Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
Bác Mục ơi, sơn đỏ người ta dùng sơn chậu có phải là sơn chống rỉ sét hay xài không bác?
- đúng rồi đó bác ! em hay mua chậu đất trắng về dùng sơn này sơn lại , mà bác phải sơn trước khi bỏ cây vô khoảng 1 tháng cho khỏi ảnh hưởng mùi xăng dầu pha trong sơn
 
lẩy lá sáng mùng 10al nhưng đến đêm 15al cây mai hoành tương đương 2tất hoa 9 cánh này lại mới bung vỏ lụa thôi, mặc dù nụ 2 cây này trước ngày lẩy lá độ lớn tương đương nhau Điều đó nói lên rằng cây mai càng lớn tuổi khả năng kềm nụ càng cao giống như bác Mục từng nói. ''Mai lão đào tơ''
24490722822_0b209591eb_o.jpg
 
sơn đỏ người ta dùng sơn chậu có phải là sơn chống rỉ sét hay xài không bác?

Đó là “thổ chu” trộn với dầu bóng

Thổ chu ngĩa là : đất đỏ...(đất đỏ vì có nhiều oxit sắt)

Tự làm cũng được mà..ra tiệm bán đồ thợ mộc ( đường sư vạn Hạnh) gần nhà thương nhi đồng mua “thổ chu) rẻ rề...rồi ra tiệm sơn mua hộp dầu bóng

có phải là sơn chống rỉ sét hay xài không bác?

Làm gì có chuyện chống sét...màu của đất đỏ trùng với màu của rỉ sét...nên tưởng là cây sắt không sét

Bác nào ở tây nguyên lấy đất chỗ nào đỏ đậm nhất...tán nhiễn ra rồi lọc mịn...thêm 1 chút bù hóng cho tối ra như màu nâu *..trộn dầu bóng sơn chậu cũng đẹp vậy

* màu nâu là màu pha giữa màu đỏ thêm 1 chút đen
Phải làm đúng cách : lấy1 thùng sơn đỏ quậy đều rồi từ từ thêm chút đen vào...quậy đều cho đến khi lên màu 1 thùng nâu vừa ý

Ngược lại nếu lấy thùng sơn đen rồi thêm đỏ vào...thì chắc phải 3 thùng đỏ thêm vào mới được ....4 thùng nâu
 
Last edited:
lẩy lá sáng mùng 10al nhưng đến đêm 15al cây mai hoành tương đương 2tất hoa 9 cánh này lại mới bung vỏ lụa thôi, mặc dù nụ 2 cây này trước ngày lẩy lá độ lớn tương đương nhau Điều đó nói lên rằng cây mai càng lớn tuổi khả năng kềm nụ càng cao giống như bác Mục từng nói. ''Mai lão đào tơ''
24490722822_0b209591eb_o.jpg
Còn mấy cây chủ lực chưng Tết đâu bạn, sao không gửi hình chụp lên cho anh em ngắm luôn....
Chỉ toàn gửi mấy cây "chuột bạch" xuống lá sớm thôi ah.
 
Còn mấy cây chủ lực chưng Tết đâu bạn, sao không gửi hình chụp lên cho anh em ngắm luôn....
Chỉ toàn gửi mấy cây "chuột bạch" xuống lá sớm thôi ah.
Mình k có mai chưng trong nhà. chỉ có mai vàng 5 cánh để ngoài sân thôi, mấy cây mai vàng đó nở vào ngày 28al vì mình thích nở trước tết 2 ngày và sau tết 2 ngày vậy là đủ rồi. nhưng mà sáng nay trời lạnh có thể vài ngày nữa vẫn lạnh cho nên những cây đó có thể sẽ nở vào dịp tết. mấy cây đó cũng lẩy lá 10al nhưng mà tới giờ vẫn chưa bung trấu, nếu 22al bung trấu thì cây sẽ ra hoa đợt đầu tiên vào ngày 1 tết. nữa mình chụp hình sau nhé
 
Mình k có mai chưng trong nhà. chỉ có mai vàng 5 cánh để ngoài sân thôi, mấy cây mai vàng đó nở vào ngày 28al vì mình thích nở trước tết 2 ngày và sau tết 2 ngày vậy là đủ rồi. nhưng mà sáng nay trời lạnh có thể vài ngày nữa vẫn lạnh cho nên những cây đó có thể sẽ nở vào dịp tết. mấy cây đó cũng lẩy lá 10al nhưng mà tới giờ vẫn chưa bung trấu, nếu 22al bung trấu thì cây sẽ ra hoa đợt đầu tiên vào ngày 1 tết. nữa mình chụp hình sau nhé
hom nay e di xem mai binh dinh .co mot cay rat dac biet ,do la cay mai huong,khi no hoa thom ngao ngat,nguoi ban hoa noi vay e thich lam,nhung gia cao qua 4trieu,e mua khong noi.tiec qua ca nha oi.cay cung nho cao khoang 8 tac,kieu long giang.
 
Đừng tiếc. Trước đây mình cũng có 2 cây mai huong nó còn gọi là mai dot xanh. Khi ra lá non nó màu xanh nhưng nó cũng có mùi thơm nhẹ thôi. Mai ghép cũng có mùi thơm vậy. Nói chung là bình thường không có gì đặc biệt. Lúc đầu mình cũng nghĩ như bạn nhưng mình ngửi thấy mùi thơm của cây mai ghép nhà sếp mình thì thấy cây mai huong cũng không khác gì cả
 
hom nay e di xem mai binh dinh .co mot cay rat dac biet ,do la cay mai huong,khi no hoa thom ngao ngat,nguoi ban hoa noi vay e thich lam,nhung gia cao qua 4trieu,e mua khong noi.tiec qua ca nha oi.cay cung nho cao khoang 8 tac,kieu long giang.
..Mai hương là Thanh mai ...mai Huế ..!!! đúng ko hoangmaidng ??hi tối nay Tất niên xỉn quá ko biết nói đúng ko !!??
 
56a62c4e17335.jpg


24237285219_1b39b2af68_o.jpg

Bạn có thấy con Ruồi nó đậu vào ko?? chùm hoa này được 14 hoa ..!!!
hoa chỉ có 5 cánh ,màu vàng chanh ,thỉnh thoảng có 6 hoặc 7 cánh nhưng ít !!!
..người chơi mai miền Trung rất thích loại này ..
..theo mình tìm hiểu ..loại này giữ nụ rất giỏi và thơm ..!!!
Mình lặt lá cùng với chậu Bình Định ,nhưng bây giờ mai BĐ nở tung trời rồi ..!!
56a630aec8145.jpg


56a630c95822f.jpg


24309810100_e9792d1d19_o.jpg

..chùm này hình như 18 hay 20 hoa ..!! nhờ chăm sóc theo huong dẫn của Bác nên 1 Nụ cho rất nhiều Hoa ..!!
 
Last edited:
Mình có hỏi nhưng người ta nói không phải
dung vay,day khong phai giong hoang mai,binh dinh nguoi ta goi la mai huong.giong nay tuy lay hat gieo nhung ca tram cay chua chac duoc cay nao co huong thom nhu cay bo me.minh nghe ma thay ham qua troi.khong du tien mua nen di qua dai ly ve so mua luon2 to.may man thi co tien mua mai.hihi.biet dau gap may.
 
sau khi lẩy lá xong thấy có nấm hồng con tính phun coc85 và diệt bọ trĩ luôn không biết có được không bác?
những cây yếu xử lý tàn không chơi bông có rải vôi và lân không Bác?

Nếu bạn ngi là nấm hồng..thì phun không công dụng bằng chấm thuốc rồi quét lên toàn bộ thân cành
Do các loại coc đều là vôi+sulfat dồng nên có màu trắng.. quết lên toàn bộ cây trông trắng xóa không đẹp...nhưng cách đó lại thực sự rất công dụng để diệt hết nấm bịnh đang bám trên cây

Hoặc bạn dùng Vivadamy 5DD..đây là thuốc đặc trị nấm hồng dùng cho đồn điền trồng cao su
Nó có màu cà phê là thuốc nước ..pha loãng ra 1 chút rồi quét lên thân cành...trông cây mai lại đẹp ra với ..màu nâu *

Đừng phun thuốc này khi cây có lá nhiều lá đã trưởng thành lúc tháng 3.. 4...vì nó có thể làm cây không kết nụ ( lúa bị đốm vằn phun thuốc này bịnh khỏi nhưng không làm đòng được)

Dĩ nhiên để chuẩn bị cho 1 năm sinh trưởng mới bác phải cải tạo lại đất chậu trong đó có diệt tuyến trùng sâu đất
-rải hoặc tưới vôi để nâng cao PH đất... vì PH đất mà thấp thì cây sẽ èo uột không phát triển được... mọi phân bón hoặc kích thích tố cho vào đều thành vô dụng
- ...thêm lân...để đất có lân thì cây mới ra rễ ,tạo gỗ cho cành được...và lân còn để hoàn chỉnh bộ phân sinh thực của mầm cây thì mới kết nụ vào tháng 6..7 được...(1)
- cuối cùng bổ xung phân chuồng ủ vào gốc đây là thực phẩm chính cho cây mai ăn trong 4 tháng đầu năm


(1) = lân phải bón vào đất khi chưa trồng cây...lân cho vào lúc làm đất chuẩn bị trồng cây....lân phải ủ chung với phân chuồng
- bón khi chưa trồng cây...do đó người ta gọi lânphân bón sớm...
- và bón sâu ngĩa là trộn lân vào trong đất hoặc chôn sâu trong đất quanh bộ rễ.. không thể rải trên mặt như u re hoặc kali được
 
Em Phú Yên này lúc trước sau khi nhất nguyên bầu bỏ qua chậu mới thì khoảng 1 tháng sau bị cháy lá giống như bị nấm gần bỏ cành, Bác Mục và anh em có góp ý rất nhiều về nguyên nhân cũng như cách khắc phục nhưng tình cờ một cơn mưa lớn nước chậu lềnh bềnh, đích thị là em nó bị úng nước, em nghiêng cây qua nước chảy một cái ốt. Từ đó nó phục hồi dần và tươi tôt (thêm một bài họ quý).
Và em nó ngày hôm nay, lặt lá cách đây 4 ngày giờ có một số nụ đã bun trấu, Cam Ranh lạnh hết tuần này, chắc là em nó nở đúng tết (huy vọng là vậy).

24247351019_7aca384ca4_o.jpg
 
Last edited by a moderator:
Chủ trương của tôi là chăm sóc cây mai gồm chất trồng và bón phân tưới nước đúng cách...không hề có chủ trương chữa bịnh 1 cây mai

Do đó các góp ý của tôi đều đi theo nguyên tắc trên...vì chất trồng bón phân tưới nước thuốc men định kì cây mai hoàn toàn không bịnh
và nguyên tắc làm việc này này tôi đã nhắc lại rất nhiều lần
các bác đừng mang cây mai bịnh ra để...đánh đố...
tôi sẽ cho vào danh sách đen..vì thành viên đó đến là có ác ý
Do đó 1 cây mai bịnh mà tôi có góp ý vào thì người đó không phải là tôi mà là thằng mạo nhận nào đó thôi
 
Last edited:
Dĩ nhiên để chuẩn bị cho 1 năm sinh trưởng mới bác phải cải tạo lại đất chậu trong đó có diệt tuyến trùng sâu đất
-rải hoặc tưới vôi để nâng cao PH đất... vì PH đất mà thấp thì cây sẽ èo uột không phát triển được... mọi phân bón hoặc kích thích tố cho vào đều thành vô dụng
Chào Bác Mục!
Con muốn tưới nước vôi hơn là rãi trên mặt chậu, Bác cho con hỏi 1 kg hòa với mấy lít nước vậy Bác?
Con cảm ơn Bác nhiều, chúc Bác luôn mạnh khỏe.
Chủ trương của tôi là chăm sóc cây mai gồm chất trồng và bón phân tưới nước đúng cách...không hề có chủ trương chữa bịnh 1 cây mai

Do đó các góp ý của tôi đều đi theo nguyên tắc trên...vì chất trồng bón phân tưới nước thuốc men định kì cây mai hoàn toàn không bịnh
và nguyên tắc làm việc này này tôi đã nhắc lại rất nhiều lần
các bác đừng mang cây mai bịnh ra để...đánh đố...
tôi sẽ cho vào danh sách đen..vì thành viên đó đến là có ác ý
Do đó 1 cây mai bịnh mà tôi có góp ý vào thì người đó không phải là tôi mà là thằng mạo nhận nào đó thôi
Chữa bệnh từ xa qua hình ảnh và mô tả của người gửi nhiều khi không chính xác là do mô tả của người gửi thiếu thông tin nên khó lắm Bác à.
Con chỉ muốn chia sẻ nguyên nhân bệnh của cây này cho anh em trên diễn đàn biết để có gặp trường hợp này thì có thêm cách kiểm tra thử thôi.
Con cảm ơn Bác nhiều.
 
Last edited by a moderator:
..Mai hương là Thanh mai ...mai Huế ..!!! đúng ko hoangmaidng ??hi tối nay Tất niên xỉn quá ko biết nói đúng ko !!??
Em chịu bác ạ, nhưng các bác tham khảo bài viết này trên baothuathienhue.vn nhé

Mai vàng xứ Huế - Giấc mơ còn để ngỏ
Ngày cập nhật 18/01/2012
nhan1.jpg

(TTH) -
Huế không phải là địa phương duy nhất trồng mai, chơi mai. Nhưng không phải vô cớ mà giữa một "tập đoàn" mai Bình Định, Phú Yên, các tỉnh miền Tây Nam bộ hay thậm chí cả mai rừng Bình Thuận tỏa sắc khoe hương thì mai vàng xứ Huế - Hoàng Mai, Mai Ngự - vẫn được dân sành điệu nhắc đến nhiều nhất.

Lan man mai Huế

Đành rằng với mai kiểng, tiêu chí cứ phải “nhất đế, nhì thân, tam tầng, tứ giống”. Đế - gốc - càng lão thì càng giá trị, nhưng thân mà trụi lủi (không có nhánh) thì cũng vứt. Kế đến là tầng, cũng như rồng, như hổ, phải nhiều vây nhiều vuốt mới tỏ được cái uy, cái đẹp đặc trưng của mình. Ba yếu tố trên hội đủ vẫn chưa thể đánh giá được một gốc mai đạt chuẩn nếu như giống mai đó không phải là hoàng mai “F1”, nghĩa là phải mai vàng mà là mai vàng xứ Huế.

Mà cái giống hoàng mai cũng lạ, đã đỏng đảnh, khó trồng lại còn khó uốn cành do độ dẻo của cành kém hơn hồng diệp mai. Cũng vì lẽ đó, một khi tạo ra những thế mai được xem là “mô phạm” như long giáng, long vân, tứ diện, hổ phụ sinh hổ tử, long mẫu xuất long nhi... thì giá trị của hoàng mai càng cao ngất ngưỡng.

So với mai Bình Định, Phú Yên, các tỉnh miền Tây Nam bộ hay thậm chí mai rừng Bình Thuận thì mai Huế lạ lắm, khác lắm. Từ cây con cho đến khi ra hoa, người chơi phải chờ đến 7-8 năm (mai các tỉnh khác chỉ độ 4-5 năm). Thời gian chăm bón lâu hơn hẳn mai ở địa phương khác khiến phần thân, phần gốc sần sùi, nứt nẻ xanh rêu. Mai Huế không nhiều cánh, dày bông, trung bình mỗi hoa chỉ khoảng 5 cánh, nhưng màu vàng rực rỡ hơn, mùi thơm hơn. Mai Ngự lại càng khác. Ngoài những đặc điểm như hoàng mai thì mai Ngự lá dài hình răng cưa, mỗi năm ra hoa 2 lần vào mùa Xuân và mùa Thu. Hoa có sắc màu vàng đậm, hương thơm, nụ to. Nghe người già kể lại, giống mai này trước đây chỉ được trồng trong Đại Nội.

NHAN%2010.jpg

Gốc mai Ngự được giới chơi cây kiểng đánh giá to nhất miền Trung


Từ hạt đến khi mai lớn, ra hoa, người chơi phải mất 7-8 năm công phu. Nhưng đó là nói tổng thể, chung chung, chứ trong 7-8 năm đó, cứ mỗi năm, người chơi gần như phải làm việc suốt 12 tháng. Anh Lê Thông Tính, đội trưởng đội cây kiểng cho hay, cứ mỗi ngày tưới 2 lượt, 10 ngày phun thuốc trừ sâu, nấm 1 lần, 1 tháng lại 1 lần bón phân cho mai... Khó nhất trong các khâu vẫn là công đoạn để mai ra hoa đúng vào dịp Tết. Ép mai trồng trong chậu ra hoa theo ý muốn thì khả năng thành công đến 90% nhưng với mai trồng ngoài vườn thì không dám chắc. Dù đã thực hiện đúng theo kỹ thuật nhưng chuyện mai nở trật ngày là chuyện bình thường, bởi đôi khi còn phải phụ thuộc vào thời tiết.

Chơi mai đã kỳ công, chuyện giữ mai cũng công phu không kém. Trời hanh nắng ráo không nói làm gì, nhưng đến khi mưa lũ tới, anh em phải thay nhau chằng, chống, giữ cho mai khỏi long gốc. Nhiều khi đêm hôm bão lốc tơi bời, nhà cửa vứt hết cho vợ con, bản thân phải chạy ra vườn mai ngó qua một chút mới yên tâm, anh Nguyễn Văn Bình, công tác ở bộ phận đội cây kiểng cho biết.

Vào vai người tập tễnh chơi mai, tự nhiên vỡ vạc được một điều. Để đánh giá đúng giá trị một gốc mai thì chẳng khác nào đi mua một... cái nhà rường. Ngoài việc phải hội đủ “đế, thân, tầng, giống” thì việc đã gắn bó và từng chứng kiến thăng trầm chìm nổi của một dòng họ đến ba, bốn đời mới là điều quyết định cho giá trị của một cây mai. Vậy mới nói, mai vàng xứ Huế là vật gia bảo truyền đời nhiều khi cũng chẳng sai với một số người.

NHAN1.jpg

Nếu con đường "hoàng mai" hoàn thành và đồng loạt khoe sắc, Huế sẽ đẹp biết chừng nào


Trồng mai, chơi mai nhìn qua chỉ là cái thú. Nhưng ẩn sâu trong đó là sự chiêm nghiệm, là suy tư và cả khát khao... tất cả dường như được người trồng gửi gắm vào đó một cách lặng lẽ, thầm kín như chính bản tính của người Huế vậy.

Và câu chuyện còn để ngỏ

Có thời điểm, “thị phần” mai Huế bị mai Bình Định, mai Miền Tây Nam bộ chiếm lĩnh. Ra chợ hoa ngày Tết, những gốc mai uốn éo đủ hình đủ thế to bằng cổ tay, cổ chân nhiều như lá mùa thu. Tần ngần đứng xem nhưng không dám hỏi, bởi theo giá thị trường, những gốc mai ấy rớ vào chắc chắn “phỏng tay”. Vậy mà đứng lắng nghe, những gốc mai khủng ấy được chủ nhân phát giá chỉ vài ba triệu, rẻ bất ngờ! Chưa hết ngạc nhiên, một người ra dáng dân sành sỏi lắc đầu với bạn, chơi chi mấy cái mai hồng diệp, thích thì tìm mai Huế mà chơi.

Một dẫn chứng nhỏ để nói, ngày xuân Tết đến, kiếm một nhành mai, gốc mai không là chuyện khó. Không tin cứ ra chợ hoa Tết, mai ngoại tỉnh vàng khè cả một khoảng không. Nhưng với mai Huế, cố công tìm thì cũng có nhưng số lượng dường như không đáng kể. Một phần mai Huế đã theo chân các dân buôn vào Nam ra Bắc, một phần những người chơi mai đích thực đều ôm khư khư, chỉ để trưng bày, quá lắm thì cho thuê chứ ít ai đem bán.

NHAN4.jpg



Nói đến những người chơi mai đích thực mới nhớ, cách đây hơn một năm, có người mê hoàng mai lắm. Mê đến mức đi ngủ vẫn mơ thấy suốt một dãy tường thành Huế, mai vàng đồng loạt tỏa sắc, khoe hương mỗi khi Tết đến xuân về. Cứ nghĩ đó chỉ là giấc mơ, là ước ao của một người yêu mai Huế kể ra trong lúc trà dư tửu hậu. Nhưng người viết đã lầm. Bởi từ giấc mơ, ông Phan Đình Ngôn – GĐ Trung tâm Công viên cây xanh thành phố Huế – nảy ra ý tưởng khá táo bạo: trồng một vườn toàn mai Huế từ cửa Quảng Đức kéo dài đến chân cầu Bạch Hổ. Và đến thời điểm hiện tại, ý tưởng của ông chỉ mới thực hiện được khoảng 1/4.

1/4 giấc mơ của ông Ngôn là khoảng 90 gốc mai có đường kính 10-40 cm với tuổi đời từ 50-80 năm. Trong từng đó gốc mai thì có 6 gốc mai Ngự và đáng chú ý là 1 gốc mai Ngự có tuổi đời 30 năm, đường kính 18cm, cao 1,5m, được giới chơi cây kiểng đánh giá to nhất miền Trung. Với chức năng là Trung tâm Công viên cây xanh, mới nghe qua cứ tưởng 90 gốc mai rất dễ kiếm. Nhưng không phải. Để có được 1/4 ước mơ đó, ông Ngôn phải cùng nhân viên lăn lộn khắp nơi, từ Phong Điền đến Quảng Điền, từ Phú Lộc về Phú Vang. Cứ “đánh hơi” nơi nào có mai vàng, ông Ngôn liền cử người đến đặt vấn đề. Thuận mua vừa bán là lý lẻ của thị trường. Nhưng nhiều lúc mọi việc không suôn sẻ như vậy. Có khi đang bứng cây, gia chủ tự nhiên mắt đỏ hoe, vội vội vàng vàng chạy đến bàn thờ thắp nén nhang rồi sụt sùi khóc. Rồi có người ở Bạch Đằng rao bán mai, nhiều dân buôn đến trả nhưng không bán, nhất quyết chỉ bán cho Trung tâm Công viên cây xanh. Lý do là nghe Công ty mua về trồng ở cửa Quảng Đức nên mới bán. Trồng ở đó, nhiều khi nhớ tạt ngang vẫn “được gặp nhau” chứ bán cho dân buôn thì...Và như vậy, cây mai Huế lại càng được tập thể Trung tâm Công viên cây xanh nâng niu hơn, quý trọng hơn.

Chuyện ông Ngôn dự định trồng một đường toàn mai vàng xứ Huế dường như ai cũng biết. Mà dường như, ai nghe qua cũng ủng hộ. Cứ thử tưởng tượng xem, suốt một chiều dài kinh thành, bên kia là sông Hương thơ mộng, bên này vàng rực hoàng mai, hương thơm dịu nhẹ tản mác trên đường khi Tết đến xuân về thì ai chẳng thích, ai chẳng mê. Chưa kể, du khách đến Huế, khi ra về còn kháo nhau, ngoài đường phượng bay đã đi vào lịch sử âm nhạc thì nay, Huế còn có thêm con đường “hoàng mai”. Tự hào lắm chứ!

Lại bàn xa hơn một chút, đã đi vào hoạt động từ lâu nhưng ở một góc độ nào đó, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, đường Trịnh Công Sơn vẫn chưa thể chứng tỏ được là con đường đặc trưng của Huế trong mắt du khách và cả dân bản địa. Nhưng nếu con đường “hoàng mai” của ông Ngôn thành hiện thực, biết đâu trong bản đồ du lịch Huế sẽ có thêm một điểm đến rất mới, rất Huế.

Nhưng đúng là giữa dự định, ước mơ và hiện thực là một khoảng cách khá xa. Muốn trồng được con đường toàn mai như vậy thì việc đầu tiên phải có người bán mai. Có được người bán thì tiếp theo phải có tiền để mua. Khổ nỗi, kinh phí hạn hẹp khiến ông Ngôn nhiều khi phải ngậm đắng nhìn mai Huế vào tay dân buôn để rồi xuôi ngược Bắc, Nam. Năm này qua tháng nọ, mai Huế đang từ từ “chảy máu” và con đường “hoàng mai” có nguy cơ dang dỡ. Vậy sao không nghĩ cách khác, ví như nhân giống mai Huế từ hạt? Tất nhiên là được nhưng có phải ai cũng đủ kiên nhẫn để chứng kiến con đường “hoàng mai” sau vài ba... chục năm!
 
Em chịu bác ạ, nhưng các bác tham khảo bài viết này trên baothuathienhue.vn nhé

Mai vàng xứ Huế - Giấc mơ còn để ngỏ
Ngày cập nhật 18/01/2012
nhan1.jpg

(TTH) -
Huế không phải là địa phương duy nhất trồng mai, chơi mai. Nhưng không phải vô cớ mà giữa một "tập đoàn" mai Bình Định, Phú Yên, các tỉnh miền Tây Nam bộ hay thậm chí cả mai rừng Bình Thuận tỏa sắc khoe hương thì mai vàng xứ Huế - Hoàng Mai, Mai Ngự - vẫn được dân sành điệu nhắc đến nhiều nhất.

Lan man mai Huế

Đành rằng với mai kiểng, tiêu chí cứ phải “nhất đế, nhì thân, tam tầng, tứ giống”. Đế - gốc - càng lão thì càng giá trị, nhưng thân mà trụi lủi (không có nhánh) thì cũng vứt. Kế đến là tầng, cũng như rồng, như hổ, phải nhiều vây nhiều vuốt mới tỏ được cái uy, cái đẹp đặc trưng của mình. Ba yếu tố trên hội đủ vẫn chưa thể đánh giá được một gốc mai đạt chuẩn nếu như giống mai đó không phải là hoàng mai “F1”, nghĩa là phải mai vàng mà là mai vàng xứ Huế.

Mà cái giống hoàng mai cũng lạ, đã đỏng đảnh, khó trồng lại còn khó uốn cành do độ dẻo của cành kém hơn hồng diệp mai. Cũng vì lẽ đó, một khi tạo ra những thế mai được xem là “mô phạm” như long giáng, long vân, tứ diện, hổ phụ sinh hổ tử, long mẫu xuất long nhi... thì giá trị của hoàng mai càng cao ngất ngưỡng.

So với mai Bình Định, Phú Yên, các tỉnh miền Tây Nam bộ hay thậm chí mai rừng Bình Thuận thì mai Huế lạ lắm, khác lắm. Từ cây con cho đến khi ra hoa, người chơi phải chờ đến 7-8 năm (mai các tỉnh khác chỉ độ 4-5 năm). Thời gian chăm bón lâu hơn hẳn mai ở địa phương khác khiến phần thân, phần gốc sần sùi, nứt nẻ xanh rêu. Mai Huế không nhiều cánh, dày bông, trung bình mỗi hoa chỉ khoảng 5 cánh, nhưng màu vàng rực rỡ hơn, mùi thơm hơn. Mai Ngự lại càng khác. Ngoài những đặc điểm như hoàng mai thì mai Ngự lá dài hình răng cưa, mỗi năm ra hoa 2 lần vào mùa Xuân và mùa Thu. Hoa có sắc màu vàng đậm, hương thơm, nụ to. Nghe người già kể lại, giống mai này trước đây chỉ được trồng trong Đại Nội.

NHAN%2010.jpg

Gốc mai Ngự được giới chơi cây kiểng đánh giá to nhất miền Trung


Từ hạt đến khi mai lớn, ra hoa, người chơi phải mất 7-8 năm công phu. Nhưng đó là nói tổng thể, chung chung, chứ trong 7-8 năm đó, cứ mỗi năm, người chơi gần như phải làm việc suốt 12 tháng. Anh Lê Thông Tính, đội trưởng đội cây kiểng cho hay, cứ mỗi ngày tưới 2 lượt, 10 ngày phun thuốc trừ sâu, nấm 1 lần, 1 tháng lại 1 lần bón phân cho mai... Khó nhất trong các khâu vẫn là công đoạn để mai ra hoa đúng vào dịp Tết. Ép mai trồng trong chậu ra hoa theo ý muốn thì khả năng thành công đến 90% nhưng với mai trồng ngoài vườn thì không dám chắc. Dù đã thực hiện đúng theo kỹ thuật nhưng chuyện mai nở trật ngày là chuyện bình thường, bởi đôi khi còn phải phụ thuộc vào thời tiết.

Chơi mai đã kỳ công, chuyện giữ mai cũng công phu không kém. Trời hanh nắng ráo không nói làm gì, nhưng đến khi mưa lũ tới, anh em phải thay nhau chằng, chống, giữ cho mai khỏi long gốc. Nhiều khi đêm hôm bão lốc tơi bời, nhà cửa vứt hết cho vợ con, bản thân phải chạy ra vườn mai ngó qua một chút mới yên tâm, anh Nguyễn Văn Bình, công tác ở bộ phận đội cây kiểng cho biết.

Vào vai người tập tễnh chơi mai, tự nhiên vỡ vạc được một điều. Để đánh giá đúng giá trị một gốc mai thì chẳng khác nào đi mua một... cái nhà rường. Ngoài việc phải hội đủ “đế, thân, tầng, giống” thì việc đã gắn bó và từng chứng kiến thăng trầm chìm nổi của một dòng họ đến ba, bốn đời mới là điều quyết định cho giá trị của một cây mai. Vậy mới nói, mai vàng xứ Huế là vật gia bảo truyền đời nhiều khi cũng chẳng sai với một số người.

NHAN1.jpg

Nếu con đường "hoàng mai" hoàn thành và đồng loạt khoe sắc, Huế sẽ đẹp biết chừng nào


Trồng mai, chơi mai nhìn qua chỉ là cái thú. Nhưng ẩn sâu trong đó là sự chiêm nghiệm, là suy tư và cả khát khao... tất cả dường như được người trồng gửi gắm vào đó một cách lặng lẽ, thầm kín như chính bản tính của người Huế vậy.

Và câu chuyện còn để ngỏ

Có thời điểm, “thị phần” mai Huế bị mai Bình Định, mai Miền Tây Nam bộ chiếm lĩnh. Ra chợ hoa ngày Tết, những gốc mai uốn éo đủ hình đủ thế to bằng cổ tay, cổ chân nhiều như lá mùa thu. Tần ngần đứng xem nhưng không dám hỏi, bởi theo giá thị trường, những gốc mai ấy rớ vào chắc chắn “phỏng tay”. Vậy mà đứng lắng nghe, những gốc mai khủng ấy được chủ nhân phát giá chỉ vài ba triệu, rẻ bất ngờ! Chưa hết ngạc nhiên, một người ra dáng dân sành sỏi lắc đầu với bạn, chơi chi mấy cái mai hồng diệp, thích thì tìm mai Huế mà chơi.

Một dẫn chứng nhỏ để nói, ngày xuân Tết đến, kiếm một nhành mai, gốc mai không là chuyện khó. Không tin cứ ra chợ hoa Tết, mai ngoại tỉnh vàng khè cả một khoảng không. Nhưng với mai Huế, cố công tìm thì cũng có nhưng số lượng dường như không đáng kể. Một phần mai Huế đã theo chân các dân buôn vào Nam ra Bắc, một phần những người chơi mai đích thực đều ôm khư khư, chỉ để trưng bày, quá lắm thì cho thuê chứ ít ai đem bán.

NHAN4.jpg



Nói đến những người chơi mai đích thực mới nhớ, cách đây hơn một năm, có người mê hoàng mai lắm. Mê đến mức đi ngủ vẫn mơ thấy suốt một dãy tường thành Huế, mai vàng đồng loạt tỏa sắc, khoe hương mỗi khi Tết đến xuân về. Cứ nghĩ đó chỉ là giấc mơ, là ước ao của một người yêu mai Huế kể ra trong lúc trà dư tửu hậu. Nhưng người viết đã lầm. Bởi từ giấc mơ, ông Phan Đình Ngôn – GĐ Trung tâm Công viên cây xanh thành phố Huế – nảy ra ý tưởng khá táo bạo: trồng một vườn toàn mai Huế từ cửa Quảng Đức kéo dài đến chân cầu Bạch Hổ. Và đến thời điểm hiện tại, ý tưởng của ông chỉ mới thực hiện được khoảng 1/4.

1/4 giấc mơ của ông Ngôn là khoảng 90 gốc mai có đường kính 10-40 cm với tuổi đời từ 50-80 năm. Trong từng đó gốc mai thì có 6 gốc mai Ngự và đáng chú ý là 1 gốc mai Ngự có tuổi đời 30 năm, đường kính 18cm, cao 1,5m, được giới chơi cây kiểng đánh giá to nhất miền Trung. Với chức năng là Trung tâm Công viên cây xanh, mới nghe qua cứ tưởng 90 gốc mai rất dễ kiếm. Nhưng không phải. Để có được 1/4 ước mơ đó, ông Ngôn phải cùng nhân viên lăn lộn khắp nơi, từ Phong Điền đến Quảng Điền, từ Phú Lộc về Phú Vang. Cứ “đánh hơi” nơi nào có mai vàng, ông Ngôn liền cử người đến đặt vấn đề. Thuận mua vừa bán là lý lẻ của thị trường. Nhưng nhiều lúc mọi việc không suôn sẻ như vậy. Có khi đang bứng cây, gia chủ tự nhiên mắt đỏ hoe, vội vội vàng vàng chạy đến bàn thờ thắp nén nhang rồi sụt sùi khóc. Rồi có người ở Bạch Đằng rao bán mai, nhiều dân buôn đến trả nhưng không bán, nhất quyết chỉ bán cho Trung tâm Công viên cây xanh. Lý do là nghe Công ty mua về trồng ở cửa Quảng Đức nên mới bán. Trồng ở đó, nhiều khi nhớ tạt ngang vẫn “được gặp nhau” chứ bán cho dân buôn thì...Và như vậy, cây mai Huế lại càng được tập thể Trung tâm Công viên cây xanh nâng niu hơn, quý trọng hơn.

Chuyện ông Ngôn dự định trồng một đường toàn mai vàng xứ Huế dường như ai cũng biết. Mà dường như, ai nghe qua cũng ủng hộ. Cứ thử tưởng tượng xem, suốt một chiều dài kinh thành, bên kia là sông Hương thơ mộng, bên này vàng rực hoàng mai, hương thơm dịu nhẹ tản mác trên đường khi Tết đến xuân về thì ai chẳng thích, ai chẳng mê. Chưa kể, du khách đến Huế, khi ra về còn kháo nhau, ngoài đường phượng bay đã đi vào lịch sử âm nhạc thì nay, Huế còn có thêm con đường “hoàng mai”. Tự hào lắm chứ!

Lại bàn xa hơn một chút, đã đi vào hoạt động từ lâu nhưng ở một góc độ nào đó, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, đường Trịnh Công Sơn vẫn chưa thể chứng tỏ được là con đường đặc trưng của Huế trong mắt du khách và cả dân bản địa. Nhưng nếu con đường “hoàng mai” của ông Ngôn thành hiện thực, biết đâu trong bản đồ du lịch Huế sẽ có thêm một điểm đến rất mới, rất Huế.

Nhưng đúng là giữa dự định, ước mơ và hiện thực là một khoảng cách khá xa. Muốn trồng được con đường toàn mai như vậy thì việc đầu tiên phải có người bán mai. Có được người bán thì tiếp theo phải có tiền để mua. Khổ nỗi, kinh phí hạn hẹp khiến ông Ngôn nhiều khi phải ngậm đắng nhìn mai Huế vào tay dân buôn để rồi xuôi ngược Bắc, Nam. Năm này qua tháng nọ, mai Huế đang từ từ “chảy máu” và con đường “hoàng mai” có nguy cơ dang dỡ. Vậy sao không nghĩ cách khác, ví như nhân giống mai Huế từ hạt? Tất nhiên là được nhưng có phải ai cũng đủ kiên nhẫn để chứng kiến con đường “hoàng mai” sau vài ba... chục năm!
bac tran the va hoang mai dnang moi nguoi ung ho mot cay hoang mai de.hihi
 
bac tran the va hoang mai dnang moi nguoi ung ho mot cay hoang mai de.hihi
Rõ khổ, mình có cây to thì hồi đầu năm vừa cố định xuống sân trước nhà rồi nên .. "ngại" bứng lên bác mai bd ạ (cây cao khoảng 3m, tán chưa chuẩn, hy vọng khoảng 3 năm kể từ khi an vị cây bắt đầu ổn định và khoe sắc). Thú thực là mình thấy công viên cây xanh Huế trồng mấy năm rồi nhưng chưa có năm nào nở đúng Tết (do lạnh bung nụ không kip). Hy vọng năm nay thời tiết chiều lòng sẽ không phụ công các bác ấy đã bỏ công chăm sóc. Để vài hôm nữa mình rảnh việc chạy ra đó xem thử tình hình thế nào cập nhật lên cho các bác trên diễn đàn tham khảo.
 
Back
Top