũng là năm đầu tiên em có được bộ lá như vậy.Nhưng cuối năm nụ rất thưa và nhỏ ,chưa hiểu nguyên nhân sai từ đâu Bác có thể chỉ cho em

Chăm sóc phân bón mai đúng cách phải đi từ đầu năm..
đầu năm là khởi điểm cho 1 chu trình sinh trưởng mới gồm ra tược tạo tạo cành ra lá ...tích trữ năng lượng..kết nụ nuôi nụ...rồi nở hoa đầu năm sau

Bác bắt đầu từ tháng.... 9..tức là giai đoạn đang kết nụ
Nên không thành công như ý là phải rồi

Không những bón phân đủ mà khâu làm đất..với hữu cơ ủ cũng phải bắt đầu từ..đầu năm mới có kết quả
Trong khâu làm đất phải có bón lót....trong đó lân là cái khó nhất

Vì lân rất khó tiêu....phải có 1 thời gian lâu dài vi sinh mới phân hủy nổi lân để cho cây dùng

Vì thế trong khâu ủ phân chuồng... người ta phải cho lân vào để ủ chung với phân chuồng...vi sinh khi phân hủy phân chuồng sẽ phân hủy luôn lân và kết hợp lân với đạm thành1 dạng phân gọi là ....phốtphát amon
Rễ cây hấp thụ dễ dàng dạng phân này

Lân làm nhiệm vụ ra rễ..tạo gỗ cho cành..và tạo nụ

...Nhưng cuối năm nụ rất thưa và nhỏ ,chưa hiểu nguyên nhân sai từ đâu Bác có thể chỉ cho em

Thiếu lân rễ không thể có nhiều...và nụ không có hoặc rất ít
Là do khâu làm đất lúc đầu năm của bác thiếu lân
Phân chuồng ủ với lân là phân căn bản...phân loãng là phân bón thúc...
Ngay căn bản đã thiếu thì bón thúc giá trị không cao

Giống như trẻ em muốn lớn lên..phải có ăn cơm với thịt cá là căn bản
Nhưng muốn lớn nhanh thì phải ăn...dặm hay còn gọi là ăn vặt đúng cách

Bác chỉ dùng phân loãng cho cây là bác chỉ cho cây ăn vặt...thiếu phân chuồng ủ với lân lúc đầu năm là thiếu thực phẩm căn bản

Nên nó không phát triển được toàn diện là phải rồi
 
Chào bác Vi!
Bác làm ơn cho hỏi, có cách nào xua đuổi ong xén lá k? Con chưa chuẩn bị thuốc đặc trị, xịt abamectin nó vẫn xén được.
 
Nó xén gọn lắm bác ơi..như 1 đường cắt ngọt bằng kéo bén...không hại gì cho cây..
hồi đó tôi có 1 vài cây bị...tôi để kệ...vì đường cắt của nó rất ngọt và đẹp nữa ...sau đó hoàn toàn không bị nữa
nge đồn rằng : permcide 50 ec phun 1 lần là đám ong xén lá không trở lại nữa
 
Không có chuyện tự nở khi lá già còn nhiều trên cây
Mà chỉ có trúng mưa..hoặc phân bón có kích thích tố..mới ra cớ sự như vậy

Mấy nụ “lè lưỡi” rồi thì...ngắt bỏ nó đi...cây sẽ không lên nhựa để cung cấp cho nụ lè lưỡi nữa...như vậy sẽ không ảnh hưởng đến các nụ nằm im re còn lại

Hôm nay tôi bắt đầu tỉa thưa lá cho toàn vườn..bận quá



Coi vậy chứ quan sát kĩ nhận thấy nó chưa cân đối các chi
vì 2 chi mọc trước được kéo lên cao để làm tàn trên
còn phân thân ngiêng...điểm "dương" của nó 2 năm sau mới ra mầm được dùng làm cành vươn..ra ( chi thấp gần gốc nhất)

đã ra sau..lại ở dưới thấp nên nó nhỏ hơn chi trên..do đó tôi phải dùng băng cột "gốc" các chi trên không cho phát triển đường kính
sau 3 năm như vậy gốc các chi trên không thể to nhanh ra..
chi dưới cùng mặc sức phát triển nên năm nay...chúng gần bằng nhau rồi
1 hoặc 2 năm nữa nó sẽ to hơn các chi trên...lúc đó sẽ thả..vì cây đã hoàn chỉnh..


Chăm sóc phân bón mai đúng cách phải đi từ đầu năm..
đầu năm là khởi điểm cho 1 chu trình sinh trưởng mới gồm ra tược tạo tạo cành ra lá ...tích trữ năng lượng..kết nụ nuôi nụ...rồi nở hoa đầu năm sau

Bác bắt đầu từ tháng.... 9..tức là giai đoạn đang kết nụ
Nên không thành công như ý là phải rồi

Không những bón phân đủ mà khâu làm đất..với hữu cơ ủ cũng phải bắt đầu từ..đầu năm mới có kết quả
Trong khâu làm đất phải có bón lót....trong đó lân là cái khó nhất

Vì lân rất khó tiêu....phải có 1 thời gian lâu dài vi sinh mới phân hủy nổi lân để cho cây dùng

Vì thế trong khâu ủ phân chuồng... người ta phải cho lân vào để ủ chung với phân chuồng...vi sinh khi phân hủy phân chuồng sẽ phân hủy luôn lân và kết hợp lân với đạm thành1 dạng phân gọi là ....phốtphát amon
Rễ cây hấp thụ dễ dàng dạng phân này

Lân làm nhiệm vụ ra rễ..tạo gỗ cho cành..và tạo nụ



Thiếu lân rễ không thể có nhiều...và nụ không có hoặc rất ít
Là do khâu làm đất lúc đầu năm của bác thiếu lân
Phân chuồng ủ với lân là phân căn bản...phân loãng là phân bón thúc...
Ngay căn bản đã thiếu thì bón thúc giá trị không cao

Giống như trẻ em muốn lớn lên..phải có ăn cơm với thịt cá là căn bản
Nhưng muốn lớn nhanh thì phải ăn...dặm hay còn gọi là ăn vặt đúng cách

Bác chỉ dùng phân loãng cho cây là bác chỉ cho cây ăn vặt...thiếu phân chuồng ủ với lân lúc đầu năm là thiếu thực phẩm căn bản

Nên nó không phát triển được toàn diện là phải rồi
Con thấy những câu trả lời của Bác như thế này nó trực quan và "thấm" hơn Bác ạ. Cám ơn Bác đã tận tâm với chúng con!
 
Back
Top